Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Việt Nam đơn thân không có Mỹ




Bãi Tư Chính: Nguy cơ Việt Nam đơn thân không có Mỹ

Ba tuần sau vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính như vào chốn không người, chính thể ‘đảng em’ ở Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ không có được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến giành quyền khai thác dầu khí ở Biển Đông với ‘đảng anh’ Bắc Kinh.
Những phản ứng mới nhất từ Washington và từ lực lượng tuần duyên Mỹ là khá hờ hững, so với yêu cầu can thiệp sâu hơn nhiều của chế độ bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’.

Ngày 23/7/2019, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ Karl L. Schultz đã chỉ nói chung chung và rất ngoại giao rằng Tuần duyên Mỹ (USCG) nhấn mạnh quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam. “Trước những hành xử mang tính cưỡng ép và khiêu khích đang diễn ra, USCG mang đến sự minh bạch trong tiếp cận và hợp tác,” ông Schultz nói. “Năng lực đặc biệt trong mở rộng quan hệ quốc tế của USCG cho phép chúng tôi hỗ trợ cải thiện năng lực của các nước đối tác và thúc đẩy cách ứng xử dựa trên pháp luật mà Mỹ mong muốn nhìn thấy trong khu vực.”

ASEAN gặp Mỹ: Cơ hội để Việt Nam đòi Trung Quốc ‘xuống thang’?

Ngoại trưởng Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc cùng nhiều nước sẽ đến Bangkok dự hội nghị ngoại trưởng Asean, trong bối cảnh Việt Nam đang đòi Trung Quốc rút tàu khỏi Bãi Tư Chính.

Từ 29/7 tới 3/8, hàng loạt các cuộc gặp ngoại giao sẽ diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, qua các sự kiện như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (APT), Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF).

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ dự họp trong hai ngày, 1 và 2/8.
Một quan chức Thái không nêu tên nói với báo Thái Bangkok Post rằng Asean "sẽ cho phép các nước thảo luận những lo ngại đang diễn ra như khủng hoảng Rohingya và tranh chấp trên Biển Đông".

Ba Thái Anh Văn đã tuyên chuyến với Tập Cận Bình

Trong lúc căng thẳng tại eo biển Đài Loan sau hàng loạt hành động cứng rắn của tổng thống Thái Anh Văn, phía Tàu cộng liền tung chiêu rung cây nhát khỉ bằng việc tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan.

Phía Đài Loan cũng không phải loại hèn nhát như Việt cộng chỉ bắt loa quan ngại, đánh giặc bằng mồm, ngay lập tức tổng tư lịnh quân đội Đài Loan đã cho các tiêm kích F-16 của bay lên trời bắn tổng cộng 117 phát hỏa tiễn mô phỏng chống lại cuộc tập kích của đối phương nhằm đáp trả đợt tập trận của Tàu cộng.

Việc bà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho bắn đúng 117 phát hỏa tiễn không phải là ngẫu nhiên mà là một thông điệp chiến tranh ném thẳng vào mặt tổng tư lịnh quân sự Tàu cộng Tập Cận Bình.


Bản tin ngày Thứ tư 31 tháng 7 năm 2019


Nguyễn Ngọc Chu - Sao lại làm khó đồng bào mình? – Câu hỏi đớn đau không muốn trả lời!
FB Nguyễn Ngọc Chu
31-7-2019
Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Bãi Tư chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này Lãnh đạo Bộ GTVT và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam không thể không biết.
Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.
Các tiêu chuẩn tài chính đấu thầu cao tốc đường bộ Bắc – Nam hoàn toàn bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ phù hợp cho các nhà thầu nước ngoài – mà đa phần đến từ Trung Quốc.
Biển Đông: Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu phản ứng mạnh Trung Quốc
Trọng Nghĩa
31-07-2019
Vào lúc Trung Quốc tiếp tục xâm lấn Biển Đông, đặc biệt là cho tàu vào khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để khảo sát và sách nhiễu hoạt động dầu khí của Việt Nam, bốn thượng nghị sĩ Mỹ vừa lên tiếng yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ có nhiều nỗ lực hơn nhằm « răn đe » Bắc Kinh ở Biển Đông.
Nhật lên tiếng về vụ ‘đối đầu’ giữa VN và TQ ở Bãi Tư Chính
31/07/2019
Viễn Đông
VOA
Chính phủ Nhật Bản lần đầu lên tiếng với VOA Việt ngữ về vụ “đối đầu” của tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc gần một giàn khoan thăm dò của công ty của nước này ở Bãi Tư Chính, tuyên bố “mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở Biển Đông”.
Khi được hỏi về phản ứng của chính quyền Tokyo trước tin tàu hải cảnh của Trung Quốc có động thái “đe dọa” đối với các tàu của Việt Nam phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật mà tập đoàn Nga Rosneft thuê thăm dò ở Lô 06.1 ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Nhật cho biết “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc liên quan tới vấn đề này”.
TQ cam kết tuân thủ luật quốc tế và 'làm việc tích cực' về vấn đề Biển Đông
1 giờ trước
BBC News
Một quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc nói nước này cam kết tuân thủ luật quốc tế và tích cực cùng khối ASEAN xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, Reuters tường thuật.
Tuyên bố của Đại sứ Triệu Kiếm Hoa từ Manila được đưa ra vào lúc đang diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Bangkok, 29/7-3/8.
Sạt lở lại “bủa vây” Đồng Bằng Sông Cửu Long
RFA
2019-07-30
Thiên tai dồn dập
Theo số liệu thống kê từ các địa phương ở ĐBSCL được đăng tải trên truyền thông trong nước, từ đầu năm 2019 đến nay, mặc dù đang là mùa khô nhưng tình trạng sạt lở đất ven bờ sông tại Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp đã làm sụp đổ nhiều căn nhà, cuốn trôi nhiều tài sản của người dân ĐBSCL, gây thiệt hại lên tới nhiều tỷ đồng.
Nông sản Mỹ hạ giá đổ vào Việt Nam
Nếu các năm trước, trái cây và hải sản của Mỹ vào Việt Nam với giá đắt đỏ thì 6 tháng đầu năm đồng loạt đi xuống do tác động từ chiến tranh thương mại.
Là hải sản nằm trong top đầu về đắt đỏ, cua hoàng đế Alaska đông lạnh cách đây 2 năm về Việt Nam có giá hơn triệu đồng một kg thì nay chỉ còn vài trăm nghìn đồng. Hàng đông lạnh được nhiều cửa hàng bán với giá 650.000 đồng một kg, còn hàng sống gần 2 triệu đồng. 
Điểm tin báo ngày Thứ tư 31 tháng 7 năm 2019


Đàm phán thương mại Mỹ-Trung lặng lẽ kết thúc sớm
Cùng với đó là phản hồi gay gắt từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với lời cảnh báo mà Tổng thống Donald Trump đưa ra hôm thứ Ba...
Bình Minh
31/07/2019
Vòng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ở Thượng Hải chỉ kéo dài có nửa ngày trước khi kết thúc vào ngày thứ Tư, cùng với đó là phản hồi gay gắt từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với lời cảnh báo mà Tổng thống Donald Trump đưa ra hôm thứ Ba.
Các nhà khoa học Mỹ lên án chính quyền Trump kiểm duyệt các nghiên cứu về biến đổi khí hậu
31/07/2019
Phạm Minh Trung
Hôm thứ Năm, 26/7, các nhà khoa học và cựu quan chức Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đã chỉ trích gay gắt cơ quan này, cáo buộc các quan chức cao cấp nhất ở đây về việc thường xuyên phớt lờ và kiểm duyệt các nghiên cứu của họ, vốn có đề cập đến biến đổi khí hậu do con người gây ra, tờ VICE News đưa tin.
Những lời chỉ trích này được đệ trình lên Tiểu ban Hạ viện về Tài nguyên Thiên nhiên, bao gồm một danh sách các cáo buộc chống lại Bộ Nội vụ – nơi quản lý và bảo tồn tài nguyên trên các vùng đất liên bang.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 31 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Hạn hán tấn công Thái Lan và Ấn Độ, có nguy cơ gây căng thẳng cho nguồn cung lương thực 
Droughts hit Thailand and India, risking stress on food supplies
Châu Trần
Mekongrice
29/07/2019
Song ngữ Việt Anh
MKR-( nikkei ) Các nhà sản xuất lúa gạo tiếp tục cắt giảm xuất khẩu; Úc tranh giành nhập khẩu lúa mì
Thời tiết khô hạn kéo dài ở nhiều vùng của Châu Á và Châu Đại Dương đã gây ra hạn hán nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, làm dấy lên lo ngại về tác động kinh tế và xã hội đối với cộng đồng trong khu vực. 
Thái Lan hiện đang phải đối mặt với sản lượng và xuất khẩu gạo giảm, trong khí nước Úc, thường là nước xuất khẩu lúa mì, đang gấp rút nhập khẩu loại hàng hóa này.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Điểm tin thế giới trong tuần





Điểm tin thế giới trong tuần

Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông
Ấn Độ kêu gọi Iran giải phóng tất cả phi hành đoàn sau khi chín người được thả
Taliban: Afghanistan sẽ không còn là điểm nóng của những kẻ khủng bố trong tương lai
Lãnh đạo Indonesia tăng tốc cải cách trong nhiệm kỳ cuối
Trung Quốc, Triều Tiên – hai chủ đề nóng trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Mike Pompeo
Mỹ lo lắng về mối liên hệ giữa Bắc Kinh với tội phạm ở Hồng Kông và Đài Loan
Ukraine bắt giữ tàu chở dầu Nga từng chặn eo biển Kerch
Afghanistan: 3 vụ đánh bom liên tiếp khiến ít nhất 11 người chết
Tân thủ tướng Anh mượn lời của Tổng thống Trump
Mỹ đề nghị Triều Tiên kiềm chế sau vụ bắn tên lửa mới nhất

Bản tin ngày Thứ ba 30 tháng 7 năm 2019


Tài xế chống “BOT bẩn” Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam
RFA
2019-07-30
Ông Hà Văn Nam, một người hoạt động từng nhiều lần phản đối các trạm BOT đặt không đúng vị trí trên khắp cả nước vừa bị Tòa án nhân dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh tuyên 30 tháng tù giam với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” vào sáng 30/7/2019.
6 người khác gồm các ông Nguyễn Quỳnh Phong, Lê Văn Khiển, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng và Trần Quang Hải phải lãnh nhận các mức án từ 18 tháng đến 36 tháng tù giam với cùng một tội danh sau khi cùng nhau phản đối trạm thu phí BOT Phả Lại.

Mặc Lâm - Cao tốc nào chạy thẳng tới bãi Tư Chính?

Thanh Hà
30.7.19


Báo chí Việt Nam trong thời điểm này có hai đề tài chính được người dân theo dõi hàng ngày đó là bãi Tư Chính của Việt Nam bị tàu thăm dò địa chất Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 xâm phạm, thứ hai là nỗi lo của các chuyên gia kinh tế, trí thức, người dân về nhà đầu tư cùng với nhà thầu Trung Quốc sẽ thu tóm dự án Cao tốc Bắc Nam (CTBN) do Bộ giao thông Vận tải chủ trì.

Mỹ cảnh báo Việt Nam về thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ
Thùy Dương
30-07-2019
Hà Nội phải thực hiện các biện pháp để giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam và mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer hôm qua, 29/07/2019, đã phát biểu như trên.
Trả lời các câu hỏi của Ủy Ban Tài Chính Thượng Viện, đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer viết : "Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang phải đối mặt với hàng loạt rào cản thương mại không công bằng tại Việt Nam (…) Hoa Kỳ đã nói rõ với Việt Nam rằng họ phải có các biện pháp để giảm thâm hụt thương mại vốn không thể biện hộ được, bao gồm cả việc mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ và gỡ bỏ biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, nông sản và sở hữu trí tuệ."

Ấn Độ coi Việt Nam là 'đối tác tự nhiên' chống bành trướng TQ
30/07/2019
Hoài Hương-VOA
Kể từ khi Ấn Độ áp dụng chính sách ‘hướng Đông’, New Dehli đã dần dà tăng sự hiện diện, nâng cao hợp tác với các nước trong khu vực, và từng bước can dự nhiều hơn vào các vấn đề Biển Đông. Trên cơ sở chính sách đối ngoại này, New Dehli trong nhiều năm qua đã tạo lòng tin, tăng cường hỗ trợ và hợp tác với Hà nội.
Bãi Tư Chính : Việt Nam nên để ngỏ khả năng kiện Trung Quốc
Trọng Nghĩa
29-07-2019
Sau khi cho tàu khảo sát Đại Dương Địa Chất 8 được tàu hải cảnh và dân quân hộ tống vào thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, phía nam Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa từ đầu tháng 07/2019, Trung Quốc vẫn bám trụ tại chỗ, bất chấp những tuyên bố công khai phản đối và lời kêu gọi rút đi của Việt Nam.
Miền Tây 'đói' lũ vì nước ở thượng nguồn sông Mekong xuống thấp
Nông dân miền Tây lo ngại lũ không về thì đồng ruộng sẽ cằn cỗi, sâu bệnh, chuột bùng phát; nắng hạn, xâm nhập mặn khốc liệt hơn.
Ra thăm cánh đồng 8 ha khô cằn, trơ gốc rạ của gia đình, lão nông Lê Văn Lam (69 tuổi) ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp tỏ ra lo lắng. Ông cho biết, mọi năm lũ nhỏ nhưng nước thượng nguồn vẫn đổ về tràn đồng lấp xấp. Nhưng nay, kênh nội đồng cạn kiệt như lúc cao điểm nắng hạn tháng 2, 3. "Sống ở đây mấy chục năm mới tôi thấy cảnh lạ lùng này", ông nói.
Người Việt ở Biển Hồ Campuchia lên bờ rồi đi đâu?
Mỹ Hằng MyHang.Tran@bbc.co.uk
BBC News
7 giờ trước
Chúng tôi tới Campuchia sau tròn 40 năm quân đội Việt Nam giải phóng đất nước này khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ (1979 - 2019) chỉ để chứng kiến hàng trăm gia đình ở khu vực Biển Hồ bị đưa lên bờ trong điều kiện tạm bợ. Hàng trăm hộ khác cũng sẽ sớm phải rời làng nổi.
Đây là những gia đình thuộc cộng đồng gốc Việt sống trên khu vực Biển Hồ hoặc trên sông Tonle Sap. Họ phần lớn sinh ra tại Campuchia, vốn bị xếp vào những người 'vô chính phủ' do không được công nhận là công dân nước này. Nay họ đối mặt thêm khó khăn mới khi phải dời từ các làng chài đã sinh sống nhiều đời để lên bờ.
Nguyên Lạc - Về chữ “BẬU”



“Bậu” là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng tây nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi hồi. Tiếng “Bậu” nầy hinh như bây giờ trong nước ít ai dùng, ít ai nhắc đến! Tại sao? Vì quê mùa? Tôi xin được tìm hiểu và giới thiệu đến các bạn vài bài thơ có liên quan đến chữ “Bậu” thân yêu nầy.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 30 tháng 7 năm 2019


Nhiều ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ trả lương thấp cho nhân viên dù ủng hộ luật tăng lương tối thiểu
30/07/2019
Nguyễn Thảo Chi
Các ứng viên ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 của đảng Dân chủ đều đồng ý với nhau về cùng một điểm: mỗi người làm việc ở Mỹ phải kiếm được ít nhất 15 đô-la/một giờ.
Tuy nhiên, theo hãng tin VICE News, không phải nhân viên nào làm việc cho các uỷ ban tranh cử của những ứng viên này cũng nhận vừa đủ 15 đô-la cho mỗi giờ làm việc, thậm chí còn có thể ít hơn con số đó vì phải làm trên 40 tiếng một tuần. 
Báo cáo chi tiêu của các ứng cử viên đảng Dân chủ được đăng công khai trên trang web của Uỷ ban Bầu cử Liên bang (FEC) thể hiện thu nhập của các nhân viên sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập và các phúc lợi khác.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 30 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Biển Đông và nút thắt chính trị Việt Nam 2020




Biển Đông và nút thắt chính trị Việt Nam 2020
July 27, 2019
Thiên Điểu
(VNTB) – “Việc Trung quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) được hộ tống bởi tàu quân sự ngang nhiên hoạt động thăm dò trên vùng biển tại bãi Tư Chính trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý theo Công ước UNCLOS của Việt Nam đã làm hiện rõ nút thắt sinh tử cho những lựa chọn của chế độ hiện nay ở Việt Nam”
Việc Trung quốc ngày càng gia tăng các hành động lấn chiếm trên Biển Đông qua vụ tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) vốn là hành động có tính toán từ lâu trong tham vọng độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, vụ việc ngang nhiên vào sâu hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng thời điểm này cho thấy chỉ dấu thông điệp của tham vọng ấy đã hoặc sẽ hoàn thành trong tương lai gần. Việc công khai đưa tàu chiến hộ tống tàu Hải Dương 8 có vẻ thể hiện Trung quốc đã sẵn sàng cho hành động quân sự để hoàn tất đường lưỡi bò trên Biển Đông. Chính vì vậy, vụ việc được quốc tế phát hiện rất sớm và những cường quốc có lợi ích lớn ở Biển Đông đã nhanh chóng có phản ứng mạnh mẽ, trong đó Nga-Mỹ đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn vượt xa hơn cả sự kiện Trung quốc vây chiếm bãi cạn Scarborough với Philippin năm 2012.
Trên khía cạnh chiến lược chính trị, Trung Quốc hiện gặp bế tắc nghiêm trọng cả về đối nội lẫn đối ngoại. Một mặt, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung giáng thẳng vào nên kinh tế cú tàn phá ghê gớm. viễn cảnh bị Mỹ và đồng minh cấm vận nhiều mảng liên quan thương mại là khó tránh khỏi trong tương lai gần. Mặt khác, những mâu thuẫn chính trị đối nội của Trung quốc cũng đang đối mặt với nguy cơ mất kiểm soát do sự gia tăng các hành động phản đối của các sắc tộc ở đất nước đông dân nhất thế giới. Trong đó, thái độ cứng rắn của Đài Loan và phong trào chống lại các đồng hóa về thể chế lẫn chính sách ở Hồng Kông đã đến mức hiện rõ nguy cơ Đài Loan và Hồng Kông tách ra thành quốc gia độc lập nếu được Mỹ bật tín hiệu bảo trợ hoặc tranh thủ được sự ủng hộ của một vài nước có ảnh hưởng mà tuyên bố của Anh quốc đối với tình hình ở Hồng Kông là tín hiệu rất rõ ràng. Một động thái quân sự đối với Trung Quốc lúc này sẽ giúp chính quyền Trung Quốc cái cớ để ổn định tình hình trong nước đồng thời việc xác lập chủ quyền đường lưỡi bò thành công sẽ là lá bài để Trung Quốc mặc cả với quốc tế về lợi ích thương mại. Vấn đề còn lại là tham vọng của Trung Quốc thành công tới mức độ nào phụ thuộc vào mức độ phản ứng của Việt Nam – quốc gia có diện tích mặt biển nhiều nhất trong tham vọng độc chiếm biển Đông mà Bãi Tư Chính là khu vực chỉ cách điểm xa nhất của đường lưỡi bò chỉ 20 đến 30 hải lý. Yếu tố thời điểm đang thuận lợi nhất đối với Trung Quốc không chỉ cần thiết trong chiến lược; chiến thuật mà còn gặp thuận lợi lớn từ yếu tố thời điểm chính trị Việt Nam dễ tổn thương nhất.
Đối với Việt Nam, khi cuộc khủng khoảng lòng tin đối với đảng cộng sản đã đến đỉnh điểm do vấn nạn tham nhũng, dẫn tới những chia rẽ và bất đồng sâu sắc trong cả nội bộ hệ thống chính trị lẫn quan hệ dân-đảng. Bằng nhiều cách khác nhau, Trung quốc đã có trong tay những lá bài đủ nặng để làm suy yếu các quyết định cứng rắn từ giới lãnh đạo Việt Nam khi xảy ra đối đầu bằng quân sự. Bẫy nợ và làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam trong một thời gian dài cũng cho phép Trung Quốc thiết lập một hệ thống gián điệp lẫn lực lượng dự bị cứng có thể khai thác khá hùng hậu trong tình huống xấu nhất ngay trên đất liền mà Việt Nam không dễ dàng đối phó như thời điểm trước cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979.
Về tiềm lực kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn phải chạy đua, vơ vét mọi nguồn lực để trả nợ căng thẳng nhất 2019-2022. Nhưng mới chỉ đi vào năm thứ nhất của cao trào thì nguy cơ vỡ nợ đã hiện rõ những bế tắc khó tránh khỏi. Hàng loạt những biến cố chính trị, kinh tế ập tới khiến nút thắt sinh tử của chế độ Việt Nam sớm hiện ra gần hơn so với dự tính của nhiều người trong giới quan sát lẫn lãnh đạo của chế độ đương quyền tại Việt Nam.
Cuộc bán tháo các bất động sản năm 2017-2018 để trả nợ đã bộc lộ bài toán tiêu cực là ngay cả việc bán nguồn dự trữ là tài nguyên đất đai vốn đầy rẫy nguy hiểm cũng không đủ; tiếp tục mạo hiểm hơn qua bài toán dự luật đặc khu – một kế hoạch đánh cược sự tồn vong của đất nước, nhằm biến những lợi thế tự nhiên cuối cùng thành mỏ vàng bù đắp cho nợ nước ngoài năm 2018 cũng thất bại. Mặc dù bị phản đối dữ dội, dự luật đặc khu tuy không được chính thức thông qua nhưng các dự án tại các vị trí dự kiến làm đặc khu vẫn được tiến hành. Kèm theo đó là những dự án hàng chục tỷ dolar trong chiến lược “vành đai con đường” được thúc đẩy, cho thấy mục đích của các dự án này không có gì khác ngoài tranh thủ nguồn vốn của các dự án này để chi trả các khoản nợ nước ngoài đã lên tới vài chục tỷ dolar mỗi năm.
Không chỉ trả nợ nước ngoài, áp lực nguồn thu để nuôi bộ máy hành chính khổng lồ bậc nhất thế giới khiến chế độ buộc phải bất chấp rủi ro kìm hãm kinh tế, tăng giá liên tục các mặt hàng chiến lược xăng dầu; điện và các loại thuế phí mới hinh thành để bù đắp, dẫn đến các mâu thuẫn nội tại càng tăng cao, khiến uy tín của đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục đổ vỡ ngay ở những thành phần trung kiên nhất.
Nói cách khác: Nút thắt sinh tử của thế chế chính trị Việt Nam đã hiện rõ ngay chính từ vụ lấn chiếm Bãi Tư Chính của Trung Quốc, khả năng trì hoãn không thể xa hơn năm 2020. Trong thời điểm này, nếu xảy ra tình huống chiến tranh Trung-Việt liên quan tranh chấp biển Đông thì nó là cuộc chiến không chỉ mang ý nghĩa là cuộc chiến giữa một cường quốc, một nước lớn với một nước nhỏ mà là cuộc chiến giữa một thể chế chính trị đang đang cần tìm giải pháp ổn định nội bộ qua hành động quân sự với một thể chế chính trị đang vào thời điểm yếu nhất, cần sự tránh né, nhượng bộ tối đa để níu giữ quyền lực. Giữa một đội quân khổng lồ cần được cọ sát, thể hiện sức mạnh thực chiến nhằm tranh đoạt lá bài trong cuộc đua với thế giới và một đội quân thua xa về tiềm lực đang bất lợi cả về yếu tố chiến lược và chiến thuật.
Chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam dù muốn hay không cũng chỉ có một lựa chọn duy nhất để tồn tại: Chấp nhận đối đầu cuộc chiến với Trung Quốc để lấy lại lòng dân và nhận được sự hậu thuẫn từ các cường quốc đủ mạnh để chiến thắng.
Theo VNTB

Bản tin ngày Thứ hai 29 tháng 7 năm 2019


Tưởng Năng Tiến  Nguyễn Thanh Giang Bọn Làm Bạc Giả 


Sống trong một đất nước mà những kẻ tổ chức làm bạc giả đang ở địa vị cầm quyền, khi khám phá ra những đồng tiền giả – lẽ ra – ông Nguyễn Thanh Giang không nên tri hô (ầm ĩ) lên như vậy.
Tnt

Qua bán tuần san Thời Báo Kinh Tế VN – số ra ngày 3 tháng 4 năm 99 – phó tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải, có phát biểu rằng “nghèo đói thường gắn liền với phong tục tập quán lạc hậu, với địa hình nơi cư trú…” Điều ông Hải nói đúng nhưng không đủ. Tuy nhiên, ông ta không nói hết lời, cố tránh đề cập đến nguyên nhân của sự nghèo đói ở VN một cách rõ ràng hay rốt ráo hơn.

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, ngôi sao sáng mãi trong ‘Đêm Dày Lấp Lánh’

Cát Linh/Người Việt
July 27, 2019


HÀ NỘI, Việt Nam (NV)– Tiến sĩ, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang, một trong những con chim đầu đàn của phong trào đấu tranh dân chủ vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy, 2019, thọ 84 tuổi.
Tin do gia đình của ông đưa lên trang Facebook mà lúc sinh thời ông sử dụng. Ngay sau đó, mạng xã hội của những nhà đấu tranh dân chủ, đồng nghiệp, bạn bè của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đều chia sẻ những dòng phân ưu.
Biểu tình hay không biểu tình? Có còn biểu tình hay không?
Jackhammer Nguyễn
29/07/2019
Không có một cuộc biểu tình nào xảy ra dù là của Đảng Cộng sản tổ chức để phản đối Trung Quốc, trong khi vụ Tư Chính xảy ra gần cả tháng rồi.
Nhiều người Việt Nam hơi ngơ ngác hỏi nhau trên mạng: Tại sao không có biểu tình?
LaoDai Lao: Vì sao Ủy ban kiểm tra Trung ương không xử lý Chung con (Nguyễn Đức Chung Chủ tịch Hà Nội)
Chung con là biệt danh của Nguyễn Đức Chung, hiện là Chủ tịch Hà Nội (biệt danh Chung con vì Chung là con nuôi của nhiều quan chức cao cấp), Ủy viên Trung ương trẻ của khóa 12, song hôm nay xin gọi tên tục của ông Chủ tịch thủ đô là Chung con cho nó gần dân, mà gần dân hơn để nghe dân chửi ông như tế sống mà ông vẫn trơ trơ.
Tam Tran: Israel và Singapore
26/07/2019
FB Tam Tran
Chào các bạn thân mến. Trong khoảng hơn 10 năm gần đây ở Việt Nam có một sự “bùng nổ” trong việc quan tâm, tìm hiểu về đất nước con người, thành tựu mọi mặt của quốc gia Israel và dân tộc Do Thái.
Đồng thời nhiều người Việt cũng đang cố gắng học hỏi kinh nghiệm mọi mặt của quốc gia này, như tinh thần, môi trường khởi nghiệp, tổ chức bộ máy xã hội, nông nghiệp công nghệ cao, y tế giáo dục, khoa học ... và thậm chí copy cả thực đơn cho trẻ sơ sinh của các bà mẹ Do Thái, mong rằng con mình rồi sẽ thông minh như Do Thái.
Trần Trung Đạo BỐI CẢNH VIỆT NAM QUA PHIM THE SHAWSHANK REDEMPTION

FB Trần Trung Đạo


Có thể độc giả sẽ trách “Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ở Biển Đông mà lại nói chuyện về phim ảnh.” Thưa không. Chẳng qua chỉ vì một người bạn vừa nhắc đến phim The Shawshank Redemption trong facebook làm tôi chợt liên tưởng đến hoàn cảnh của xã hội Việt Nam. 

Tôi xem phim không nhiều nhưng phim The Shawshank Redemption là một trong vài phim tôi thích nhất. Đây là một cuốn phim rất hay và theo IMDb (Internet Movie Database) The Shawshank Redemption là phim số 1 trong số 250 phim hay nhất của Mỹ từ trước tới nay.

Từ Thức: Sừng Tê
FB Từ Thức
29-7-2019
Báo chí nước ngoài lại có dịp nói tới VN. Và khi nhắc tới VN, người ta không đề cập tới những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, những khám phá khoa học, những tấm gương bác ái, nhưng những tin đại khái như tin này: vừa bắt được một lô 125 kg sừng tê giác tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Theo AFP, cùng một ngày, Chủ Nhật 28/07, cảnh sát VN bắt giữ hai người chở trên xe 7 bộ xương cọp đông lạnh. Và cách đây một tuần, cảnh sát Singapour đã tịch thu một số lượng ngà voi kỷ lục, 9 tấn, trên đường chở tới VN.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 29 tháng 7 năm 2019


Campuchia mua nhiều vũ khí TQ, xây đường băng cho TQ thuê 99 năm
34 phút trước
BBC News
Dù bác bỏ tin của báo Mỹ rằng Phnom Penh cho Trung Quốc thuê căn cứ quân sự, Thủ tướng Hun Sen lại vừa xác nhận nước ông mua "hàng chục ngàn" vũ khí Trung Quốc.
Những chi tiết hiếm hoi về các thỏa thuận mua vũ khí từ Bắc Kinh được đưa ra chỉ vài hôm sau khi Campuchia bác bỏ việc nước này có thỏa thuận bí mật theo đó cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân của mình.
Điểm tin thế giới ngày thứ hai 29 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Giang Công Thế - Facebook có triết lý hay không?
FB Giang Công Thế
Vào FB bạn xem gì trước nếu không phải là số like. Nhiều like nhiều tiền, đó là “triết lý vị bạc” của anh Zuckerberg mà từ lúc lập trình không ngờ tới. Tay nào hay triết lý cao siêu thường nghèo lõ đít. Mạng XH phải hấp dẫn sao cho trai gái mê đếm like quên cả yêu.