Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2013


















QUÊ-HƯƠNG XIN KÍNH CHÚC THÂN HỮU, QUÝ ĐỘC GIẢ MỘT NĂM MỚI 2013 ANH LÀNH VÀ HẠNH PHÚC.



Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

HOA KỲ TIẾT LỘ VỤ HOÀNG SA



Monday, 24 December 2012 18:35

Hải chiến Hoàng Sa

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.
Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xảy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.

Tương quan lực lượng
Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên với 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

HAI NỀN PHÊ BÌNH. ROLAND BARTHES


ROLAND BARTHES

(Nguồn: Roland Barthes. Essais critiques. Seuil, 1964, tr. 246-251)


Nhà phê bình Roland Barthes - Ảnh: wiki

Hiện thời ở Pháp, chúng ta có hai nền phê bình diễn ra song song: nền phê bình mà ta sẽ gọi cho đơn giản là đại học, lấy phương pháp thực chứng được kế thừa từ Lanson(1) làm căn bản, và nền phê bình lý giải mà những người đại diện của nó tuy rất khác nhau - vì đó là J.-P. Sartre, G. Bachelard(2), L. Goldmann(3), Poulet(4), J. Starobinski(5), J. P. Weber, R. Girard(6), J.-P. Richard(7) - nhưng giống nhau ở chỗ cách tiếp cận các tác phẩm văn học ở họ có thể ít nhiều gắn một cách có ý thức với một trong các ý hệ lớn lúc này như: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx, tâm phân học, hiện tượng học, đó là lý do tại sao ta có thể gọi nền phê bình này là lối phê bình ý hệ, đối lập với nền phê bình thứ nhất vốn không thừa nhận bất cứ một ý hệ nào và chỉ căn cứ theo một phương pháp khách quan. Tất nhiên, giữa hai nền phê bình nói trên có những mối liên hệ: một mặt, nền phê bình ý hệ hầu như lúc nào cũng do các vị giáo sư thực hiện, bởi ở Pháp, như mọi người đều biết, vì lý do truyền thống và nghề nghiệp mà vị thế trí thức dễ bị lẫn lộn với vị thế đại học; mặt khác, phía Đại học cũng đã thừa nhận nền phê bình lý giải, bởi lẽ một số công trình viết theo lề lối phê bình ấy là những luận án tiến sĩ (quả thực đã được các hội đồng triết học công nhận một cách phóng khoáng hơn so với các hội đồng văn học). Tuy nhiên, chưa nói gì đến mối xung đột, trên thực tế giữa hai nền phê bình này có đường phân thủy. Tại sao vậy?

VIỆT NAM ĐI HẾT CHU KỲ


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121226

Vét Vàng Bỏ Chạy Là Thượng Sách Của Đại Gia

Việt Nam đã đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi đổi mới kinh tế 25 năm trước. Rồi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007 thì cũng hết một chu kỳ hồ hởi để bước vào nhiều sóng gió vì khả năng quản lý vĩ mô quá kém của lãnh đạo. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện ấy trong bài tổng kết 2012 của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế năm 2012 và như đã hẹn, thưa ông, kỳ này chúng ta sẽ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ thì xin ông trình bày cho bối cảnh của cả hồ sơ này.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI PHỎNG VẤN: MỸ TRỞ VỀ NHÀ

BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI VIẾT: “MỸ TRỞ VỀ NHÀ”

Lê Văn Xương

https://docs.google.com/file/d/1k0XnVulLZXgXrqmEtyYjzcFI75dkBzZtYodJxWcvTzEQ1pPo12IhYxfM50zx/edit


Tiêu đề: “Mỹ trở về nhà” là nội dung cuộc trao đổi rất thẳng thắn giữa nhà báo nổi tiếng người Ba Lan, Ông Jacek Zakoursky thuộc tờ báo Politika với ông George Friedman, Chủ Tịch Cty dự báo chiến lược Straford, Ông G. F mới đây đã viết hai cuốn sách đưa ra các dự kiến cho 100 và 10 năm tới. Cuộc trao đổi rất thẳng thắn giữa hai nhân vật này thật đáng để chúng ta quan tâm, tìm hiểu đến nơi đến chốn về thực tế mà thế giới đang trải qua cũng như khả năng hành động của các phía liên quan đến các vùng địa lý chính trị mấu chốt của thế giới trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn sắp tới.

Xin lưu ý quý bạn độc về cách thức chuyển các thông điệp mật dưới dạng trao đổi như thế này hiện được xử dụng ngày càng nhiều hơn trong khoảng vài chục năm sau này, kể từ khi Internet được phổ biến rộng rãi, Wikileak là rất cụ thể, cách thức trao đổi của cá nhân tôi trên Đài Tiếng Nói VN/Hải Ngoại khởi đầu cách nay trên 15 năm cũng là một kiểu như vậy. Phương pháp này đã tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn so với kiểu tuyên truyền xám theo lối rỉ tai như đã rất thịnh hành trong thế kỷ trước, vốn được coi là phương pháp cổ điển vì chậm chễ và cũng khó đánh giá phản ứng của các phía, bạn cũng như thù về một vấn đề nào đó được coi là nhạy bén trong quan hệ song phương cũng như đa phương.

MỸ TRỞ VỀ NHÀ

George Friedman

Tuần báo Polityka phỏng vấn George Friedman

 https://docs.google.com/file/d/10b6Ku6NK1gF0tWTQlmrtW3XK9Ct3GGIHZPxbeJ3e93AaLJYty3wUuLkk1Vdj/edit

Đinh Minh Đạo dịch


LND: George Friedman, người sáng lập công ty tình báo tư nhân STRATFOR, là một trong những nhà bình luận chính trị của Mỹ thường đưa ra những nhận xét trái chiều. Hai quyển sách của ông được dịch và xuất bản tại Ba Lan: “100 năm tiếp theo” và “10 năm tiếp theo” đã thu hút nhiều độc giả. Ông cho rằng trong thế kỷ XXI, Ba Lan cùng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hai trong các cường quốc quan trọng của châu Âu và Á. STRATFOR, công ty tình báo tư nhân, được coi như cái bóng của CIA.
Thế giới truyền thông chú ý đến nó khi trong tháng 02 năm nay Wikileak công bố hàng triệu mail gửi đếnserwer của công ty, một công ty nhỏ với 100 nhân viên.
Bài phỏng vấn dưới đây do nhà báo nổi tiếng Jacek Zakowski của tuần báo POLITYKA (Chính Trị) Ba Lan thực hiện trong thời gian George Friedman dự hội thảo “Tư tưởng mới của châu Âu”


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG (25/12/1927 - 25/12/2012)


Việt Nam Quốc Dân Đảng là đảng cách mạng được thành lập ngày 25-12-1927 nhằm dánh đuổi thực dân Pháp với 3 mục tiêu căn bản: Dân Tộc Độc Lập - Dân Quyền Tự Do - Dân Sinh Hạnh Phúc
Lược Sử Thành Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng
25-12-1927/25-12-2012
Bối cảnh lịch sử
Vào thập niên 1920, thực dân Pháp ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu cổ người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tận xương tủy. Nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đày, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.
Trước cảnh cực kỳ đau thương đó của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, thanh niên Việt Nam không thể tiếp tục cúi đầu chịu khuất phục đã cương quyết đứng lên chống lại bạo quyền. Nhà Cách Mạng Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt Nam yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc vân vân... bí mật thành lập một tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

CÁC QUAN HỆ SÔ VIẾT - TRUNG QUỐC VÀ CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC - VIÊT NAM NĂM 1979


20/12/2012

http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacBruceElleman1979.htm


CÁC TÀI LIỆU VỀ CUỘC CHIẾN VIỆT-TRUNG NĂM 1979

Ngô Bắc Gió-O

Lời Người Dịch:

Dưới đây là bản dịch bài tham luận của tác giả Bruce Elleman, đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam”, được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996 tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas. Vì là văn nói, nên các chú thích về nguồn tài liệu tham khảo được ghi ngay sau dữ kiện nơi thân bài, thay vì được sắp xếp như các cước chú ở cuối bài văn viết. ***

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NEWTOWN KHÔNG ĐƠN ĐỘC


Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Vụ thảm sát trong trường tiểu học Sandy Hook của một trị trấn nhỏ là Newtown thuộc tiểu bang Connecticut vào ngày Thứ Sáu 14 vừa qua để lại một di sản buồn cho Hoa Kỳ. Sau khi cầu nguyện cho các nạn nhân, ta nên nhìn vào nhân thế....

Hai chục em nhỏ sáu bảy tuổi bị hạ sát cùng sáu cô giáo, kể cả cô hiệu trưởng. Hung thủ là một thiếu niên 20 tuổi, đã bắn chết bà mẹ trước khi lấy ba khẩu súng hợp pháp của mẹ đột nhập ngôi trường chỉ có 700 học sinh, rồi nã súng xối xả vào hai lớp học. Khoảng 10 phút sau, khi cảnh sát tiến vào thì y tự sát bằng súng lục, bên cạnh còn mấy trăm viên đạn của khẩu bán tự động....

Thảm kịch xảy ra làm dư luận choáng váng. Truyền thông và chính giới là hai thành phần bận rộn nhất đã tường thuật và lên tiếng về một chuyện phi lý để nói về những giải pháp hợp lý cho một vấn đề khó giải thích nổi.



***


Giải pháp đầu tiên là phải tăng cường kiểm soát việc mua súng và dùng súng.

Trong sự xúc động chung vì một thảm kịch vô nghĩa lý, người ta đòi hạn chế quyền mua súng để võ khí khỏi lọt vào tay kẻ sát nhân. Thật ra, kẻ điên muốn giết người thì có thể dùng võ khí, không súng thì dao, chẳng có dao thì cài bom. Mà Hiến pháp Hoa Kỳ có Tu chính án số Hai về quyền mang súng.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

HÀ NỘI NHƯ...CÁI CHỢ HỖN MANG?


Tác giả: Nguyễn Đăng Tấn
Tuần VietNam

Văn hóa của một cộng đồng, một vùng miền là thiết chế hay những qui định và được thể hiện thông qua cá nhân. Mỗi hành động của cá nhân đều là thông điệp của cộng đồng, mang bản sắc của cộng đồng ấy.
Có lẽ từ rất lâu danh xưng Hà Nội thanh lịch, "Dẫu thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" đã bị lãng quên, bị chôn vùi theo quá khứ. Còn đâu cách ứng xử văn hóa thưa gửi, dạ vâng, hay xin lỗi của mỗi người khi ra đường. Nói đến Hà Nội nhiều người đã phải thốt lên: Như một cái chợ hỗn mang. Thôi thì "trăm thứ bà rằn" của các vùng miền đều tập trung về cả. Từ nét ăn nét ở, cách xưng hô, nào cái hay cái dở, tất tần tật cũng đều... có mặt.
Chuyện buồn văn hóa
Một người bạn trong TP Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội thắc mắc, sao bao nhiêu năm sống trong môi trường "tiên học lễ, hậu học văn" mà cách xưng hô biến đổi nhanh chóng là vậy. Câu: Thưa bố mẹ... nay là của hiếm. Trong Huế hay TP Hồ Chí Minh câu đó vẫn còn hiển hiện trong đời sống thường nhật.
Đó là các cháu nhỏ còn người lớn thì sao? Cứ vào chợ thì sẽ thấy. Chợ chính là khuôn mặt văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Từ sản vật, cách bài trí đến giao tiếp qua lời ăn tiếng nói. Rồi cách chào bán, thưa gửi hiện rất rõ. Câu "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" chắc lâu rồi cũng không còn đất để tồn tại ở Thủ đô "hoa lệ".

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

ĐÀN CỪU VÀ BẦY SÓI

...

Sói hay cừu?

Quay lại với ông già Alan. Nhiều người hỏi thế ông là sói hay cừu? Tôi cũng muốn hoang tưởng cho mình là một con sói thông minh kiểu The Lone Wolf của văn chương Âu Mỹ. Nhưng tôi biết cá tính mình không bao giờ có thể làm sói, dù lãnh tụ hay theo đàn. Mà mình cũng không phải là cừu để làm nạn nhân của ai. Ở tuổi này, tôi chỉ có thể làm một con khỉ già, sống trên những tàng cây cao, tránh xa nanh vuốt của loài sói.

Và những đêm sáng trăng, đứng trên xa, nhìn tiếng hú gọi đàn của bầy sói và tiếng la hét kinh hoàng của đàn cừu, tôi mới hiểu tại sao Joseph Conrad nói về The Heart of Darkness. Không làm gì hơn ngoài một tấm lòng bất nhẫn… nhưng phải lặng im chấp nhận quy luật và chu kỳ của thiên nhiên.

Alan Phan.//


December 17, 2012 By Alan Phan

15 December 2012
T/S Alan Phan

Một sự cố lúc lên 10 tuổi tạo nên một cảm nhận sâu sắc khiến tôi hiểu rõ mình hơn. Kiên, một thằng bạn thân luôn cặp kè bên tôi qua nhiều năm trường lớp, cùng tôi tạo cặp bài trùng giang hồ trong thế giới nhỏ bé của tuổi học trò. Cho đến một ngày, vì sự khích bác của một đứa con gái cùng học, chúng tôi chửi nhau và kết thúc bằng một cuộc vật lộn, giữa tiếng reo hò của nhóm.

Kiên lớn xác hơn tôi, nên sau một hồi, nó nằm trên và đấm liên tiếp vào mặt tôi. Sưng bầm, đau đớn, tôi loay hoay mò tìm được một cục đá lớn, đập thẳng vào trán nó. Máu phọt ra, Kiên sợ khóc rống và tôi cũng sợ, khóc theo. Sau khi lãnh thêm nhiều roi vọt từ thầy giám thị đến ông bố, chúng tôi làm lành và nắm tay nhau, hứa không bao giờ để một đứa nào, trai hay gái, làm sứt mẻ tình bạn. Nhất là một đứa con gái mập, mặt rỗ và hôi hám. Chúng tôi không hiểu ma quỷ nào đã khiến chúng tôi ngu thế.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

BÊN THẮNG CUỘC. HUY ĐỨC

ĐỌC SÁCH:

https://docs.google.com/file/d/1cOeIj9F0nQH4CmL_Rrgo5byuf9aSCLoYf_qqueb3dQCXI4AYB2YYcY-tDDb1/edit

TRUNG QUỐC ẨN NÚP PHÍA SAU MÀU SƠN TRẮNG



http://www.strategypage.com/htmw/htsurf/articles/20121211.aspx

Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Strategy Page
Ngày 11 tháng 12, 2012

Gần đây nhiều nước đã cực lực phản đối thông báo của Trung Quốc về các quy định mới, sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng Một tới đây, bao gồm việc hải quân Trung Quốc sẽ tuần tra và hộ tống hoặc trục xuất tàu nước ngoài trong vùng Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đã rất thông minh về cách ứng xử của họ đối với việc này. Trung Quốc không có kế hoạch phủ lớp sơn màu xám lên các tàu hải quân để ngăn chặn và quấy rối các tàu nước ngoài, ngược lại, họ đã sử dụng lớp sơn trắng của các tàu tuần duyên. Màu sơn trắng và các sọc đỏ dọc trên thân tàu được quốc tế công nhận là màu sơn của tàu tuần duyên. Điều này ít nhất là không mang lại nhiều đe dọa so với các tàu chiến. Trung Quốc cũng kêu gọi các tàu dân sự (trong đó chủ sở hữu của các tàu này hiểu rằng từ chối giúp đỡ không phải là cách mà họ có thể lựa chọn) nhập cuộc ngăn chắn các tàu nước ngoài. Vì vậy, nếu các tàu chiến nước ngoài nổ súng để đe dọa và xua đuổi các tàu quấy rối này thì ngay lập tức họ trở thành những kẻ xấu.
Trung Quốc có khoảng ba tàu tuần duyên hạng nặng 1.500 tấn (được biết đến với tên gọi “máy cắt” theo cách nói của người Mỹ) đang được xây dựng, một phần trong số 36 chiếc trong đơn đặt hàng. Tất cả các tàu này thuộc Cơ quan Giám sát Biển Trung Quốc (China Marine Surveillance – CMS). Bảy trong số các tàu mới này có kích thước của tàu hộ tống (1.500 tấn), trong khi phần còn lại là các số nhỏ hơn (15 chiếc có trọng lượng 1.000 tấn và 14 chiếc có trọng lượng 600 tấn). Trong một thời gian dài, việc tuần tra ven biển được thực hiện bởi lược lượng hải quân. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, lực lượng tuần duyên đã có được nhiều tàu mới hơn. Kế hoạch giao 36 chiếc tàu cho CMS sẽ được hoàn thành trong vòng hai năm tới. Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển giao lại các loại tàu chiến nhỏ hơn (tàu hộ tống loại nhỏ) cho các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau chịu trách nhiệm về an ninh biển. Ngày 1 tháng Một tới đây Trung Quốc sẽ chính thức ra lệnh kiểm soát các bờ biển tại các đảo không có người ở, cũng như các bãi đá ngầm và rạn san hô ở khu vực Biển Đông. Điều này sẽ làm cho rất nhiều các khu vực được xem là thuộc vùng biển quốc tế, được Trung Quốc đưa vào chủ quyền của nước này. Và hiện Trung Quốc đang cần thêm tàu để có thể thực hiện những hoạt động này.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

THAM NHŨNG VÀ TIỀM NĂNG KINH DOANH CÓ LÚC ĐI ĐÔI VỚI NHAU



http://blogs.reuters.com/globalinvesting/2012/12/07/corruption-and-business-potential-sometimes-go-together/

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Alice Baghdjian, Reuters

Trong tuần vừa qua, các nước như Uzbekistan, Bangladesh và Việt Nam vừa vui vừa buồn cũng sau khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2012.
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng được biên soạn bởi cơ quan giám sát Minh bạch Quốc tế có trụ sử tại Berlin, đo lường mức độ cảm nhận tham nhũng trong các lĩnh vực công tại 176 quốc gia và cả ba nước trên đều nằm ở gần cuối bảng.
Uzbekistan đứng vị trí thứ 170 với Turkmenistan (thứ hạng cao biểu thị mức độ tham nhũng cao). Việt Nam được xếp hạng 123, đồng hạng cùng với các nước như Sierra Leone và Belarus, trong khi đó Bangladesh đứng hạng 144.
Những phát hiện trên đều không có gì ngạc nhiên. Nhưng chúng ta nên xem xét việc này. Cả ba quốc gia trên được cho là có nền kinh tế và tăng trưởng tốt nhất trong vòng hai thập kỷ tới. Đó là theo kết quả của một nghiên cứu khác được công bố trong cùng một tuần.
Trong một bảng nghiên cứu do công ty tư vấn rủi ro chính trị Maplecroft thực hiện, cả ba nước Uzbekistan, Việt Nam và Bangladesh đều lọt vào top 20 nước có triển vọng tăng trưởng kinh doanh tốt nhất, và xếp hạng cao hơn cả Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

CƯỚP GIẬT SÀI-GÒN: RUN SỢ, LÃNH CẢM HAY CHIẾN ĐẤU?


Tác giả: Duy Chiến

Tiếng cô gái la thất thanh. Lạ thay, dòng người đi qua bình thản như không. Những người chạy xe phía trước nghe tiếng xe bọn cướp rú ga tăng tốc còn ngoan ngoãn nép vào cho chúng vọt lên tẩn thoát.
Thời gian gần đây, tình hình trật tự trị an ở TP.HCM đã xảy ra tới mức báo động. Bọn cướp đã "nâng cấp" một cách đáng sợ: Từ chỗ giật đồ của người đi đường, cùng lắm là đạp cho ngã lăn ra để người bị cướp giật không đuổi theo; nay chúng nâng lên một cấp, chém trước, lấy đồ sau! Chưa bao giờ người dân TP lo sợ mỗi khi đi ra đường như bây giờ...
Chặt tay vì xe... không nổ máy
Chủ tịch UBND TP.HCM đã phải lên tiếng trước hiểm họa kinh hoàng sau vụ chị Thúy bị chặt tay ở chân cầu Sài Gòn. Những tên cướp không lấy được chiếc xe SH đắt tiền của nạn nhân không phải vì bị ai ngăn cản, mà vì chiếc xe lúc ấy... không chịu nổ máy!
Có nhiều ý kiến được đưa ra trước thực trạng cướp giật leo thang, "nâng cấp" khát máu, tàn bạo. Các chuyên gia cho rằng do kinh tế bị khó khăn, suy giảm, số doanh nghiệp đóng cửa làm gia tăng người thất nghiệp, ảnh hưởng dây chuyền đến toàn xã hội.
Các nhà giáo dục than phiền, do sự băng hoại của đạo đức xã hội, giáo dục cộng hưởng với những khó khăn về kinh tế. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cho rằng, do công tác tuyên truyền pháp luật bị hạn chế, tệ nạn xã hội gia tăng, số thanh niên hư hỏng nhiều, rơi vào vòng xoáy ăn chơi, đua đòi, hút chích v.v....

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

TÂM SỰ HAI DÒNG SÔNG

...Nhưng trường hợp cướp nước của Hoàng Hà và Dương Tử thì sao? Và nhìn lên cõi đó, nhiều dòng sông Á châu trên cao nguyên Thanh Tạng và Hy Mã Lạp Sơn cũng gặp vấn đề tương tự... Hay Mekong và sông Hồng, nếu bị khống chế ở trên, thì bài toán an ninh và kinh tế sẽ ra sao?

Hạ hồi phân giải hay Thất thủ Hạ Bì?.//

Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Chuyện Nước Nôi Của Nước Mỹ

Nếu không có gì thay đổi – mà thay đổi không dễ - sau ngày 11 Tháng 12 Hoa Kỳ sẽ có thêm một tranh chấp nữa. Lần này là giữa hai dòng sông Mississippi và Misouri.... Hậu quả sẽ là miếng cơm manh áo và một bong bóng về giá lương thực.


Hãy nói về bối cảnh của một chuyện bị lãng quên: thế giới cần lúa mì và ngô bắp. Cùng với gạo, ngô và mì là hai nguồn lương thực quan trọng nhất cho cả người và vật và nhiều ngành kinh tế. Đa số các quốc gia trồng trọt hai loại mể cốc này thì sản xuất bao nhiêu là ăn hết bấy nhiêu. Chỉ có bảy nước dư mì và bốn nước dư bắp để xuất cảng. Trong số này, Hoa Kỳ là đại gia đáng kể.

Mà chúng ta cũng hiểu rằng có gạo là có dân. Hoặc lương thực mới là sản phẩm sinh tử, không có thì chết. Chứ xăng dầu chỉ là sản phẩm chiến lược.

Ai theo dõi chuyện kinh tế đều thấy rằng trên thị trường thương phẩm (commodities market, gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, lương thực và kim loại) thì giá ngũ cốc đã tăng, khoảng 20% kể từ tháng này. Lý do chính yếu là thời tiết. Mùa Hè khô cạn tại nhiều quốc gia của Bắc bán cầu (Âu Châu, Nga và Hoa Kỳ) đánh sụt sản lượng ngũ cốc, trong đó quan trọng nhất là ngô và mì.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

NGƯỜI PHỤ NỮ THÁCH THỨC BẠO QUYỀN

BÙI VĂN NAM SƠN

HANNAH ARENDT

...Nói cách khác, khi con người tập hợp lại để đưa ra những quyết định thì tập hợp ấy trở thành không gian thể hiện quyền lực. Những quyết định sẽ vô nghĩa, nếu không có những kẻ tuân lệnh và thực hiện chúng. Câu hỏi nghiêm trọng đặt ra qua bài học điển hình của tội ác phátxít: những kẻ “chỉ” tuân lệnh thôi thì có phải chịu trách nhiệm hay không? Arendt dứt khoát trả lời: “Trong thế giới chính trị của người lớn, từ “tuân lệnh” chỉ là một cách nói khác của sự tán đồng và ủng hộ”. Mọi hình thức bạo quyền đều dựa trên sự tán đồng công khai hoặc thầm lặng của số đông, và không thành viên nào trong số đông ấy có thể rũ bỏ trách nhiệm...

Người phụ nữ thách thức bạo quyền Nhắc đến “nguyên tắc trách nhiệm” của Hans Jonas (Chỉ có thể hy vọng khi biết sợ!), ta không thể không nhớ đến một nhân vật cùng thời: Hannah Arendt (1906 – 1975), khuôn mặt nữ khá hiếm hoi trong hàng ngũ những nhà tư tưởng hàng đầu thế kỷ 20, chung quanh mối quan hệ giữa quyền lực và trách nhiệm.



“Sự tầm thường của cái ác”

Gốc Do Thái, bà phải hai lần chạy tránh hoạ phátxít: năm 1933, sang Pháp sau khi Hitler lên cầm quyền, rồi năm 1941 sang Mỹ khi nước Pháp bị Hitler chiếm đóng. Từ trải nghiệm bản thân, bà đi sâu nghiên cứu các cơ chế quyền lực, suy ngẫm về những hậu quả của chúng và đặt lại vấn đề trách nhiệm của xã hội trước những hậu quả ấy. Theo dõi phiên toà xét xử Eichmann, tay trùm phátxít thân tín của Hitler, bà đưa ra nhận xét nổi tiếng: Eichmann là một tay quan liêu đầy tham vọng, hiện thân cho sự “tầm thường của cái ác”. “Tầm thường”, vì hắn ta chỉ hành động đơn thuần theo mệnh lệnh, và lạnh lùng xem việc giết người hàng loạt chỉ từ giác độ của sự hiệu quả và quán tính của bộ máy tổ chức.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

GIỚI TRUNG LƯU SUY THOÁI CÓ CÒN CHO TỰ DO DÂN CHỦ SỐNG SÓT ĐẶNG CHĂNG?

Tương lai lịch sử trên thế giới có lẽ chúng ta
cũng cần biết qua :


G S Tôn Thất Trình




Sau đây là phần lớn suy tư của Francis Fukuyama , chánh chuyên viên Trung Tâm Dân
Chủ - Democracy, Phát Triễn – Development và Quyền Lực Thống Trị của Luật Lệ- Rule of
Law, viện đại học Stanford, Bắc Ca Li-Hoa Kỳ, tác giả sách mới trước đây Nguồn gốc Trật tự
Chánh trị từ Thời Tiền Nhân loại đến Cách Mạng Pháp- The Origin of Political Order from
Prehuman Times to the French Revolution .

Phần I.

Vài điều lạ lùng đang xảy ra trên thế giới ngày nay. Khủng hoảng tài chánh tòan cầu khởi sự
năm 2008 và khủng hỏang đang tiếp diễn của đồng euro, cả hai là sản phẩm của kiểu mẩu tư bản
tài chánh điều hòa nhẹ nhàng, đã trổi dậy ba chục năm vừa qua. Tuy vậy, dù rằng tức giận lan
tràn về vụ Wall Street giúp đở thóat khỏi tình thế khó khăn, cũng không thấy cánh tả chủ
nghĩa dân túy Hoa Kỳ - American populism bừng lên to lớn phản ứng lại. Có thể hình dung
được phong trào Chiếm đóng- Occupy Wall Street sẽ kéo ra thêm , nhưng phong trào dân
túy mới động năng nhất đến nay lại là Đảng Trà – Tea Party phái hửu , mà mục tiêu chánh là
quốc gia điều hòa cố tìm cách bảo vệ dân giả bình thường khỏi tay các kẻ đầu cơ tài chánh. Điều
tương tự cũng đang xảy ra ở Âu Châu, tại đây tả phái đang thiếu máu và các đảng hửu
phái đang di chuyễn.

THUYẾT ĐẤU TRÍ


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2012-12-05

Trong một chương trình chuyên đề cách đây hai tuần, chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trình bày các xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc.


AFP photo

Nhà toán học Thomas C. Schelling nói chuyện với sinh viên tại trường Đại học Maryland sau khi ông được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho việc sử dụng lý thuyết đấu trí để giải quyết xung đột hôm 10 Tháng 10 năm 2005.

Nội dung của tiết mục này được nhiều thính giả chú ý, và câu hỏi được nêu ra là các nước có thể làm gì để ứng phó với động thái của lãnh đạo xứ này?

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Hôm 21 Tháng 11 vừa qua, ông có phân tích các thủ thuật đàm phán ngoại giao và thương thuyết kinh tế của lãnh đạo Trung Quốc với nhiều nhận xét gây chú ý về nỗi khó khăn của các nước trong tiến trình hợp tác với Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh đó, thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết các nước đối tác có thể làm gì khi thương thuyết với Trung Quốc hầu bảo vệ được quyền lợi của họ?

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

TƯ DUY VIỆT CÓ ĐANG LẠC ĐIỆU?


Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Thứ hai, 3 tháng 12, 2012

Điểm qua 100 người được trang Foreign Policy chọn làm ‘những khối óc toàn cầu’ năm 2012 điều đầu tiên tôi nhận thấy là không có ai từ Việt Nam.
Các tên tuổi người Việt hoặc gốc Việt ở nước ngoài mà báo chí trong nước nhắc đến như gương sáng trong nhiều lĩnh vực cũng không lọt vào danh sách ‘100 global thinkers’.
Không thể nói 90 triệu người Việt Nam trên toàn cầu thuộc nhóm không suy nghĩ gì.
Nhưng có vẻ như các bộ óc Việt trong và ngoài nước đang lo những chuyện khác, không ‘cộng hưởng’ cùng nhân loại.
Hoặc chúng ta cũng nặng lòng ưu tư về các việc riêng, việc chung và có nhiều hoạt động nhưng vì tiếng nói quá yếu nên thế giới không biết đến.
Ta cũng có thể bác bỏ ‘bảng phong thần’ của Bấm Foreign Policy và cho rằng họ thiên vị.
Thế giới nghĩ gì?

KHÔNG CÒN LÀ DỰ ĐOÁN KINH TẾ NỮA

Alan Phan


Khi không biết đích đến là đâu, thì con đường nào cũng đều đến đích.

Thấm thoát đã năm hết Tết đến. Mùa của các dự đoán kinh tế cho 2013 bắt đầu.Các chuyên gia kinh tế kiếm cơm nhờ mùa này. Cá nhân tôi có 12 tờ báo đặt hàng; chưa kể đến những diễn thuyết tham luận tại các diễn đàn và hội thảo. Khi tôi từ chối vì thực ra không còn gì để dự đoán…ai cũng ngạc nhiên. Như Tết mà không có bánh mứt dưa hành, Xuân không có trẩy lộc mai đào…và báo Xuân không có dự đoán.

Các năm trước, những chuyên gia kinh tế kiếm tiền quá dễ. Trừ những anh chị phải lạc quan vì nhận chỉ thị hay tiền thưởng, bất cứ ai vô tư phán xét đều thấy rõ lối đi của chiếc xe kinh tế Việt.

Quá dễ để tiên đoán

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

ĐẬP TAN CÁC HUYỀN THOẠI VỀ VIỆT NAM


http://www.nytimes.com/2012/08/12/opinion/sunday/what-we-dont-know-about-vietnam-can-still-hurt-us.html?

Tác giả: Liên-Hằng Nguyễn

Người dịch: Dương Lệ Chi
11-08-2012

Khi cuộc chiến ở Afghanistan kéo dài mà không nhìn thấy chiến thắng dứt khoát cho Hoa Kỳ, và quân đội Mỹ bắt đầu rút quân, so với cuộc chiến Việt Nam một lần nữa lại được bàn tán khắp nơi, 50 năm sau khi cả Washington và Hà Nội đã quyết định tăng cường lực lượng ở miền Nam, Việt Nam. “Chỉ lướt qua các từ ngữ quan trọng về chiến tranh Việt Nam”, Tom Engelhardt đã viết trong tạp chí Mother Jones, lưu ý “có ‘vũng lầy’ ” và “ý tưởng về chiến thắng ‘trái tim và lý trí’” cũng như “quả bom có thể, hay trong kỷ nguyên của chúng ta, có thể cho máy bay không người lái, ‘các mật khu’ ở nước ngoài” và thậm chí ”phiên bản một người đàn ông Mỹ Lai”. Mặc dù những điều tương tự này đặc biệt hấp dẫn các nhà bình luận – những người xem cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan thậm chí còn vô nghĩa hơn cuộc chiến ở Việt Nam và chủ trương một sự rút quân nhanh – nhưng họ sai lầm nghiêm trọng.
Trong nhiều vấn đề rút ra từ những bài học ở Việt Nam và áp dụng vào Afghanistan, đó là lịch sử của chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử của cuộc chiến này liên tục thay đổi khi có bằng chứng mới xuất hiện, đặc biệt là từ phía bên kia. Do không chú ý nhiều về việc tìm hiểu động cơ của kẻ thù, các động lực bên trong và các mối quan hệ đối ngoại, chúng ta luôn có một hình ảnh không đầy đủ và thiếu chính xác về cuộc chiến tranh đó.
Nếu chúng ta muốn học hỏi từ quá khứ, thì nên từ bỏ bức màn tre mà từ lâu đã giấu việc Bắc Việt ra quyết định, để xua tan một số huyền thoại hằn sâu về cuộc chiến tranh thường được viện dẫn đó.
Người ta thường tin rằng miền Bắc Việt quyết định đi đến chiến tranh trong năm 1959-1960 là để cứu cuộc nổi dậy ở miền nam khỏi bị diệt trừ và Đảng Cộng sản có được sự ủng hộ không mệt mỏi của người dân Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng bằng chứng gần đây tiết lộ rằng, quyết định của đảng đi đến chiến tranh ở miền Nam, Việt Nam, có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề ở trong nước. Chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý từ các vấn đề trong nước, gồm một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn phá, một phong trào trí thức bất đồng chính kiến và một kế hoạch của chính phủ không thành công để chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

NHỮNG GÌ ĐÃ THỰC SỰ XẢY RA TẠI VIỆT NAM: MIỀN BẮC, MIỀN NAM, VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA MỸ



Tháng 12 2, 2012

Frederik Logvall

Trần Ngọc Cư dịch

Bài tiểu luận này chủ yếu bình luận về cuốn Hanoi’s War (Cuộc chiến của Hà Nội) của sử gia người Mỹ gốc Việt Liên Hằng T. Nguyễn, nhưng qua đó tác giả Frederik Logvall cũng điểm lại một số quan điểm sử học thịnh hành về cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Cho đến nay, những sách nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam (hay Chiến tranh Mỹ tại Việt Nam) đều xoay quanh vị trí trung tâm của Mỹ trên chiến trường này và được viết bởi các tác giả Mỹ là chính. Theo Logvall, tính đột phá của Hanoi’s War là nhìn cuộc chiến qua tiến trình hoạch định chiến lược của Hà Nội, đặt cặp bài trùng Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vào vị trí trung tâm của tiến trình này, đồng thời mô tả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp như những nhân vật đang bị đào thải ra vị trí bên lề trong giai đoạn cuối của cuộc xung đột. Trở ngại chính của Liên Hằng T. Nguyễn khi cố gắng đưa ra sử quan mới của mình là bà không tiếp cận được các nguồn tư liệu trực tiếp (primary sources), tức các hồ sơ lưu trữ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, hay các nguồn tin cấp cao. Ở điểm này, chắc chắn bà Liên Hằng cũng chia sẻ nỗi khổ tâm của các sử gia Việt Nam nếu họ có tham vọng viết về “Chiến tranh Mỹ tại Việt Nam”, Chiến tranh Biên giới Việt-Trung, v.v… dưới ánh sáng sử học như một khoa học khách quan và lạnh lùng chứ không phải là một công cụ tuyên truyền của giới thống trị.
Trần Ngọc Cư
____________

KHI VÀO HÚNG HẮNG



Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Tổng thống Barack Obama đã tái đắc cử và đảng Dân Chủ chiếm thêm nghế trong Quốc hội dù kinh tế chưa khởi sắc, thất nghiệp còn cao và lợi tức trung bình của người dân bị sụt trong nhiệm kỳ đầu của ông. Người ta đã luận bàn về các nguyên nhân của nghịch lý này. Do tài năng của đảng Dân Chủ hay khiếm khuyết của đảng Cộng Hoà? Vì sự chuyển dịch dân số và đổi thay văn hoá khiến thiểu số da màu và các đề tài xã hội như thuốc ngừa thai hay quyền hôn nhân đồng tính đã có ảnh hưởng hơn xưa? Câu trả lời thật ra chỉ có ích cho cuộc tranh cử tới. Riêng người viết vẫn trở lại truyền thống tự bắn vào chân rồi tự vả vào miệng của phe Cộng Hoà, được trình bày từ đầu năm nay qua bài "Bầy voi Donner và cuộc hành trình bi hài của đảng Cộng Hòa..." (số ra ngày 30 Tháng Giêng).

Hãy để bầy voi dày xéo nhau mà ngó về tương lai.

Hoa Kỳ xoay về chốn cũ với hệ thống chính trị hai đầu. Đảng Dân Chủ kiểm soát Hành pháp và Thượng viện, đảng Cộng Hoà giữ đa số tại Hạ viện và chiếm 30 ghế Thống đốc của 50 tiểu bang. Tình trạng lưỡng cực ấy tiếp tục cuộc tranh luận về ngân sách và nội trị, với biệt tài của Obama và đảng Dân Chủ là dấy lên tinh thần tranh cử trong quần chúng. Và như mọi khi, đảng Cộng Hoà sẽ lại mắc bẫy nữa. Chuyện hai phe giằng co bên bờ vực ngân sách là hài kịch thời sự.

Nhưng trong bốn năm tới, Tổng thống Barack Obama sẽ dẫn nước Mỹ về đâu?

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

NGÀY INTERNET ĐEN VÌ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM


NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
03/12/2012

Kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân Quyền, thứ Hai ngày 10/12/2012, nhóm khởi xướng mời các trang web, blog, mạng xã hội cùng tham gia “Ngày Internet Đen vì Quyền Con Người ở Việt Nam – Internet Blackout Day for Human Rights in Vietnam”.



Ngày 10/12/2012:

Các trang web và blog hãy cùng:
- chuyển banner màu đen
- đăng thông tin và poster của ngày Internet Blackout
- hiện pop-up với thông điệp nhân quyền trên nền đen
Các trang Facebook hãy cùng:
- chuyển cover picture qua màu đen, và
- sử dụng poster có phông màu đen với một thông điệp về Quyền Con Người ở Việt Nam.
Mục tiêu:
Trong ngày Internet Blackout, chúng ta cùng nhau truyền tải những thông điệp đa dạng, những nguyện vọng và quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, nhằm kêu gọi sự chú ý của cộng đồng mạng và quốc tế về nhân quyền ở Việt Nam.
Tham gia:
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ https://www.thtndc.info/
Nhật Ký Yêu Nước https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1
Dân Luận http://danluan.org/
Con Đường Việt Nam http://conduongvietnam.org/
X-cafevn.org http://www.x-cafevn.org/
Dân Làm Báo http://danlambaovn.blogspot.com/
Quảng Trường Xanh
CLB Nhà Báo Tự Do (http://clbnbtd.info/)
Phía Trước – www.phiatruoc.info
Cách thức:
Trang event và các trang web tham gia sẽ cung cấp các mẫu poster và cover picture. Các cá nhân và tổ chức tham gia có thể thêm thông điệp về nhân quyền họ muốn truyền tải, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi không đưa ra một thông điệp cụ thể nào, để những cá nhân và tổ chức hưởng ứng có thể truyền tải bất kỳ thông điệp nhân quyền có ý nghĩa nhất đối với họ, và như vậy, để đảm bảo sự đa dạng trong các thông điệp được truyền tải.
Đây là một chương trình mở. Bên cạnh ý tưởng cơ bản về việc để nền màu đen, mọi sáng kiến khác đều được hoan nghênh và ủng hộ.

SỞ HỮU CỦA TOÀN DÂN


December 2, 2012

By Alan Phan

Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.
Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân. Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ.
May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm. Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.

Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông hoàn toàn đúng luật.

Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.


Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chỉ có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan). Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi một phiên tòa quóc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.

Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của xã hội.

Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.

Alan Phan