Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga.

Hỏi: Thưa ông Aslund, liệu tổng thống Nga Putin có kham nổi cuộc tấn công vào Ukraine không? Cho đến nay, sự thôn tính Crimea đã là một hành động mạo hiểm vô cùng tốn kém.

Đáp: Trong một thời gian dài, Putin luôn phải để ý về chuyện tiền nong. Đầu độc và triệt tiêu những người chống đối chế độ không tốn nhiều tiền. Với việc chiếm đóng Crimea, ông ta đã bước vào một xu hướng với tầm vóc hoàn toàn khác: nước Nga tiêu tốn mỗi năm 5 tỷ đôla Mỹ, trong đó hai tỷ dành cho cơ sở hạ tầng, ở đó tình trạng vô cùng thảm hại.

Hỏi: Những con số này từ đâu ra?

Đáp: Đây là những số liệu chính thức. Khi chiếm Donbass, chúng tôi dựa vào số liệu của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, số liệu này khá nghiêm chỉnh. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov đề cập đến con số 4 tỷ đôla một năm. 

Hỏi: Putin phải huy động bao nhiêu tiền cho cuộc chiến ở Ukraine?

Đáp: Những gì Putin đang làm ở đây rất tốn kém. Đây là cuộc chiến thực sự đòi hỏi phải có rất nhiều nguồn lực. Tôi không thể định lượng chi phí của cuộc tấn công quân sự này. Nhưng chi tiêu quân sự của Nga chiếm khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội, hiện ở mức tổng cộng khoảng 1,5 nghìn tỷ đôla Mỹ.

Hỏi: Putin không quan tâm đến chi phí hiện nay, khi ông ấy đang ngồi trên khoản tiền dự trữ ước tính khoảng 631 tỷ đô la?

Đáp: Putin coi lượng dự trữ tiền tệ cao là một sự đảm bảo về chủ quyền. Ông ta nhấn mạnh điểm này rất nhiều. Để thích hợp, Nga cần có dự trữ ngoại hối chỉ khoảng 150 tỷ USD. Nếu dự trữ cao quá mức thì điều đó sẽ làm giảm mức sống ở Nga. Putin theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng cực kỳ không hợp lý về mặt kinh tế. Ông ta đã chuẩn bị để đưa đất nước vào một cuộc chiến tranh.

Hỏi: Vậy chính sách thắt lưng buộc bụng này mang lại cái gì cho ông ta?

Đáp: Putin tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô vì nếu làm khác sẽ gây nguy hiểm cho quyền lực của ông ta. Đó là lý do tại sao ông ta muốn giữ thâm hụt ngân sách ở mức thấp, một khoản nợ quốc gia tối thiểu, chỉ bằng 20% ​​tng sn phm quc ni.

Hỏi: Tăng trưởng kinh tế không quan trọng đối với ông ta sao?

Đáp: Không, Nga không có tăng trưởng kinh tế từ năm 2014 đến năm 2020. Thu nhập khả dụng thực tế đã giảm 11% trong giai đoạn này. Hồi tháng 7 năm 2021, ông ta công bố một chương trình kinh tế đến năm 2030, dự kiến ​​không tăng trưởng kinh tế và không ci thin mc sng trong hơn mười năm. Điu này không được viết ra mt cách rõ ràng, nhưng cuối cùng thì đó là cách duy nhất để diễn giải nó.

Hỏi: Putin có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không?

Đáp: Putin muốn lấy lại ngành công nghiệp vũ khí. Cách đây vài năm, một cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói với tôi rằng Ukraine không có tổ hợp quân sự của riêng mình, mà là một phần của tổ hợp quân sự Nga. Ukraine chủ yếu sản xuất các bộ phận để được lắp ráp tại Nga. Trước năm 2014, tất cả các động cơ trực thăng của Nga đều có xuất xứ từ Ukraine. Tên lửa đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế được sản xuất ở Dnepropetrovsk. Các bộ phận của hệ thống phòng không S-300 và S-400 được chế tạo ở Kharkov. Máy bay vận tải quân sự Antonov, loại lớn nhất thế giới, được sản xuất ở Kiev.

Hỏi: Người ta có cảm giác Putin không quan tâm đến cái giá phải trả cho cuộc chiến, có đúng thế không?

Đáp: Putin không quan tâm đến chi phí chiến tranh, điều này cực kỳ nguy hiểm. Tại Hội đồng Bảo an và trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông ấy dường như phát biểu vô hồn. Bài phát biểu của ông ta như một dòng chảy, thiếu cấu trúc mạch lạc. Ông ta ngồi vào bàn mà không có bất kỳ một bản ghi chép nào, và rõ ràng là không đọc từ máy nhắc chữ từ xa. Tôi nghĩ ông ta mắc chứng say mê quyền lực quá mức. Ở đây tôi nghĩ chúng ta có thể so sánh Putin với Hitler .

Hỏi: Cho dù có các lệnh trừng phạt, phương Tây vẫn ngại trừng phạt Nga trong lĩnh vực dầu và khí đốt, một nguồn thu rất quan trọng đối với Nga. Điều đó có phải là một việc làm khôn ngoan?

Đáp: Sẽ không phải là một ý tưởng hay, khi người ta cấm vận mặt hàng mà bản thân người ta cần dùng. Nga sản xuất 12% sản lượng dầu toàn thế giới. Các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ sẽ có những hậu quả sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu.

Nghiên Cứu Quốc Tế

Cập nhật tình hình chiến sự Ukraina ngày 27.02.2022 (ngày thứ 4) 28/02/2022

 


  Tóm lược:

- Trong ngày thứ tư của cuộc chiến, quân đội Nga tiếp tục tiến, bao vây hai thành phố lớn phía Nam là Kherson và Berdiansk. Theo Kremlin, tổng cộng có 975 cơ sở quân sự của Ukraina bị phá hủy, trong đó có các hệ thống phòng không S-300.

- Vladimir Putin loan báo đặt "lực lượng răn đe" - gồm có một đơn vị nguyên tử - trong tình trạng cảnh báo.

- Tổng thống Ukraina Zelensky chấp nhận đề nghị thương lượng của Kremlin ở gần biên giới Belarus. Phái đoàn Nga do một nhân vật thân tín của Putin là Vladimir Medinsky đang trên đường đến.

- Quân Nga vẫn chưa vào được thủ đô Kiev, các hồi còi báo động phòng không lại vang vọng trong đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ nhật 27/02. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực cho đến 8 giờ sáng thứ Hai 28/02.

- Liên hiệp Châu Âu (EU) loan báo một loạt trừng phạt mới, nhất là đóng cửa không phận với máy bay Nga. EU cũng tài trợ cho việc mua và giao vũ khí cho Ukraina.

- Theo bộ Ngoại giao Anh, cuộc chiến Ukraina có thể kéo dài "nhiều năm" do lực lượng đông đảo của Nga.


Diễn tiến: (Theo giờ Paris, ở Việt Nam xin cộng thêm 6 giờ)

22h06: Người Ukraina lên tinh thần trước những chiến thắng ban đầu. Quân đội Ukraina tối thứ Bảy đẩy lùi nhiều đợt xâm nhập của biệt kích Nga vào trung tâm thủ đô, và Chủ nhật 27/02 chận được cuộc tấn công vào Kharkov, thành phố lớn thứ nhì của Ukraina.

21h52: Tổng thống Macron lại điện đàm với đồng nhiệm Zelensky.

21h35: Các nước EU sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraina.

21h20: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ  họp về việc Nga xâm lăng Ukraina. Hội đồng Bảo an hôm nay 27/02 đã thông qua một nghị quyết triệu tập "khẩn cấp" cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, để 193 thành viên có ý kiến về cuộc xâm lăng. Dự thảo do Hoa Kỳ và Albani đưa ra, đã được 11 thành viên ủng hộ, Nga bỏ phiếu chống, Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vắng mặt. Tại Đại hội đồng, không nước nào có quyền phủ quyết.

21h20: Kiev kiện Matxcơva trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) vì tội diệt chủng.

21h07: EU giải ngân 450 triệu euro để cung cấp vũ khí cho Ukraina, và 50 triệu euro cho trang bị bảo hộ, nhiên liệu.

21h02: 27 nước EU thỏa thuận phong tỏa các giao dịch của Ngân hàng Trung ương Nga.

20h53: Nhiều cuộc biểu tình mới tại Pháp chống chiến tranh ở Ukraina: Lyon, Toulouse, Paris...

20h25: FIFA cấm quốc kỳ và quốc ca Nga trong các trận tranh giải bóng đá Nga quốc tế.

2019: Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht: Putin đe dọa nguyên tử do không nhanh chóng chiếm được Kiev vì người Ukraina quyết chiến.

20h16: Pháp chuẩn bị dự thảo viện trợ nhân đạo trình Liên Hiệp Quốc.

20h14: Pháp, Hoa Kỳ kêu gọi công dân nhanh chóng rời khỏi Nga.

20h11: Đan Mạch cho phép người tình nguyện gia nhập binh đoàn quốc tế chống xâm lăng ở Ukraina.

20h08: G7 đe dọa Nga một loạt trừng phạt mới.


 20h02: Tượng đài Hồng quân Liên Xô ở Sofia được sơn lại theo màu cờ Ukraina, khoảng 200 người Bulgari biểu tình theo lời kêu gọi trên mạng xã hội.

19h38: Thủ tướng Ý Draghi yêu cầu EU "cứng rắn tối đa trước cuộc tấn công thô bạo".

19h28: Quỹ đầu tư công Na Uy (nhiều tiền nhất thế giới, trên 1.100 tỉ euro) rút toàn bộ vốn khỏi thị trường Nga.

19h07: Emmanuel Macron triệu tập Hội đồng Quốc phòng thứ Hai 28/02 về Ukraina.

19h03: Liên Hiệp Quốc: Không thể chấp nhận ý tưởng xung đột nguyên tử. Tổng thư ký NATO, Hoa Kỳ lên án Nga.

18h55: Tỉ phú Nga Mikhaïl Fridman tố cáo cuộc chiến với Ukraina sẽ tàn phá cả hai nước.

18h49: Phi cơ vận tải lớn nhất thế giới Antonov-225 của Ukraina bị Nga oanh kích phá hủy.

18h43: Đội tuyển kiếm thuật Ukraina rút khỏi Cúp thế giới để khỏi đấu với Nga, giơ biểu ngữ "Chấm dứt chiến tranh, cứu giúp Ukraina !".

18h36: EU ước tính sẽ có trên 7 triệu người Ukraina di tản.

18h28: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn thứ Hai 28/02 về khủng hoảng nhân đạo Ukraina.

18h28: Tập đoàn Anh BP rút vốn khỏi Rosneft.

18h21: Thụy Điển phá lệ, cung cấp 5.000 vũ khí chống tăng cho Ukraina đi kèm với số lượng tương đương nón sắt, áo giáp.

18h12: EU trừng phạt thêm Belarus vì "đồng lõa" với Nga, trong lãnh vực nhiên liệu, xi măng, sắt thép, thuốc lá.

18h03: Nữ thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tham gia biểu tình chống Nga xâm lược Ukraina.

17h58: Lần đầu tiên quân đội Nga nhìn nhận có những quân nhân tử trận ở Ukraina.

17h53: Hai cơ quan truyền thông nhà nước Nga RT và Sputnik bị cấm hoạt động ở EU.

17h41: Ukraina sẽ "cố gắng" thương lượng với Nga, tuy không tin tưởng.

17h38: EU đóng cửa không phận đối với phi cơ Nga.

17h27: Nga hoan nghênh Ấn Độ đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc.

16h07: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo Ukraina sắp sửa hết oxy cho bệnh viện.

16h03: Cựu tổng thống Pháp Hollande: Putin đã mất hết uy tín quốc tế.


 15h54: Ukraina "sẽ không đầu hàng" Matxcơva.

15h41: Trưởng phái đoàn Nga trong hội nghị Liên Hiệp Quốc gồm 195 nước về khí hậu xin lỗi Ukraina về cuộc xâm lăng.

15h35: Tổng thống Pháp liên tục hoạt động ngoại giao: trao đổi với Ủy ban Châu Âu, các nhà lãnh đạo Kazakhstan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar, Ả Rập Xê Út, Armenia.

15h18: Khoảng 1.000 người Pháp kẹt lại ở Ukraina.

14h56: Algérie sẵn sàng cung cấp thêm khí đốt cho EU nếu cần.

14h55: Tổng thống Zelensky chấp nhận thương lượng ở biên giới Belarus.

14h36: Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo 54 triệu đô la cho Ukraina.

14h29: Putin loan báo đặt "lực lượng răn đe" (nguyên tử) Nga trong tình trạng cảnh báo.


 14h22: Ít nhất 100.000 người biểu tình tại Berlin ủng hộ Ukraina.

14h14: Đô trưởng Kiev thông báo có 9 thường dân và 18 quân nhân thiệt mạng tại thủ đô kể từ thứ Năm 25/02.

13h51: Liên đoàn Bóng đá Pháp đề nghị loại Nga khỏi World Cup 2022.

13h43: Nhật Bản tham gia loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT.

13h42: EU bắt đầu giao lượng lớn vũ khí cho Ukraina. Đã có 17 nước châu Âu đáp ứng lời kêu gọi của ngoại trưởng Ukraina, với nhiều loại từ súng ống, đạn dược cho đến hỏa tiễn địa không, với sự điều phối của NATO.

13h35: Ý viện trợ lập tức 110 triệu euro cho Ukraina.

13h12: Quân đội Ukraina tái kiểm soát Kharkov.

13h11: Đức, Áo cho phép người tị nạn Ukraina đi xe lửa đường dài miễn phí.

13h03: Zelensky gọi điện thoại cho tổng thống Belarus.

13h03: Phát ngôn viên chính phủ Pháp khẳng định đã, đang và sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraina, tổng thống Zelensky đã giao một danh sách cụ thể nhu cầu.

12h53: Đức giáo hoàng yêu cầu khẩn cấp mở hành lang nhân đạo.

12h50: Tại Ukraina, bài viết trên Wikipédia về bom xăng tự tạo dẫn đầu số trang được tham khảo nhiều nhất.

12h36: Ukraina sẽ huấn luyện đội quân quốc tế đến giúp chiến đấu với Nga.

12h34: Israel viện trợ 100 tấn thiết bị lọc nước, thuốc men, vật liệu y tế, mền, túi ngủ...cho thường dân Ukraina.

12h26: Ukraina khai trương trang web để người Nga tham khảo danh sách những người lính tử trận.

12h02: Số lượng người tị nạn Ukraina hiện là 368.000 và đang tăng dần.

11h56: Google cắt khả năng kiếm tiền của truyền thông Nga, YouTube và Facebook có hành động tương tự vài giờ trước đó.

11h48: Hy Lạp gởi "thiết bị phòng vệ" và viện trợ nhân đạo cho Ukraina.

11h40: Đức sẽ tăng chi tiêu quân sự lên trên 2%.

11h38: Cuộc chiến Kiev tiếp diễn.

11h28: Bồ Đào Nha gởi áo giáp, nón sắt, kính hồng ngoại, lựu đạn, súng trường cho Ukraina.

11h24: Biệt thự vợ cũ Putin ở miền Nam nước Pháp bị viết nhiều khẩu hiệu chống Nga.

11h05: Ukraina ước đoán 4.300 lính Nga thiệt mạng, 146 xe tăng, 27 máy bay, 26 trực thăng Nga bị phá hủy.

11h01: Giám đốc người Pháp của đoàn ba lê Stanislavski ở Matxcơva từ chức.

10h52: Ngoại trưởng Anh Liz Truss : Cuộc xung đột Ukraina có thể kéo dài nhiều năm.

10h26: Liên đoàn Nhu đạo Quốc tế ngưng chức chủ tịch danh dự của 09h34: Quân đội Nga bao vây hai thành phố lớn miền Nam Ukraina, Kherson và Berdiansk.

07h52: Phương Tây loại nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT.

07h45: Quân đội Ukraina bảo vệ được thủ đô trước Nga, quân chính quy Nga chưa vào được Kiev. Ít nhất 198 thường dân Ukraina thiệt mạng và 1.115 người bị thương.

07h41: Quân Nga tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ 2 Ukraina. Các trận đánh tiếp diễn.

07h34: Một tỉ phú Nhật Bản, ông Hiroshi Mikitani tặng 8 triệu euro cho Ukraina.

http://thuymyrfi.blogspot.com

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 02 năm 202

 



Bản lên tiếng của Việt Nam Quốc Dân Đảng Về việc Nga xâm lăng Ukraine

– Trong hai tháng qua, Tổng Thống Nga, Vladimir Putin đưa trên 150,000 quân áp sát biên giới Ukraine làm cho tình hình thế giới vô cùng căng thẳng.

– Sau nhiều nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đã cố gắng dùng giải pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng ở Ukraine, nhưng không thành công vì những đòi hỏi phi lý của Nga.

– Ngày 22 tháng 02 năm 2022 ông Putin tuyên bố công nhận hai tỉnh của Ukraine thành hai nhà nước độc lập tự xưng Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk và Luhansk”, do Nga yểm trợ để lấy cớ đưa quân xâm lược nước Ukraine.

– Ngày 24 tháng 02 năm 2022, Tổng Thống Putin chính thức tuyên bố đưa quân xâm chiếm Ukraine gây chiến tranh tàn khốc khắp nơi.

Trước những sự kiện trên, VNQDĐ nhận xét hành động của Tổng Thống Nga, Vladimir Putin rằng:

– Chà đạp luật pháp quốc tế, chủ trương bạo lực chiến tranh để xóa bỏ nền dân chủ ở Ukraine.

– Chủ trương sử dụng chiến tranh xâm lăng nước láng giềng nhằm vẽ lại bản đồ quốc tế để dựng nên một đế chế độc tài như thời Liên Xô cũ.

– Đi ngược lịch sử tiến bộ của nhân loại, phá hoại nền hòa bình thế giới.  

Vì những lý do trên Việt Nam Quốc Dân Đảng:

– Lên án hành động của tổng thống Nga, Vladimir Putin xâm lăng Ukraine,

– Yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine để tránh gây thương vong cho thường dân và  trẻ em vô tội, cùng hàng triệu người dân Ukraine phải sống cảnh phải màn trời chiếu đất do chiến tranh gây nên.

Làm tại Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 02 năm 2022
Việt Nam Quốc Dân Đảng

https://vietquoc.org/35332-2/

https://docs.google.com/document/d/1iiVpy70O0OdKdelFuJdqdaiWfsh5dvRD/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Chí Thiệp

https://docs.google.com/document/d/1LFsVsCBsVmNQQvWPumPhjAmIQIEwj6U_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong tác phẩm (Ký Ức Sơ Sài) của nhà giáo Nguyễn Anh Khiêm, có ghi lại một câu nhận định của bạn bè tác giả về nơi sinh trưởng của ông: “Này, tao nói thật nghe, Quảng Nam mày mười thằng thì tao thấy hết chín đứa liều mạng rồi. Nói thế cũng không đúng hẳn, tao thấy thật ra là … chín thằng rưỡi!”

Tôi cũng quen biết đâu chừng chục ông/bà Quảng Nam. Nhận xét của tôi về họ thì hơi khác: mười người chỉ cỡ tám kẻ liều mạng mà thôi, hai còn lại thì cẩn trọng và dè dặt hơn (chút xíu) nhưng cũng sẵn sàng bán mạng hay liều mình khi cần.

Nguyễn Chí Thiệp (NCT) thuộc loại này.

Ở trang bìa sau của cuốn Trại Kiên Giam – do Sông Thu xuất bản lần đầu, năm 1992 – tôi thấy in dòng chữ sau: NCT sinh năm 1944 tại Quảng Nam, tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 – 1969, trường Bộ Binh Thủ Đức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt 1970…

Nguyễn Minh Quang – Nước "nổi" ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô?

17 tháng 2 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1Atj-titAAcp6lxtMd2d0qdfeiEV9jc0m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần giới thiệu

Ngày 16 tháng 2 năm 2022, báo Thanh Niên có đăng tải một bài báo với tựa đề “Sẽ đảo lộn mùa khô thành ‘mùa nước nổi’ ở ĐBSCL” [1] để tường thuật về buổi hội thảo trên mạng do Trung tâm Stimson tổ chức ngày 15 tháng 2 năm 2022 [2].  Tham dự buổi hội thảo gồm có ông Alan Basist của Eyes on Earth (EoE), ông Brian Eyler và cô Courtney Weatherby của Trung tâm Stimson, chuyên viên Nguyễn Hữu Thiện, với sự điều hợp của cô Socheata Hean của Voice of America Khmer.  Bài báo viết: “Ông Alan Basist, Chủ tịch Dự án quan sát trái đất (Eyes on Earth) và đồng đứng đầu Tổ chức giám sát đập Mê Kông, thông tin: Hiện nay đang đầu mùa khô hạn, mọi thứ diễn biến khá bình thường; nhưng chỉ vài tuần nữa khi vào cao điểm sẽ có nhiều biến động lớn, khi Trung Quốc bắt đầu xả nước trên các đập thủy điện của họ để sản xuất điện. Vào lúc đó lượng nước trên dòng sông Mê Kông sẽ rất dồi dào chứ không phải là mùa khô như quy luật tự nhiên vốn có của nó. Từ đó, ông dự báo có thể vùng hạ lưu sông Mê Kông từ giờ về sau sẽ thay đổi theo hình thức mùa khô sẽ bị ngập lụt đáng kể nhưng mùa mưa dòng chảy bị thiếu hụt. Đây là năm thứ 4 liên tiếp dòng sông này thiếu nước trong mùa mưa mà lại thừa nước trong mùa khô.”

Thời sự Việt Nam

28/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1G1Kc0aXjXd_IXdYRXqS0-IlhrQCMg1H9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 28 tháng 02 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1xNNZu7TpM0kkspf3H0wcw0DAGF__qj27/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/1xZm8s-huFsJ72_8VzJovICHNutNWwkKE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga.

Ts. Phạm Đình Bá - Dân hồi cư, người tình nguyện nước ngoài và viện trợ quân sự đang đổ vào bảo vệ Ukraine

28/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1xzlTTJOM00Q-citUJpFzsZCWz0v_-QT7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hàng trăm nghìn người tị nạn đang rời Ukraine để tránh đạn, nhưng một số dân Ukraine ở nước ngoài đang trở về nước từ khắp châu Âu để giúp bảo vệ quê hương. [1] Lực lượng Biên phòng Ba Lan hôm Chủ nhật cho biết khoảng 22.000 người Ukraine đã trở về kể từ hôm thứ Năm 24/02, khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu.

Phản biện độc tài toàn trị trên toàn cầu – Phóng sự hình

Phạm Đình Bá

27/02/2022

https://docs.google.com/document/d/17ntz11Ixx4t7iAyHspAA7MGqRH_UaWdH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối việc Nga xâm lược Ukraine hôm thứ Bảy tại Frankfurt, miền Tây nước Đức. [1]

Khi một chế độ độc tài toàn trị thực hiện tội ác chống lại loài người trắng trợn như việc Nga xâm lược Ukraine, những chế độ độc tài toàn trị bị sờ gáy trên toàn cầu.

Thế giới nói “Không!” với những chế độ độc tài toàn trị mọi nơi – “Độc tài toàn trị - Không!”

Hàng nghìn người đã xuống đường vào thứ Bảy trong các cuộc tuần hành lớn trên khắp châu Âu trong khi các cuộc biểu tình được báo cáo ở xa như Nhật Bản, Iran, Úc và Mỹ.[1]

Nguyễn Quang Dy - Những bài học về Ukraine

27/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1-j2x6Jxxir5XGuSyh-G9C1PxY3CdDaJ1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuy tình báo Mỹ và phương Tây đã cảnh báo về khả năng Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi và bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Điều gì phải đến đã đến. Rạng sáng ngày 24/2 (giờ Moscow), Tổng thống Putin đã tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine. Ngay lập tức, quân đội Nga đã đồng loạt bất ngờ tấn công Ukraine từ ba hướng: phía Đông, phía Bắc, và phía Nam.

Tuy Putin nói “Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine”, nhưng ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tin rằng “Nga có ý định lật đổ chính phủ Zelensky” để lập một chính phủ mới thân Nga tại Ukraine. Việc Nga chiếm Chernobyl không chỉ để kiểm soát cơ sở hạt nhân này mà còn mở đường để dễ dàng đánh chiếm Kiev. Tổng thống Biden điều động 7.000 quân không phải để bảo vệ Ukraine chống Nga, mà để bảo vệ các nước NATO giáp Nga.  

Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch bản tin phát lúc 07h12 ngày 26/2/2022 (giờ Bắc Kinh) của Huanqiu.com.

https://docs.google.com/document/d/1kd9Fm9VNWD-Jhtww7YulcP06ecggVKrr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 25/2/2022 Uỷ viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần lượt nói chuyện trên điện thoại với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, Cao ủy về chính sách ngoại giao và an ninh của EU Henrique Borrell, và Cố vấn Tổng thống Pháp Bernard Bona, trọng điểm là đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình Ukraine. Vương Nghị đã trình bày lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine, khái quát gồm 5 điểm sau đây:

Đăng Nguyễn  - Thời khắc đen tối của châu Âu và bài học làm ngơ trước cái ác

Ký ức về hai cuộc thế chiến khiến châu Âu không thể ngồi yên trước viễn cảnh đen tối.

27/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1S6jaSiV2LWmlxtXzYR0LnFnNeNokdlDP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sáng ngày 24 tháng Hai, nguyên thủ Mỹ và các quốc gia châu Âu đồng loạt lên án mạnh mẽ hành động mà họ coi là xâm lược Ukraine của người đứng đầu nước Nga, ông Vladimir Putin. Những ngôn từ giảm nhẹ thường được dùng trong ngoại giao nay được thay thế bằng những công kích trực tiếp như “dictator” (nhà độc tài), “barbaric” (man rợ), “unprovoked and unjustified attack” (cuộc tấn công vô cớ và không thể biện minh), để nói về ông Putin và bước đi quân sự của ông. [1]

Cập nhật tình hình chiến sự Ukraina ngày 27.02.2022 (ngày thứ 4)

28/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1Aj6XoHQQzR30ujLmw0Cqap5arGOqPXB_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

  Tóm lược:

- Trong ngày thứ tư của cuộc chiến, quân đội Nga tiếp tục tiến, bao vây hai thành phố lớn phía Nam là Kherson và Berdiansk. Theo Kremlin, tổng cộng có 975 cơ sở quân sự của Ukraina bị phá hủy, trong đó có các hệ thống phòng không S-300.

- Vladimir Putin loan báo đặt "lực lượng răn đe" - gồm có một đơn vị nguyên tử - trong tình trạng cảnh báo.

- Tổng thống Ukraina Zelensky chấp nhận đề nghị thương lượng của Kremlin ở gần biên giới Belarus. Phái đoàn Nga do một nhân vật thân tín của Putin là Vladimir Medinsky đang trên đường đến.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Phản biện độc tài toàn trị trên toàn cầu – Phóng sự hình

Phạm Đình Bá

27/02/2022

Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối việc Nga xâm lược Ukraine hôm thứ Bảy tại Frankfurt, miền Tây nước Đức. [1]

Khi một chế độ độc tài toàn trị thực hiện tội ác chống lại loài người trắng trợn như việc Nga xâm lược Ukraine, những chế độ độc tài toàn trị bị sờ gáy trên toàn cầu. 

Thế giới nói “Không!” với những chế độ độc tài toàn trị mọi nơi – “Độc tài toàn trị - Không!”

Hàng nghìn người đã xuống đường vào thứ Bảy trong các cuộc tuần hành lớn trên khắp châu Âu trong khi các cuộc biểu tình được báo cáo ở xa như Nhật Bản, Iran, Úc và Mỹ.[1]

Cộng đồng người Úc gốc Ukraina mang theo lá cờ Ukraina trong cuộc biểu tình phản đối sự xâm lược của Nga vào Ukraina, tại Sydney hôm thứ Bảy. [1]

Mọi người tụ tập cho một cuộc biểu tình "Đứng cùng Ukraine" tại Times Square vào thứ Bảy ở New York. Người Ukraine, người Mỹ gốc Ukraine và các đồng minh đã tụ tập để thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine và phản đối cuộc xâm lược của Nga. [1]

Những người ủng hộ Ukraine biểu tình bên ngoài Phố Downing vào thứ Bảy ở London, Anh quốc. [1]

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài lãnh sự quán Nga ở Istanbul để trút giận. Ukraine đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn các tàu Nga ra khỏi eo biển nối Biển Đen với Địa Trung Hải.[2]

Biểu tình ủng hộ Ukraine tại Quảng trường Tự do ở Tallinn, Estonia, hôm thứ Bảy. [1]

Người dân Georgia ở Tbilisi biểu tình ủng hộ Ukraine và yêu cầu Thủ tướng Gruzia Irakli Gharibashvili từ chức sau khi ông tuyên bố sẽ không đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Những người biểu tình hạ cờ Ukraine ở Tel Aviv, Do Thái, ngày 26/2. [3]

Người biểu tình tụ tập trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Munich, Đức, vào ngày 26/2.[3]

'Tất cả chúng ta đều đang trải qua địa ngục cá nhân của mình', những người biểu tình tập trung ở Toronto để ủng hộ Ukraine, Toronto Canada ngày 26/2. [4]

Putin nhắc nhở chúng ta rằng độc tài toàn trị có thể dẫn đến những sai lầm lớn, và mặc dù dân chủ không có nghĩa là ngăn cản chúng ta [khỏi] việc mắc sai lầm của chính mình, nhưng ít nhất nó cũng cho phép chúng ta có cơ hội nhanh chóng chuyển sang các nhà lãnh đạo mới và các chính sách mới qua tự do bầu cử 1 người 1 phiếu khi điều đó xảy ra.[5] Điều đó có xảy ra được ở Nga bây giờ không?

Điều đó có xảy ra được ở Việt Nam bây giờ không? Đến bao giờ chúng ta mới thấy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một sai lầm khủng? Vi phạm nhân quyền của độc tài toàn trị Hà Nội có chăng cũng là sai lầm chết người?

Nguồn:

1.    NPR. Antiwar protesters take to the streets around the world in support of Ukraine. February 26, 2022; Available from: https://www.npr.org/2022/02/26/1083314709/protests-world-ukraine-russia.

2.    DW. Standing up for Ukraine: Anti-war protests around the world. 24.02.2022; Available from: https://www.dw.com/en/standing-up-for-ukraine-anti-war-protests-around-the-world/g-60904099.

3.    CNN. In pictures: The world rallies in support of Ukraine. February 27, 2022; Available from: https://www.cnn.com/2022/02/26/world/gallery/ukraine-protests-global/index.html.

4.    CTV News Toronto. 'We’re all going through our personal hell,' demonstrators gather in Toronto to support Ukraine 26/02/2022; Available from: https://toronto.ctvnews.ca/we-re-all-going-through-our-personal-hell-demonstrators-gather-in-toronto-to-support-ukraine-1.5797495.

5.    The Telegraph. MI6 chief believes Vladimir Putin's war in Ukraine could be 'unwinnable'. 26 February 2022 Available from: https://www.telegraph.co.uk/news/2022/02/26/mi6-chief-believes-vladimir-putins-war-ukraine-could-unwinnable/?li_source=LI&li_medium=liftigniter-rhr.



Biểu tình chống chiến tranh ở khắp nước Nga – Phóng sự hình

Phạm Đình Bá

Nguồn: The Guardian. Anti-war protests across Russia – in pictures February 25, 2022; Available from: https://www.theguardian.com/artanddesign/gallery/2022/feb/25/anti-war-protests-across-russia-in-pictures.


Các cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã nổ ra ở 53 thành phố trên khắp nước Nga, với công an bắt 1.700 người biểu tình. 

Công an bắt một người đàn bà đi biểu tình đòi hòa bình và chống xâm lăng Urkraine ở Moscow vào Thứ Năm, ngày 24 tháng 2 2022. 




 

Những người tuần hành phản đối chiến tranh ở St Petersburg chống Putin đánh chiếm Ukraine vào đêm thứ Năm, 24 tháng 2 2022.

Hai công an bắt giữ một người biểu tình ở Quảng trường Pushkin ở Moscow vào đêm thứ Năm, ngày 24 tháng 2 2022.


Một hàng công an đối mặt với đoàn biểu tình ở Moscow.  

Một người biểu tình ở St Petersburg với khẩu trang với câu - “Không chiến tranh!”.



 

Biểu tình phản đối Putin và chiến dịch quân sự ở Ukraine trên Quảng trường Pushkin.

Công an vây quanh một người biểu tình cầm một tấm biển có chữ ‘Không chiến tranh!’ và hình lá cờ Ukraine ở St Petersburg.


Một người biểu tình bị công an áp tải khỏi cuộc biểu tình ở Moscow.  

Biểu tình phản đối Putin với chiến dịch quân sự ở Ukraine trên Quảng trường Pushkin.


Hai người biểu tình bị công an đè cổ xuống đường trong cuộc biểu tình ở St Petersburg.

Một người cầm biểu ngữ ghi "Không chiếm đóng Ukraine!" ở Moscow.


Một người biểu tình la hét trong khi bị công an hành hung ở St Petersburg.

Một người giơ cao tấm biển "Không chiến tranh!" khi anh ta bị công an bắt đi ở Quảng trường Pushkin.


Một thanh niên biểu tình phản đối Putin và chiến dịch quân sự ở Ukraine trên Quảng trường Pushkin.

Công an bắt một thanh niên biểu tình ở Moscow.  

Những người biểu tình trẻ tuổi chống chiến tranh ở trung tâm thủ đô Moscow vào đêm thứ Năm, ngày 24 tháng 2, 2022.

 Nguồn: The Guardian. Anti-war protests across Russia – in pictures February 25, 2022; Available from: https://www.theguardian.com/artanddesign/gallery/2022/feb/25/anti-war-protests-across-russia-in-pictures.