Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Bản tin ngày 2 tháng 1 năm 2018




Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn.
L.S. Huỳnh Văn Đông
Tuần rồi – bên bàn nhậu – tôi (lại) phải nghe một câu chuyện vui đã cũ, về giới luật sư:
Hàng rào phân cách giữa địa ngục và thiên đàng bị sụp. Thánh  Phê Rô đề nghị với Satan mỗi bên chịu một nửa chi phí để dựng lại nhưng “đối tác” lắc đầu quầy quậy. Ông thánh doạ:
- Vậy sẽ đưa ra toà.
Satan cười khẩy:
- Trên đó làm gì có luật sư? Họ ở cả dưới này mà.


Nguyễn Quang Dy

“Dân hai nhăm triệu ai người lớn / Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Trích bài “Bính thìn Xuân Cảm” của Tản Đà (1916) trong tập thơ “Khối Tình Con”).
Với trái tim nhạy cảm của một thi sỹ lớn nặng tình với đất nước, trong bài thơ thất ngôn bát cú cố tình viết dang dở (thiếu hai câu kết), cụ Tản Đà đã đau lòng nhận xét về dân trí quốc gia bằng mấy vần thơ cô đọng như lời sấm truyền. Và với bộ óc nhạy cảm của một nhân sĩ lớn có tầm nhìn xa, cụ Phan Châu Trinh đã tâm huyết đề xuất giải pháp chấn hưng quốc gia bằng “khai dân trí” (enlightened wisdom) và “chấn dân khí” (heightened morale). Ngày nay các nhà khoa học gọi sự nhạy cảm đó là “trí tuệ cảm xúc” (emotional intelligence). 


Posted By: Nguyễn Ngọc Khôi

Gần đây, cô Trần Kiều Ngọc, cư ngụ bên Úc Châu đã tuyên bố công khai “chúng tôi không CHỐNG CỘNG mà chỉ chống tội ác”. Ngoài ra đã từ lâu, có những cá nhân hay đoàn thể hô hào hoà giải, hoà hợp dân tộc, tìm một giải pháp “hoà đàm” với chính quyền Cộng Sản Việt Nam để đi đến một sự hợp nhất giữa người Việt hải ngoại và người trong nước, hay đúng hơn với chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Có người bên Gia Nã Đại lại lên tiếng đòi đổi ngày mà người Quốc Gia gọi Quốc Hận 30 tháng tư thành ngày “Việt Nam”. Cũng có người hay phong trào hô hào bỏ quốc kỳ vàng ba sọc đỏ, v…v… Mục đích bài này không phải để lên án hay nguyền rủa những người kể trên. Gần đây, Bác Sĩ Trần Văn Tích bên Đức Quốc viết bài lên án cô Trần Kiều Ngọc. BS Trần Văn Tích đã bị phản đối rất nặng và có người lấy tên là Tương Giang phản đối gọi Bác Sĩ Tích là “Cụ Trần Văn Tích”, với ẩn ý coi BS Trần Văn Tích như là thế hệ già, không còn “hợp thời” để chỉ dẫn lớp trẻ nữa.


Khi khoe khoang tự hào thành quả đất nước thì nên xét xem đất nước đó đang có bao nhiêu thương hiệu chứ không phải phơi bày cái thành tích ảo giác tăng trưởng GDP cao.
Sức mạnh của nền kinh tế nó đo lường bằng sức mạnh của thương hiệu quốc gia. Nó không đo lường bằng con số thổi phồng tăng trưởng GDP như VN họ hay làm. Có lẽ quốc gia này không có một chỉ số đo lường kinh tế nào đáng tin hay không có một doanh nghiệp nào đáng giá. Mà có thương hiệu đáng giá thì lại dựa vào tà nguyên đất đai của quốc gia quá lớn. Thí dụ sức mạnh của nền kinh tế Thụy Điển có nhưng thương hiệu tên tuổi lớn toàn cầu như  các tập đoàn đa quốc gia khác như Tập đoàn ABB, Alfa Laval AB, Telefonaktiebolaget LM Ericsson ( Ericsson, đây là đại công ty viễn thong khổng lồ có ảnh hường toàn cầu), Electrolux, TeliaSonera, Volvo Group, Tele2 AB, Kinnevik AB,…


29/12/2017 

LTS: Theo thông tin trong bài báo sau đây, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung Quốc đã đầu tư vào 14 trong số 27 dự án điện than tại Việt Nam, với tổng số vốn cho vay của bốn ngân hàng TQ, chiếm tới hơn 80% hỗ trợ tài chính của nhóm ngân hàng thương mại và bằng 25% tổng nguồn vốn cho vay bởi tất cả các tổ chức tài chính nước ngoài.
Mục đích của các dự án này vừa giúp Trung Quốc TQ giải cứu số thiết bị nhiệt điện kỹ thuật tồn đọng trong kho của họ lẽ ra phải phế bỏ, vừa biến Việt Nam thành con nợ lâu dài, thu được lợi nhuận cao, và nhất là giải cứu nạn thất nghiệp ở Trung Quốc, giải quyết nạn thiếu cô dâu cho số nhân công đó nhờ xuất khẩu lao động nam sang VN điều hành các dự án. 


Mạnh Kim
1-1-2018

Trong bài viết trên chuyên san “Indochina Chronicle” số 33 đăng ngày 24-6-1974, Gareth Porter thuộc Đại học Cornell đã cố chứng minh rằng sự kiện thảm sát Mậu Thân 1968 là màn tuyên truyền của VNCH lẫn Mỹ. Tuy nhiên, những gì Porter đưa ra là không chính xác và có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Sự kiện thảm sát thường dân tại Huế là có thực, một bi kịch khủng khiếp có thực, một câu chuyện đầy nước mắt bi ai và oan ức với những nhân chứng có thực.



Dân Luận
2-1-2018

Một nhân viên tình báo Việt Nam muốn chạy sang nước Đức và bị bắt giữ tại Singapore, liệu anh ta có biết chi tiết về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?
Một sĩ quan tình báo Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài. Địa điểm muốn chạy tới: nước Đức. Blogger Bùi Thanh Hiếu hiện đang sống tại Berlin cho biết, ông ta muốn tiết lộ những thông tin nội bộ về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về Hà Nội vào mùa hè năm ngoái cũng như các tài liệu cực kỳ nhạy cảm cho các nhà điều tra ở Berlin.
Tuy nhiên, nhân viên tình báo Phan Văn Anh Vũ đã bị cảnh sát bắt giữ ở Singapore kể từ ngày 28 tháng 12. Điều này đã được xác nhận bởi luật sư của ông Remy Choo với đài BBC của Anh Quốc, theo đó, Việt Nam đã ngăn cản ông ta có thể đi du lịch xa hơn bằng cách hủy bỏ hộ chiếu và yêu cầu dẫn độ ông ta.
Các phương tiện truyền thông của Việt Nam đã đưa tin từ hơn một tuần nay rằng Phan Văn Anh Vũ đang bị truy nã gắt gao. Ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo đảng Cộng sản cầm quyền, trực tiếp kêu gọi phải bắt giữ ông ta. Khi Bộ Công an lục soát nhà riêng của ông ở miền Trung Việt Nam vào ngày 21 tháng 12, thì ông ta đã biến mất.


By Nam Quỳnh
Posted on 02/01/2018 

Dư luận Việt Nam mấy tuần qua đã biết chuyện đại gia nhà đất Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ, hay còn được gọi là Vũ “nhôm”, từ một trong những con người quyền lực nhất tại địa phương của ông ta bỗng nhiên trở thành một trong những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất của Việt Nam.
Các tình tiết như phim trinh thám về việc “trốn thoát” khỏi vòng vây an ninh của ông Vũ được chia sẻ nhiệt tình trên các trang mạng xã hội. Ai ai dường như cũng khấp khởi mong đợi một vụ “Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn” thứ hai.
Tuy nhiên, có vẻ là sẽ khó có chuyện đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét