Tâm Don - Kiện Trung
Quốc: Bây giờ hoặc không bao giờ!
Thanh Hà
28.7.19
Vào năm 2013, Philipiness đã kiện Trung Quốc ra Tòa thường
trực quốc tế ở Hà Lan(PCA). Vào năm 2014, Việt Nam cũng đã có động thái kiện
Trung Quốc ra PCA để bảo vệ chủ quyền biến đảo của mình. Nhưng tất cả chỉ vẫn
là động thái, mặc dù vào năm 2016, PCA đã ra phán quyết xác định đường lưỡi bò
- đường chín đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra là phi lý và bất hợp pháp. Trung Quốc
đang ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính và lô 06.01, tại
sao Việt Nam chỉ phản ứng yếu ớt và không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?
Thiện Ý - Đối sách
nào cho Việt Nam trong vụ bãi Tư Chính
Thanh Hà
28.7.19
“Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của
Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông...". Chúng tôi lần lượt trình bày tóm lược
diễn biến vụ việc Bãi Tư Chính và đưa ra nhận định về đối sách của nhà đương
quyền Việt Nam, sẽ là nội dung bài viết này.
Đảng cộng sản Việt Nam có đối phó được với Trung Quốc không ?
Việt Hoàng
27/07/2019
Sự kiện Trung Quốc cho tàu thăm
dò địa chất HD8 quấy nhiễu và xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Bãi Tư Chính thuộc
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đang làm dấy lên một làn sóng giận dữ trong dư
luận. Sau hai tuần im lặng thì chính quyền Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản
đối Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút các tàu bè vi phạm ra khỏi lãnh hải Việt
Nam.
Biển Đông: Lãnh đạo đối ngoại Hạ Viện Mỹ lên án Trung Quốc xâm lấn Việt
Nam
Trọng Nghĩa
27-07-2019
Vụ Trung Quốc cho tàu vào khảo
sát và sách nhiễu giàn khoan dầu của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính, phía
nam Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiếp tục bị tố cáo.
Sau bộ Ngoại Giao Mỹ, ngày hôm qua 26/07/2019, đến lượt Hạ Viện Mỹ lên tiếng.
Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam và lên
án hành vi “xâm lấn” của Trung Quốc.
Kiểm chứng: Có đúng Hạ viện Mỹ lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt
Nam?
27/07/2019
Trần Hà Linh
Hôm thứ Bảy, 27/7, trên khắp
các mặt báo lớn nhỏ, cả báo điện tử lẫn báo in tại Việt Nam, đều đồng loạt đưa
bản tin với nội dung thống nhất rằng Hạ viện Mỹ (hoặc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện
Mỹ) lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Có thể kể đến một số báo tiêu
biểu như sau:
“Hạ viện Mỹ nhận định Trung Quốc
‘hung hăng’ chối bỏ luật pháp quốc tế về Biển Đông” (Tuổi Trẻ)
“Hạ viện Mỹ kêu gọi Trung Quốc
ngừng bắt nạt Việt Nam ở Biển Đông” (VnExpress)
“Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ:
Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam” (Người Lao Động)
“Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ
lên án tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ VN” (Zing)
ASEAN gặp Mỹ: Cơ hội để Việt Nam đòi Trung Quốc ‘xuống thang’?
27 phút trước
BBC News
Ngoại trưởng Mỹ, Nga, Nhật, Hàn
Quốc cùng nhiều nước sẽ đến Bangkok dự hội nghị ngoại trưởng Asean, trong bối cảnh
Việt Nam đang đòi Trung Quốc rút tàu khỏi Bãi Tư Chính.
Từ 29/7 tới 3/8, hàng loạt các
cuộc gặp ngoại giao sẽ diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, qua các sự kiện như Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (APT), Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) và
Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF).
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ
dự họp trong hai ngày, 1 và 2/8.
NHÌN LẠI LỊCH SỬ BÁCH
VIỆT VÀ QUÁ TRÌNH HÁN HÓA BÁCH VIỆT
08 Tháng Chín 2016
Trần Gia Ninh
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây? (1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.
Điểm tin báo ngày Chủ nhật 28 tháng 7 năm 2019
Điểm tin thế giới ngày Chủ
nhật 28 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Vì sao doanh nghiệp Hàn Quốc lo ngại dòng vốn FDI Trung Quốc đổ vào Việt
Nam?
Quỳnh Chi
TheLEADERTrong bối cảnh chiến
tranh thương mại leo thang, dòng vốn đầu tư ở Trung Quốc có xu hướng Nam tiến
đang trở thành mối lo ngại cho các nhà đầu tư Hàn Quốc khi góp phần đẩy chi phí
lên cao.
Số liệu từ Tổng cục thống kê
cho thấy, trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp
phép mới tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn
nhất với hơn 1,67 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn
Quốc gần 1,3 tỷ USD, chiếm 16,7%; Nhật Bản gần 1 tỷ USD, chiếm 13,1%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét