Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI PHỎNG VẤN: MỸ TRỞ VỀ NHÀ

BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI VIẾT: “MỸ TRỞ VỀ NHÀ”

Lê Văn Xương

https://docs.google.com/file/d/1k0XnVulLZXgXrqmEtyYjzcFI75dkBzZtYodJxWcvTzEQ1pPo12IhYxfM50zx/edit


Tiêu đề: “Mỹ trở về nhà” là nội dung cuộc trao đổi rất thẳng thắn giữa nhà báo nổi tiếng người Ba Lan, Ông Jacek Zakoursky thuộc tờ báo Politika với ông George Friedman, Chủ Tịch Cty dự báo chiến lược Straford, Ông G. F mới đây đã viết hai cuốn sách đưa ra các dự kiến cho 100 và 10 năm tới. Cuộc trao đổi rất thẳng thắn giữa hai nhân vật này thật đáng để chúng ta quan tâm, tìm hiểu đến nơi đến chốn về thực tế mà thế giới đang trải qua cũng như khả năng hành động của các phía liên quan đến các vùng địa lý chính trị mấu chốt của thế giới trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn sắp tới.

Xin lưu ý quý bạn độc về cách thức chuyển các thông điệp mật dưới dạng trao đổi như thế này hiện được xử dụng ngày càng nhiều hơn trong khoảng vài chục năm sau này, kể từ khi Internet được phổ biến rộng rãi, Wikileak là rất cụ thể, cách thức trao đổi của cá nhân tôi trên Đài Tiếng Nói VN/Hải Ngoại khởi đầu cách nay trên 15 năm cũng là một kiểu như vậy. Phương pháp này đã tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn so với kiểu tuyên truyền xám theo lối rỉ tai như đã rất thịnh hành trong thế kỷ trước, vốn được coi là phương pháp cổ điển vì chậm chễ và cũng khó đánh giá phản ứng của các phía, bạn cũng như thù về một vấn đề nào đó được coi là nhạy bén trong quan hệ song phương cũng như đa phương.



Ông G.F là một nhân vật đặc biệt nhất trong các nhân vật đặc biệt nằm ngoài, nhưng cũng nằm trong hệ thống quyền lực, thông qua Stratford chuyển ra bên ngoài các thông điệp kín để báo hiệu cho thế giới về hướng đi trong tương lai, được thể hiện dứoi dạng những bài phân tích tình báo được phổ biến công khai trên trang mạng Stratford. Như vậy cách thức hoạt động của Stratford được chính ông G.F xác nhận chỉ là phân tích, chứ không phải tình báo, nhận định của G.F khi so sánh công việc báo chí như ông Jacek Zakoursky với công việc của nhà phân tích rất rõ ràng, đó là: “nhà báo tìm hiểu việc đã sảy ra, nhà phân tích tìm hiểu việc sẽ sảy ra”.

Ông G.F cũng phân tích rất rõ cách hoạt động của tình báo với phân tích, tình báo Espionage là hoạt động gián điệp thâu thập mọi loại tin tức về bạn cũng như thù để phân tích xem bạn hay thù định làm cái gì và ta cần làm cái gì để mục tiêu mà ta đề ra được thực hiện, như thế trong tình báo, phân tích được coi là mấu chốt để cung cấp cho các nhà chính trị - là người xử dụng tình báo - hình thành được một hình ảnh tổng thể và trung thực về bạn cũng như thù, để trên căn bản đó nhà chính trị đề ra mục tiêu cho các cơ quan tình báo cũng như các cơ quan khác tiến hành các chủ chương chính sách cụ thể nhằm đạt đến một mục tiêu cụ thể mang tính quốc gia. Cho nên nhà chính trị nếu không được đào tạo và thử thách cẩn trọng trong môi trường tình báo, họ chả thể trở thành nhà chính trị được, quyền lực một khi được giao cho họ thì trước sau cũng dẫn đến chỗ mất nước thôi, tình báo với chính trị tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Ông G.F đã khẳng định Statford cũng làm công việc thâu thập tin tức và phân tích, nhưng ông không làm tình báo theo nghĩa Espionage, mà chỉ tập trung phân tích dựa trên các dữ kiện thâu thập được để hoàn thành các phân tích tình báo theo đơn đặt hàng của bất cứ khách hàng nào mà Statford ký hợp đồng. như vậy việc thâu thập tin tức chủ yếu dựa trên các trao đổi với một ai đó mỗi khi người của Statford có cơ hội tiếp súc thông qua hội thảo hoặc các kiểu khác ai mà biết được, thí dụ qua internet, báo chí, TV. Như vậy việc thâu thập dữ kiện được ông G.F nói đến là hoàn toàn hợp pháp, cái tài của Statford chính ở chỗ: “Ông cùng các cộng sự am hiểu về quy luật tiến hóa khách quan của lịch sử nhân loại, kết hợp với các hiểu biết cụ thể và xác thực về thế giới đương đại (bao gồm các văn minh cùng các quyền lực) để đưa ra dự kiến về hướng đi lâu dài của thế giới hoặc một nước nào đó theo đơn đặt hàng của nước đó. Trên nền tảng hướng đi dài hạn đó ông đưa ra các dự kiến ngắn hạn mươi năm hoặc vài chục năm phía trước, cũng như dự kiến các trở ngại sẽ sảy ra cùng các biện pháp phòng ngừa các biến động, một khi biến động đã sảy ra thì cách sửa chữa như thế nào cho phù hợp nhất với hướng đi lâu dài của thế giới trong khả năng chịu đựng của quốc gia đó”

Dự kiến nêu trên thực ra chả có gì sai với những gì mà Statford đang làm, theo một cách nào đó cũng khá giống với cách mà RAND Corp đã hoạt động trong thời gian khoảng trên nửa thế kỷ qua, họ chuyên ký hợp đồng nghiên cứu cho các cơ quan của chính quyền Mỹ để hoạch định các kế hoạch cho một nước nào đó hoặc một khu vực địa lý chính trị nào đó mà chính quyền Mỹ có nhu cầu cần trợ giúp một cách kín đáo cố vấn phía sau để nước đó đạt được các mục tiêu đề ra, dĩ nhiên RAND cũng trực tiếp ký hợp đồng với chính nước đó với tính cách là cố vấn về đủ lãnh vực mà họ yêu cầu. Vai trò của RAND thực tế quan trọng hơn hẳn so với những gì mà ta được biết, với tính cách là một think-tank hàng đầu của nước Mỹ về Tổ Chức và Phương Pháp (O&M Organization and Method) RAND còn tham dự vào việc đề ra các hệ thống quản trị (System) của nước Mỹ để chuyển đổi nước Mỹ luôn được cách tân phù hợp với các phát kiến mới về kỹ thuật cũng như các thay đổi về mặt xã hội.

Như thế căn bản thì Statford và RAND hoạt động dựa trên cùng phương pháp, khác nhau ở chỗ RAND dựa trên các dữ kiện được coi là chánh thức xuất phát từ các cơ quan chính quyền Mỹ, trong khi Stratfor, trên nguyên tắc thuần túy tư nhân, nên xử dụng các nguồn tin lưu truyền cả bên ngoài lẫn bên trong chính quyền Mỹ; khác biệt ở chỗ Stratford không bị giới hạn trong cách loan tin, trừ các cam kết mật với khách hàng, trong khi RAND loan tin thường mang tính chánh thức. Chính ở chỗ này khiến cho Stratfor được tự do đề ra các đánh giá độc lập của mình mà ít bị các giới hạn bởi các điều luật của chính phủ liên quan đến công tác bảo mật đối với các tài liệu do chính phủ sở hữu, cho nên Stratfor là Cty tư vẫn tình báo là vậy, để qua mảng Statfor các nhà nước có thể kín đáo chuyển cho thế giới các thông điệp mật nhắm vào một đối tượng cụ thể nào đó, cuộc trao đổi giữa nhà báo Jacek Zakoursky với ông George Friedman là điển hình (VN chưa biết xử dụng lối truyền tải tin tức kiểu này).

Trong hàng loạt thông điệp do ông G.F chuyển đến cho thế giới, có những cái thật và cũng có những cái giả, thật/chân lẫn lộn khiến người đọc không nắm vững tình hình sẽ không thể giải thích được thực sự phía Mỹ thông qua Ông G.F muốn đưa ra tín hiệu cụ thể gì đối với các phía bạn cũng như đối thủ. Nội dung cuộc trao đổi này được coi là rất ngay thẳng dựa trên sự đánh giá của riêng cá nhân tôi đối với hàng loạt các tranh luận kín đáo cũng như công khai giữa Mỹ với mọi phía có liên hệ với Mỹ về các vấn đề lớn của thế giới đương đại, tưng vấn đề sẽ được giải thích trong từng mục sau của bài viết này.

Phương pháp mà ông G.F xử dụng như lời ông phát biểu chính là Học Thuyết Địa-Chính Trị, học thuyết đó được xây dựng dựa trên khái niệm về an ninh sinh tử của các nước nằm chung trong một khu vực địa lý nào đó, vì quyền lợi an ninh sinh tử của mỗi cộng đồng sinh sống trong vùng địa lý đó khiến mỗi nước vì nhu cầu an ninh sinh tử của mình phải thi hành chủ trương thôn tính chiếm đóng vùng lãnh thổ mà họ coi là thiết yếu để bảo đảm cho quyền lợi sinh tử của họ. Bất cứ thế lực nào chiếm được vùng chiến lược đó thì thế lực đó cũng sẽ tiến chiếm các vùng kế cận để trở thành thế lực thống lĩnh toàn vùng, quy mô của vùng địa lý chính trị ngày càng mở rộng tùy thuộc vào đà phát triển của quyền lực trong khu vực địa lý chính trị cụ thể nào đó, ngày nay mở rộng trên quy mô toàn cầu.

Để đánh bại tham vọng của quá nhiều nước cùng muốn thao túng chiếm đoạt vùng chiến lược mang tính quyết định nào đó, các nhà chiến lược mỗi nước đã đề ra nhiều học thuyết khác nhau liên quan đến việc xử dụng quyền lực để bảo đảm vị thế thống lĩnh tuyệt đối của một đế quốc nào đó đối với phần còn lại của thế giới. Thuyết Địa Chính Trị được các học giả Anh đề ra trong thế kỷ 19 được coi là học thuyết chính trị mang tính toàn cầu đã củng cố vị trí của Đế Quốc Anh trong mấy thế kỷ qua và hiện vẫn được coi là học thuyết chính định hướng chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 này. Học giả người Anh là Sir Halford Mackinder là người được coi đã tổng kết khái niệm chiến lược này trong tác phẩm viết năm 1904 nhan đề là “The Geographical Pivot of History” ông cũng là người đầu tiên nói về họa da vàng (Yellow Peril) cũng là người đã dự trù là một lúc nào đó thế lực không phải Phương Tây sẽ nổi lên thành hùng mạnh và Tầu sẽ xâm lăng Nga.

Nói thì có vẻ dễ, nhưng biết ứng dụng trong thực tế chả dễ chút nào, đòi hỏi lãnh đạo một nước phải am hiểu mang tính hệ thống về hàng loạt vấn đề liên quan đến an ninh thế giới, lịch sử nhân loại đông/tây cổ/kim, cũng như am hiểu về mưu thuật cùng cách dụng mưu thuật về đủ mọi lãnh vực chính trị khác nhau. Vì trong một vùng địa lý chính trị, thường gồm nhiều quốc gia trực tiếp trong khu vực đó, các nước này luôn mâu thuẫn với nhau từng cặp đôi về đủ mọi vấn đề đã từng tồn tại hàng nhiều ngàn năm, mà mâu thuẫn quan trọng nhất thường liên quan đến văn hóa tư tưởng khiến nước nọ chẳng thể dung nạp với nước kia được, thí dụ tại Đông Bắc Á giữa Nhật với Tầu chả thể sống chung được, giữa Nhật với Đại Hàn cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất định mặc dù họ cùng một gốc, giữa Tầu với Nga, giữa Nga với Nhật cũng vậy, các mâu thuẫn không ngừng ở đó khi có sự hiện diện của các thế lực Phương Tây trong vùng, giữa Anh với Pháp hay với Mỹ có những khác biệt nhất định về quyền lợi.

Cho nên bất cứ một động thái nào đó sảy ra trong vùng nọ ngay tức khắc sẽ tác động đến vùng kia làm gia tăng đối đầu trên quy mô toàn cầu, để dẫn đến chiến tranh vũ trang hoặc các hình thái chiến tranh khác để thiết lập một trật tự lớn nhỏ tùy thuộc vào đà tiến hóa của nhân loại. Căn cứ vào các diễn biến đó để tính toán hoặc xem xét đánh giá về cách thức mà các phía thực hiện các chủ trương chiến lược của mỗi phía để bảo đảm quyền lợi sinh tử của mỗi phía khác nhau, để trên căn bản đó ta tính toán xem: “nồ lực ngăn chặn chiến tranh hoặc đối đầu của họ sẽ dẫn đưa thế giới về đâu và rồi ra trong bao lâu nữa sẽ sảy ra truyện gì đối với từng phía (dự kiến tương lai), nếu các nỗ lực đó tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh vũ trang thì lúc nào, như thế nào, ở đâu, hậu quả sẽ ra sao trong ngắn hạn cũng như dài hạn”

Chiếm hữu là vấn đề thuộc về bản năng của con người nói chung được thể hiện dưới mọi hình thức đấu tranh bành trướng chiếm đoạt lãnh thổ cùng tài nguyên các loại để củng cố sức mạnh cho dân tộc mình, cho nên mâu thuẫn quyền lợi dẫn đến đối đầu trên mọi lãnh vực để hình thành quyền lực ngày càng lớn hơn. Các cuộc đối đầu giữa các quyền lực với nhau là một tiến trình không bao giờ chấm dứt cho đến khi loài người tìm được một giải pháp cuối cùng làm triệt tiêu nguồn gốc của đối kháng, để các phía cùng chấp nhận một phương cách ứng xử chung được các phía cùng chấp nhận thi hành, như vậy đối kháng thực sự không chấm dứt, đối kháng chỉ bị khuất phục bởi một lực mạnh nhất có khả năng tổng hợp được các lực khác nhau để buộc các lực đối kháng phải chấp nhận giải quyết mâu thuẫn thông qua hòa giải, tổng hơp để hình thành một ái mới lớn hơn, để rồi toàn khối đó lại phải đối đầu với đối kháng lớn hơn so với quá khứ trong tiến trình thống nhất nhân loại về một mối.

Học thuyết địa chính trị được coi là nền tảng giải thích mọi hình thái đối đầu mà loài người đã trải qua cho đến lúc này, muốn ứng dụng được học thuyết này thực chẳng dễ, nhà phân tích phải am hiểu ngọn nguồn liên quan đến tiến hóa sử của loài người từ khi văn minh được khởi đầu đến nay để xác định mâu thuẫn cùng dự kiến phản ứng dây chuyền giữa các phía liên quan trong nỗ lực hình thành các khối quyền lực quân bình nhau trong thế động để quyền lợi của các phía được bảo đảm trong thế cân bằng trong khi cả hệ thống vẫn không ngừng phát triển dựa trên đấu tranh liên tục giữa các bộ phận hình thành hệ thống quyền lực đó. Nói thì dễ nhưng biết ứng dụng vào thực tế để đánh giá về thế giới hầu dự kiến những việc sẽ sảy ra như lời ông G.F là việc cực kỳ khó khăn, việc này đòi hỏi người phân tích phải nắm vững sự thẩm định lịch sử nhân loại cũng như lịch sử mỗi nước trong mối quan hệ giữa họ với nhau cũng như các ảnh hưởng giao thoa giữa chủng tộc cũng như văn hóa khác nhau, để dự kiến phản ứng của mỗi phía liên quan đến một tình huống cụ thể nào đó. Ngay tức khắc phản ứng của một phía này sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng của các phía có liên quan như một tiến trình không bao giờ dứt, nhà phân tích phải nắm vững quy luật khách quan dựa trên thuyết địa chính trị để dự kiến từng bước cụ thể của tình hình thế giới hoặc khu vự để đưa ra các khuyến cáo cần thiết đối với người thi hành các chính sách của quốc gia hoặc khách hàng theo đơn đặt hàng của họ.

Người Việt ta chưa hề quen với phương pháp tôn trọng sức mạnh trí tuệ kiểu này, do chỗ trình độ của người Việt ta còn quá thấp, chưa nhìn thấy tầm quan trọng của các giá trị tinh thần khi một nhà phân tích lỗi lạc cho một lời khuyên. Người Việt ta chỉ mới đạt đến trình độ coi sức mạnh vât chất là quyền lực tối thượng, nên chưa thấy giá trị của sức mạnh tinh thần quan trọng như thế nào đối với những công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia, đối với các công trình như vậy, sai lầm sảy ra mà ít ai hay biết, khi biết thì đã quá trễ, cái giá phải trả là sự tan rã của cả dân tộc chứ chẳng chơi. Những người đi buôn lớn tức là các nhà ngân hàng, các nhà tài chánh , các nhà công nghiệp cũng vậy, khi chưa biết về giá trị của cải tinh thần chưa thể làm giầu được, chưa thể xây dựng đất nước được, của cải mà họ tích lũy được rồi ra cũng sẽ mất hết thôi.

Đối với Ông G.F qua bài này cho thấy phía Mỹ muốn gởi thông điệp cụ thể đến cho thế giới: “nước Mỹ trở về nhà” được coi như kiểu Mỹ mất hết kiên nhẫn đối với thế giới, sau một thế kỷ nước Mỹ đã hy sinh nhiều, nhưng các quyền lực lớn trên thế giới vẫn miệt mài vì quyền lợi riêng của mình, nên Mỹ chán chường quay trở về để xây dựng lại nước Mỹ là trên hết. Điều này có nghĩa là: “việc của ai người ấy tự lo lấy, Mỹ có can dự ở đâu đó thì cũng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi sinh tử của Mỹ mà thôi, Mỹ chấm dứt việc can thiệp vào tình hình các khu vực địa lý chính trị nhạy bén trên phạm vi thế giới, nhất là tại lục địa Á Châu”, chủ trương trở về nhà của Mỹ thực tế đang được khai triển về nhiều lãnh vực, chúng ta cần theo dõi cẩn trọng tình hình để biết rõ những gì sẽ sảy ra trong tương lai, chi tiết từng việc sẽ được trình bày qua các điểm mà ông George Friedman trả lời nhà báo Jacek Zakoursky người Ba Lan.

Trở về nhà là chiến lược được Mỹ thi hành trong thực tế nhằm đáp ứng với chủ nghĩa quốc gia chủng tộc đang mở rộng tại Á Châu Lục Địa khiến tình hình thế giới có thể bị nổ tung vào một lúc nào đó, có thể trong dăm sáu năm sắp tới đây chăng, kế đến là thái độ bất hợp tác của Bắc Kinh quyết không ứng dụng thương mại song phẳng trong quan hệ với Mỹ khiến cho phía Mỹ cứ bị mất máu vì thặng dư thương mại của Bắc Kinh với Mỹ hàng năm, kế đến là Âu Châu đã không chịu chấp nhận thực hiện các cải tổ để nhận trách nhiệm trên vùng địa lý chính trị kế cận Âu Châu, nói chung chủ trương trở về nhà của Mỹ chính là dũ bớt các đeo bám của các nước khác chỉ quen ỷ lại vào Mỹ như con bò sữa cung cấp sữa cho họ như Tầu là cụ thể, mà chả chịu đứng vững trên đôi chân của mình.

Chủ trương này được thể hiện rõ rệt qua các tranh luận trong cuộc bầu cử vừa qua khi Ông Mitt Romney cực lực đả kích Trung Quốc như kẻ ăn trộm Job của người lao động Mỹ, khiến cho ông Obama dù thắng cử phải quan tâm thi hành chủ trương bảo vệ guồng máy sản xuất tại Mỹ. Cụ thể Apple và Cty nhà thầu Foxconn của Đài Loan bị áp lực của dư luận Mỹ nên phải chuyển một phần sản xuất về Mỹ để cung ứng cho khách hàng tại Mỹ, mọi sản phẩm của Apple được tập trung sản xuất tại Hoa Lục nơi Foxconn xử dụng đến 2 triệu công nhân T/Q. Apple chỉ mới là điển hình trong chủ trương trở lại Mỹ của các cty Mỹ, hàng loạt các cty khác cũng đang dự tính mở lại các phân xưởng tại Mỹ do giá cả sản xuất tại Mỹ không quá cách biệt so với tại Hoa Lục. Việc này liên quan đến an ninh kinh tế của Mỹ về lâu về dài, nếu Mỹ quá chú trọng đến nước Mỹ hải ngoại thì đến một giới hạn nào đó chính quốc Mỹ sẽ bị bại vong trước các thế lực bên ngoài như kiểu Hán Hoa đang thực hiện, mặt khác Mỹ phải chuẩn bị để bất cứ lúc nào khi Á-Châu lâm vào cuộc chiến lớn với các ảnh hưởng của các loại phóng xạ thì các sản phẩm sản xuất tại Mỹ để tiêu thụ tại thị trường Mỹ được coi là sản phẩm an toàn nhất.

Trong toàn cảnh đó bài viết này nhằm giải thích một số thông tin mà Ông G.F đã trình bày một cách không chánh thức về lập trường của Mỹ đối với nhiều vấn đề của thế giới hôm nay.

1 – Khi nhà báo J.Z đặt câu hỏi: “không có đế quốc nào không có vấn đề với nền cộng hòa, từ Rome, Nga” G.F đã trả lời “bởi họ còn muốn là đế quốc, Mỹ không có dụng tâm. Còn có sự khác biệt là, trong mỗi đế quốc có giai cấp sẵn sàng đình chỉ các hoạt động dân chủ, ở Mỹ không có giai cấp này, chúng tôi là xã hội được xây dựng trên nền tảng dân chủ, con cháu chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh vì nó”. Khái niệm về đế quốc mà ông J.Z nêu ra ở đây ám chỉ một thế lực hùng mạnh có khả năng áp đặt, theo nhiều cách khác nhau, quan điểm cũng như cách ứng xử của mình lên một khu vực địa lý nào đó, thế lực đó được mặc nhiên coi là đế quốc. Ông G.F trả lời rất rõ: dân Mỹ không muốn nước Mỹ là đế quốc, mặc dù ảnh hưởng của Mỹ trải rộng trên quy mô toàn cầu, bất cứ việc gì sảy ra trên thế giới này thì các bên liên hệ đều hướng về Mỹ để xem Mỹ sẽ làm gì.

2 – Đối với thái độ của Âu Châu nói chung về các vấn đề thế giới, ông G.F đã phát biểu quan điểm có ý chê trách Âu Châu đã hành động quá ít ngay cả đối với vùng Địa Trung Hải nằm sát cạnh Âu Châu, như tại Libya, các ông không thể mãi mãi lợi dụng chúng tôi, chúng tôi không có quyền lợi gì đáng kể ở đó. Khi ông nêu lên quan niệm về thế giới cần đa cực, việc này hàm ý nhắm vào việc thế giới không muốn nhìn thấy Mỹ là thế lực duy nhất thao túng thế giới, nhưng ông G.F cho hay: các anh chỉ nói suông chứ chả làm gì để tạo ra một cực khác làm đối trọng với Mỹ. Khi so sánh thái độ bạc nhược của Âu Châu nói chung trước các thách đố do Viễn Đông gây ra ngày càng lớn và nguy hiểm có thể làm đảo lộn thế giới này, nhất là khi đặt trong tương quan thế lực giữa đông với tây, ta dễ thấy là tương quan quyền lực ngày càng nghiêng về phía phương Đông. Như T/Q chẳng hạn họ đang nuôi tham vọng rất lớn hướng tới việc lật đổ văn minh cùng giá trị của Phương Tây nói chung chứ đâu phải chơi, thái độ thờ ơ của Âu Châu (bao gồm cả Nga) là đáng trách, khi các anh không nhìn thấy hiểm họa lớn phía trước chỉ quen dựa vào Mỹ.

Tình hình này khiến Mỹ phải cân nhắc các chọn lưa đối với Âu Châu cũng như đối với Á Châu Viễn Đông được thể hiện qua các câu trả lời sau. Vả lại thực sự có gì chắc chắn là các đồng minh hiện nay của Mỹ tại Á Châu về lâu về dài sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ để ổn định thế giới, một khi tương quan lực lượng Đông/Tây thay đổi có lợi cho Phương Đông thì khi đó thái độ của đồng minh hiện nay của Mỹ cũng là của Phương Tây nói chung sẽ trở nên nghi ngờ về công cuộc hợp tác đã được Mỹ xây dựng trong hơn 60 năm qua tại khu vực Á Châu TBD. Đó là câu hỏi lớn phải được đặt ra lúc này, tiếc thay cả Nga lẫn Âu Châu vẫn cố tình ngủ quên trên đe dọa rất thực không phải chỉ đối với Phương Tây không thôi mà đối với toàn cầu, như một kiểu chuyển trục của địa cầu vậy. Cần lưu ý là khi Mỹ bàn đến sự chuyển trục trái đất thực ra chính là bao hàm ý nghĩa chính trị vừa nêu, chứ không phải là chuyển trục bắc/nam như đa số suy nghĩ, do thế Mỹ thúc đẩy Âu Châu phải gấp rút xét lại toàn diện để quyết liệt thực thi cải cách dứt khoát (việc này rồi ra sẽ bàn về vấn đề tương lai của VN trong cuộc cờ lớn đó).

3 – Khi J.Z hỏi về lợi ích của Mỹ trong việc bảo vệ các hòn đảo của Nhật trước T/Q, Ông G.F cho biết: “đó không phải là vấn đề chính trị quan trọng của chúng tôi, chiến tranh với T/Q sẽ không sảy ra, chỉ có một tầu sân bay, họ không thể tấn công chúng tôi được, với Mỹ T/Q đưa tầu đánh cá cùng vài tầu pháo hạm nhỏ đến vùng đó chưa đủ để tiến hành chiến tranh”. Nhận định tương tự đã được tôi phát biểu khá lâu trước đây, tôi biết chắc là Mỹ không dại gì can thiệp vào cục diện Á Châu Lục Địa, vì Á Châu thuộc về văn hóa khác với Phương Tây, lục địa Á Châu còn quá lỗi thời và lạc hậu, địa thế không thuận lợi cho bất cứ kiểu can thiệp vũ trang toàn diện nào của Mỹ vào lục địa Âu Á. Ngay cả sự can thiệp của Mỹ vào Irak hay Afghanistan cũng phải có lý do chính đáng, hoặc phải làm cho sự can thiệp đó là chính đáng để thuyết phục người dân Mỹ và thế giới, cho nên chủ trương của Mỹ là: “việc của Á Châu cứ để cho Á Châu tự giải quyết, bằng cách đẩy họ vào con đường tái vũ trang giữa các thế lực lớn, việc này sẽ dẫn đến chiến tranh giữa họ với nhau, Mỹ sẽ nương theo tình thế đó mà hành động. Hải và không lực của Tầu còn quá yếu kém so với Mỹ, thậm chí cả với Nhật thì làm sao Tầu dám đánh nhau với Mỹ trên biển TBD vào lúc này, khi Mỹ, Tầu cũng như Nhật đều chẳng muốn chiến tranh trên biển, tất yếu họ phải nói truyện với nhau về vấn đề họ có thể thỏa thuận được, vấn đề nào chưa thỏa thuận được các phía được toàn quyền thi hành không bị giới hạn, vấn đề đó chính là cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô lớn tại Á Châu TBD.

4 – Chiến tranh với T/Q không quan trọng, ông G.F cho hay: “chiến tranh với T/Q không quan trọng, không thể chiếm đóng T/Q, Mỹ kiểm soát đại dương, T/Q hiểu rằng không thể tấn công Nhật cũng như Đài Loan, nếu T/Q tấn công Nhật, Đài Loan hay Nam TT chúng tôi có thể giúp đỡ nhưng không gởi quân tới T/Q, Nga và T/Q không phải là vấn đề của chúng tôi, vấn đề là phục hưng Nhật Bản thành một cường quốc hùng mạnh về quân sự”. Chủ trương này đã được tôi trình bày rất chi tiết trong phần đầu của cuốn sách Nhật/Hoa Chiến Kỷ, kể cả việc giải thích chi tiết lý do tại sao Mỹ không đổ quân vào Lục Địa Á Châu sau thế chiến II. Khi ông G.F nói chiến tranh với T/Q không quan trọng thì điều đó có nghĩa là Mỹ có dư khả năng đánh tan T/Q nhưng đánh để làm gì, cái giá của chiến thắng như vậy chả mang ý nghĩa gì cả so với cái giá phải trả khi T/Q tan rã vì chiến tranh, vả lại các yếu tố tự phân rã đã nằm ngay trong đế chế Trung Hoa, Mỹ đâu cần phải gây chiến với T/Q. Khi ông nói Nga và T/Q không phải là vấn đề của chúng tôi, vậy là vấn đề của ai? câu nói này hàm ý là cả ba phía Nhật/Trung/Nga cùng chạy đua vũ trang, giữa họ sẽ vừa phải hợp tác với nhau, vừa kềm chế nhau trong khi vẫn cạnh tranh với nhau cho đến khi tình hình chin mùi khiến các phía phải chấp nhận toàn cầu hóa, rõ ràng Nga là vấn đề của Tầu và Âu Châu cùng thế giới Hồi Giáo.

Phục hưng Nhật Bản được coi là mấu chốt trong sách lược tại Á Châu TBD của Mỹ, đó cũng là mối âu lo nhất của Tầu, thực tế Nhật vẫn bao vây Tầu, sức mạnh kỹ thuật cùng sự vững mạnh của xã hội Nhật khiến Bắc Kinh phải kiêng nể, kế lớn của Mỹ nằm ở chỗ này khi Mỹ ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Tầu năm 1972, đa số lãnh đạo Á Châu chưa thấy mưu thuật của Mỹ vào thời điểm đó, chỉ vội nghĩ là Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến VN nên phải nhượng bộ Bắc Kinh mà thôi, thực tế khi Mỹ lui binh trên toàn cõi Á Châu Lục Địa là Mỹ đã cố tình tạo ra thế bất quân bình nghiêm trọng tại Á Châu, nên Á Châu đi vào chiến tranh giữa họ với nhau là tất yếu. Mọi quan điểm tôi đã phát biểu trên đài Tiếng Nói Hải Ngoại trong 15 năm qua đều nhắm vào việc giải thích thế chiến lược trong vùng, VN chỉ có cơ hội thoát xác khỏi vòng kiểm tỏa của Tầu khi Tầu bị tan rã mà thôi, nên các cuộc đấu tranh của người Việt dù trong hay ngoài nước chống lại Đảng CSVN thực ra đều chỉ là các cao trào quần chúng, cần nhưng không thể lật đổ Đảng CSVN được.

Khi Nhật trở thành cường quốc hùng mạnh về quân sự, quân Mỹ sẽ lui binh về tuyến hải đảo thứ hai khiến Nhật trở thành lực lượng trực diện đối đầu với Tầu tại Biển Đông Lớn (bao gồm cả biển ĐNÁ cũng như Hoa Đông), khi đó Nam TT cũng bị đẩy đến chỗ phải tái vũ trang vì Triều Tiên nằm ở trung tâm của tam giác quyền lực trên vùng Đông Bắc Á. Cho nên cuộc nói truyện trao đổi quyền lợi phải sảy ra từng cặp giữa Tầu với từng nước liên can đến lãnh thổ mà Tầu xí phần, nhưng cuộc nói truyện quan trọng nhất là giữa Nhật với Tầu cũng như giữa Tầu với Mỹ với tính cách Mỹ là thế lực khuynh loát toàn cầu kiểm soát các nguồn cung ứng nhiên liệu cho kinh tế Tầu cũng như việc Mỹ là thế lực duy nhất có thể bảo đảm một thỏa thuận giữa Tầu với lân bang.

5 – Nhật hùng mạnh sẽ đe dọa hay mang lại hy vọng cho Mỹ? Ông G.F trả lời: “chúng tôi hậu thuẫn cho sự lớn mạnh bước đầu của Nhật, về lâu dài bất cứ cường quốc hải quân nào ở TBD đều đe dọa Mỹ, chúng tôi luôn theo phương châm này, chúng tôi đã hậu thuẫn cho Stalin chống lại Hitler, sau đó chúng tôi lại giúp kẻ thù của chúng tôi xây dựng lại”. Bằng câu trả lời này, ông G.F cho thấy chủ trương đẩy Nhật đi vào tái vũ trang để giữ thế quân bình động với T/Q cũng như Nga, tái vũ trang của Nhật cũng là cơ hội để Nhật mạnh tay trong việc đầu tư vào lãnh vực vũ khí cũng như tạo đồng minh tại Á Châu, như vậy kinh tế Nhật mới thoát khỏi trì trệ. Khi đó các nước Á Châu khác cùng lúc bị đe dọa xâm lăng của cả Tầu lẫn Nhật, đương nhiên sẽ phải ngả theo Mỹ để giữ thế quân bình toàn cầu, nhất là Ấn Độ, cùng các nước ĐNÁ nhất là VN. Như vậy tương quan giữa Nhật với Mỹ đang trong thời kỳ duyệt xét lại toàn bộ nền tảng đã được Mỹ áp đặt từ sau thế chiến II, Mỹ chả sợ sức mạnh hải quân, không quân cùng các kỹ thuật của Nhật, nhưng qua mưu thuật giúp cho T/Q mau chóng cường thịnh rồi lại mở đường cho Nhật tái vũ trang là kế rất hay khiến cho các phía đều phải van lạy Mỹ, xin Mỹ nhận lấy vai trò của quyền lực tối cao để giữ yên thế giới trong thời điểm mà họ cần Mỹ. Việc Mỹ cố tình trở về nhà chính là cách gây áp lực đối với thế giới, đồng thời cũng cần củng cố lại nước Mỹ sẵn sàng thích ứng với thế giới mới khi sức mạnh thị trường ngày càng hướng về phía Á Châu TBD so với thị trường Bắc Mỹ.

Điều này giúp giải thích về chủ trương Mỹ mở rộng cánh cửa đón nhận chuyên viên các nước đến Mỹ làm việc, mở rộng cửa để đón nhận giới nhà giầu Châu Á đem con cháu của cải đến Mỹ sinh sống, mục đích để làm giầu cho Mỹ về tinh thần cũng như vật chất, đồng thời cũng được coi như chủ trương bắt con tin. Khi anh đã quen với tinh thần Mỹ, thì dù sau này thế hệ con cháu anh dù sống ở đâu cũng là công dân Mỹ cũng chính là công dân thế giới. Trong khi Á Châu nô nức học theo Mỹ thì Âu Châu lại lạc lõng mất hướng đi, một nước Đức không thể đẩy cả Tây Âu đi vào cải cách để hình thành thế đa cực được, nhất là Pháp, Ý, TBN rất trì trệ không dám chấp nhận thực tế của thế giới hôm nay, khiến Mỹ tỏ ra rất bực bội về thái độ sống ỷ lại vào Mỹ của Âu Châu (xin xem về khái niệm về vòng quay của trung tâm văn minh, văn minh Mỹ hiện đang chuyển thành văn minh Liên Hàn Tinh trước khi trở thành văn minh vũ trụ).

Xin lưu ý là để giữ quân bình với khối thị trường Á Châu thì cả Âu Châu cùng Mỹ Châu hợp lại với khối Ả Rập mới ngang với sức mạnh thị trường tại khu vực Á Châu để giữ thế quân bình toàn cầu được. Cần ghi nhớ là lý thuyết kinh tế về sức mạnh thị trường là khách quan, khi Phương Tây để mất ưu thế thị trường so với Á Châu (hiện được nói tới vào năm 2030 GDP của Tầu sẽ vượt Mỹ), thì việc Phương Tây bị đào thải bởi sức mạnh lớn hơn là tất yếu sẽ tới. Việc này ngay tức khắc sẽ gây ra thế bất quân bình toàn cầu khi lực dẫn đạo đổi trục do các nước Á Châu nắm giữ, đó là thực tế rất nguy hiểm có thể sảy ra trong dăm chục năm tới nếu Âu Châu cứ tiếp tục ỷ lại vào Mỹ không làm gì cả như Âu Châu đã hành động như trong hơn 60 năm qua, hậu quả nghiêm trọng nhất chính là văn minh này có thể bị hủy diệt, đó mới chính là sự phiền trách của Mỹ nhắm vào Âu Châu nhất là Pháp. Bàn về việc này, thực ra cũng là bàn về các bất đồng bên trong EU khi mỗi nước muốn giữ sắc thái riêng cho mình mà không hề quan tâm đến sự tồn tại của EU trước đà thay đổi của thế giới khi Á Châu chuyển mình, quyết tâm chuyển mình của Á Châu, đang được thể hiện mạnh mẽ, có thể cầy nát Âu Châu vào một lúc nào đó, như vậy sẽ tác động rất mạnh đối với Mỹ cũng như văn minh Phương Tây nói chung.
Việc Ông G.F nhấn mạnh đến Hy Lạp cũng như Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy thái độ thờ ơ của Âu Châu đối với hai nước này, thể hiện cách nhìn thiển cận và cục bộ của cả Đức lẫn Pháp đối với vùng rất quan trọng đối với an ninh Âu Châu cũng như Địa Trung Hải. Vị trí địa lý chính trị của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cửa ngõ tiến vào Trung Cận Đông của Âu Châu, tiến lên phía bắc đến Hắc Hải, Caspian cùng vùng Crimea, dãy núi Ural, cả vùng rộng lớn đó đang bị bỏ ngỏ trong khi ông Putin của nước Nga tham lam muốn vơ cả vào cho mình nhưng chả làm gì cho ra hồn trong khi Bắc Kinh đang xây dựng cả một kế sách rộng lớn chiếm đoạt toàn vùng Trung Á đến Tây Nam Á đến Ấn Độ Dương. Trước mối đe dọa sâu rộng như vậy, Âu Châu bao gồm cả Nga chả làm gì cả, cứ mải mê lo cho nước mình không thôi mà cố tình quên hiểm họa lớn lao đang đến gần, điều đó sẽ gây nguy hại lâu dài cho văn minh Phương Tây nói chung chứ không phải chỉ riêng cho Âu Châu hay NATO.

Trong toàn cảnh đó, toan tính của Mỹ dựa trên dự kiến là EU sẽ phải tự giải tán để chỉ còn một mình NATO là cơ cấu Liên Minh Quân Sự xuyên Đại Tây Dương, được coi như nỗ lực mạnh với sự can dự chủ lực của Mỹ, Anh cùng một số nước Đông Âu Cựu CS trước đây, trở thành sức đẩy chính đẩy NATO cùng toàn Âu Châu tiến mạnh về phía trước, để thực thi chiến lược toàn cầu hướng về Trung Á, kết hợp với nỗ lực từ hướng TBD hướng về Trung Tâm của Đại Lục Địa Á Châu tại Afghanistan đến Ấn Độ. Tính toán này trở nên thực tế khi Anh Quốc là đồng minh chí cốt của Mỹ tại Âu Châu đang tính rời bỏ EU. Trong khi tại Đức bà Angela Merkel chủ trương bảo vệ tiền thuế của người Đức nên không chấp nhận cứu nguy cho Hy Lạp là thành viên của EU cũng như khu vực đồng EURO, tại Pháp ông Hollande vẫn lãnh đạo Pháp như nước Pháp của đầu thế kỷ 20, như vậy việc cứu nguy cho Hy Lạp cũng như trợ giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành lực mạnh làm xoay chuyển thế giới Hồi Giáo là trách nhiệm về đạo đức cũng như chiến lược mà EU phải đảm trách, tiếc thay EU chả làm gì cả, thậm chí chối từ trách nhiệm thiết thân đến chính sự sống còn của chính họ, tình hình như vậy làm sao Mỹ yên lòng cho được.

Bàn thêm về EU với khu vực đồng EURO, ta thấy chỉ một số nước tại Âu Châu là thành viên của cả hai định chế này mà thôi, gồm Cyprus, Malta, Hy Lạp, Ý, Slovenia, Áo, Slovakia, Đức, Pháp, Spain, Bồ Đào Nha, Lũ, Belgium, Netherland, Ireland, Finland và Estonia, trong khi các nước chỉ tham fia EU gồm Anh Quốc, Bulgaria, Romania, Hungaria, Czech (Tiệp Khắc), Ba Lan, Latvia, Lithuania, Đan Mạch, trong khi đó Na Uy cùng Thụy Sỹ chỉ tham gia hiệp ước tự do thương mại Âu Châu mà thôi (EFTA&EEA). Như vậy khi thành lập EU các thành viên chính yếu là Pháp và Đức đã không xác định rõ mục tiêu thành lập cùng các nguyên tắc chủ đạo hướng dẫn mọi hành động cùng chính sách của các thành viên tham gia EU, họ tham gia EU vì EU có thể cho họ một cơ hội rộng lớn hơn về thị trường thương mại tự do để họ kiếm lời chứ không phải vì lý tưởng như khi Mỹ thành lập nước Mỹ. Người Anh vốn đã nghi ngờ thiện chí thực của Pháp cũng như Đức khi thành lập EU nên Anh Quốc chỉ chấp nhận là thành viên của EU cùng NATO nhưng không là thành viên thuộc khu vực đồng EURO. Việc này giúp giải thích lý do tại sao Mỹ quyết đẩy khủng hoảng nổ ra hồi cuối năm 2008, để buộc Âu Châu phải thực hiện cải cách toàn hệ thống xã hội, kinh tế, tài chánh, tiền tệ, luật pháp để Âu Châu hợp với Mỹ hướng về lục địa Á Châu, chủ điểm này đã được tôi trình bày khái quát trong các bài trước đây, quan điểm của ông G.F xác nhận các quan điểm đó.

6 – J.Z nêu câu hỏi: T/Q sẽ đóng thêm hai tầu sân bay nữa, họ sẽ có hạm đội. Ông G.F cho hay: “có thể cũng không có, ông rất buồn về Âu Châu hiện nay diện mạo Âu Châu vẫn giống như hồi 1991, Nhật thì sau 20 năm vẫn chưa khắc phục được khủng hoảng”

T/Q chỉ mới thoát khỏi đói khát gần 40 năm qua, với sự trợ giúp của Mỹ về mọi mặt mà thành cường quốc, cuốn bia mộ do nhân chứng của thời kỳ bước nhảy vọt mới đây đưa ra ước tính là 60 triệu người chết đói tại Hoa Lục trong thời đó. Như vậy trong số hơn 1.3 tỷ người Hoa Lục hiện nay có bao nhiêu người là người tử tế, khi cha mẹ họ được sinh ra trong điều kiện không tử tế thì làm sao con cháu của thế hệ đó có thể trở thành người tử tế được. Xã hội T/Q hiện nay bị lâm vào một cuộc khủng hoảng đạo đức và niềm tin nghiêm trọng, giống như những kẻ có máu điên trong người nhưng được trang bị bởi lý thuyết về một nước Trung Hoa trong quá khứ lịch sử của mình đã là siêu cường toàn cầu, ngày nay cần trở thành siêu cường toàn cầu có khả năng hủy diệt mọi đối thủ để chiếm lại các lãnh thổ phản loạn của T/Q đã được Phương Tây hậu thuẫn, VN là kẻ phản loạn nguy hiểm nhất.

Hiểm họa lớn nhất đối với thế giới xuất phát từ khối người Hoa bất chấp đạo đức cùng luật pháp thế giới này, khi giới lãnh đạo tại Bắc Kinh chủ trương đẩy các nhóm này đi xâm lăng mềm khắp nơi, văn minh cao thì gởi nhóm có trình độ đến để ăn cắp kỹ thuật, văn minh thấp thì cử người đến để mua chuộc tham nhũng để khuynh loát chiếm đoạt tài nguyên thông qua các hợp đồng đầu tư làm bình phong che đậy bề ngoài. Bắc Kinh muốn xây dựng lực lượng quốc phòng mạnh để yểm trợ trực tiếp cho các hình thái xâm lăng mềm đó như phương pháp thuyết phục theo kiểu cây gậy với củ cà rốt mà Mỹ đã làm trước đây, lực lượng hải quân với nồng cốt là HKMH coi như biểu tượng của sức mạnh cứng mà Bắc Kinh rất cần. Chủ trương nhắm hướng tây trên thảo nguyên, kết hợp với hướng trên biển do hải quân Tầu thực hiên băng qua vùng biển ĐNÁ để từ đó mở rộng đến Ấn Độ Dương, đến Nam Đại Tây Dương tiếp giáp với Nam TBD cũng như Ấn Độ Dương, mục đích là chiếm trọn vùng EURASIA đến tận Ural, trong 500 năm qua vẫn do Nga thao túng.

Trong bài viết đăng trên National Interest nhan đề: “Vương Quốc Bí Mật của T/Q” đã cảnh báo về tham vọng bành trướng của Bắc Kinh nhắm vào Trung Á, đặ biệt nhắm vào Afghanistan khi quân Mỹ trên nguyên tắc sẽ chánh thức rời khỏi đó trước cuối năm 2014. Dư luận nói là Mỹ sẽ để lại đó 10,000 quân, nhưng chả có gì chắc chắn, tùy thuộc nhiều vào diễn biến tại chỗ vào thời điểm đó khi thế lực Hán Hoa xuất hiện trong vùng Tây Nam Á nhằm tạo mũi dùi đe dọa Ấn Độ từ phía Pakistan, để bảo đảm cho an ninh của cảng Gwadar được Pakistan cho phép Bắc Kinh xây dựng và khai thác trong vùng vịnh Ả Rập. Vai trò của vùng Trung Á trong chiến lược bành trướng của Bắc Kinh đã được nhiều lần nhấn mạnh trên Diễn Đàn từ hơn 10 năm nay, Ông Halford Mackinder, nhà chiến lược người Anh là rất am hiểu về họa da vàng cũng như học thuyết Địa Chính Trị đã từng phát biểu: “Trung Á là khu vực địa lý quan trọng nhất hành tinh”. Trong đầu thế kỷ 20, Ông Alfred Thayer Mahan chiến lược gia Mỹ đề ra chủ trương sức mạnh biển, học thuyết này được coi là nền tảng cho chủ trương kiểm soát mọi đại dương của Mỹ đã thi hành hơn thế kỷ qua. Ông Kaplan nhà phân tích chiến lược khác của Mỹ đương đại tổng kết tình hình này bằng nhận định sau: “Nếu T/Q thách đố vai trò biển của Mỹ thì đó sẽ là họ đã củng cố vị trí trên đất liền ở Trung Á và cảm thấy yên tâm hơn ở sau lưng để đối đầu với Mỹ trên biển cả, chỉ đi ra biển kiểu đó, T/Q mới chứng tỏ được lợi thế của mình trên đất liền tại trái tim của Châu Á”.

Trên Diễn Đàn cũng đã hơn 10 năm, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Trung Á, cuộc chiến lớn sẽ sảy ra tại vùng này vào một lúc nào đó có thể nhìn thấy trước được (sau năm 2016 chăng, có thể lắm). Nỗ lực chính trên bộ của T/Q hiện chưa dám lấn sâu vào Trung Á một cách lọ liễu vì còn e ngại Nga phản ứng đồng thời cũng nhằm giữ quan hệ tốt với Nga để có kỹ thuật chiến tranh từ Nga, Ông Putin chả bận tâm về an ninh của Nga cứ bán bừa kỹ thuật chiến tranh cho Tầu, Mỹ đành phải cung cấp cho Tầu một số kỹ thuật có giới hạn để giữ quân bình với Nga trong con bài Hán Hoa. Nỗ lực chính của Bắc Kinh dĩ nhiên dựa trên việc gặm nhắm từ từ vùng Trung Á, nhưng Hán vẫn phải dự trù một cuộc chiến lớn có thể sảy ra với Ấn Độ, do thế ước tính chiến lược của Hán như sau: “nhắm vào Afghanistan được coi là tuyến bảo vệ cạnh sườn phía bắc của nỗ lực tiến quân của Hán hướng tới Iran cũng như vịnh Ả Rập tại cảng Gwadar của Pakistan để tạo nỗ lực bao vây Ấn Độ trên mọi hướng. Nếu đụng độ lớn sảy ra trong vùng, Ấn Độ thua trong trận đánh tổng lực của quân Tầu kết hợp mọi phương tiện chiến tranh, thì thế trận trên biển với Nhật cũng như với Mỹ sẽ thay đổi có lợi cho Tầu. Tình hình này khiến Mỹ bị buộc phải nhập cuộc chơi tại Á Châu Lục Địa, khi đó Mỹ sẽ bị lâm vào thế yếu về chiến lược, bị sa lầy tại lục địa Á Châu sẽ làm hủy hoại khối đồng minh Mỹ tại Á Châu cũng như NATO tại Âu Châu” (Mỹ vẫn né tránh can dự trực tiếp vào Á Châu lục địa).

Mỹ trở về nhà thực ra cần được coi là mưu thuật dẫn đến chiến tranh lớn trên vùng yết hầu của Á Châu, Hán Hoa khi lao vào chiến tranh bên ngoài mới thấy sức nặng của chiến tranh như thế nào đối với sức chịu đựng của xã hội cũng như kinh tế của Bắc Kinh. Thực ra kể từ 1949 đến nay, CS/TQ chưa bao giờ dự vô chiến sự lớn phải huy động tổng hợp sức mạnh của các xã hội Hoa Lục, nên một cuộc chiến tổng lực như kiểu này không phải là chủ trương căn bản của Bắc Kinh, họ muốn thực hiện kiểu tầm ăn dâu gặm nhắm từ từ, cho nên Mỹ cũng phải tung chiêu để tương kế tự kế đẩy Tầu vào thế tứ bề thọ địch để đi đến chỗ tan rã. Các mưu thuật đang được nói đến công khai bởi các phương tiện truyền thông Mỹ (kể cả qua ông G.F ở Stratford) nhằm bắn tiếng cho thế giới biết là: “Mỹ lui binh không dính líu đến thế giới nữa, các anh cứ việc tiến hành chiến tranh theo ý của các anh” về căn bản vụ này cũng khá giống với thời kỳ trước khi Đức, Nhật tấn công Mỹ dẫn đến thế chiến II vậy. Tờ Economist số Dec 1st 2012 mục Obama Doctrine (trang 40) viết như thế này “Looking overseas, wariness is all. Senior officials say that Mr Obamas aims to be “present but not deeply involved” around the globe. They call America an indispensable catalyst”.

Cho nên nhận định của Ông G.F là Bắc Kinh có thể không có hạm đội, câu nói này phải tự hiểu là Hán không có hạm đội đúng nghĩa, như các nước khác trong vùng. Vì trên toàn Á Châu bất cứ nước nào nổi lên hùng mạnh cũng đều trở thành mói đe dọa an ninh nhiều nước khác, tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh như đang được mọi phía chuẩn bị, khiến thế giới trở thành bất ổn. Tóm lại cứ cho anh mạnh lên rồi lại dẫn anh vào chiến tranh tàn phá cho đến khi anh chán chiến tranh lúc đó anh phải chấp nhận giải giới toàn diện theo kế hoạch của Mỹ, cho nên tại bất cứ đâu các anh làm điệu bộ gì thì chúng tôi đều biết.

Thực ra không ai có thể dự liệu là chiến tranh lớn thực sự sảy ra như thế nào, ưu tiên cao nhất hiện nay là dẹp bỏ vũ khí sinh hóa cùng nguyên tử, đồng thời nhắm làm tê liệt thần kinh các nhóm cực đoan Hồi Giáo cũng như nhóm Tầu chủ trương bành trướng đế quốc cùng cả tỷ người Tầu vô đạo đức, nên chiến tranh lớn là rất cần. Các đòn tâm lý chiến lược về ngày tận thế, đĩa bay tấn công trái đất đều nhằm làm lung lạc thần kinh các nhóm quá khích đó, chỉ khi thảm kịch sảy ra mới làm cho họ biết sợ hãi mà tâm phục. Thế giới hiện nay chả còn trật tự gì so với trước đây là vậy, nhiều nước mới nổi tự coi là quyền lực thao túng thế giới, Bắc Kinh là cụ thể, nên cần phải hành động quyết liệt nhằm khôi phục lại trật tự thế giới.

Cuộc chiến lớn khi nổ ra (dự trù khoảng năm 2016- 2018) sẽ mau chóng trở thành cuộc chiến toàn cầu, dưới nhiều hình thái chiến tranh khác nhau, thí dụ: chiến tranh vũ trang tại Tây Nam Á giữa Tầu với Ấn có sự tham gia của Pakistan trên biển cũng như trên bộ, chiến tranh khủng bố tin học khiến Mỹ bí mật cho nổa ra cuộc chiến ngoài không gian bằng cách hủy diệt mọi vệ tinh của đối phương Tầu cũng như Nga hoặc nhiều nước khác để tạo lại trật tự viễn thông toàn cầu, chiến tranh tiền tệ khi toàn hệ thống trao đổi tin tức tài chánh bị lock hết khiến cho mọi chuyển dịch bị ngưng trệ để tái lập trật tự tiền tệ thế giới, thiên tai như động đất gây sóng thần trong khu vực biển hẹp nhằm hủy diệt lực lượng hải quân của Tầu tại Á Châu. Với Mỹ mọi thứ kỹ thuật gây ra các biến cố đó đều đã sẵn sàng, vũ khí Champs được nói tới có khả năng tàn phá toàn hệ thống dữ kiện đối với mọi hệ thống máy tính, kể cả cell phone, nhưng không tàn phá hệ thống hard ware sẽ được đem vào xử dụng trong vài năm tới.
Cho nên ông G.F nói đến hạm đội vũ trụ mới thực sự quan trong là vậy, cứ xem hệ thống phi thuyền hiện đã cho nghỉ hưu của Mỹ đủ thấy kỹ thuật không gian của họ tiến xa như thế nào, họ đã vượt Nga quá xa về phía trước nhờ các hiểu biết khoa học về vũ trụ, cho nên chỉ trong vài mươi năm tới phi thuyền Mỹ ra vào không gian thường xuyên hơn với sức chuyên chở ngày càng lớn hơn khiến họ có thể ngồi trên không gian mà sai phái thiên hạ. Chiến tranh trên trái đất sẽ từ từ biến mất để con người đối diện với các thách đố ngoài vũ trụ, cho nên Ông G.F nói đến hạm đội không gian là vậy.

7 – J.Z nêu lên quan hệ giữa Âu Châu với Mỹ, sắp đặt lại NATO cũng như chủ nghĩa cách ly giữa hai phía, khái niệm về sức mạnh mềm là do G/S Nye thuộc Harvard nêu ra ám chỉ việc xử dụng Hollywood cùng ngân hàng thay thế HKMH, Châu Âu đẩy các ông tới chủ nghĩa cách ly.

Ông G.F cho biết: “Mỹ có quan hệ đặc biệt với Âu Châu, trách cứ Âu Châu chỉ giúp Mỹ chút ít tại Afghanistan, các ông chỉ đứng ngoài phê phán, tại sao sau những kinh nghiệm như vậy, Mỹ lại phải bảo đảm cho an ninh của Âu Châu, như Ba Lan chẳng hạn. Ba Lan nằm kẹp giữa Đức và Nga, đó là vị trí quan trọng để cân bằng trong khu vực, liên minh gữa các ông (Ba Lan) với Mỹ sẽ giảm bất trắc và vượt trội so với liên minh Đức-Nga. Chúng ta có chung lợi ích, bảo đảm an ninh cho Âu Châu già cỗi, tình cảm bị phản bội hiện phổ biến tại Mỹ, chúng tôi chịu trách nhiệm về trật tự toàn cầu, còn các ông nuôi dưỡng chủ nghĩa cách ly để biện giải cho lý do không hành động hoặc hành động quá ít, các ông nghĩ ra sức mạnh mềm, điều mà tôi hoàn toàn không hiểu được”.

Tranh luận giữa hai phía Âu Châu với Mỹ về cách thức Âu Châu đáp ứng với các vấn đề thế giới cho thấy sự ỷ lại dựa dẫm của Âu Châu vào Mỹ ngay cả đối với các vấn đề thiết thân với Âu Châu, nước nào tại Âu Châu có thể dựa vào Mỹ được thì dựa tối đa, thí dụ như Đức chẳng hạn, điều này cũng khá giống với Nhật, Đài Loan hay Hoa Lục đều chủ trương dựa vào Mỹ để làm giầu, phó mặc các lân bang nghèo khó khác, cụ thể như Hy Lạp, TBN hoặc Bồ Đào Nha hoặc các nước Đông Âu khác, đó là thái độ vô trách nhiệm theo tiêu chuẩn của Mỹ. Cho nên ông G.F trách Âu Châu là vậy, mỗi nước chỉ biết lo cho mình mà chả ai lo cho EU cả, cụ thể như vấn đề Afghanistan thiệt hại lớn nhất là Mỹ và Anh, Đức hoặc Pháp mới bị thiệt hại chút ít đã tỏ ra sợ, tại Lybia Pháp, Đức coi đó là vấn đề của Ý Đại Lợi trên vùng Địa Trung Hải, tại Syria Đức, Pháp không dámcan dự vì sợ mất thị phần hoặc sợ khủng bố Hồi Giáo. Cho nên Ông G.F đã phiền trách Âu Châu là đã đẩy Mỹ đến chủ nghĩa cách ly, Âu Châu phải làm cái gì đó để chứng tỏ rằng Âu Châu đã trưởng thành.

Nhìn vào lịch sử, Âu Châu cũng như Nhật chỉ mới thoát khỏi thế chiến II được 67 năm, thời gian chiến tranh lạnh giữa Mỹ với LX hoàn toàn do Mỹ gánh vác với thiệt hại về người lớn lao, Âu Châu chả can dự gì nhiều vào cuộc chiến đó để được sung mãn như ngày nay, nhưng tinh thần Âu Châu đã trở nên bạc nhược, ít hiểu biết về thế giới, sức mạnh giảm đi thấy rõ, mọi gánh nặng lại tiếp tục đè lên vai Mỹ. Vậy thử hỏi người dân Mỹ có chịu mãi như thế hay không, khi Mỹ cùng lúc phải đối phó với vấn đề Hồi Giáo cũng như vấn đề bành trướng Hán Hoa cùng hàng loạt vấn nạn toàn cầu khác. Mỹ trách cứ Âu Châu là rất đúng, EU có tan rã đối với Mỹ chả quan trọng, vì khu vực đồng EURO thực tế chỉ là khu thương mại tự do kiểu NAFTA mà thôi, Mỹ cần xây dựng quan hệ đối tác mới với Ba Lan để biến trục Washington-Warsaw thành trục chính vực lại NATO bằng sức sống mới. Để trên căn bản đó NATO tiến về hướng Đông Hồi Giáo/Trung Á, để tiến tới thống nhất khối văn hóa có nguồn gốc xuất phát từ Lưỡng Hà 5,000 năm trước. Âu Châu phải biết cặn kẽ là Lưỡng Hà mới là cái nôi của văn minh Phương Tây ngày nay, cho dù Hồi Giáo đang ngự trị vùng này và đã nhận chìm vùng này vào suy tán, nhưng không phải vì thế mà Phương Tây được phép quên cội nguồn của mình, đây là vấn đề thuộc về đạo đức, thật tiếc là Âu Châu đã cố tình quay lưng lại với cội nguồn của mình.Tình hình này cung cấp cho ta bài học để đời, chỉ mới 67 năm mà Âu Châu đã suy nhược như thế thì thử hỏi với người Việt Nam đã trải qua vài ba thế kỷ suy nhược toàn diện bị ngoại nhân thao túng nhằm phục vụ cho quyền lợi của ngoại nhân thì xã hội ta hiện nay ra sao.

8 – Câu hỏi của J.Z là Âu Châu đẩy các ông đến chủ nghĩa cách ly? Ông G.F trả lời: “tất nhiên rồi, có quan liên kết chúng ta mang tính chiến lược là NATO, Liên Minh Châu Âu, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ là cái trục trật tự thế giới. Âu Châu liên kết thiếu chặt chẽ với NATO khiến chúng tôi phải cân nhắc và tự hỏi, ngày nay Liên Minh Bắc Đại tây Dương có ý nghĩa gì, Châu Âu không đặt ra câu hỏi này, vì ngày càng hiểu thế giới ít hơn, cho nên câu hỏi hiện nay là câu hỏi về Âu Châu, tương lai không phụ thuộc vào T/Q, Mỹ hay Hồi Giáo, mà phụ thuộc vào Âu Châu. Châu Âu có thể gánh vác mỗi một vai trò, nên phải lựa chọn cái nào đó, nằm ngoài phạm vi của các ông là Thổ và Mỹ là hai quốc gia mà các ông chưa xác định vai trò của họ. Điều này đe dọa tất cả các nước, vì vậy Mỹ sẽ tiếp tục kiên trì chờ đợi cho đến khi các ông bắt đầu làm một cái gì đó”

Nhận định của G.F cho thấy hai phía Âu Châu và Mỹ tranh luận về vấn đề căn bản nào, nói chung các thế lực chính trị tại Âu Châu hoàn toàn không đủ mạnh trong vai trò lãnh đạo Âu Châu vượt qua các giới hạn do lịch sử Âu Châu để lại, mỗi nước vẫn cố giữ các đặc trưng văn hóa của mình vì sợ văn hóa Anglo Saxon lấn át về lâu về dài, các đảng chính trị tại Âu Châu đã nuôi dưỡng chủ nghĩa mị dân từ quá lâu rồi, vai trò của công đoàn đang cản trở tiến bộ của Âu Châu vào thời điểm Âu Châu phải sắn tay áo lên sát cánh với Mỹ thúc đẩy cải cách tại thế giới Hồi Giáo Trung Đông/Bắc Phi, cũng như vùng Hắc Hải xung quanh Balkan đến tận dãy Ural thuộc Nga. Âu Châu phải mạnh mới thuyết phục Nga được, hiện đang có dấu hiệu cho thấy Nga đang tìm cách tái lập ảnh hưởng trên các lãnh thổ trước đây thuộc LX cũ như Ukrraina, Belarussia, Grudia, trong khi đó Hán Hoa đang dồn tối đa nỗ lực nhắm vào Trung Á.

Trong cuộc cờ chiến lược này Thổ nắm vị trí cực kỳ quan trọng để từ đó là nơi phát lực đến Lưỡng Hà, kể cả Iran, phía bắc đến toàn cùng Balkan, Hắc Hải, phía nam xuống đến Lybia, khi Ai Cập chưa thể giải quyết được tranh chấp giữa tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo có khuynh hướng cực đoan do ông Morsi làm TT với liên minh các tổ chức đòi hỏi cải cách được lãnh đạo bởi Ông Al Baradei. Theo ông G.F, Châu Âu chưa xác định được vai trò của Mỹ, điều đó có nghĩa là vai trò của Mỹ với tính cách là nhạc trưởng phối hợp toàn cầu, cũng như cung cấp các yểm trợ cho các thế lực tại các địa phương khác nhau tùy theo mỗi vùng địa lý chính trị cụ thể nào đó. Do thế, Âu Châu phải chủ động đề ra chủ trương của mình chứ không thể ngồi chờ Mỹ nói nên làm gì, Mỹ không thể làm hết mọi việc để cuối cùng nước khác chiếm phần lợi về phía họ như T/Q tại Afghanistan, hoặc Đức hay Pháp tại Bắc phi sau này, cho nên Mỹ cần phải trở về nhà là để đẩy Âu Châu phải làm một cái gì đó là vậy. Cụ thể như vụ Syria Âu Châu phải chịu trách nhiệm về an ninh toàn vùng cận đông bao gồm cả Liban, Jordan, Palestine cũng như hậu Assad sau này, khi Âu Châu không dám nhận lấy trách nhiệm về phần mình thì các nước đó cứ tiếp tục hướng về Mỹ cũng là lẽ tự nhiên, nhưng Mỹ chỉ có thể đóng vai phối hợp cùng yểm trợ tổng quát mà thôi, nỗ lực chính trong vùng Địa Trung Hải Âu Châu phải tự gánh vác lấy. Chỉ một việc mà Âu Châu phải chọn lựa chính là mau chóng thống nhất lực lượng tại Âu Châu/EU để nhận lãnh vai trò chính yếu tại vùng Trung Đông, Bắc Phi cũng như vùng nam Crimea, đó là sự phân công quốc tế.

Trong thế kỷ 19 toàn vùng lục địa Á Châu là trách nhiệm của Anh Quốc cùng Âu Châu, chủ yếu là Pháp, Hòa Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha và Anh, nay các nước đó từ chối trách nhiệm đạo đức của họ đối với thời thuộc địa, nên Đức, Ba Lan không muốn là người đứng ra gánh vác trọng trách về những việc mà họ không được hưởng phần trong quá khứ, cho đến khi người Pháp nhìn nhận vai trò lãnh đạo Âu Châu của Đức. Như vậy thực tế cản trở lớn nhất hiện nay tại Âu Châu chính là Pháp, vừa không muốn nhận trách nhiệm đạo đcs vừa sợ mất ảnh hưởng của Pháp tại Âu Châu cũng như ngôn ngữ Pháp, đó là cuộc cạnh tranh đang tồn tại trong lòng Âu Châu, việc này trở nên quan trọng vì còn liên hệ đến chủ trương bành trướng của Nga và Tầu trong nỗ lực tiến chiếm vùng Trung Á cũng như Trung Đông dầu lửa.

9 – Với Israel, ông J.Z cho hay Mỹ có lợi ích căn bản trong tương lai của Israel, Ông G.F cho hay: trước đây như vậy bây giờ thì không. Đến những năm 70 sự tồn tại của Israel đối với Mỹ là nguyên tắc, bây giờ vấn đề phức tạp, Mỹ cùng Israel bất đồng về vấn đề Israel đòi ném bom Iran, Mỹ nói không được, hãy thương thảo với họ vì Iran đâu phải là người mất trí, họ tự biết nếu họ xử dụng vũ khí nguyên tử, Iran sẽ bị hủy diệt (bởi ai?).

Nhiều người thường đưa ra nhận định là Israel sẽ tấn công Iran, tôi luôn phản bác, trên Diễn Đàn, tôi đã nhiều lần nói rằng: nếu Iran được xếp vào nhóm các nước Trung Đông thì tình hình sẽ có lợi cho Iran hơn là họ bị xếp vào khu vực Trung Á, khi đó Iran sẽ bị hy sinh nhiều trong cuộc chiến lớn đang được dàn dựng, như vậy Iran có vũ khí nguyên tử chả quan trọng gì với Mỹ. Vì mọi động tĩnh của Iran không bao giờ lọt được hệ thống theo dõi của Mỹ, họ tự biết là sẽ bị hủy diệt trước khi xử dụng vũ khí đó, việc Iran được xếp vào vùng Trung Á cũng đúng thôi vì lịch sử Trung Đông không coi Iran thuộc về Trung Đông, vả lại việc này càng xác nhận về cuộc chiến lớn đang hình thành.

Nhưng với Israel nếu Iran có vũ khí nguyên tử lại là đe dọa sống còn của Israel, phía Mỹ không cho Israel oanh tạc lò nguyên tử của Iran, tức là Iran bị xếp vào khu vực Trung Á sẽ giải quyết khi cuộc chiến lớn sảy ra. Việc này cần thiết vì đế chế Persia cổ đã liên tục tồn tại trong 2600 năm nay, để một Iran dù theo Shia thiểu số chỉ chiếm 15% dân số trong tổng số 1.4 tỷ người Hồi Giáo nói chung, cũng vẫn là hiểm nguy lâu dài sẽ gây bất ổn trên toàn khu vực Á Châu/Trung Á/, nên phải hủy diệt tham vọng bành trướng của Iran là vậy. Iran chỉ mới là một vấn đề trong thế giới Hồi Giáo nói chung, thế lực Thổ Nhĩ Kỳ do vậy cần được giúp đỡ tối đa để họ thực thi dân chủ hóa, đồng thời cần chuẩn bị cho Thổ Nhĩ Kỳ sức mạnh để họ giữ yên vùn Trung Cận đông. Ai Cập tuy có lịch sử đế quốc lâu đời hơn Iran, nhưng Ai Cập trong hơn một ngàn năm qua đã suy yếu và hiện đang chuyển tiếp sang dân chủ với nhiều khó khăn nên Ai Cập không phải là mối đe dọa lớn đối với toàn vùng, Ai Cập tuy vậy cần được trợ giúp để làm bàn đạp ổn định vùng Hồi Giáo Bắc Phi.

Israel có khả năng oanh tạc Iran vì họ có phương tiện tiếp tế nhiên liệu trên không cho máy bay của họ như mới đây họ đã oanh tạc Sudan cách xa Israel trên 1,000km, nhưng Israel vẫn không được Mỹ đồng ý cho oanh tạc Iran, vì chả giúp giải quyết được việc gì cụ thể trong hồ sơ Á Châu rộng lớn hơn và quan trọng hơn vụ Iran có nguyên tử nhiều. Trong khi Mỹ cần để cho Iran tiến sâu thêm vào việc sản xuất vũ khí nguyên tử (nhưng chưa có ngay được đâu, phải mấy năm tới) để Mỹ dụ cho Iran tạm thời đứng trung lập trong vấn đề Syria, để Mỹ âm thầm giúp giải quyết vấn đề Assad mà Iran không can thiệp vì đang có thương thảo hữu ích với Mỹ về quyền lợi của Iran trong vùng, quyền lợi của Iran phải được Mỹ công nhận mới có giá trị được phía Iran coi là sự sắp xếp lại trật tự tại vùng Trung Đông/Hồi Giáo.

Mặt khác khi Iran được Mỹ tôn trọng thì họ sẽ giữ lập trường độc lập hơn đối với tham vọng bành trướng của Tầu hướng về Trung Đông nhằm kiểm soát khu vực dầu hỏa quan trọng này trong kế sách của Tầu đã được trình bày nhiều lần trước đây, liên hệ Mỹ/Iran còn phải kể đến việc Mỹ dụ cho Iran chấm dứt can thiệp vào Syria để cho chế độ Assad tan rã chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria. Toan tính đó được chứng minh bằng việc Mỹ đã cố tình cho máy bay không người lái RQ 170 đáp xuống lãnh thổ Iran, mới tuần rồi Iran nói đã bắt được một máy bay không người lái của Mỹ trên vùng vịnh Persia, Mỹ rút một HKMH ra khỏi vùng vịnh lấy cớ là cần sửa chữa. Việc này cho thấy, mấy năm tới đây, sau khi vụ Syria giải quyết xong, Mỹ phải cố tình đóng vai người trở về nhà để dàn dựng chiến tranh lớn là vậy , nhưng họ vẫn có mặt tại chỗ khắp nơi để theo dõi mà thôi như học thuyết Obama đã nêu ra.

Ông G.F nói thập niên 1970 thì Israel là vấn đề nguyên tắc đối với Mỹ, lúc đó an ninh của Israel mới thực sự bị đe dọa, nay thì ít thuận lợi hơ mà thôi. Ta cần giải thích việc này, thập kỳ 1970 chiến tranh lạnh đang lên cao điểm khi Mỹ ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Tầu, LX cảm thấy bị Mỹ đe dọa mọi phía khi khối CS mất con bài Hoa Lục. Để ngăn chặn việc LX làm ẩu bằng cách tung ra cuộc tấn công nguyên tử toàn diện, Mỹ cùng lúc tung ra nhiều đòn độc hại tạo cảm tưởng là Mỹ hoàn toàn bị tê liệt vì chống đối chiến tranh trong nước, đấy mưu thuật kinh khiếp như vậy chứ chẳng phải trò chơi của mấy kẻ nhàn tản. các đòn đó tóm gọn như sau: cho giá vàng và giá dầu thô tăng bất ngờ để LX cảm thấy có nhiều tiền của, thế là LX lao vào cuộc tổng phản công trên khắp mọi nơi như VN, Nicaragoa, Afghanistan, Ai Cập, Yemen cùng nhiều nơi khác nữa. Khi quân LX đã sa lầy tại Afghanistan cũng là lúc LX tính làm ẩu bằng cách tung ra đòn tấn công nguyên tử nhắm vào Mỹ cũng như Âu Châu và Tầu Cộng, phối hợp với việc dàn dựng nhiều cuộc chiến địa phương như giữa Hồi Giáo Ai Cập với Do Thái.

Trong thời gian cầm quyền của Gamal Abdel Nasser tại Ai Cập từ sau năm 1956 đến thập kỳ 70, Nasser đã gây ra ba cuộc chiến với Israel vào các năm 1956-1967-1973, Israel cần chiến tranh để chiếm đất, thực tế Hồi Giáo bị mất đất vào tay Israel là vậy. Để ngăn chặn LX tấn công nguyên tử toàn diện nhắm vào Mỹ, Mỹ đã thương thảo để LX ký thỏa thuận SALT 2 giảm vũ khí tấn công chiến lược vào năm 1972 (Strategic Arms Limitation Talk). Khi biết LX dự tính làm ẩu, Mỹ đã xử dụng mạng lưới tình báo Do Thái đe dọa tấn công khủng bố nhắm vào các kho vũ khí nguyên tử và sinh học của LX khiến LX không dám tấn công Mỹ vào năm 1970, các năm 1986, 1997 cũng Do Thái nhưng Mỹ mới thực sự dàn dựng phía sau đã ngăn chặn việc Nga xử dụng vũ khí Tesla phá hoại Mỹ bằng vũ khí thời tiết HAARP. Vài điều nêu trên chưa nói hết mưu thuật trong chiến tranh lạnh, nhưng cũng đủ cho thấy vào thập kỳ 1970 an ninh của Do Thái mới thực sự bị đe dọa, sau khi Hosni Mubarak lên làm TT Ai Cập từ từ thiết lập bang giao đầy đủ với Israel thì sự tồn tại của nhà nước Israel không bị đe dọa nữa.

Một khía cạnh khác liên quan đến Israel mới được một vị chuyển câu hỏi cho anh Toàn nêu lên vai trò thao túng của Israel đối với Mỹ khi có rất nhiều người Do Thái trong chính quyền Mỹ, các đại gia đình tài chánh như Rockerfeller, Rotschild đều gốc Do Thái. Trên căn bản đó vị thính giả nêu lên nhận định được loan tải trên trang mạng của Dr Trần là: “VN cần coi Do Thái là thế lực cản trở lớn nhất đối với nước ta, VN cần dựa vào Pháp để được bảo trợ, như Pháp đã bảo trợ VN trước đây trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng trên toàn Đông Dương” câu hỏi này cần được giải thích ngọn nguồn.

Trước hết nhân vật được gọi là Dr Trần là một nhân vât được ghép cho trang mạng Dr Trần, nên phải được kể như người không nêu danh tính, cho nên rất có thể chỉ là trang mạng của một nhóm tình báo ẩn danh nào đó mà thôi, việc trả lời một câu hỏi do một nhóm như vậy đưa ra cần phải rất dè dặt. Căn bản thì, phàm đã là Hội Kín dù Templar, Illuminatti, hay Malta thì nguyên tắc đầu tiên mà họ phải nhớ làm lòng trước khi gia nhập Hội là quyền lợi và mục tiêu của Hội là trên hết, không có bất cứ ngoại lệ nào, anh là người gốc Do Thái hay Anh hoặc Đức đều phải vượt hẳn ra ngoài quyền lợi quốc gia, vì khi gia nhập hội anh trở thành người theo chủ nghĩa quốc tế rồi, Ông Henry Kissinger mới đây nói thẳng: vài triệu người Do Thái có bị chết cũng chả sao là vậy, ông nói trong mươi năm tới nhà nước Do Thái sẽ bị biến mất. Cho nên làm gì có vụ để cho bất cứ ai thao túng hội Kín, dù là Rotschild hay Rockefeller, nếu Hội Kín để cho một thế lực nào đó thao túng thì Hội Kín đã tan rã từ lâu rồi. Do thế cùng lúc mới tồn tại nhiều Hội Kín khác nhau cùng một mục tiêu chung, nhưng cũng luôn cạnh tranh nhau liên tục là vậy, h iểu được Hội Kín đâu dễ, người biết việc sẽ thấy ngay trình độ của người viết về các chủ đề khác nhau liên quan đến thế giới, vì trước sau gì cũng để lộ ra mâu thuẫn trong nhận định, tài liệu tuy nhiều nhưng hiểu được tài liệu chẳng dễ.
Dựa vào Pháp lại càng tồi, thế giới đã thay đổi quá nhiều, Pháp đang cố bơi phía sau Mỹ, Anh ngày càng hụt hơi, Pháp tự cứu mình chưa xong làm sao giúp VN. Thời hoàng kim của Pháp đã vĩnh viễn qua rồi, hầu như trong hơn nửa thế kỷ qua Pháp chả có Nobel nào, tinh thần của nước Pháp hiện bạc nhược đang bối rối chưa biết chọn hướng đi ra sao cho đúng. Can dự mạnh vào EU thì sợ mất cái đặc trưng kiểu Pháp khi bị văn hóa Anglo Saxon lấn át rồi vị tiêu vong. Ngày nay Pháp nói với Nhật hay Ấn Độ họ cũng chưa chịu nghe, vậy Pháp lấy thế mạnh nào để nói truyện với Tầu về hàng loạt các vấn đề liên quan đến an ninh của Á Châu cùng toàn cầu, trong đó VN là một chủ điểm quan trọng đang trong vòng tranh chấp của nhiều thế lực sừng sỏ. Dr Trần (nếu có) mơ tưởng dựa vào sự dìu dắt của Pháp để VN tiến lên thành cường thịnh lãnh đạo liên bang Đông Dương, đó là biểu hiện của sự ấu trĩ về chính trị. Theo đánh giá sơ khởi, cách nêu vấn đề Do Thái thao túng thực ra là nhắm vào Mỹ, sau đó hướng về Pháp thực ra nhằm đánh lạc hướng suy tư của người Việt để làm phân hóa tinh thần người VN, sau đó chính là hướng vào Hán Hoa, tình báo chiến lược là vậy.

10 – J.Z nêu câu hỏi: “phải chăng Mỹ không còn mạnh như trước nên chùn bước trong việc thực hiện dân chủ hóa” G. F trả lời: “chúng tôi có thể chiến thắng quân đội một nước, nhưng chúng tôi không biết cách chiếm đóng, đối với chúng tôi ai lãnh đạo Afghanistan cũng vậy thôi. Chúng tôi đã có tư tưởng dân chủ hóa thế giới, nhưng bây giò chúng tôi không còn tư tưởng đó, chúng tôi đã làm công việc của mình, bây giờ chúng tôi trở về nhà, bởi ngoài lợi ích, chúng tôi còn có trách nhiệm với đồng minh, ở VN cũng như ở Afghanistan”.

Mỹ không chiếm đóng theo kiểu thực dân, Mỹ truyền bá chủ nghĩa dân chủ trên thế giới, việc truyền bá đã xong, việc phát huy tinh thần dân chủ đến đâu tùy thuộc vào mỗi nước, nên Mỹ trở về nhà, quan trọng nhất trong phát biểu của George Friedman chính là câu nói: “bởi ngoài lợi ích, chúng tôi còn có trách nhiệm với các đồng minh ở VN cũng như ở Afghanistan”. Giải thích câu nói này không dễ vì trong thực tế Mỹ đã bỏ rơi VNCH sau năm 1972 khi ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Tầu, tại Afghanistan thì trong thời chiến tranh lạnh, nước này được xử dụng như cửa ải ngăn chặn LX tràn xuống phía nam ra Ấn Độ Dương, như vậy căn bản thì VN và Afghaistan có nhiều điểm tương đồng, khi VN được xử dụng như cửa ải ngăn chặn Tầu tràn xuống ĐNA. Như vậy khái niệm VN nói đến ở đây là nước VN nói chung bao gồm cả VNCS lẫn VNCH, trong cuộc chiến sâu rộng ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng Tầu; cho dù trong 40 năm qua, chủ trương của Mỹ là tạo điều kiện để Tầu thao túng VN trong chiến lược mở đường tiến xuống ĐNÁ. Nhưng đó chỉ là mưu thuật nhằm tạo ra thế bất quân bình tại Á Châu khiến các nước Á Châu lao vào chạy đua vũ trang giữa họ với nhau, khiến chiến tranh lớn phải sảy ra tại Á Châu, từ đó mới hình thành được giải pháp chính trị cho toàn cõi Á Châu.

Mỹ có trách nhiệm với VN, câu này mang ý nghĩa là Mỹ bằng mọi giá phải kéo VN ra khỏi quỹ đạo Tầu, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của các thế lực mang vỏ bọc Hán như Đài Loan, Singapore, hay HongKong, Mỹ sẽ trở lại VN toàn diện trong tương lai tới đây khi vấn đề Tầu được giải quyết về căn bản để giúp VN phát triển mạnh về các mặt, đồng thời tạo dựng một chân thứ ba tại Viễn Đông trong ba cạnh của kim tự tháp gồm: Mỹ/Việt/Ba Lan. Cần lưu ý là VN là nước sắp tới có dân số 100 triệu người nắm vị trí chi phối đối với Đông Dương, toàn vùng Hoa Nam cùng vùng bình nguyên Thái Lan sang đến Ấn Độ Dương. VN có đủ yếu tố để trở thành trung tâm phát lực về văn hóa lớn trên toàn cõi Á Châu, để qua VN Mỹ có thể khai triển lợi thế chiến lược trong vùng nhằm kềm hãm các thế lực khác tại Á Châu, vẫn có thể trở thành đe dọa đối với Mỹ trên biển TBD.
Gọi VN là trung tâm phát lực văn hóa chính trị là vì VN tuy đa số dân theo Phật Giáo Đại Thừa, nhưng Phật Giáo Đại Thừa VN chuyển thành Phật Giáo Hòa Hảo kết hợp với tinh thần đạo học thờ cúng tổ tiên đặc trưng VN, VN cũng có bộ phận theo Tiểu Thừa như Thái Lan, Miến Điện, VN lại có lực lượng gần 10% dân số theo Công Giáo La Mã con số đang gia tăng từng ngày với hàng giáo sỹ nắm vai trò lớn đối với Thiên Chúa Giáo La Mã tại Á Châu, VN lại là trung tâm củă văn minh Bách Việt Phương Nam, xử dụng chữ viết theo mẫu tự Latinh duy nhất tại Á Châu. Đứng về mặt xã hội, VN là nước tuy yếu kém vì bị Tầu khống chế mọi mặt trong 40 năm qua, nhưng là nước có khả năng tiếp thu kỹ thuật rất nhanh nếu được trợ giúp đúng mức, và là nước cởi mở dễ thay đổi theo chiều hướng toàn cầu hóa để trở thành trung tâm phát lực cho toàn vùng Hoa Nam cũng như ĐNÁ là vậy. Mỹ cần một đồng minh như VN quả đúng, vì so sánh với các nước Á Châu khác, VN là nước tại Á Châu hướng về văn minh Phương Tây ở mức cao nhất, việc giúp cho VN mau chóng trở thành cường thịnh thực ra chả khó khăn với Mỹ.

Với Afghanistan, tuy quân Mỹ rút khỏi đấy vào cuối năm 2014, nhưng như đã trình bày, cuộc chiến lớn phải sảy ra trong vùng này, khi đó Mỹ sẽ phải trở lại vùng này một cách toàn diện và được đón nhận như thế lực điều tiết quyền lợi của các thế lực lớn trong vùng Trung Á: như Nga, Tầu, Ấn Độ. Khi đó Mỹ phải mở đường tiếp vận đi từ Balochistan thuộc Pakistan lên Afghanistan để đi vào Trung Á, chỉ như vậy đại lục địa Á Châu mới ổn định được mà thôi. Cho nên Afghanistan cùng tỉnh bang Balochistan của Pakistan được coi là rất quan trọng đối với chiến lược của Mỹ tại lục địa Á Châu, khi ông G.F nói đến VN và Afghanistan tức là ông đã kín đáo nói đến chủ trương lâu dài của Mỹ đối với Á Châu. Trong diễn biến khác, như đã trình bày trước đây, đại lục địa Á Châu khi đó được chia làm hai vùng rõ rệt với ba lực nồng cốt tạo liên minh với Mỹ là VN ở phía Viễn Đông, Afghanistan phía trung tâm, Do Thái ở phía Địa Trung Hải, cho nên trước đây tôi có đưa ra nhận định là Hạm Đội 5 của Mỹ sẽ rời khỏi Bahrain để di chuyển đến vùng Balochistan là vậy và Balochistan sẽ trở thành một nước độc lập tách khỏi Pakistan là thế.

11 – G.F cho biết: “Khủng hoảng địa chính trị hiện nay là hậu quả của sự sụp đổ của các đế quốc Âu Châu, kể từ sau năm 1991 khi LX sụp đổ, lần đầu tiên sau 500 năm Âu Châu không có một cường quốc nào hùng mạnh đối với thế giới. Liên Minh Âu Châu EU có thể hùng mạnh, nhưng không biết EU có muốn hay không và muốn hùng mạnh để làm gì, nếu chỉ vì để giầu có hơn khi khủng hoảng đến sự giầu có bị khựng lại, lý lẽ và mục đích tồn tại của EU không còn đứng vững nữa, cần thiết phải xác định lại mục đích tồn tại mang tính nguyên tắc của EU. Nhưng không biết dựa trên nguyên tắc sau khủng hoảng như thế nào, Mỹ là một dự án về đạo đức, quân sự và kinh tế, nhiều giá trị đã gắn kết chúng tôi với nhau, còn các ông chỉ có một, tương lai sẽ ra sao? Cần tìm một nguyên tắc mới”

Khủng hoảng địa chính trị được ông G.F nói đến ở đây chính là thế bất quân bình rộng lớn khi LX tan rã vào năm 1991, Tầu mạnh lên trở thành đe dọa toàn cầu, Hồi Giáo vẫn muốn lợi dụng vị thế giữa Tầu với Mỹ để hưởng lợi như chiến tranh lạnh, Âu Châu chưa xác định được thế giới sẽ ra sao và Âu Châu phải làm gì cụ thể. Đây là cuộc chiến về giá trị văn hóa văn minh chứ không phải như chiến tranh lạnh giữa LX với Mỹ trước đây, cuộc chiến này dẫn đưa nhân loại tiến thêm một bước đến chỗ thống nhất để mở rộng quy mô thị trường sao cho quân bình với thị trường tại Á Châu lục địa. Trong cuộc cờ này tính toán trên số đầu người để ước tính sức mạnh thị trường, Mỹ không thể có đủ số vài ba tỷ người để giữ quân bình với Á Châu được, nên cần Âu Châu thống nhất sức mạnh để tiến tới thống nhất toàn vùng Trung Đông, tiến tới vùng Tây Nam Á. Liên minh Âu Châu EU chưa xác định được mục tiêu tối hậu này, nên mới chút khủng hoảng đã vội quay về bảo vệ nồi cơm của nhà mình, nên Ông G.F mới nói đến việc cần xác định lại mục đích tồn tại mang tính nguyên tắc của EU, nhưng dựa trên nguyên tắc nào?
Khi đặt ra câu hỏi như vậy, nếu chỉ nhắm vào kinh tế không thôi thì Âu Châu không cần EU mà chỉ cần EFTA (ttỏ chức Tự Do Thương Mại Âu Châu) với đồng EURO là đủ rồi, cần ghi nhớ là Ông G.F đưa ra ba yếu tố kết hợp để thành nước Mỹ là: đạo đức, quân sự, kinh tế. Đạo đức nhắm việc giải phóng các dân tộc bị áp bức, quân sự là sức mạnh để buộc các thế lực lạc hậu cản trở bước tiến của nhân loại phải sớm bị đào thải bởi lịch sử để thay thế bằng cái mới phù hợp với đà tiến hóa khách quan, kinh tế để thống nhất nhân loại và cung cấp đời sống tốt hơn cho đại đa số loài người trên trái đất này. Như vậy Âu Châu phải chọn lựa một hướng đi dựa trên nguyên tắc cụ thể chứ không thể hành động tùy tiện như hiện nay, Mỹ cần xây dựng trục Mỹ/Ba Lan là vậy để tạo sung lực nhằm thúc đẩy Âu Châu Cổ tiến lên, Ông Don Rumsfeld gọi Ba Lan là Âu Châu trẻ là vậy. Vì trách nhiệm của Âu Châu phải gánh vác đối với Trung Đông Hồi Giáo vốn được coi là cái nôi của văn minh Hy-La, cả Phương Tây phải có trách nhiệm đạo đức với vùng Hồi Giáo này, không thể vì vài chống đối đã sợ bị khủng bố như tại Pháp hay tại Đức để trở về lo cho bản than nước mình mà quên đi trách nhiệm tinh thần lớn lao của cả Âu Châu như một khối thống nhất.

Vấn đề chia trách nhiệm cho Âu Châu phụ trách vùng Trung Cận Đông, Bắc Phi cùng Địa Trung Hải là chủ đề đã được tôi nêu lên từ rất lâu trước đây theo nhiều cách khác nhau, nhưng qua thử thách tại Afghanistan, Lybia, Syria cho thấy Âu Châu quá nhát, thiếu lãnh đạo mạnh, khiến Mỹ một lần nữa lại phải xây dựng quan hệ với Ba Lan cùng vài nước Đông Âu, sau thời gian dài bị LX cai trị gián tiếp, nay còn sức đấu tranh để đẩy toàn Âu Châu tiến tới phía đông trên vùng Lưỡng Hà, vùng Hắc Hải cũng như vùng Nam Ural, là nơi mà Nga đang xử dụng sức mạnh quân sự để lôi kéo thành khối giống như LX trước đây. Các nước trong vùng Balkan không phải là vô tình khi bị buộc phải dựa vào Nga, vì sau 20 năm khi LX tan rã, Âu Châu vẫn tiếp tục khủng hoảng, không đủ mạnh để tạo chỗ dựa cho các nước vùng Balkan. Nếu về lâu dài Nga sẽ gây thêm trở ngại cho các vấn đề tại Trung Á và cấu kết với Tầu cùng Hồi Giáo thì sao, tình hình đó cho thấy là thời kỳ chiến tranh lạnh lần hai lại bắt đầu, Mỹ không thể yên lòng là rất đúng với thực tế.

Cần lưu ý đến cách thức mà ông G.F so sánh với Mỹ khi ông nói: “Mỹ là một dự án về đạo đức, quân sự và kinh tế” câu nói đó cần được coi như thông điệp gởi đến cho toàn Âu Châu như sau: “các anh phải có trách nhiệm đạo đức và tinh thần đối với Trung Đông Hồi Giáo và Bắc Phi là cái nôi của văn minh Phương Tây, cũng là nơi mà Âu Châu đã từng cai trị thuộc địa suốt mấy trăm năm, muốn làm được mục tiêu đó, các anh phải mau chóng thống nhất về kinh tế để tạo sức mạnh quân sự. Chỉ có cách đó các anh mới có thể hợp với chúng tôi cùng với thế giới Hồi Giáo giữ thế cân bằng toàn cầu với Viễn Đông nói chung, đồng thời để thuyết phục Nga sớm hội nhập với Âu Châu thành một khối thống nhất, nếu các anh không làm thì đó là giấc mơ đen của Mỹ”

12 – Hòa Bình Ông G.F: “Hòa bình có thể đã không giữ được, căng thẳng giữa Đức với Hy Lạp cho thấy một nhà nước nọ đã có lỗi với nhà nước kia, đó không phải là một Liên Minh, mà là khu vực tự do thưong mại, ra vô tự do mà không mất đi sự đồng nhất, chúng tôi hành động vì lợi ích của nước Mỹ, chả nước nào trong EU muốn bị thiệt hại vì Hy Lạp. Trong 2,000 năm các nhà nước Âu Châu xử với một phương pháp xác định, xuất phát từ cội rễ văn hóa của Âu Châu, các ông đã thử thay đổi nó, nhưng hiện nay đã thay đổi đủ chưa? Cần phân biệt Âu Châu với EU, Châu Âu là một phần của thế giới hiện đại và giầu có, EU là một thử nghiệm chưa biết tương lai, cần lưu ý đến Đức vì trong thế kỷ 20 Đức đã gây ra hai cuộc chiến và vì kinh tế Đức hiện hiện đứng thứ tư thế giới, một nửa thu nhập của họ là nhờ vào xuất khẩu, nếu Đức phải có một chính sách ngoại giao, EU tan rã thì đó là giấc mơ đen của nước Mỹ”

Thực ra hòa bình tại Âu Châu là do Mỹ bao sân trong thời chiến tranh lạnh, dân Âu Châu nay quá bạc nhược, sợ phải đối diện với cải cách thật sự để hiện đại hóa xã hội Âu Châu, nên Mỹ phải đứng sau vụ thúc đẩy Âu Châu cải tổ qua cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 là rất đúng. Việc này so với Mỹ sẽ cho ta một nhận định kỳ thú, đã hơn 2 thế kỷ lập quốc nhưng Mỹ vẫn ngày càng trẻ, sức bật lớn lao sẵn sàng thay đổi đến độ không ngờ được, nước Mỹ là nước duy nhất trên thế giới này có khả năng tự cách tân cho phù hợp với tình thế mới, Âu Châu, Nhật hay bất cứ nước nào khác không có khả năng này. Như vậy phải chăng Mỹ vì tiến quá nhanh nên thấy ai cũng chậm chạp nên phải hối thúc chăng, có lẽ không phải như vậy vì họ biết quá rõ về hiểm nguy đang chờ ở phía trước đối với văn minh trái đất này, cũng như các bất quân bình trong chiến lược địa chính trị toàn cầu bất cứ lúc nào cũng có thể làm nổ tung thế giới.

Một nửa thu nhập GDP của Đức do xuất khẩu đem lại, nếu cuộc chiến lớn sảy ra khiến xuất khẩu của Đức bị đình trệ thì nước Đức sẽ ra sao, họ phải tính đến tình huống này, tiếc thay họ không dám xây dựng sức mạnh quân sự chính trị để bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ, chỉ quen dựa vào sự bảo trợ của Mỹ thì thật chưa xứng với tính cách Đức chút nào. Cần ghi nhớ là Nhật cùng toàn thể Á Châu TBD cũng đang tiến vào giai đoạn tái vũ trang, tình hình này càng làm thay đổi tương quan đông/tây, trong toàn cảnh đó Đức cần gấp rút tái vũ trang để xác định một chính sách đối ngoại cho Đức cũng là cho cả Âu Châu do Đức dẫn đầu, mặc cho Pháp ngồi than vãn cũng chả giúp ích gì cho Âu Châu như Pháp đã từng hành động như vậy dưới thời De Gaulle. Tình trạng đôi co về mấy vấn đề lụn vụn hiện nay tại Âu Châu là mối lo lớn của Mỹ, vì khi Đức bị khủng hoảng sẽ kéo theo toàn Âu Châu, đó là lúc quân Nga cùng Tầu có thể áp sát cửa ngõ của Âu Châu như khi xưa Mông Cổ đã từng hành động như vậy.

Cho nên Âu Châu phải tự khẳng định chính mình, phải quyết liệt cải cách để mau chóng thành Liên Bang kiểu Mỹ, phải tái vũ trang để bảo vệ quyền lợi của mình chứ không thể dựa vào Mỹ mãi mãi được, cần mở rộng thị trường toàn Âu để tạo sức mạnh toàn khối, trên căn bản đó mới san bằng cách biệt về lợi tức từng vùng khác nhau thuộc EU. Chỉ khi đó EU mới thực hiện được trách nhiệm đạo đức với Trung Đông là cái nôi văn hóa Hy La, cũng như Bắc Phi là nơi Âu Châu phải nhận lấy trách nhiệm đạo đức vì họ đã chiếm vùng này thành thuộc địa trong suốt mấy thế kỷ dài, và chỉ khi đó EU mới thuyết phục được Nga cũng như Thế giới Hồi Giáo Trung Đông mà thôi.

13 – Liên minh tay ba Mỹ-Đức-Ba Lan “Ông G.F tự hỏi tại sao quan hệ Mỹ Đức lại không tốt như nó có thể, tam giác Mỹ-Đức-Ba Lan có thể quyết định những vấn đề quan trọng cho thế giới, Ba Lan là một nước với 40 triệu dân là nước lớn ở Âu Châu, chiến lược bảo đảm an ninh cho Ba Lan là Mỹ là người hợp tác có trách nhiệm”

Câu hỏi được đặt ra là NATO, EU hành xử như thế nào trong thế đối đầu cùng lúc với bất trắc do Nga thường gây ra ở phía đông cũng như vùng Balkan, song song với việc Âu Châu cùng NATO khẳng định trách nhiệm đạo đức của mình đối với vùng Trung Cận Đông cùng Bắc Phi để thúc đẩy vùng này hồi sinh thật sự. Cần ghi nhớ là Hoa Lục nay đã trở thành một nước trung lưu, chỉ trong vài chục năm tới họ sẽ là một nước giầu có, khi đó tương quan giữa Hán Hoa với thế giới sẽ thay đổi có lợi cho Hán Hoa về mọi mặt, Âu Châu sẽ bị đẩy lùi về phía sau, một mình Mỹ sẽ không thể chống đỡ được với làn sóng đến từ Phương Đông.

Mỹ chưa bao giờ chiếm đóng vùng này làm thuộc địa, nhưng bất cứ truyện gì sảy ra ở đây Âu Châu cũng đều kéo Mỹ vào cuộc, đó là lời than phiền từ phía Mỹ, không phải Mỹ sợ mà là vì các anh Âu Châu quá dựa vào Mỹ trên vùng mà các anh phải nhận lấy trách nhiệm. Cuộc tranh cãi nổ ra ngay trong lòng hai nước lớn là Pháp với Đức là chính yếu, phía Đức cho rằng Pháp đã khai thác thuộc địa tại Bắc Phi trong suốt mấy thế kỷ nên nay Pháp phải là nước có trách nhiệm lớn nhất trong vấn đề Bắc Phi Hồi Giáo, tiếc thay Pháp chả làm gì cả lại phủi tay. Vai trò của Ý cùng Bồ Đào Nha không qúa quan trọng tại Bắc Phi nên Đức không chấp, nếu Pháp không làm thì sao bắt Đức phải gánh vác. Nói về Trung Đông Hồi Giáo thì cũng Anh với Pháp phải chịu trách nhiệm chính, Đức không thể dung tiền thuế của dân Đức đóng góp để trả nợ tinh thần mà Anh, Pháp, Bồ Đào Nha cùng Hòa Lan đã hưởng trong các thế kỷ trước được. Mỹ trách Đức và Pháp thiếu tinh thần tập thể toàn Âu Châu là vậy, cho nên Ông G.F mới nêu lên trách nhiệm của Đức trong vấn đề Hy Lạp.

Tuy vậy hôm nay 13-12-2012 Ngân Hàng Chung Âu Châu ECB đã thông qua một quyết định cho phép ECB kiểm soát các ngân hàng lớn trên toàn Âu Châu bắt đầu từ cuối năm 2013, bước kế tiếp còn cần một hệ thống thuế chung cho EU để ngân sách của EU không lệ thuộc vào phần đóng góp của 27 thành viên trong khối EU, trên căn bản đó mới có thể xây dựng quân đội riêng cho EU được, nhưng trong bao lâu nữa, đó là câu hỏi lớn. Với Anh họ sẵn sàng sát cánh với Mỹ trong mọi hồ sơ của thế giới này, người Anh tự hiểu rằng tương lai của Anh lệ thuộc vào chủ trương của nước Anh hôm nay nhằm chuẩn bị đối phó với cuộc chiến lớn trên phạm vi toàn Á Châu.

Cuộc tranh luận trong lòng Âu Châu, Đức đóng vai trung tâm như gạch nối giữa Nga với Âu Châu, cũng như giữa Âu Châu với Mỹ về tương lai của EU cũng như của NATO trong việc gánh vác thêm trách nhiệm với Mỹ về nhiều vấn đề thế giới. Mọi sự dường như không phải là vấn đề tiền bạc mà là vấn đề Âu Châu thiếu một định hướng chiến lược thống nhất được đa số người Âu Châu chia xẻ một giá trị chung được coi là mang tính nguyên tắc đối với sự tồn tại của EU, định hướng đó mới đặt căn bản cho mối quan hệ giữa Âu Châu với Nga cũng như trách nhiệm của Âu Châu với Trung Đông và Bắc Phi. Một EU tiếp tục phân hóa như hôm nay sẽ chả có sức mạnh để thuyết phục Nga, khiến Nga tiếp tục đi vào lối mòn mà lịch sử Nga đã để lại suốt 5 thế kỷ qua, để rồi nếu không khéo tính toán lại có thể dẫn đưa Âu Châu trở lại với vết xe đổ của lịch sử Âu Châu nói chung, Mỹ không thể yên lòng về truyện này được. Nói chung Nga vẫn nghi ngờ thiện chí của Anh với Mỹ đối với những gì đã sảy ra trong hai thế kỷ qua, nên cả Nga lẫn Đức đều phải tính đến nước cờ ngược có thể sảy ra trong chính trị, khiến EU trở nên trì trệ.

Phía Mỹ coi NATO là tổ chức biểu tượng cho sức mạnh của Âu Châu, nhưng trong lòng NATO, sức mạnh chủ chốt vẫn là Mỹ và Anh, hai cuộc chiến Irak cũng như Afghanistan là cụ thể, Âu Châu coi đó là việc của Mỹ-Anh chứ không phải là của Âu Châu. Âu Châu đã hành động như vậy vì người dân Âu Châu dường như đã cố tình quên là Âu Châu được hòa bình là do sự hy sinh của Mỹ trong cuộc đối đầu với LX trong chiến tranh lạnh. Nếu bảo rằng cả ba cuộc chiến trong thế kỷ 20 đều xuất phát từ chủ trương chiến lược của Mỹ-Anh thì người Âu Châu lại quên rằng chiến tranh đều xuất phát từ các tranh chấp tại Âu Châu do tham vọng bành trướng của các nước Âu Châu gây ra. Cho nên Ô G.F mới nói rằng: “Âu Châu tránh được chiến tranh từ 1945 đến nay thì đó là sự ngộ nhận, nếu Đức tách ra khỏi EU thì đó là thảm họa và trở thành đối thủ mạnh của Toàn Cầu Hóa, cho nên cần củng cố tam giác Mỹ-Đức-Ba Lan, nếu sảy ra chiến tranh thì Ba Lan phải cầm cự được sáu tháng để Mỹ kết hợp cùng tham chiến, người Ba Lan cần làm việc nặng nhọc hơn để có thay đổi”.

Nếu Đức tách ra khỏi EU thì quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ bị thử thách lớn chưa từng sảy ra kể từ khi thành lập đến nay, có thể dẫn đến chiến tranh giữa Âu Châu với nhau trong cuộc chiến lớn giữa Đông với Tây tại vùng Trung Tâm của Đại Lục Địa Á Châu. Tình hình thế giới hiện nay cho thấy khả năng sảy ra một cuộc chiến toàn diện như là rất thực, khi đó một mình Mỹ và Anh sẽ không thể cáng đáng được cục diện toàn cầu, vì Mỹ có thể chiến thắng quân một nước nhưng không biết cai trị. Để đề phòng tình huống đen tối đó, Mỹ cần củng cố quan hệ đặc biệt với Ba Lan và Đức để giảm thiểu tối đa thiệt hại, các bài học chiến tranh tại Âu Châu trong thế kỷ 20 cho thấy, Ba Lan cần có quân đội mạnh, người dân Ba Lan cần làm việc nặng nhọc để thực hiện thay đổi và thực hiện được sự lựa chọn chiến lược là hợp tác mật thiết với Mỹ, kết hợp với Đức để giữ vững trận tuyến trong 6 tháng trước khi Mỹ can thiệp (VN ta cần học bài học này).

Như vậy chiến tranh tại Âu Châu là với thế lực nào, Cần lưu ý đến tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với tính cách là cửa ngõ hướng về Đông Phương, trong điều kiện bình thường thì Thổ Nhĩ Kỳ không thể hiện tầm quan trọng, nhưng giả định là cuộc chiến lớn sảy ra tại vùng trung tâm Châu Á thì ngay tức khắc sẽ lôi cuốn Nga, Ấn, T/Q, Nhật Bản, Iran, Pakistan nhập cuộc và mau chóng trở thành cuộc chiến toàn cầu, khi đó chiến tranh sẽ lan đến cửa ngõ của Âu Châu tại vùng Balkan, cũng như Đông và Nam Âu. Khi ấy Âu Châu phải tự mình cứu lấy mình ít nhất trong sáu tháng đầu của cuộc chiến trước khi Mỹ tham chiến, tiếc là Âu Châu Lục Địa chưa thấy hiểm họa này nên vẫn bình chân như vại, chả chuẩn bị gì cả, như thế Mỹ âu lo là quá đúng.

Nếu Âu Châu thực sự biết âu lo cho tương lai của chính mình thì chính Âu Châu phải mạnh dạn gánh vác trách nhiệm củng cố tuyến đầu ở phía Địa Trung Hải là Hy Lạp và Thỏ Nhĩ Kỳ ngay từ bây giờ để sớm ổn định Syria, Liban, Ai Cập, Lybia, Algeria, Tunisia cùng vùng Balkan để chuẩn bị cho vùng Hắc Hải đến Ukraina, Belaussia, Georgia, đến vùng Caspian. Trong khi tại phía Bắc và Trung Âu thì Đức, Pháp phải tích cực nhận trách nhiệm lớn trong vùng để kéo theo Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungaria làm nồng cốt cho một NATO mới mẻ với sức mạnh chủ yếu chính là của Âu Châu thay vì Mỹ như hiện nay. Thật tiếc là đã hơn 4 năm qua EU cứ cãi lộn về ít tiền lẻ trong việc trợ giúp cho Hy Lạp, chả ai chịu đóng góp thêm cho quỹ cứu nguy Hy Lạp, cứ bo bo giữ túi tiền riêng cho mình, người Mỹ buồn lòng là quá đúng với thực tế tại Âu Châu trong 4 năm qua.

Cần ghi nhớ là Âu Châu phải sớm thoát ra khỏi suy thoái để còn có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến lớn có thể sảy ra bất cứ lúc nào trong dăm bảy năm tới đây khi tại Viễn Đông TBD các cuộc chạy đua vũ trang đang gia tăng từng ngày, khả năng Mỹ kềm chế các khuynh hướng chủ chiến trong vùng Viễn Đông TBD cũng chỉ có giới hạn mà thôi. Như đã trình bày, chiến tranh lớn nổ ra chắc chắn sẽ kéo Âu Châu nhập cuộc, bây giờ là lúc Âu Châu phải dẹp bỏ các tranh chấp lặt vặt để tạo sức mạnh tổng hợp cho Âu Châu để làm nồng cốt cho NATO mới mẻ và năng động. Âu Châu rất cần gấp rút ra khỏi khủng hoảng để xây dựng sức mạnh toàn diện để tạo thế quân bình thị trường toàn cầu, thế quân bình chiến lược toàn cầu dựa trên thế cân bằng địa chính trị trên toàn cõi Đại Lục Địa Á Châu.

Âu Châu cần ý thức sâu sa về cục diện toàn cầu trong tương lai chỉ vài chục năm tới đây mà thôi khi thế giới trở thành đa cực, chắc chắn Á Châu sẽ nắm một cực ngày càng trở nên năng nổ, trẻ trung và hùng mạnh, EU nếu không nỗ lực để trở thành một cực thứ hai, Mỹ cùng Châu Mỹ là cực thứ ba thì thế giới sẽ chẳng bao giờ cân bằng được. Thời cơ khi đã mất sẽ chẳng bao giờ lấy lại được, Ông Don Rumsfeld gọi Âu Châu già, bây giờ chính Mỹ lại phải làm cho Âu Châu trẻ lại quả là khó.

Đối với Nga, báo cáo tình báo Mỹ đánh giá là

1- Nga là đối tác của Phương tây trên cơ sở có tính toán nhưng không có lợi ích chung,
2- Nga có quan hệ mâu thuẫn với cường quốc khác
3- Nga trở thành đất nước mang lại những rắc rối nghiêm trọng, là một quốc gia tìm cách để lợi dụng vị thế quân sự của mình để đe dọa láng diềng.
Nội dung đánh giá về Nga đủ cho thấy cách mà Nga sẽ hành động khi chiến tranh lớn sảy ra, hiện họ đang ra sức thao túng các nước xung quanh vùng Hắc Hải được coi là vùng rất quan trọng đối với cạnh sườn phía nam của Nga, rõ ràng là Nga không muốn bất cứ sự can thiệp nào của Mỹ vào vùng này, mặc dù các nước đó hiểu rằng họ cần liên kết với Mỹ để giữ quân bình với Nga, nhưng Mỹ không thể làm mọi việc trên lục địa như lời ông G.F đã nói: Mỹ có thể chiến thắng quân một nước nhưng không biết cai trị. Nhận định này đã được tôi trình bày chi tiết trong bài viết mới đây, như vậy Mỹ chỉ có thể hiện diện trên vùng chiến lược cận duyên hải ở mức độ giới hạn chứ không thể đi sâu vào lục địa được, nên dù biết cả vung Balkan cũng như Hắc Hải đều đang hy vọng sự trợ giúp tích cực của Mỹ, nhưng Mỹ chả thể làm hết mọi việc được. Cho nên các nước đó sau khi thoát khỏi vòng kìm kẹp của LX trước đây thì nay lại rơi vào vùng ảnh hưởng của Nga, dĩ nhiên mức độ độc lập của mỗi nước có khác so với thời LX, nhưng chủ trương chính sách của mỗi nước đều bị Nga ảnh hưởng, điều này làm cho các nước đó tiến rất chậm về kinh tế cũng như chính trị, và có thể trở thành vùng trái độn bị Nga xử dụng như lực lượng tham chiến bên cạnh Nga khi chiến tranh lớn sảy ra.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng là vậy, tuần rồi Putin đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ cũng là vì vấn đề Syria và vai trò của Thổ trên vùng Hắc Hải, Putin sợ Thổ sẽ hoàn toàn ngả theo NATO vây hãm Nga trên lục địa. Nếu không tăng cường trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ, khi cuộc chiến lớn nổ ra Thổ có thể thay đổi lập trường, thực tế đó sẽ làm bể mặt trận Địa Trung Hải, ngay tức khắc an ninh vùng Nam Đại tây Dương, Nam Âu, Châu Phi sẽ bị đe dọa, Mỹ không đủ quân đội để can thiệp kịp thời trên mọi mặt trậnCần ghi nhớ là cuộc chiến trong thế kỷ 21 này sẽ rất khác so với các cuộc chiến trước đây, Mỹ dư sức đánh bại quân đội nhiều nước, nhưng Mỹ không thể cứu nguy cho nhiều nước tại khắp nơi trên chiến trường Á Châu được. Cần ghi nhớ là cuộc chiến lớn luôn làm thay đổi trật tự toàn cầu, bây giờ Âu Châu không chuẩn bị thì còn chờ đến bao giờ nữa, tuần này NATO đã quyết định bố trí hỏa tiễn tại Thổ để đề phòng Assad bắn hỏa tiễn qua Thổ Nhĩ Kỳ, cho dù việc bố trí hỏa tiễn của NATO tại Thổ chỉ mang tính phòng ngừa, nhưng cần mở rộng sự hiện diện quân sự của NATO cũng như kinh tế để tạo sức mạnh cho Thổ Nhĩ Kỳ, đây là trách nhiệm của Âu Châu đối với cái nôi văn hóa mà Âu Châu đã chịu ơn.

Dù sao thì cuộc chiến lớn là rất cần thiết đối với thế giới này vì bế tắc ngày càng lộ rõ hơn và phức tạp hơn khiến cho bất cứ một thỏa hiệp nào cũng chỉ mang tính ngắn hạn, được coi như giải pháp tạm bợ mà thôi, cho nên cần xây dựng trục quyền lực tại Bắc và Trung Âu lấy Đức và Ba Lan làm nỗ lực chính, Mỹ đứng sau yểm trợ cũng như phối hợp tác chiến để ngăn chặn Nga có thể hành động bất thường tại đây.Trong toàn cảnh như vậy thì vai trò của Israel, như lời ông G.F nói, đâu còn quan trọng như hồi thập kỳ 1970 nữa. Cần lưu ý đến lời phát biểu mới đây của Henry Kissinger là: “Israel sẽ không thể tồn tại trong mười năm tới” lời phát biểu của Kissinger cũng báo hiệu chiến tranh lớn vậy.

Bài này được viết nhằm giải thích chi tiết một số nhận định mà giới chiến lược gia Mỹ đã công khai phát biểu, đa số các nhận định đó đều đã được tôi phát biểu trong thời gian dài đã qua, tuy vậy đúng sai phải chờ thời gian trả lời, dăm bảy năm tới sẽ chứng kiến sự kiện đó chăng, xin cẩn trọng theo dõi tình hình. Ông George Friedman thực ra là một nhà chiến lược kiểu khác thuộc hệ thống quyền lực Mỹ, nội dung quan điểm ông nêu ra trong cuộc phỏng vấn của nhà báo người Ba Lan là Jacek Zakoursky được coi là rất thẳng thắn đến độ kinh ngạc đối với những ai quen với tình hình thế giới.

Xương Lê V
Ngày Dec 13th 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét