Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Bản tin ngày Thứ sáu 26 tháng 7 năm 2019


Tưởng Năng Tiến – Dân Chi  Phụ Mẫu


Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối!
Nguyễn Chí Thiện

Đời về chiều bỗng trở nên rảnh rỗi. Đôi khi, rảnh muốn khóc luôn nên tôi đâm ra uống hơi đều và cũng hơi nhiều. Chắc sợ thằng em dám chết vì rượu  nên không ít anh chị hằng tâm (và hằng sản) đã nhờ tôi đi làm việc thiện, giúp những người Việt nghèo khó – sống rải rác và quanh quất – ở Biển Hồ.

Mekong: Trận ‘hạn hán thế kỷ’ nhìn từ quan điểm hạ lưu
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019
KS Phạm Phan Long, PE (Viet Ecology Foundation)
Biển Hồ cạn nước do dòng Mekong bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các đập trên thượng nguồn.
Báo chí Thái Lan, Việt Nam và hải ngoại đều đăng tin lưu vực Mekong hạn hán bị nặng nề nhất của thế kỷ, mực nước xuống từ Trung Quốc (TQ) trong tháng này bỗng xuống thấp chỉ còn một nửa kỷ lục thấp có trước, các tổ chức dân sự ở Thái cho rằng hạn hán là do các đập thuỷ điện của Trung Quốc trên Vân Nam đã cắt hãm nước. 
Nhiều hồ thủy điện miền Trung xấp xỉ mực nước chết
Khắc Kiên
26-07-2019  
Kinhtedothi - Thời tiết hạn hán nghiêm trọng, nước về hầu hết các hồ thủy điện đều kém, nhiều hồ thủy điện ở miền Trung đang trong tình trạng xấp xỉ mực nước chết. Tổng lượng mưa từ đầu vụ Hè Thu đến nay thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khá lớn, dung tích trữ ở nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn khoảng 20 - 60% dung tích thiết kế.
Dòng sông Mekong cạn nước làm dấy lên lo ngại từ Trung quốc

Missing Mekong waters rouse suspicions of China
7/25/2019
By Panu Wongcha-um

Châu Trần
Mekongrice
25/07/2019
Song ngữ Việt Anh


MKR-(Reuters )  Vào thời điểm này hàng năm, mực nước sông Mê Kông đã tăng lên đều đặn với những cơn mưa gió mùa, mang lại cho ngư dân các nguồn thủy sản béo bở.

Thay vào đó, mực nước sông Mekong năm nay ở Thái Lan đã giảm hơn bất kỳ lúc nào và sản lượng cá rất thấp.

Biển Đông: Bất chấp áp lực Trung Quốc, Việt Nam triển hạn khảo sát dầu khí
Tú Anh
26-07-2019
Giàn khoan Nhật Bản Hakuryu-5 tiếp tục hoạt động tại Nam Côn Sơn đến ngày 15/09/2019, thêm một tháng rưỡi so với dự kiến, theo thông báo của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam hôm qua 25/07/2019. Mọi tàu bè qua lại « ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam » được yêu cầu tránh xa, trong bối cảnh Trung Quốc đưa tàu hải cảnh vào quấy phá.
Lê Hồng Hiệp: Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn
Sau một thời gian tạm lắng ngắn ngủi khi Bắc Kinh dường như kiềm chế không tiến hành các hành động gây hấn đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, Trung Quốc lại bắt đầu dương oai diễu võ trong những tuần gần đây. Từ giữa tháng 6, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã quấy rối các tàu Việt Nam đang phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản tại Bãi Tư Chính, nơi Việt Nam coi là thềm lục địa của mình nhưng Trung Quốc đòi là một phần thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.
Ngô Viết Trọng - Chút ưu tư về dòng văn chương tiếng Việt ở hải ngoại


Khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975 đã có một số văn nghệ sĩ đang sống hoặc may mắn chạy thoát ra các nước tự do. Sau đó, một số văn nghệ sĩ khác bằng nhiều cách khác nhau cũng tiếp tục chạy ra nước ngoài. Dù đi trước biến cố 30 tháng 4 hoặc phải trải qua một thời gian tù đày, hầu hết những văn nghệ sĩ này vẫn muốn trở về nghiệp cũ.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 26 tháng 7 năm 2019


Đập Myitsone và thế tiến thóai lưỡng nan của Aung San Suu Kyi

4 giờ trước
BBC News


Năm 2011, việc xây dựng một đập lớn ở tiểu bang Kachin đang hồi phục của Myanmar bị dừng lại sau các cuộc biểu tình lớn. Trung Quốc hiện đang vận động mạnh cho việc tiếp tục xây con đập này.
Theo điều tra của phóng viên Soe Soe Htoon, BBC Miến Điện, người dân địa phương vẫn không tin rằng họ sẽ được hưởng lợi ích từ đập này.
"Tôi luôn khóc mỗi khi nói về con đập", bà Jar Lie tâm sự.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 26 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét