Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Bản tin ngày Thứ sáu 5 tháng 7 năm 2019


LS. Nguyễn Anh Vân - Khởi tố LS Trần Vũ Hải sai đối tượng và là khởi tố ngược?

Thanh Hà
5.7.19


KHỞI TỐ NGƯỢC

Theo thông tin trên các trang mạng xã hội về vụ án trốn thuế thì vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải nhận chuyển nhượng hơn 290 m2 đất ở hẻm 78/40 đường Tuệ Tĩnh (TP Nha Trang) từ ông Ngô Văn Lắm. Theo hợp đồng công chứng do Văn phòng Hoàng Huệ Phạm Tuấn thực hiện vào tháng 8/2016 thì lô đất có giá chuyển nhượng là 1,8 tỷ đồng và bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân hơn 42,8 triệu đồng, còn bên nhận sang nhượng phải nộp lệ phí trước bạ gần 11 triệu đồng. Chi cục thuế Nha Trang xác định giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND tỉnh Khánh Hòa quy định đối với mảnh đất ông Trần Vũ Hải nhận chuyển nhượng là hơn 2,14 tỷ đồng. Do đó phía cơ quan điều tra cho rằng vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất (có lẽ là hợp đồng công chứng nói trên) và việc ký vào các giấy tờ này đã giúp người bán trốn thuế với số tiền 276 triệu đồng.

Tô Văn Trường - Bịt ngay lỗ hổng rước ‘người ngoài’ vào xây cao tốc Bắc Nam
05/07/2019
Dự án trọng điểm đường cao tốc Bắc-Nam thời gian gần đây gây nên “cơn bão” tranh luận về việc lựa chọn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ít người để ý đến các lỗ hổng pháp lý và một số người viện dẫn Luật Đầu thầu có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Trung Quốc.
Tôi cho rằng, những lỗ hổng pháp lý này phải được bịt lại sớm và về lâu dài, phải tiếp tục bịt các lỗ hổng to hơn mang tính hệ thống trong nhiều luật liên quan.
Luật Đấu thầu Việt Nam chủ yếu là nhằm bảo đảm tuyển chọn công bằng, tìm ra những nhà thầu cho Việt Nam có chất lượng cao nhất và giá thầu thấp nhất.
Vụ Big C: Doanh nghiệp Thái Lan sẽ chiếm hết thị trường VN?
7 giờ trước
BBC News
Việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam thông báo ngưng nhập hàng may mặc Việt cùng trào lưu tỷ phú Thái đổ xô vào đầu tư ở Việt Nam làm dấy lên lo ngại thị trường Việt sẽ bị Thái nuốt chửng.
Sự việc bắt đầu hôm 2/7, khi Central Group Việt Nam (sở hữu hệ thống siêu thị Big C VN), chi nhánh của Central Group Thái Lan, gửi thông báo tới các đối tác cung cấp hàng may mặc rằng sẽ ngừng đặt hàng của họ từ tháng 7/2019.
Thông báo này khiến nhiều người đã tập trung bên ngoài văn phòng đại diện Central Group ở TP HCM hôm 3/7 để phản đối quyết định trên.
Bộ Công Thương: Chưa có quy định thế nào là hàng 'made in Vietnam'
Thứ năm, 4/7/2019, 15:56 (GMT+7)
Hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam... là những khái niệm đến nay chưa có được quy định cụ thể.
Nghi vấn Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường được nêu ra tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/7.
Nguyễn Ngọc Chu - BẢN CHẤT CỦA VỤ Big C NGỪNG NHẬP HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM LÀ GÌ?

Thesaigonpost

7/04/2019


Hàng Việt sản xuất không có người mua. Người Việt mua hàng nước ngoài. Cái chết của nền sản xuất Việt có thể nhìn thấy trước.

BẢN CHẤT CỦA VỤ Big C NGỪNG NHẬP HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM LÀ GÌ?

Trước sự mất nguồn sống vô cớ của 200 doanh nghiệp dệt may, và trước sự phẫn nộ của công chúng, Bộ Công Thương đã làm việc với Big C.

Kết quả là theo thông báo của Bộ Công Thương chiều 4/7/2019, thì Big C tức thì trở lại nhập hàng của 50 doanh nghiệp ngay hôm nay (5/7), sau hai tuần Big C sẽ nối lại nhập hàng thêm 100 doanh nghiệp nữa. 50 doanh nghiệp còn lại sẽ phải thảo luận tiếp theo.

Nguyễn Văn Sâm -Vè “Bão lụt năm Thìn”

2 tháng 7, 2019



Trong cuốn Vè Nam Bộ của Huỳnh Ngọc Trảng có 4 bài (các trang 379-389) Vè Bão lụt năm Giáp Thìn do ông Trảng nghe được từ những người dân sống trong vùng quê khác nhau đọc cho, nghĩa là truyền miệng và mới được khám phá gần đây thôi. Chỉ riêng bài nầy là chúng tôi có bản Nôm xưa, rất nhiều xác suất là được viết bởi người sống gần với thời gian sự kiện bão lụt xảy ra. Tài liệu gồm 8 trang chữ Nôm viết tay, khổ lớn, tất cả có 226 câu lục bát nói về hai đề tài gần như khác biệt:

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 5 tháng 7 năm 2019


Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?
Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?, The Economist, 30/06/2019.
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan
Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì?
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 5 tháng 7 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Joseph S.Nye - Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Thanh Hà
5.7.19


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá trình sử dụng các công cụ này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét