Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Thời sự Việt Nam

Báo chí Việt Nam đi chệch lối mòn ủng hộ Nga khi viết về khủng hoảng Ukraine

25/02/2022

Báo chí Việt Nam đi chệch lối mòn ủng hộ Nga khi viết về khủng hoảng Ukraine

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh tại Mát-xcơ-va trong chuyến thăm chính thức Nga tháng 12/2021. /Reuters 

Khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine, Hà Nội -  đối tác thân cận nhất của Mát-xcơ-va ở Đông Nam Á vẫn tỏ ra thụ động. Hà Nội không đưa ra bình luận mang tính thực chất nào ngoài việc kêu gọi hai bên kiềm chế như vẫn làm bấy lâu.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam lại đưa tin rất chi tiết về cuộc xung đột này và đáng ngạc nhiên là họ không đưa tin với thái độ thiên vị Nga thông thường.

Khi cái gọi là phong trào biểu tình Euromaidan làm rung chuyển Ukraine vào năm 2014, tiếp theo là cuộc xung đột Nga-Ukraine dẫn đến việc Nga thôn tính Crimea, báo chí nhà nước thường đổ lỗi rằng cuộc khủng hoảng này là do "phương Tây". Lỗi được cho là nằm ở phía Mỹ và việc mở rộng của NATO nhằm đưa Ukraine ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Bức tranh hôm nay không giống như vậy.

Tờ Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam -  đã thông tin về lập luận của cả hai bên tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba về Ukraine. Báo này không chỉ dẫn lời các đại diện Nga và Trung Quốc mà còn trích dẫn phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Tin tức - tờ báo điện tử chính thức của Thông tấn xã Việt Nam, mặc dù dành nhiều chỗ hơn thường lệ cho các thông tin của Nga về cuộc khủng hoảng nhưng cũng đưa tin về việc phương Tây lên án sự công nhận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Mát-xcơ-va.

Một bài bình luận thậm chí còn viết rằng hành động của ông Putin đã "hủy hoại kỳ vọng về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”.

Quan hệ Nga-Việt nam có lịch sử khá dài, khởi nguồn từ thời Liên Xô cũ.  Liên Xô là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1950), nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam và là một trong ba “đối tác chiến lược toàn diện” duy nhất của Việt Nam bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Mát-xcơ-va cũng đã là đối tác cung cấp viện trợ lớn nhất cho Hà Nội trong nhiều năm cho tận đến khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ.

Đến nay, Nga vẫn là đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam và là nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho lực lượng vũ trang của Việt Nam.

Vì những lý do đó, những chỉ trích về Nga và chính sách đối ngoại của Putin, đặc biệt là khi nó không liên quan trực tiếp đến Việt Nam, là rất hãn hữu. 

Việt Nam không có báo chí tư nhân và hầu hết báo chí trong nước tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương - cánh tay đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, khi hơn 70% dân số Việt Nam có truy cập internet và thế hệ nhà báo trẻ hiện có thể khai thác các nguồn tin tức bằng tiếng Anh, nhiều tư tưởng “phương Tây hóa” đã xâm nhập vào báo chí trong nước bất chấp sự thất vọng và không hài lòng của những người bảo thủ.

Ảnh 1a.JPG

Người dân đọc báo bên bờ hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 3/5/2018. Ảnh: Reuters 

Những cảnh báo về Trung Quốc

Chính phủ Việt Nam hôm thứ tư đã ra tuyên bố đầu tiên về cuộc xung đột Ukraine với lời kêu gọi quen thuộc, yêu cầu tất cả các bên "kiềm chế và giải quyết các bất đồng một cách hòa bình thông qua các biện pháp ngoại giao, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Tuy nhiên, các thảo luận về tình hình Ukraine đang nóng lên trên các diễn đàn mạng xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên Facebook - mạng xã hội đang được 66 triệu người Việt Nam sử dụng. 

Sự quan tâm của cư dân mạng Việt Nam đối với cuộc xung đột cách xa khoảng 8.000 km hiện tập trung vào một số chủ đề chính như: Cộng đồng người Việt khoảng 6.000-7.000 người đang sống tại Ukraine, ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới và Trung Quốc.

Bất chấp mối quan hệ huynh đệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện có sự nghi ngờ và kình địch giữa hai quốc gia láng giềng, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

"Trung Quốc đã bắt tay với Nga để hình thành một trật tự thế giới mới" - cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, một nhà phân tích chính trị cho biết.

"Bây giờ, châu Á nên cẩn thận với Trung Quốc" - ông nói thêm.

"Mỹ đã mắc một sai lầm chiến lược" - một nhà phân tích khác từ Việt Nam nhận định. Ông này không muốn tiết lộ danh tính vì mối liên quan với chính phủ Việt Nam và không được phép trả lời báo chí.

"Họ [Mỹ] dường như quên rằng đối thủ cạnh tranh thực sự của họ là Trung Quốc. Đối đầu với Nga nghĩa là phải chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc. Thất bại gần như là chắc chắn" - nhà phân tích này nói.

Chính quyền Biden tuyên bố sẽ không đưa quân đội đến chiến đấu ở Ukraine. Và Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không lợi dụng tình hình ở Ukraine và rằng Trung Quốc không có lợi ích cá nhân trong vấn đề Ukraine. Nhưng nhiều người Việt lo ngại rằng khi Washington bị phân tâm bởi căng thẳng leo thang ở Ukraine, Bắc Kinh sẽ tận dụng tình hình và thúc đẩy chương trình nghị sự của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đài Loan và Biển Đông dường như là những mục tiêu nhỡn tiền nhất vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với những nơi này -  nhà phân tích Việt Nam nhận định. Ông đồng thời nói thêm rằng hành xử của Trung Quốc ra sao sẽ phụ thuộc vào những diễn biến tình hình ở châu Âu.

Việt Nam kêu gọi kiềm chế ở Ukraine, còn báo Đảng bênh Nga 

24/02/2022 

VOA Tiếng Việt 

Xe bọc thép của quân đội Nga trên đường phố thị trấn Armyansk, Crimea, hôm 24/2, sau khi Tổng thống Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự ở Ukraine

Xe bọc thép của quân đội Nga trên đường phố thị trấn Armyansk, Crimea, hôm 24/2, sau khi Tổng thống Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự ở Ukraine 

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kêu gọi các bên xung đột ở Ukraine kiềm chế trong lúc một tờ báo Đảng hàng đầu đổ lỗi cho phương Tây và biện hộ cho hành động Nga tấn công Ukraine là ‘không thể không làm sau khi bị NATO khước từ mọi yêu sách’.

Giao tranh đã nổ ra ở Ukraine sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/2 ra lệnh tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine với mục đích ‘bảo vệ người dân trước các tội ác của chính quyền Ukraine’ và ‘phi quân sự hóa nước này’.

Hành động này của Nga đã bị Mỹ và các nước đồng minh phương Tây gọi là ‘xâm lược’ và lên án mạnh mẽ. Riêng Trung Quốc không hề chỉ trích Nga và cũng không gọi hành động của Nga là ‘xâm lược’.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nước này đang ‘quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quanh tình hình Ukraine’.

“Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới,” bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, nói hôm 23/2 trước khi Nga bắt đầu thực hiện “chiến dịch quân sự” tại miền Đông Ukraine.

Bà Hằng cũng cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cũng ‘đã thường xuyên liên lạc để nắm tình hình người Việt ở đây’ và ‘sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết’.

Khác với các nước phương Tây đã khuyến cáo công dân của mình rời khỏi Ukraine và sơ tán nhân viên ngoại giao, Hà Nội cho đến nay vẫn cho rằng chưa cần thiết sơ tán công dân của mình ra khỏi Ukraine.

Theo thông tin bà Hằng nói với báo chí thì hiện nay ở hai khu vực ly khai Donetsk và Luhansk có ‘khoảng 100 kiều dân Việt Nam sinh sống’ và ‘tình hình tương đối ổn định. Theo một số người Việt sống ở miền đông Ukraine nói với VOA thì cuộc sống của họ ‘vẫn diễn ra bình thường’.

Ông Nguyễn Hồng Thạch, Đại sứ Việt Nam ở Ukraine, được trang mạng Zing dẫn lời bày tỏ tin tưởng rằng ‘sẽ không có chiến tranh lớn’ sau khi ông Putin công nhận độc lập hai nhà nước cộng hòa tự xưng Luhansk và Donetsk.

‘Lỗi ở NATO’

Một ngày trước khi ông Putin đưa quân vào Ukraine, hôm 22/2, báo Quân đội Nhân dân, một trong những tờ báo ‘thành trì’ bảo vệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cho đăng một bài xã luận đổ lỗi cho phương Tây về tình hình hiện nay ở Ukraine.

Dưới nhan đề ‘Khi cánh cửa đối thoại khép lại’, bài xã luận của tác giả Ngọc Hưng không hề nhắc đến chữ ‘xâm lược’ như cách gọi của phương Tây mà cho rằng Nga ‘đang bảo vệ hàng trăm nghìn công dân được cấp hộ chiếu Nga đang sinh sống ở miền đông Ukraine’.

“Nếu xem tổng thể quá trình dẫn tới hành động này của Nga sẽ thấy Moscow thực sự đã bị dồn vào thế không thể không hành động khi các đề nghị bảo đảm an ninh mà Moscow đưa ra bị Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phớt lờ, khép lại cánh cửa đối thoại,” bài xã luận viết.

Theo đó, bài báo lập luận Moscow buộc phải hành động sau khi ‘không gian an ninh của mình ngày càng bị thu hẹp’ theo đà mở rộng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đến áp sát biên giới Nga.

Tác giả Ngọc Hưng cho rằng phía Nga đã nói rất rõ quan ngại của mình với NATO, thậm chí còn vạch ra lằn ranh đỏ về các đảm bảo an ninh mà họ muốn Mỹ và phương Tây đáp ứng, trong đó cấm vĩnh viễn không cho Kiev gia nhập NATO. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ hoàn toàn các yêu sách này.

Vì thái độ của Mỹ và NATO như vậy nên, bài xã luận viết, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Nga ‘toàn quyền áp dụng các biện pháp đáp trả để bảo đảm an ninh của mình’.

“Với bước đi mới của Nga, có thể hiểu Nga đã chủ động hành động để bảo đảm an ninh của chính mình khi cánh cửa đối thoại với Mỹ và NATO gần như đã khép lại sau nhiều nỗ lực của các bên,” bài xã luận viết.

Bài báo khen ngợi Nga ‘giữ đúng cam kết, giữ danh dự khi không tấn công quân sự vào Ukraine cho dù đã triển khai quân đội tới Donbass với nhiệm vụ mà Moscow gọi là gìn giữ hòa bình bởi xung đột vũ trang đã diễn ra ở khu vực này những ngày gần đây’. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi bài báo này được đăng, Nga đã nổ súng vào Ukraine.

Tác giả bài báo cũng cho rằng ông Putin đã chơi nước cờ cao tay khi công nhận độc lập cho hai vùng ly khai để qua đó, ‘đẩy Mỹ NATO và cả Ukraine vào thế bị động’. Bài báo này đánh giá phương Tây sẽ gặp khó khăn trong việc chọn giữa ‘đối thoại hay đối đầu với một cường quốc hạt nhân như Nga’.

Việt Nam : Bộ Y tế yêu cầu test cả lớp nếu có một học sinh bị F0: ‘Một cuộc chơi tốn kém’!

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/02-Bo-Y-te-2.jpg

Minh họa: Giáo Dục 

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp, khi lớp học chỉ cần phát hiện một học sinh F0, lực lượng y tế nhà trường phải xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho toàn bộ học sinh lớp đó.

Ngay khi nhận được hướng dẫn mới này của Bộ Y tế, hầu hất các trường từ Bắc vô Nam đều sững sờ, vì nếu thực hiện điều này sẽ gây lãng phí ghê gớm và thực sự không cần thiết phải làm như thế. Ngoài chuyện giá test kit hiện nay đang “nhảy múa” chóng mặt, mỗi ngày mỗi tăng, nhà trường còn phải chi nhiều khoản khác nữa.

Một giáo viên tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình (Hà Nội) nói:

“Hiện nay việc chuẩn bị đủ test kit cũng đang gặp khó vì thiết bị y tế phục vụ nhu cầu test cho thị trường vẫn còn hạn chế. Ngoài ra nhà trường cũng phải chi các khoản phí cho công tác khử khuẩn, dung dịch khử khuẩn, thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch chi cùng lúc nhiều khoản phí sẽ gây áp lực lên nhà trường”.

Một hiệu trưởng một trường trung học tại quận Đống Đa (Hà Nội) nêu băn khoăn ngoài việc gây lãng phí không cần thiết, việc mua được thiết bị y tế bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới cũng là một vấn đề lớn với các nhà trường. Ông chia sẻ:

“Mua ở đâu? Mua như thế nào? Hỏi ngành y tế thì từ cấp phường đến cấp quận không cấp nào dám giới thiệu vì nếu về sau thiết bị có vấn đề gì về tiêu chuẩn họ sẽ gặp khó. Mua ở các cơ sở bán thiết bị y tế thì sợ thiết bị kém chất lượng, gây khó khăn cho nhà trường, từ khi vụ việc Việt Á bị phanh phui các nhà trường khá lo lắng về chất lượng thiết bị y tế trên thị trường hiện nay”.

Hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở quận Nam Từ Liêm ví rằng đây là “một cuộc chơi tốn kém”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/02-Bo-Y-te-3.jpg

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, mỗi trường có thể sẽ phải chi hơn $21 triệu đồng một ngày cho việc xét nghiệm Covid-19 cho các lớp có một học sinh bị F0 – Ảnh: VietnamNet 

Chúng ta thử tính để thấy “cuộc chơi” của Bộ Y tế tốn kém như thế nào:

Chỉ tính trung bình mỗi trường có 50 lớp học (2 buổi), sĩ số trung bình mỗi lớp là 30 em. Nếu một ngày 10 lớp có một học sinh bị F0, thì số học sinh phải test là 10 x 30 = 300 em.

Giá bộ xét nghiệm nhanh hiện nay khoảng 70,000 đồng. Thành tiền: 21,000,000 đồng/ngày/trường.

Hà Nội có trên 600 trường trung học phổ thông và cơ sở, như thế các trường sẽ chi ít nhất 12.6 tỷ đồng trong một ngày.

Đó là chỉ mới tính cho Hà Nội mà thôi!

Dư luận cho rằng vụ án test kit của Công ty Việt Á đang được điều tra mở rộng, chẳng lẽ vẫn không đủ sức “răn đe” những “phi vụ” buôn bán test kit khác?

Độc giả Sơn Ca của VietnamNet viết: “Thật sự là tiền lương 1 ngày làm việc của bố mẹ (với gia đình bình thường), chắc cũng chỉ đủ kham việc test nhanh test chậm. Chẳng còn đồng nào mà chăm chút, bồi bổ cho con ấy!”

Ngọc Trâm: “Cho con đi học đúng là quá may rủi! Còn hơn cả đánh bạc!”

Hải Hồ: “Lại xuất hiện nhiều ông ‘Việt Á’ mới tinh vi hơn, chỉ khổ dân thôi, thu nhập giảm nhịn ăn để tập trung vào ngoáy mũi”.

Việt Nam : Giá hàng hóa, dịch vụ tăng theo giá xăng vô tội vạ, người dân lãnh đủ

Tường Vy
24 tháng 2, 2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/04-Gia-hang-hoa-2.jpg

Trạm xăng dầu K22 tại địa chỉ 502 Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) đã không còn xăng để bán do đại lý chưa cấp hàng – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới là chuyện đương nhiên. Nhưng đáng lo hơn là các loại hàng hóa, dịch vụ khác cũng lấy cớ giá xăng tăng để tăng giá một cách vô tội vạ, như con đỉa đói được dịp hút máu dân.

Theo dõi trên báo chí và thực tế mấy ngày qua cho thấy đã có tình trạng hàng hóa, dịch vụ tăng giá theo giá xăng dầu chứng tỏ việc “ăn theo” giá xăng này chưa được cơ quan chức năng kiểm soát hiệu quả.

Dư luận còn cho rằng không phải các cơ quan chức năng không biết, nhưng họ “thả nổi” cho tư thương thao túng trong lúc tranh tối tranh sáng nhằm kiếm thêm vài ba tỷ đồng.

Đổ hết cho giá xăng dầu

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/04-Gia-hang-hoa-1.jpg

Người tiêu dùng lo lắng giá cả tăng do nạn “té nước theo mưa” – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Khi giá xăng dầu tăng, cước vận tải, giá hàng hóa sẽ tăng là điều đương nhiên. Nhưng khi giá xăng dầu tăng 1,000 đồng/lít mà dịch vụ vận tải cũng tăng giá từ vài đến vài chục phần trăm thì cần đặt câu hỏi trách nhiệm của chính phủ nằm ở đâu?

Việc tăng giá vài chục phần trăm rõ ràng là hoàn toàn vô lý, vì chi phí xăng dầu chỉ chiếm một phần chứ không phải tất cả trong chi phí cấu thành giá vận tải, mà trong giá thành đó còn còn có giá nhân công, phí điều hành, phí cầu đường, giá cả bến bãi, khấu trừ hao mòn xe cộ…

Cụ thể ví dụ để có ngay bài tính về chi phí tăng thêm vì giá xăng dầu tăng cho một xe khách 45 chỗ cho tuyến 500km. Giả sử trong hành trình, chi phí xăng dầu tăng thêm 200,000 đồng, nếu chia đều cho 45 hành khách thì giá vé tăng thêm chưa tới 5,000 đồng. Nếu giá vé tăng cao hơn thì rõ ràng là “té nước theo mưa”.

Nếu cơ quan chức năng không biết, hoặc vì lý do nào đó chậm chạp trong việc xử lý việc nâng giá bất lương này, thì chắc chắn đã có sự thông đồng giữa cơ quan nhà nước và gian thương.

Tương tự, một chuyến xe chở vài tấn rau, chi phí xăng dầu chỉ tăng thêm 200,000 đồng thì không thể tăng giá bán rau mỗi ký lên vài ngàn đồng được.

Cần kiểm soát để tránh “ăn theo” trục lợi

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/02/04-Gia-hang-hoa-3.jpg

Nhân viên cây xăng số 462 Lũy Bán Bích (quận Tân Phú) ra hiệu hết xăng khi khách đến đổ vào chiều 21-2 – Ảnh: Tuổi Trẻ 

Có thể nhìn nhận nhiều năm qua có tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu tăng để tăng giá dịch vụ, hàng hóa vô tội vạ nhưng do không bị “tuýt còi” và “xử lý kịp thời” là có nguyên nhân bên trong. Nói thẳng ra là có hối lộ. Công an cứ điều tra các cơn quan chức năng như thuế, tài chính, quản lý thị trường, là ra ngô ra khoai hết.

Liên bộ Công thương – Tài chính là cơ quan điều hành giá xăng dầu, đồng thời còn quản lý, kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ nói chung. Do đó, khi điều chỉnh giá xăng dầu, nhất là khi tăng giá, thì các cơ quan này cần có giải pháp kiểm soát giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ khác để hạn chế tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu như lâu nay đã diễn ra.

Nhiệm vụ căn bản của họ là như thế. Thế nhưng bao nhiêu năm nay, cứ mỗi lần xăng dầu lên giá đột ngột, người dân xoay xở chóng mặt, thì gian thương luôn “tát thẳng” vào mặt người dân một cú đánh như trời giáng, nhưng Liên bộ Công thương – Tài chính vẫn im thin thít.

Có lẽ họ cho rằng giá cả đang “tăng trong vòng kiểm soát” nên đứng ngoài cuộc.

Nó giống như chuyện taxi phi trường Tân Sơn Nhất đóng app, tự đưa ra giá dịch vụ cao gấp hai bình thường với lý do xăng dầu tăng giá mà một ví dụ khốn nạn.

Thực tế này cho thấy, không phải cơ quan chức năng phi trường Tân Sơn Nhất đã không làm tốt vai trò quản lý, điều hành, mà là đã tiếp tay cho gian thương “làm giá” và hậu quả là người dân bị “chặt chém” tới tận xương. (Theo Tuổi Trẻ)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét