Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

MẠC KÍNH VŨ TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVII


ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Khoa Việt Nam học – Đại học Sư phạm Hà Nội

Là vị vua thứ 4 và cũng là vị vua cuối cùng của nhà Mạc suốt thời hậu kỳ[1], Mạc Kính Vũ đã trở thành tâm điểm chú ý của biết bao nhà nghiên cứu xưa nay khi bàn về sự tồn vong của nhà Mạc. Trong vai trò là vị vua đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Mạc suốt 85 năm tồn tại[2], Mạc Kính Vũ đã tiếp nối đường hướng ngoại giao của các vị vua nhà Mạc trước đó trong mối quan hệ với triều đình phong kiến Trung Hoa như thế nào? Có nét gì mới trong mối quan hệ ấy không? Và liệu mối quan hệ với Minh triều, Thanh triều thời bấy giờ có ảnh hưởng gì đến sự sụp đổ của nhà Mạc nửa sau thế kỷ XVII? Đó là những vấn đề đặt ra và cũng là mối quan tâm mà chúng tôi muốn bàn đến trong bài tham luận này.
Tương quan lực lượng giữa nhà Mạc và triều đình phong kiến Trung Hoa thế kỷ XVII
Lúc bấy giờ, sau khi bị đánh bật khỏi kinh đô Thăng Long vào năm 1592, con cháu nhà Mạc đã tập hợp lại thành thế lực cát cứ chống lại triều Lê Trung Hưng suốt 85 năm trời. Điều đáng nói là chính trong bối cảnh đó, có không ít người dân vẫn nương theo ngọn cờ của nhà Mạc, ủng hộ nhà Mạc trong việc khôi phục, củng cố thế lực. Về điều này, sách Đại Việt sử ký toàn thư đã viết: “Từ tháng 3 năm 1593, Mạc Kính Chỉ đã thất bại, nhưng ở khắp nơi, con cháu, dư đảng nhà Mạc nổi dậy chiếm cứ các địa phương xưng bá…chống lại họ Trịnh quyết liệt…Mạc Kính Liễn lập Mạc Kính Cung ở châu Văn Lan làm người nối nghiệp họ Mạc, đặt niên hiệu là Càn Thống năm thứ nhất, nhiều người còn giữ hai lòng, chưa quy phục hết, nghe Kính Cung lập nên rủ nhau theo[3]” hay Lê Qúy Đôn trong Đại Việt thông sử cũng đã phải thừa nhận rằng: “Lúc này, lòng người dân vùng Đông Bắc hãy còn theo ngụy (tức nhà Mạc) nghe tin Mạc Kính Cung lên ngôi, dẫn nhau đến quy phục. Từ sông Nhị Hà trở về Bắc, can qua nối tiếp dấy lên, khói lửa không dứt, nhóm lớn thì kết thành 30 đảng, đông tới vài nghìn người, nhóm nhỏ cũng thành 10 toán, 7 – 8000 người…Quân giặc tới đâu, dân đến hùa theo, liên kết với nhau cùng nổi dậy…Nhân dân các huyện thuộc Hải Dương, Kinh Bắc đều dựng cờ xí hưởng ứng với giặc[4]”. Rõ ràng là dù nhà Mạc bấy giờ đang lâm vào thế yếu nhưng những gì mà vương triều Mạc gây dựng được trước đó trong công cuộc trị quốc, an dân sau những biến loạn của đất nước cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI là một thực tế không thể nào phủ nhận. Và dư âm của giai đoạn dài khá thịnh vượng ấy của vương triều Mạc vẫn còn đó trong tâm thức của biết bao người, hướng lòng người về phía nhà Mạc lúc này đây. Điều đó góp phần giúp chúng ta lý giải được tại sao sau khi vương triều Mạc bị sụp đổ, trong suốt một thời gian dài, nhân dân trên hầu khắp miền Bắc – cương vực của Bắc triều cũ vẫn ủng hộ họ.
Trong khi đó, bản thân triều đình vua Lê chúa Trịnh đang lâm vào khó khăn về mọi mặt: kinh tế thì bị tàn phá nặng nề, nông dân thì bị bần cùng lưu vong, đói kém khắp mọi nơi. Thêm vào đó, triều đình lại luôn phải gồng mình lên chống chọi lại những cuộc tranh giành quyền bính trong nội bộ vương triều[5]. Dựa vào sự suy yếu ấy của họ Trịnh, cộng với sự ủng hộ của nhân dân thì nhà Mạc đã nhanh chóng thiết dựng được một số căn cứ chống đối, cát cứ ở địa phương như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, trong đó Cao Bằng được xem là trung tâm hoạt động của nhà Mạc thời hậu kỳ.

2 BÀI GIẢI CHO VIỆT NAM ?


November 29, 2012

BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012

1. Giữ thêm 50 năm nữa?



“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”

“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.
“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”
“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.
“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.
“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.
“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”
“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.
“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái ly có thay đổi không?”. Giáo sư lại hỏi.
“Không ạ”. Các sinh viên trả lời.
“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”
Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt ly xuống!’
“Chính xác!” giáo sư nói: “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.
1. 2. Chúng ta đã lớn lên chưa?

Một người đàn ông đi ngang qua một chú voi đang bị xích, đột nhiên ông dừng lại và tự hỏi tại sao một chú voi lớn như vậy lại không tự làm đứt một sợi dây thùng nhỏ buộc ở chân và trốn thoát. Thậm chí còn không có cả dây xích và lồng giữ. Hiển nhiên là chú voi hoàn toàn có thể làm được, bất cứ lúc nào chú muốn nhưng vì một lý do nào đó chú đã không làm như vậy.
Người đàn ông đã đến gặp người quản tượng gần đó và hỏi anh ấy vì lý do tại sao con voi vẫn đứng yên ở đó và không bao giờ bỏ đi. Người huấn luyện voi trả lời: “À, khi mà con voi này còn nhỏ và bé hơn bây giờ, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kích cỡ dây thừng giống như bây giờ để trói chúng. Ở độ tuổi đó, các sợi dây vẫn đủ sức để giữ chúng. Khi mà voi lớn lên, chúng tin rằng chúng không có đủ khả năng phá được dây. Con voi này luôn tin rằng sợi dây có thể giữ chúng lại và không bao giờ thử trốn thoát”.



Người đàn ông đã rất ngạc nhiên. Những con vật to lớn như vậy đều có khả năng làm được, nhưng chúng đã không bao giờ tin và sẽ mãi mắc kẹt ở nơi này.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

NẠN "Ỷ THẾ LÀM LIỀU".

...Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Không muốn chơi chữ trong một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng thật sự đấy là "sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả sự nghiệp của đảng", một sự phá sản dây chuyền từ văn hóa đến chính trị, luật pháp và kinh tế rồi kinh doanh. Người ta chỉ có hy vọng giải quyết được vấn đề nợ nần này khi lãnh đạo công khai hóa mọi chuyện, người dân có tự do thông tin và có quyền phê phán và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm. Những chuyện ấy chưa có thì người dân tiếp tục là nạn nhân, kinh tế tiếp tục bị khủng hoảng...



Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa - Ngày 121128
Diễn đàn Kinh tế RFA

Ỷ thế đảng và nhà nước để làm liều, lời thì bỏ túi, lỗ thì dân chịu

Những tin tức dồn dập vào cuối năm cho thấy núi nợ rất lớn của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước của Việt Nam, bên trong là nhiều khoản nợ xấu, loại khó đòi và sẽ mất. Nói về nợ nần, người ta cũng quan ngại về núi nợ có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng sau nhiều năm được bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Được yêu cầu trình bày về các vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói về một hiện tượng ông gọi là "ỷ thế làm liều".

Lạc quan thiếu cơ sở

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo số 336/BC-CP của Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội ngày 16 Tháng 11 có nói đến tình trạng ngập nợ của các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. Đồng thời, người ta cũng nhắc đến núi nợ rất cao và có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Theo dõi mục Diễn đàn Kinh tế từ nhiều năm nay, thính giả của chúng ta có thấy ông trình bày về các hiện tượng này từ những năm 2007 và 2008, tức là cách nay bốn năm năm rồi. Nghĩa là những hiện tượng bất thường này đã có nguyên nhân sâu xa từ lâu. Thưa ông, vì sao lại như vậy?

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

BÀN VỀ CƠN SỐT KHỔNG TỬ HIỆN NAY.


Lưu Hiểu Ba
November 27, 2012

Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay

Lời giới thiệu của người dịch

1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.

2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin, lãnh tụ Nga có khuynh hướng độc tài.*

3. Cơn sốt Khổng Tử mà Lưu nói tới vẫn kéo dài đến nay. Viện Khổng Tử (gần như Viện Goethe, Hội Đồng Anh…) công cụ của quyền lực mềm trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc, mở cơ sở đầu tiên năm 2004, đến nay đã có hơn 320 Học viện được thành lập trên thế giới, trong đó 1/5 là ở Mỹ.**

4. Đọc bài này, rất có thể người đọc sẽ nêu câu hỏi: Liệu có điểm gì giống nhau giữa Viện Khổng Tử và Viện Trần Nhân Tông, Giải Khổng Tử và Giải Trần Nhân Tông được nhắc tới gần đây với ít nhiều nghi ngại hay không.

5. Bản dịch này dựa trên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Trung. Bản tiếng Anh có tựa “Yesterday’s Stray Dog Becomes Today’s Guard Dog” (Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà) do Thomas E. Moran dịch, in trong cuốn No Enemies, No Hatred (Không thù, không ghét) tuyển tập luận văn và thơ Lưu Hiểu Ba, do Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Lưu Hà biên tập, xuất bản năm 2012 tại Anh Quốc. Bản tiếng Trung có tựa “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”(Tạc nhật táng gia cẩu, kim nhật khán môn cẩu, thấu thị đương hạ Trung Quốc đích “Khổng Tử nhiệt”), xuất bản lần đầu trên vào ngày 2/9/2007 trên boxun.com. P.T.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

ĐỢI CHỜ GODOT


November 27, 2012 By Alan Phan
23 November 2012

T/S Alan Phan

Tôi nhớ năm đầu của đại học, trong môn Nghệ Thuật 101, tôi phải xem một vở kich của Samuel Beckett tựa đề là Waiting for Godot. Tóm lược của kịch bản là hai anh lãng tử dưới gốc cây xồi trọc lá, nói chuyện và tranh luận về đủ mọi đề tài trong khi đợi một người tên là Godot mà họ có hẹn.


Vài nhân vật khác cũng đi ngang chỗ đợi, tương tác cùng hai nhân vật chính, rất phức tạp và mâu thuẫn như trong một giấc mơ. Cuối cùng, Godot không bao giờ xuất hiện, vì có lẽ ông chỉ là một nhân vật tưởng tượng của hai anh lãng tử trên.
Vở kịch bắt đầu khoảng 10 phút là tôi quay ra ngủ ngon lành. Chuyện vớ vẩn của 2 anh “khùng” không liên quan gì đời sống hay cảm xúc của tôi. Ngược lại, con bé đi “date” cùng, có một mùi nước hoa nhè nhẹ như hoa lài cộng hưởng với mùi con gái vừa lớn. Cho nên khi đó, Godot thực đang ngồi cạnh tôi, đẹp tuyệt vời và những lời lảm nhảm trên sân khấu chỉ làm tôi khó chịu.
Ba năm sau, tôi tình cờ coi lại vở kịch. Hôm đó, tôi vừa thất tình, vừa bị cảm cúm, mệt ngất ngư nhưng không muốn nằm trên giường than thân trách phận. Lần này tôi có chút đồng cảm hơn với 2 chàng lãng tử. Họ loay hoay trong những hành động vô nghĩa và vớ vẩn vì chung quanh họ, từ môi trường đến những con người giao thoa đều thể hiện cái “hư không” trong nội tại của mình. Chúng ta ăn uống, suy nghĩ, đàm thoại, yêu ghét, làm việc, lo lắng…vì đây là những kỹ năng xã hội đã huấn luyện và trao trách cho chúng ta. Trong khi đó, chúng ta vẫn cứ hy vọng là Godot sẽ đến và sẽ đem một vài ý nghĩa gì đó cho cuộc sống. Dĩ nhiên, Godot (theo suy diễn là God hoặc idiot?) không bao giờ xuất hiện.

MỘT THẾ HỆ THẤT NGHIỆP


Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh....

* Thành một đôi ta rất đá vàng *



"Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" là một thành ngữ thông dụng trong truyện võ hiệp Kim Dung. Nhưng đấy cũng có thể là một sự thật kinh tế mà các cô cậu vừa đỗ cử nhân chưa mấy chú ý....

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày sáu Tháng 11, thời sự kinh tế Hoa Kỳ bàng hoàng nhắc đến vực thẳm ngân sách "fiscal cliff". Đấy là khi mà một quyết định của Quốc hội khóa 112 từ Tháng Tám năm ngoái có thể tự động cắt giảm công chi và tăng thuế kể từ đầu năm tới. Một tuần trước ngày bầu cử, cột báo thường xuyên này đã nhắc đến chuyện đó trong bài "Đắc Cử Bên Bờ Vực - Nhìn Vào Hố Sâu Tài Chánh Sau Khi Thắng Cử".

Bây giờ, Hành pháp và Thượng viện Dân Chủ cùng Hạ viện Cộng Hoà còn 34 ngày để tìm ra giải pháp thỏa hiệp - giảm chi bao nhiêu và tăng thuế những ai, cỡ chừng nào - hầu tránh một rủi ro suy trầm cho năm tới. Nếu kinh tế bị giảm mất 500 tỷ đô la, như giới làm luật đã ước tính trên nguyên tắc, thì sản xuất và thất nghiệp sẽ bị hậu quả bất lợi trong hơn một năm, trước khi tình hình có thể sáng sủa hơn nhờ hệ thống công chi thu được chấn chỉnh. "Trong hơn một năm" có nghĩa là cận kề cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014. Không ai muốn cử tri uống thuốc đắng cho lành bệnh khi mình có thể thất cử vì toa thuốc đắng ấy.

TRUNG QUỐC TÌM KIẾM SỰ CHIA RẼ TRONG KHỐI ASEAN


26/11/2012

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước

James Hookway, WSJ

BANGKOK –Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã mang nhiều tiềm năng chi tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng đến Thái Lan, chỉ một ngày sau khi Hội nghị Thượng đỉnh khu vực tại Campuchia kết thúc trong gay gắt về việc 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên làm thế nào để tiếp cận với các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo hôm thứ Tư tuần trước tiếp tục tập trung mục tiêu xây dựng quan hệ mạnh mẽ quan hệ song phương với từng quốc gia ASEAN, chiến lược mà một số nhà phân tích cho rằng nhằm ngăn chặn các nước trong khu nêu lên cùng một tiếng nói về những căng thẳng ở vùng biển giàu tài nguyên này. Không đi sâu vào các chi tiết cụ thể hoặc đề cập đến vụ tranh chấp, ông Ôn Gia Bảo nói với các phóng viên tại Bangkok rằng “tình hình trong khu vực đã trở nên phức tạp hơn, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Thái Lan trong việc phát triển và thắt chặt hợp tác ở cấp độ khu vực”.
Trong một số những thứ khác, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho biết bà đã yêu cầu Trung Quốc đầu tư thêm 50 USD tỷ vào cảng công nghiệp biển sâu mà Thái Lan đã giúp phát triển với chính phủ Miến Điện ở Dawei, phía nam Miến Điện, cũng như phòng chống lũ lụt và các dự án đường sắt. Bà Yingluck cũng cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận dự kiến mua một số lượng gạo dự trữ lớn nhất ở Thái Lan, nhằm hỗ trợ hàng tỷ đô cho nền kinh tế nông thôn của Thái Lan.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, BÙI VIỆN VÀ CAO TĂNG TÂY TẠNG TENZIN DRODON

PHẠM VŨ

1/- NƯỚC TA LỠ THỜI CƠ “DUY TÂN”: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1828-1871)
Chí sĩ, danh sĩ, kiến trúc sư, quê làng Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An. Con đông y sĩ Nguyễn Quốc Thư. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, cha mất sớm, ông theo học chữ Hán với cụ Tú Giai. Năm 1855, nhà thờ xứ Tân Ấp mời ông dạy chữ Hán, từ đó ông học chữ Pháp và Quốc ngữ với các giáo sĩ.
Năm 1858, giám mục Gauthier (ta gọi là Ngô Gia Hậu) đưa Trường Tộ sang Pháp. Trên đường sang Pháp, ông có ghé La Mã yết kiến Giáo Hoàng, rồi đến Paris. Ba năm sau (1861) ông về nước. Người Pháp có ý dùng ông làm tay sai, nhưng giàu lòng yêu nước, ông từ chối không nhận chức tước gì cả.
Ở ẩn nơi quê nhà, Trường Tộ lần lượt gửi lên triều đình vua Tự Đức nhiều bài điều trần giá trị, đè nghị triều đình cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…Các điều trần của ông nếu được áp dụng sẽ là một ách lược lớn, biến Việt Nam thành một nước hùng cường, tạo nên chuyển biến quan trọng trong lịch sử giữ nước của dân tộc.ta. Ông từng nói rõ lý do khiến ông viết bản điều trần:
<…Hàn công nói: “Biết không nói là kẻ bất nhân, nói mà không nói hết là kẻ bất nghĩa. Thế cho nên thân tôi tuy ở chốn giang hồ mà lòng vẫn gửi nơi lăng miếu. Tôi thạt không nỡ nhìn thấy nước nhà đổ nát, trăm họ lưu ly, cho nên không xét phận hèn mọn mà dám phạm vào lỗi nói ngay thẳng. Nếu cho lời tôi là khi trá, hoặc có ai xúi giục, thì xin đem tờ biểu này treo ở Quốc môn để sau này làm chứng”.>
(Điều trần thời sự)
Hoặc ngụ lòng qua mấy câu thơ thắm thiết:
“Nhật mộ tuy vô hồi chiếu xứ
Quì hoa tự hữu hưởng dương thần”.
Dịch nghĩa:
Vừng nhật dù không quày dọi lại
Lòng quì vẫn cứ hướng theo mà.
Ngày 22-11-1871, ông mất, hưởng dương 44 tuổi. Nguyễn Trường Tộ còn để lại đời hơn 14 bản trần tình về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.
Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ (Thiên hạ đại thế luận) In trong Nam Phong tạp chí.
(Tháng 2-3 năm Tự Đức 16, tức tháng 3-4 năm 1836)
Tôi là Nguyễn Trường Tộ, bề tôi nước Đại Nam, đã từng trốn ra nước ngoài, xin đem những điều mà tôi đã biết và thấy một cách chính xác về sự thế trong thiên hạ, mạo tôi kính bẩm. Trộm nghĩ việc trong thiên hạ chỉ có “thể” mà thôi…
Hãy nói về thiên đạo trước. Khí đất từ Bắc đến Nam, vận trời từ Tây sang Đông…

VẤN ĐỀ VỚI THẾ CHIẾN LƯỢC NGÕNG TRỤC, ĐÓNG CHỐT CỦA HOA KỲ

GS Tôn Thất Trình

Vì vậy tuy không biết gì nhiều về quân sự, chúng tôi vẫn cố gắng lạm bàn ý kiến phần lớn về chiến lược quân sự của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay và tương lai của giáo sư khoa học chánh trị Robert S. Ross, viện đại học Boston, đồng thời là Phó Trung tâm John King FairBank Center về Nghiên cứu Tàu- Chinese Studies, viện đại học Harvard, nguyệt san Ngọai Giao – Foreign Affairs đăng tải số các tháng 11- 12 năm 2012. Trong chuyến viếng thăm Đông Nam Á sắp tới, tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ hai Obama có thay đổi gì chánh sách “mới” thế chiến lược Ngõng trục, Đóng Chốt- Pivot nhiệm kỳ một không đây ?

Chánh sách mới ( so với thời tổng thống Bush) theo Ross là không cần thiết và chống lại phong phú

Kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở toang nền kinh tế Trung Quốc vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã thành công tăng thêm quyền lực, tài sản và sức mạnh quân sự, trong lúc đó vẫn duy trì cộng tác và liên hệ thân thiện với các quốc gia khác, ngoại trừ Đặng Tiểu Bình bênh Khmer Đỏ xâm lăng miền Bắc Việt Nam, tàn phá 20 thị trấn nhỏ lớn Việt Nam. Nhưng cách đây vài năm, Trung Quốc tuồng như thay đổi đường lối, cư xử theo một phương cách tha hóa, làm các lân bang lánh xa và tạo dựng một nghi ngờ ở ngọai quốc. Tháng 12 năm 2009, Trung Quốc chống lại hòa giải ở Hội Nghị Thay Đổi Khí Hậu Liên hiệp Quốc, làm phật lòng các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ. Rồi thì, sau khi Hoa Kỳ bán võ khí cho Đài Loan tháng giêng 2010, Chánh phủ Trung Quốc ngưng đàm phán an ninh cao cấp Hoa Kỳ – Trung Quốc lần đầu tiên và tuyên bố nhũng trừng phạt chưa bao giờ thấy, đánh vào các công ty Hoa Kỳ có ràng buộc với Đài Loan ( dù nay vẫn chưa rỏ rệt là các trừng phạt có gây ra tai hại đáng kể không ). Cũng vào tháng bảy năm 2010, Bắc Bình nổi giận phản đối các dự tính thao diễn hải quân của Hoa Kỳ và Nam Hàn ở Hòang Hải ( Biển Vàng ) – Yellow Sea. Tháng 11, Trung Quốc phê bình gay gắt Nhật Bổn bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc đã va chạm dữ dội tàu Bảo An Bờ biển – coast guard ship Nhật ở vùng bờ biển còn tranh chấp. Để đối đầu những lọat hồi đoạn bất ổn này, Bắc Bình đã thốt ra những lời thù địch quá đáng đối với các quốc gia dân chủ và đặt ra những trừng phạt kinh tế đối với Na Uy – Norway, sau khi Ủy Ban Nobel tưởng thưởng Liu Xiao Bo – Lưu tiểu Ba ( ? ) nhà họat động tích cực cho Tàu Dân Chủ giải thưởng Nobel Hòa Bình, tháng 10 năm 2012. Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, Trung Quốc đã mất đi phần lớn những gì Trung Quốc tích tụ được sau nhiều năm bàn luận về “ Nâng cao Hòa Bình- Peaceful Rise” .

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

SỨC MẠNH CỦA TỰ DO

Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama tại Đại học Rangoon

Tác giả : BBC

Trong chuyến thăm 6 giờ đồng hồ đến Miến Điện, Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài diễn văn tại Đại học Rangoon vào chiều ngày 19/11. BBC Việt ngữ lược dịch và trân trọng giới thiệu:

Tôi rất vinh hạnh được đến đây ở trường đại học này và là tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đến thăm đất nước các bạn.









 Hội trường đại học Rangoon ken đặc khán giả nghe bài nói chuyện của Obama


Tôi đến đây vì tầm quan trọng của đất nước này. Các bạn nằm ở ngã ba đường của đông Á và nam Á. Các bạn tiếp giáp với quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có lịch sử trải dài suốt mấy ngàn năm và các bạn có khả năng quyết định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Tôi đến đây vì lòng kính trọng dành cho trường đại học này. Chính tại ngôi trường này mà phong trào đấu tranh chống lại chế độ thực dân bắt đầu bén rễ. Chính tại đây Tướng Aung San đã biên tập một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Chính tại đây mà Ngài U Thant đã tìm hiểu về hoạt động của thế giới trước khi trở thành lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc.

Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin của nước Mỹ vào phẩm giá con người. Trong suốt các thập niên vừa qua, hai nước chúng ta là những kẻ xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói rằng chúng tôi vẫn luôn tràn đầy hy vọng về người dân của đất nước này. Các bạn đã đem đến cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi đã chứng kiến lòng can đảm của các bạn.

Myanmar trong 'xoay trục' Mỹ


Tác giả: Nguyễn Huy theo asiatimes

Nhấn mạnh và thực thi cái gọi là chiến lược "xoay trục" từ Trung Đông sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến công du bốn ngày tới Đông Nam Á. Ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới Myanmar.
Chuyến đi của Obama còn đánh dấu bởi sự kiện tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Campuchia, nơi ông dự kiến sẽ gặp gỡ Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Cuộc gặp diễn ra giữa lúc vị tổng thống Mỹ có những thương thảo gay cấn với đảng Cộng hòa về vấn đề tài chính, và nguy cơ bạo lực tồi tệ nhất trong bốn năm qua giữa Israel và chính phủ Hamas ở dải Gaza có khả năng leo thang thành cuộc xung đột lớn hơn.
Việc Obama rời Washington trong một thời điểm quan trọng như vậy chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng lớn mà chính phủ ông đặt vào chiến lược "xoay trục". Nhà Trắng thích gọi chiến lược ấy là "tái cân bằng" hướng về châu Á. Sự quan trọng của châu Á còn được khẳng định thêm lần nữa với thực tế đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống Mỹ kể từ khi ông được tái đắc cử ngày 6/11.
"Quyết định đi tới châu Á của Obama ngay sau khi đắc cử nói lên tầm quan trọng mà ông đặt ở khu vực này cũng như vị trí trung tâm của nó với rất nhiều lợi ích an ninh quốc gia và những ưu tiên của chúng tôi", Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Obama trong một bài phát biểu về chính sách cho biết.
"Cách tiếp cận của chúng tôi có căn cứ từ một định hướng đơn giản", ông Donilon nói với khán giả tại Trung tâm nghiên cứu An ninh và Quốc tế (CSIS). "Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, có lợi ích gắn bó chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị châu Á. Thành công của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với thành công của châu Á".

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Một đánh giá ba phần về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc


Phạm Gia Minh dịch

12.11.2012

Tóm tắt: Bài tiểu luận này thách thức quan điểm đang thịnh hành về cái đuợc xem là “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai”của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Quan điểm này khẳng định rằng hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc có khả năng củng cố năng lực đất nước nhằm quản trị có hiệu quả xã hội thông qua những thích ứng về định chế và điều chỉnh chính sách. Những phân tích cuộc khủng hoảng gần đây vẫn còn tiếp tục được tiết lộ ra về Bạc Hi Lai cho thấy các vết nhơ trong hệ thống chính trị Trung Quốc, đó là tình trạng dung túng người thân và phe cánh cùng những mối liên kết kiểu bảo trợ – đỡ đầu trong quá trình lựa chọn các nhà lãnh đạo; tham nhũng tràn lan, sự lũng đoạn quyền lực chính trị bởi một nhóm quan chức cấp cao ở các công ty thuộc sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sự coi thường pháp luật của giới chóp bu và thất bại tiềm tàng trong các thỏa thuận mặc cả giữa các phe phái cạnh tranh lẫn nhau trong hàng ngũ lãnh đạo đảng.
Bài tiểu luận cho thấy rằng “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai “của Đảng Cộng sản Trung Quốc thực ra chỉ là một hệ thống trì trệ xét cả trên lý luận và thực tiễn bởi lẽ, hệ thống này chống đối lại những thay đổi mang tính dân chủ rất cần thiết ở quốc gia này. Luận điểm về chế độ độc đoán chuyên quyền có tính bền bỉ và dẻo dai có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng Trung Quốc là một thể thống nhất vững chắc đang đặt ra những vấn đề liên quan tới sự thất bại của nó trong việc đánh giá các xu hướng thay đổi dường như có tính nghịch lý ở quốc gia này. Trong tiểu luận, những nghịch lý đó được khắc họa bởi ba quá trình phát triển đồng thời, cụ thể là: (1) Lãnh đạo yếu nhưng phe phái mạnh, (2) Chính phủ yếu nhưng nhóm lợi ích mạnh và, (3) Đảng yếu nhưng đất nước mạnh.
Không nên nhầm lẫn giữa tính bền bỉ và dẻo dai của đất nước Trung Quốc (nếu căn cứ vào vị thế của giới trung lưu đang hình thành, sự khôn ngoan, sắc bén của các nhóm lợi ích mới và tính năng động của toàn xã hội) với năng lực và tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc để điều hành đất nước. Bài tiểu luận này đưa ra kết luận cho rằng nếu như Đảng Cộng sản vẫn muốn lấy lại lòng tin của quần chúng và tránh một cuộc cách mạng hướng từ dưới lên thì đảng này phải tránh quan điểm về một “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai”, đồng thời đi theo đường lối chuyển đổi dân chủ một cách có hệ thống với những bước đi dũng cảm về phía bầu cử dân chủ trong nội bộ đảng, thiết lập sự độc lập của tòa án và dần dần mở cửa cho truyền thông chủ đạo

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

CHÍNH CHỦ, CHÍNH CHUYÊN


Tham nhũng, giao thông và đất đai luôn là những vấn đề nóng bỏng với người dân. Bởi thế mà mới đây, Nghị định số 71 của CP quy định chế tài xử phạt người tham gia giao thông không có giấy tờ chính chủ (đối với ô tô, xe máy), giữa lúc Quốc hội khóa XIII đang kỳ họp nóng bỏng, bỗng trở thành tâm điểm dư luận.
Chính chủ và không... chính chuyên
Trước hết bởi Nghị định 71 quy định xử phạt với số tiền quá cao, so với Nghị định số 34 (cũ), so với thực tiễn đời sống người dân luôn bất ổn, khi mà xăng, ga, điện nước..., luôn tăng giảm phập phù.
Thứ hai, Nghị định 71 vừa mài sắc, lập tức "chiến" ngay, khiến người dân la vang trời.
Thứ ba, cùng một văn bản mang tính chế tài, mà ngay trong cơ quan chức năng- ngành công an, mỗi người hiểu một kiểu. Vậy hàng triệu người dân, trình độ dân trí khác nhau, sẽ hiểu để thực hiện ra sao?
Khái niệm chính chủ ngay lập tức tủm tỉm đi vào đời sống hài hước, đàm tiếu của nhân gian, của những người thích đùa. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, còn gọi là Bọ Lập, chủ blog nổi tiếng Quê Choa, người đàn ông phong nhã hào hoa, đã có ngay bài viết hóm hỉnh Vợ chính chủ.
Bởi hôn nhân thực tế- không có giấy kết hôn, tức giấy chính chủ, không được pháp luật công nhận- ở xã hội ta chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

HOA KỲ: “ĐỒNG MINH LÀ NỀN TẢNG TRONG NỖ LỰC TÁI CÂN BẰNG TẠI CHÂU Á”


http://online.wsj.com/article/SB10001424127887323353204578126592329167294.html?mod=googlenews_wsj

Đặng Khương chuyển ngữ, Laura Meckler, WSJ
Bangkok, Thái Lan – Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hạ cánh xuống thủ đô Thái Lan, một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, trong một chuyến đi cấp tốc đến châu Á. Chuyến đi này sẽ bao gồm cuộc gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Miến Điện và sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ đến nước này.
Chuyến đi của ông sẽ kết thúc ở Campuchia, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, một diễn đàn mà Hoa Kỳ sử dụng để đẩy mạnh sự ảnh hưởng của họ trong khu vực.
Tổng thống Obama sẽ có mặt ở khu vực châu Á chỉ vỏn vẹn ba ngày, tranh thủ thời gian giữa các cuộc đàm phán Quốc hội về ngân sách vào hôm thứ Sáu và ngày nghỉ truyền thống trước Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Tư tới đây.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết rằng chuyến đi này rất quan trọng đối với nỗ lực của ông Obama nhằm tách khỏi sự chú ý từ Trung Đông sang trục châu Á, nơi mà tổng thống đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng kinh tế và chính trị – một phần nhằm đối trọng lại với sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhưng ngay cả khi ông công du đến châu Á thì mặt khác ông phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, giữa lúc bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra giữa Israel và Hamas.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

NGUYỄN XUÂN NGHĨA: TOÀN CẦU BỊ CHIẾU BÍ


Nguyễn-Xuân Nghĩa

Chúng ta đang sống trong một thế giới đảo điên....

Hoa Kỳ mất hai năm và sáu tỷ Mỹ kim cho tổng tuyển cử, để cuối cùng thì quay vào chân tường: ách tắc chính trị! Nhưng không chỉ có nước Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất sau Hoa Kỳ là Trung Quốc và Âu Châu cũng đang bị chiếu bí. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chuyện ly kỳ này.


Ách Tắc Hoa Kỳ


Trong cuộc tổng tuyển cử 2012 tại Hoa Kỳ, ngoài chức vụ cầm đầu Hành pháp tốn mất hai tỷ tranh cử, dân Mỹ còn bầu lại cơ chế Lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Kết quả thì Quốc hội khóa 113 là sao bản của Quốc hội khóa 112 được bầu lên từ năm 2010: đảng Cộng Hoà vẫn nắm chắc Hạ viện, đảng Dân Chủ giữ nguyên Thượng viện, nhưng chưa đủ 60 ghế để vượt qua thủ tục câu giờ "filibuster" và làm chủ nghị trình. Trong 50 Tiểu bang, có 30 Thống đốc bên Cộng Hoà, với khá nhiều quyền lực khả dĩ hạn chế tầm ảnh hưởng của Tổng thống.

Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Barack Obama không được rộng tay như với Quốc hội khóa 111 khi ấy hoàn toàn do đảng Dân Chủ kiểm soát từ 2008 đến 2010. Dù là từ nay sẽ khỏi cần xin phiếu nữa, ông Obama chưa thể tung hoành và hoàn tất công trình cải tạo xã hội của ông. Những mâu thuẫn và đình trệ tới độ tê liệt của hai năm vừa qua có thể lại tái diễn.

Nhìn trong trường kỳ thì Hoa Kỳ vừa trải qua một sự chuyển dịch văn hóa.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

TỪ XUÂN HƯƠNG ĐẾN VÔ KỴ, CẤU TRÚC PHÊ BÌNH HAY PHÊ BÌNH CẤU TRÚC LUẬN ĐỖ LONG VÂN




NGUYỄN QUỐC TRỤ.

TƯỞNG NIỆM ĐỖ LONG VÂN.

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/do_long_van.html

Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long Vân, tác giả Truyện Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương... đã mất tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được tin, qua mấy dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng Ba, 1998.
Ngay từ trước 1975, ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng cấp: được đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện như là "lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?) tới những năm tháng du học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ: Joseph Huỳnh Văn, Phạm Kiều Tùng, hình như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong bọn, Nguyễn Đạt (gọi là em út, vì nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa là hầu hết anh em trong nhóm Tập San Văn Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ báo, chỉ có Joseph Huỳnh Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang "cẩm nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm na, những bài Cầm Dương Xanh của anh, tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ Lâm, để đổi lấy một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất, mức độ ABC, của nó.
Tôi chỉ còn giữ được một kỷ niệm về Đỗ quân, về Nguồn Nước Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản, thời gian tôi đang phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết bài giới thiệu.
Phải nói rõ một điều: Đỗ Long Vân, cũng như tôi, và nhiều người khác nữa, đều có chung một số ông thầy. Và cái trường phái võ học/văn chương đang thịnh hành hồi đó là cơ cấu luận, với những đại gia như Roland Barthes, Claude Lévi-Strauss... Khi đọc Nguồn Nước Ẩn, trí óc tôi còn tràn ngập những hình ảnh, những chiêu thức phê bình văn chương, thí dụ như, phê bình là siêu-ngôn ngữ, phê bình là một bản văn (choàng, cover) trên một bản văn, là sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm lại, tôi không đọc tác phẩm của Đỗ quân, mà chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản xuất ra một chiêu thức kỳ tuyệt như thế.
Vẫn là câu chuyện Cửu Dương Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ công của Trương Tam Phong, tổ sư Võ Đang. Tuy thoát thai từ Cửu Dương Công, nhưng Miên Chưởng, Thái Cực Quyền/Kiếm... là hoàn toàn do Trương Tam Phong tổ sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu Dương thần công chỉ đạt tới mức siêu việt của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang trong mình tất cả những võ công chính tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu không có Trương Tam Phong, không có Cửu Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong Tàng Kinh Các, hay mãi mãi "ở trong dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân lý văn chương/võ học, theo ý nghĩa của Borges, khi ông viết về Kafka: mỗi nhà văn phải sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Bản thân Borges ảnh hưởng nặng nề Kafka, nhưng giữa những ngụ ngôn của ông, và của Kafka là một khoảng cách vời vợi.
Buổi sáng đó, Đỗ quân rời núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở đường Tự Do, Sài-gòn); khi một người nào đó, cùng ngồi bàn, nhắc tới bài điểm sách, và cho rằng, đây là những lời khen tác giả Nguồn Nước Ẩn, ông nhìn tôi, cười: Bạn ơi, bạn đâu có khen tôi, mà là khen Roland Barthes.

Tatyana Tolstaya, trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Chúng ta quá cách xa, những con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân, khi ông còn cũng như khi ông đã mất. Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau 1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần lớn là khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngoài này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu: Thôi để cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi....
NQT

Từ Xuân Hương đến Vô Kỵ, cấu trúc phê bình hay phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân

14:17 | 27/07/2012

NGUYỄN MẠNH TIẾN

“Sự định cơ cấu đã trở nên cái phần cám dỗ nhất của phê bình”

Đ.L.V


Chân dung Đỗ Long Vân qua nét vẽ của Đinh Cường

Văn học miền Nam Việt Nam 1954 - 1975, tiếp nhận lý thuyết phương Tây vào nghiên cứu văn học đến từ nhiều suối nguồn. Trong đấy, trường phái lý thuyết chủ đạo hiện tượng luận, như thái sơn bắc đẩu, là bá chủ của hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học (1). Song, bên cạnh, các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học khác vẫn kiến tạo được sinh quyển riêng để tồn tại, phát triển, nên cũng có thành tựu với nhiều công trình độc đáo. Trong đấy, tiêu biểu có phê bình văn học theo cấu trúc luận (2).

Đỗ Long Vân, có thể xem là “minh chủ” của phê bình văn học cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy. Chỉ có điều, vị minh chủ cô đơn ấy, một mình một phái, song không vì thế mà phê bình cấu trúc ở miền Nam mất tiếng nói. Đỗ Long Vân tài hoa và uyên bác, với một văn thể uyển chuyển, mạnh, nhanh như đao Đồ Long vẫn khiến quần hùng văn bút phải kính nể. Đọc trở lại Đỗ Long Vân, chỉ qua hai công trình: Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương và Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung (3), chúng tôi sẽ lần giở ngược trở lại vào cấu trúc phê bình văn học, như chính là phê bình cấu trúc luận của Đỗ Long Vân. Hy vọng, qua đấy, tái diễn giải nhằm giới thiệu thêm/lại bậc cao thủ Đỗ Long Vân, người xuất hiện sớm nhất, mở ra phê bình văn học cấu trúc/cơ cấu luận tại Việt Nam.

1.

Như là một kẻ có cơ may được chiêm ngắm cơ cấu của Đồ Long đao, cái bí kíp phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân sẽ dần được vén mở khi chúng ta tìm cách trả lời cho câu hỏi: suối nguồn nào đã cộng thông vào trong tư tưởng, phương pháp phê bình văn học Đỗ Long Vân?

Câu hỏi vừa tuôn ra lập tức va phải câu trả lời là bởi chính sự tiếp nhận rất sớm cấu trúc luận ở miền Nam trong học đường, cũng như nhiều ngành khoa học khác nhau. Thật vậy, lời xác nhận của một người học trò cũ trường miền Nam, nhà nghiên cứu triết học có thẩm quyền bậc nhất hiện nay Bùi Văn Nam Sơn về sự phổ biến tư tưởng cấu trúc luận trong học đường, cho thấy, cấu trúc luận được biết đến ở miền Nam thời trước là khá phổ biến (4). Cấu trúc luận, vì thế, được tìm hiểu (5), áp dụng trong nhiều ngành khác nhau như triết học (6), ngữ học (7), dân tộc học (8) và nghiên cứu, phê bình văn học (9).

Như vậy, một cách sơ thảo, vẫn cho thấy gương mặt tiếp nhận cấu trúc luận ở miền Nam thời bấy giờ được hằn lên những đường nét tương đối rõ. Đồng thời, phải nói thêm về Đỗ Long Vân, người có một mối liên hệ tư tưởng khá mật thiết với cấu trúc luận, mà trong đấy rõ nhất là dấu ấn của R.Barthes và xa hơn là C.Lévy- Strauss (10). Cấu trúc luận, vì thế, qua ngả Pháp, chảy về Đỗ Long Vân trên đất Việt, thành nguồn nước ẩn giúp ông kiến tạo nên các tác phẩm phê bình văn học, mà rồi đây, sẽ thành của gia bảo trong cái gia tài vốn hiếm muộn, nhỏ lẻ là phê bình cấu trúc luận tại Việt Nam.

Theo đúng quy luật của kẻ dò đường, phê bình văn học Việt Nam, mỗi khi muốn đưa vào thành công một lý thuyết, một phương pháp phê bình mới, buộc phải thử lửa với những đứa con kiêu kỳ, khó hiểu, không dễ chiều nên cao giá của văn học Việt Nam như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm hay hiện tượng cắc cớ Hồ Xuân Hương. Đỗ Long Vân chọn Hồ Xuân Hương. Người đẹp sắc sảo, nửa kín nửa hở, vừa mặn mà lại chua chát, quen mặt nhưng khó tán ấy là đối tượng ve vãn của nhiều hảo thủ phê bình, tay chơi lý thuyết ở Việt Nam. Phê bình phân tâm học cũng đã chọn Xuân Hương để dương danh, lập uy và đã thành công. Bậc tiên chỉ Nguyễn Văn Hanh mở đường vào lòng nàng bằng phân tâm học Freud, để từ đấy, sẽ trở nên nổi tiếng với quan điểm cơ giới: ẩn ức - thăng hoa - sáng tạo. Đỗ Lai Thúy, người phân tâm học đến sau từ một hướng khác với Jung đã có với nàng một khung trời riêng, một “hoài niệm phồn thực”. Phê bình phân tâm học chọn Hồ Xuân Hương và thành công vang dội. Nay, phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân cũng quyết định chọn Xuân Hương, và Đỗ Long Vân cũng được nàng chiều lòng mà để lại một giọt máu-mực, chảy lan tràn, đẫm mộng mơ nhưng chặt chẽ trong tác phẩm phê bình xuất sắc Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương.

Đọc Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương cũng như Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung, chúng tôi chọn cách đọc lộn ngược, đọc từ cuối tác phẩm đọc lên. Đọc lộn ngược nhưng không phải như Tây Độc, vì luyện nhầm, luyện không nổi, luyện sai bí kíp đến nỗi “tẩu hỏa nhập ma”, suốt đời chúc đầu xuống đất. Ngược lại, đọc lộn ngược là con đường lớn để hiểu bí kíp phê bình Đỗ Long Vân, phải đọc từ cuối sách, nơi mà trong khoảng đất/giấy đã cạn dòng, họ Đỗ mới để lộ thực chiêu, làm lộ ra quan niệm phê bình một cách hiển ngôn. Đọc những trang cuối tác phẩm phê bình Hồ Xuân Hương, chúng ta ngày nay hẳn phải kinh ngạc với họ Đỗ khi vào thời điểm những năm 60 thế kỷ trước, ở đất nước Việt Nam mà lý thuyết luôn luôn đến rất muộn nhưng Đỗ Long Vân đã sớm xác quyết một quan niệm phê bình hiện đại chủ nghĩa, trên văn bản rất cụ thể.

Trên căn nền của cấu trúc luận, Đỗ Long Vân đã kêu gọi đoạn tuyệt với lối phê bình mà ông gọi là “giảng văn” cứ lấy “tiểu sử, hoàn cảnh cụ thể (sinh lý, văn học, chính trị, xã hội) tác giả đã sống” để cắt nghĩa văn bản. Đỗ Long Vân chọn theo “một giả thuyết mới của phê bình, trước hết “phải trả cho tác phẩm sự mạch lạc của nó”. Giả thuyết của lối phê bình mới mà Đỗ Long Vân nói tới, chúng ta hiểu đích xác là phê bình văn bản hiện đại. Chính bởi thế, trong tình thế ngày hôm nay, chúng ta càng nhận thấy rõ ý nghĩa lớn lao ở những dòng sau đây của Đỗ Long Vân khi ông viết về “cái hay” của phương pháp phê bình mới, mà cụ thể là phê bình cấu trúc luận: “trở lại tác phẩm, tra vấn tác phẩm đến cùng, tìm nghĩa tác phẩm ngay trong chính tác phẩm”. Hiện đại hóa phê bình văn học Việt Nam, như vậy, có thể nói diễn ra ngay từ những năm 60 thế kỷ trước với phê bình hiện tượng học và cấu trúc luận. Nhưng một nhà cấu trúc luận thì khác một nhà hiện tượng luận. Cùng là trở về ngôi nhà của hữu thể văn bản đấy, nhưng nhà hiện tượng luận, như Lê Tuyên chẳng hạn, sẽ kiến tạo nghĩa cho tác phẩm bằng cách rọi phóng ý hướng tính của mình lên tác phẩm. Đọc văn học của nhà hiện tượng luận, vì thế, là lối đọc dựng xây, đọc kiến tạo nghĩa, làm nên một sinh thể tác phẩm mới, mang dấu ấn của riêng mình. Nhà cấu trúc luận như Đỗ Long Vân thì không thế. Đỗ Long Vân quan sát, soi xét vào, tháo rời các yếu tố dựng nên tác phẩm. Sau đó, tìm kiếm những “thường tố”, tức cái yếu tố chính “được dùng nhiều nhất” trong tác phẩm. Tiếp theo, Đỗ Long Vân viết: “lấy những thường tố ấy, tìm chỗ ăn khớp với nhau giữa chúng và xếp chúng lại. Xếp chúng lại rồi, nghĩa là sau khi đã duy nhất chúng, người ta có cái người ta gọi là cơ cấu của tác phẩm”. Ở một chỗ khác, Đỗ Long Vân lại viết: “phân tích, phối hợp, ấy là những động tác căn bản của cơ cấu luận”. Nói theo ngôn ngữ cấu trúc luận kiểu Barthes, Đỗ Long Vân đã thực hành hai thao tác nền tảng của cấu trúc luận là chia nhỏ (découpage) và tái cấu (agencement) (11).

2.

Hoạt động phê bình văn học của Đỗ Long Vân, vì thế, được chúng tôi hình dung trong kinh lịch một cao thủ võ hiệp, tỉ mẫn ngồi chiêm nghiệm, kiếm tìm các bí kíp đã dựng xây nên tuyệt đỉnh công phu tác phẩm văn học. Trong một thời khắc trầm tư phê bình lóe sáng, họ Đỗ đã tìm thấy cấu trúc dựng nên tuyệt tác văn học. Tỷ dụ như, đọc Hồ Xuân Hương, Đỗ Long Vân đã: “xếp cơ cấu thơ Hồ Xuân Hương quanh trực giác của một nguồn nước ẩn”. Thế giới thơ nàng Hồ là một thế giới bị vây khổn, hay khác đi, thế giới ưỡn mình ra giữa trăm chiều ướt át. Tháo rời các chi tiết trong thơ Xuân Hương, Đỗ Long Vân gặp cái “thường tố”: mọi sự trong thơ Xuân Hương đều “chảy nước”. Nước trong thơ nàng gọi về sự âm ỷ, liên lỉ khi thì chảy nhừa nhựa như giọt mủ mít, khi thì ồn ào, tuôn trào, dữ dội trong cái nên thơ một lạch đào nguyên, hay cám cảnh, bi ai trong phận bảy nổi ba chìm giữa nồi nước bỏng. Nước “tăn teo”. Nước “dòng thông”. Nước “lộn giời”. Nước “cực lạc”. Nước “vỗ tông tông”. Nước “vỗ phập phồng”. Nước “lõm bõm”. Nước “trắng xóa”. Nước “phẳng lặng lờ”. Hay có khi, nước là “nguồn ân”, “bể ái”. Nước như “giếng thanh tân”, như “giọt hữu tình”, như “lăn tăn”… Nói gọn lại, nước-Xuân-Hương là “kết-tinh-thể của đào nguyên”. Có thể nói, với phát hiện ra cái nhân vĩnh cữu trong thơ Hồ Xuân Hương là dự phóng bất tận nơi nguồn nước ẩn, Đỗ Long Vẫn đã trả lời cho vấn đề cốt lõi, tìm thấy “cái nhân nguyên ủy” dựng nên thế giới nghệ thuật đa diện, lắm sắc màu, nhiều cám dỗ trong thi giới nữ sỹ Hồ Xuân Hương.

Là người, ai cũng có trong mình nguồn nước ẩn. Khi đêm thanh, lúc ngày dài, vui chóng, buồn chầy, cái nguồn nước ẩn, ẩm ướt tự nhiên nhi nhiên trong người chúng ta vẫn mời mọc, giục giã, cất tiếng gọi sâu thẳm đòi để được hiện hữu. Nhưng người đời, vì vướng víu giữa nhiều cấm kỵ, lắm ràng buộc đã không dám thừa nhận một nguồn nước ẩn giấu kín trong mình. Người đành sống vong thân với số kiếp xa nguồn đến vĩnh cữu. Hồ Xuân Hương không thế, cá tính nàng quyết liệt. Nàng muốn mình là một triển diễn đến vô tận nguồn ân bể ái. Nàng đòi cho được quyền lợi hiện hữu sống động với nguồn nước ẩn trong mình. Xuân Hương muốn nguồn nước ẩn mãi phún trào. Thơ Hồ Xuân Hương, do đó, để tâm tình sáng lên mặt chữ.

Sống giữa nguồn nước ẩn thôi thúc, giục giã, réo gọi, Hồ Xuân Hương rơi vào tình thế phải bạo động chữ nghĩa để làm hiện hữu nhục tình. Thơ nàng Hồ, vì thế, toàn hiện ra trong những tình cảnh oái ăm của sự mời gọi, của cái cơ sự đã/luôn chín nẫu, mà chỉ cần khẽ chạm vào thì sẽ có ngay một nguồn nước ẩn phún trào: con ốc nhồi nằm chờ “bóc yếm”, quả mít khát chín đợi “cắm cọc”, cái quạt da dù thiếu luôn khát khao “chành ra ba góc”, đã là trai thì “khom khom cật”, đã là gái thì “ngửa ngửa lòng”… thế giới, cuộc đời hiện lên như gói vào cái toàn thể “mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”. Từ con người nội giới, Hồ Xuân Hương rọi phóng ý thức cá nhân của mình ra thế giới bên ngoài. Vì thế, thơ nàng nuôi giữ một tín niệm thành khẩn về sự vật thế giới cũng được tạo tác từ một nguồn nước ẩn. Thế giới trong thơ Xuân Hương, vì thế, đầy ham muốn triển nở sự phồn sinh lên cảnh vật. Đỗ Long Vân gọi đấy là sự “bạo động làm sái cảnh” trong thơ Xuân Hương. Cảnh vật nếu vốn bình thường, đi vào thơ Xuân Hương, qua một nguồn nước ẩn đàn bà, cảnh trở nên bất thường vì đã bị nàng cố tình “vặn cổ chữ nghĩa”: “chín mõm mòm”, “xanh om”, “vỗ tông tông”, “rung lắc cắc”… Ngôn ngữ thơ Xuân Hương, vì thế, đầy mê hoặc, lưỡng ý, thậm chí đa ý, làm ướt át cả thế giới mơ tưởng của người đọc. Đọc Xuân Hương, do vậy, có niềm sướng khoái của hành vi ăn trái cấm, hay, được tắm tẩy tự do trong nguồn nước ẩn hiểm nguy, cấm kị một cách an toàn, hợp pháp, viên mãn. Chung kết lại, bí mật thơ Xuân Hương, sự mê hoặc hay khó hiểu, xối trộn lại, khuôn trọn vào chỉ một cái: cấu-trúc-nguồn-nước-ẩn.

Đến Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung, ngay vào đầu, Đỗ Long Vân đã tung ra một nhận định quan trọng, thể hiện viễn kiến phê bình của ông khi cho rằng, nền văn học miền Nam khoảng mười năm đầu, đáng kể nhất là phong trào võ hiệp. Một tia nhìn táo bạo về địa vị tiểu thuyết võ hiệp. Cái điều mà, phải mất vài chục năm sau, giới nghiên cứu văn học nói chung mới nhận trở lại ý nghĩa tiểu thuyết võ hiệp trong đời sống văn học nước nhà. Tiểu thuyết võ hiệp, với vô số tác phẩm, trong đấy, Kim Dung nổi bật lên trong tư cách võ lâm minh chủ của sự viết. Đọc Kim Dung, Đỗ Long Vân bằng chưởng cấu trúc luận đã xuyên qua cái phức tạp, đập tan cái đồ sộ, đa sắc màu của tiểu thuyết, vét hết lớp sóng chữ trùng điệp sang một bên để nhìn thấy cái lõi nền dựng nên tiểu thuyết võ hiệp, cả cổ điển lẫn lối mới, đó là võ học. Cấu trúc của tiểu thuyết võ hiệp chính là võ học.

Với cái nhìn lối mới cấu trúc luận kiểu Đỗ Long Vân về tiểu thuyết võ hiệp, người ta có thể tiến tới định nghĩa tiểu thuyết võ hiệp như là truyện kể về võ học. Tiểu thuyết võ hiệp, do vậy, là hí trường rộng lớn để những tuyệt kỹ võ học chấn động giang hồ như Bắc minh thần công, Nhất dương chỉ, Giáng long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp… triển diễn, phiêu lưu. Võ học, vì thế, là “yếu tố của truyện kể”. Các tác phẩm của Kim Dung thường có sự tái lặp lại các tuyệt kỹ võ học, mà chỉ cần nhắc đến tên môn võ ấy thôi là đã có cả một quá khứ hào hùng hiện về. Võ học, do đó, nới rộng văn bản làm thành tình thế liên văn bản cho truyện kể. Giang hồ vốn đang yên lặng, bỗng nhiên tao loạn vì một lối giết người của môn võ bí mật, tưởng thất truyền nay tái xuất giang hồ. Nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, vì thế, hiện ra như là một lối lấp đầy, làm sân nền cho võ học hiển hiện và khai triển. Bản sắc người anh hùng, do vậy, được võ học đảm bảo. Nói khác đi, võ học kiến tạo bản sắc người anh hùng. Mộ Dung Phục dám gạt bỏ tất cả, trở thành một con người bất cận nhân tình, lạnh lùng tàn bạo, vì chỉ còn biết có mưu đồ mượn võ học phục vụ quyền lợi cá nhân, khôi phục quyền lực dòng họ. Đoàn Dự kiến tạo bản sắc khác, khinh thường tất thảy võ học, chỉ biết đến tình yêu, nên trở thành một kẻ thư sinh phong nhã suốt đời nuôi dưỡng lý tưởng tình yêu và cái đẹp. Võ học, vì thế, như tấm gương chiếu tướng, nhân vật đi qua là hiện nguyên hình. Một câu truyện võ hiệp, thường khi vẫn bắt đầu từ chỗ truy tìm, sở hữu bí kíp võ công xảo diệu, danh chấn giang hồ, hay có khi, chỉ là một thứ binh khí có công lực siêu phàm. Thế cho nên, chỉ vì Đồ Long đao, Ỷ Thiên kiếm mà giang hồ đẫm máu. Ỷ Thiên Đồ Long ký, vì thế, là câu chuyện được cấu trúc trên nền tảng giang hồ chánh tà nhị phái truy tìm Đồ Long đao, tranh giành Ỷ Thiên kiếm. Hoặc như Anh hùng xạ điêu, Cửu âm chân kinh là bí kíp mà xoay quanh nó tấn kịch giang hồ tranh đoạt đồ sộ được tái hiện, và người anh hùng khù khờ Quách Tĩnh được dựng xây lên giữa màn kịch đầy bất trắc và bất ngờ ấy.

Cái nhìn cấu trúc luận về tiểu thuyết võ hiệp là võ học, cấp cho Đỗ Long Vân một đôi mắt phê bình riêng, để từ đấy, bằng một lối độc đáo, nhìn ra chân tướng nghệ thuật, hay sát hơn, cách tân nghệ thuật của Kim Dung. Nếu trong truyện võ hiệp cổ điển, chỉ cần sở hữu một môn võ tuyệt kỹ thì có thể dễ dàng chế ngự anh hào giang hồ, thì võ hiệp Kim Dung không đơn giản thế. Võ học trong Kim Dung không phải là tuyệt đối. Môn võ nào cũng tiềm ẩn những yếu điểm của nó. Võ học, vì thế, không là tất cả. Võ học còn lệ thuộc tình thế sử dụng võ học. Đấy là chất nền gây bất ngờ trong truyện Kim Dung, và là bí mật nghệ thuật mà Kim Dung hấp dẫn người đọc. Lăng ba vi bộ có thể giúp chàng thư sinh Đoàn Dự khuất phục ác nhân, võ nghệ đầy mình Nam hải ngạc thần, nhưng Lăng Ba vi bộ nếu gặp một trận thế hỗn loạn, toàn những kẻ võ công loàng xoàng, đánh không ra chiêu, ra thức thì Lăng ba vi bộ trở nên vô dụng. Hoặc khác, cũng chàng Đoàn Dự, Lục mạch thần kiếm vô địch thiên hạ được triển khai một cách phập phù lúc có lúc không khiến độc giả luôn thót tim mỗi khi Đoàn Dự lâm trận. Tính bất toàn của võ học trong truyện kể Kim Dung đã trở nên yếu tố khớp trục, xoay trái, lật phải, ẩy lên, hạ xuống chuyển vận liên tục để tình tiết truyện kể luôn luôn vận hành, đồng thời biết rẽ ngoặt đúng lúc làm câu truyện không thể đoán định. Một câu truyện tưởng đã sa lầy, cùng khốn, lập tức được cứu vãn khi một môn võ, bí kíp khác lạ đột ngột xuất hiện. Võ học luôn đóng vai trò đòn bẩy, bôi trơn, tạo lực cho cả một tòa cấu trúc truyện kể đi lên phía trước.

Võ học, trong Kim Dung, hơn thế, được chia làm hai thể. Hiển thể của võ học là chiêu thức, ẩn thể của võ học là nội lực. Chiêu thức có tinh vi đến đâu cũng không bằng nội lực. Kiều Phong chỉ đi một bài võ nhập môn của trẻ em là Thái tổ trường quyền cũng đủ khuất phục cao thủ giang hồ ở trận chiến khốc liệt Tụ Hiền Trang. Chính nội lực mới là cái diệu dụng của võ học. Vì nội lực là bản thể của võ học, nên với kẻ tầm thường thì rèn kiếm để dùng, cao thủ hơn dùng diệp kiếm, một cái lá có thể giết người, cao thủ đến cùng tột thì phải là kiếm quang, kiếm khí, kiếm ý. Đông Tà, vì thế, chỉ bằng tiếng đàn, tiếng sáo có thể giết người. Truyện Kim Dung nhìn từ võ học, đã chuyển võ học từ chiêu thức ngoại thân vào tâm ý nội thân. Học võ đại đạo là chế định được tâm ý, sai sử được nội lực. Dụng võ như thế là đi đến cùng tột, chế ngự tâm, đấu nội lực mới mong hùng bá thiên hạ. Hùng bá thiên hạ, do vậy, cũng là hùng bá, chế ngự được chính con người mình. Võ học do đó là võ đạo.

Người anh hùng trong tiểu thuyết võ hiệp cổ điển, từ tạ thầy xuống núi đã là một cao thủ giang hồ, vô địch thiên hạ. Người anh hùng cổ điển hành đạo là dùng võ học để trừ gian, diệt ác, thực thi cái đạo lý duy nhất đúng của mình. Người anh hùng của Kim Dung đến với võ học phần lớn là những tay mơ, kinh lịch giang hồ không có mà võ học thì vài chiêu gà, vịt. Chính trường đời đen bạc dạy người anh hùng của Kim Dung cái đạo lý giang hồ, và sự tình cờ, cơ ngẫu ở đời đưa chàng đến với những võ công tuyệt luân. Từ đấy, tổng thể truyện võ hiệp của Kim Dung là chính con đường trở thành bậc cao thủ phủ trùm uy đức lên bốn biển của người anh hùng. Trên nền kinh nghiệm ở đời mà người hùng trong tiểu thuyết Kim Dung va vấp, ý nghĩa truyện kể lóe sáng. Vô Kỵ trước khi thống nhất chánh tà hai phái thì chàng đã là một thế mâu thuẫn nửa tà nửa chánh. Mẹ là ma đầu khét tiếng, cha thì thuộc chánh phái lẫy lừng, Vô Kỵ là một lưỡng thể tà chánh. Vô Kỵ với một cuộc đời đầy bầm dập đã hiểu ra, tà không hẳn là xấu, chánh không hẳn là đường hoàng. Một Tạ Tốn của ma giáo có khi lại đầy nghĩa tình, một Diệt Tuyệt của chánh phái lại là kẻ giết người không gớm tay, không tình không nghĩa. Chánh tà trong tiểu thuyết cổ điển là thế lưỡng phân tuyệt đối. Tà chánh đối đầu. Người danh môn chánh phái bao giờ cũng là kẻ nắm chân lý. Chánh tà trong Kim Dung khác hẳn, là một thế phức hợp, khi tách rời khi hòa nhập, khó có thể phân biệt. Tà chánh tương giao. Tà chánh đều có lý của mình để tồn tại. Thước đo giá trị con người trong tiểu thuyết Kim Dung, vì thế, không nằm ở môn phái anh thuộc về. Giá trị con người nằm ở một chữ tình. Người anh hùng đúng nghĩa trong Kim Dung bao giờ cũng nặng tình. Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc người anh hùng, vì thế, A Châu dịu hiền, Kiều Phong quang minh lỗi lạc mới chịu chết thảm khốc và oan khuất. Nhưng Kiều Phong hay A Châu vẫn sáng lên rực rỡ vì cả hai sống trọn vẹn đầy nghĩa-tình. Mộ Dung lạnh lùng, không cần và không bao giờ có tình yêu thì hóa điên. Vương Ngữ Yên, Đoàn Dự là những kẻ khù khờ, ngây thơ, trong sáng trên giang hồ, chỉ biết mỗi chữ tình thì được tất cả. Cơ cấu, vì thế, là cơ cấu nghĩa tình. Và cơ cấu, vì thế, bao giờ cũng nên thơ. Trên nền cơ cấu, có cả một tòa chi tiết liên tục được tháo gỡ và kiến tạo, làm thành cái phồn sinh, đầy màu sắc ở đời. Đọc Đỗ Long Vân, như vậy, làm chúng ta nhớ V.Ia. Propp. Propp đọc cổ tích, thấy được cổ tích cơ cấu từ 31 chức năng nền tảng. Mọi tình tiết, nhân vật của kho tàng cổ tích thần kỳ, do vậy, chỉ là phần phụ được tháo lắp, đắp đổi trên nền 31 chức năng căn nền ấy. Vậy, diễn giải cơ cấu võ học của họ Đỗ cũng có thể nghĩ đến một hệ chức năng mới, mà từ những chức năng ấy, mọi tiểu thuyết võ học sẽ được kiến tạo. Vấn đề lý thú này, vẫy gọi những nghiên cứu đồ sộ hơn trong tương lai.

Như vậy, siêu vượt mọi cái nhìn trong lối nhìn Đỗ Long Vân, cái nhìn cấu trúc là cái nhìn bản thể, quy định và triển khai mọi lối nhìn. Từ cái nhìn cấu trúc, mọi lớp nghĩa và đặc trưng nghệ thuật văn học được hiện lên rõ nét, từ-một-cấu-trúc-nền.

3.

Sau cùng, đọc Đỗ Long Vân còn là đọc bút pháp phê bình văn học. Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng lừng lẫy hẳn phải nhìn thấy cốt cách thi ca hơn người trong ngòi bút phê bình Đỗ Long Vân nên mới gọi ông là “nhà thơ ngậm ngùi đi vào biên khảo” (12). Thụy Khuê ở Paris, khi nhắc đến bút pháp đẹp đến tột cùng của người mơ mộng Bachelard, đã liên tưởng ngay đến Đỗ Long Vân (13). Ở miền Nam thời ấy, không ngẫu nhiên, họ Đỗ có khi còn được xưng tụng là “Vô Kỵ của phê bình”.

Đỗ Long Vân, trên cái nền lý tính được dựng lên từ lõi phê bình chặt chẽ (cấu trúc) được khảo cổ từ văn bản, một lối văn uyển chuyển nhưng mạnh mẽ được triển khai. Một lối văn nhiều câu đơn, hình ảnh liên tưởng tuôn trào, từ ngữ gọt giũa và liên tục được làm mới, nên, đẹp khỏe và cường tráng. Cái cường tráng của sự phún trào quanh một nguồn nước ẩn, hay sự cường tráng của lối vần vũ một Long-Vân- rồng-trong-mây.

Đọc một phê bình văn học được nuôi dưỡng bằng thi tính trên nền lý tính kiểu Đỗ Long Vân, người đọc, vì thế, có thêm cái khoái thích của kẻ được dâng hiến bữa tiệc từ ngữ. Thứ từ ngữ được triết học rèn luyện chứ không phải thứ từ ngữ phê bình “làm văn”, thiếu mỹ học phê bình, kiểu phê bình học trò cấp 3 nối dài phổ biến hiện nay, với cái chiêu mọn thuần túy bản năng, trực giác đem cảm thụ văn học.

Đỗ Long Vân, một người sống hướng nội, khép kín, âm thầm, đã kết thúc hiện hữu tài hoa, uyên bác của mình trong một cuộc đời đầy bi kịch. Nếu thi ca đã có lão thi sỹ khùng điên tưng bừng Bùi Giáng thì phê bình văn học có Đỗ Long Vân cũng là một người điên, nhưng là cái điên im lặng đến nhức nhối. Đỗ Long Vân được biết đến là một con người sống thu mình, hiền lành đến nhẫn nhịn, tội nghiệp ở đời. Mà thời ông sống thì quá nhiều sóng gió. Bi kịch gia đình đã khiến Đỗ Long Vân thành kẻ lang thang. Ông sống nhiều năm khoai sắn không đủ bữa cuối đời trong một căn nhà trọ nghèo nàn ở thành phố Hồ Chí Minh. Người ta vẫn gặp ông trong bộ dạng rách rưới, đứng như trời trồng, như mất hồn, cấm khẩu ở các ngã ba đường. Về cuối đời, ông chết đói (14).

Tái diễn giải trở lại Đỗ Long Vân, là tái diễn giải một sự lãng quên quan trọng phê bình văn học cấu trúc luận ở Việt Nam, ở ngay chặng có ý nghĩa nhất, lần đầu tiên tiếp nhận cấu trúc luận vào phê bình văn học, và với đại diện chói sáng nhất – Đỗ Long Vân. Phê bình văn học, vì thế, thường sáng lên như ngọn đuốc soi đường xuyên qua những đại dương hiện hữu gầy mòn. Soi từ Xuân Hương đến Vô Kỵ, qua Đỗ Long Vân để tìm đến giữa di sản phê bình văn học của chúng ta.

N.M.T
(SH281/7-12)




Chú thích:

(1) Xem: Trịnh Nữ, “Phê bình hiện tượng học ở Việt Nam”, Văn nghệ trẻ, H, 52/2011 & 1/2012, hoặc trên: http://triethoc.edu.vn; Nguyễn Mạnh Tiến, Lê Tuyên trong cái nhìn mơ mộng [Hay là phê bình hiện tượng học văn học tại Việt Nam], Hội thảo Nghiên cứu - Phê bình văn học hiện nay, Viện văn học, H, 2012.

(2) Structuralisme được Đỗ Long Vân và các đồng nghiệp của ông ở miền Nam trước đây dịch là Cơ cấu luận, được dịch ở miền Bắc và phổ biến trên cả nước sau 1975 là Cấu trúc luận hoặc Chủ nghĩa cấu trúc.

(3) Đỗ Long Vân: Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương (Trình Bày, S, 1966; Văn học, S, 108/1970); Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung (Trình Bầy, S, 1967) (bản số hóa đã được Talawas thực hiện), các trích dẫn ngoặc kép trong bài không dẫn nguồn đều từ hai tác phẩm này. Ngoài ra, bạn đọc quan tâm, có thể theo dõi thêm các công trình khác của Đỗ Long Vân như: “Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên”, Văn học, S, số 189/1974 (bản rút gọn từ Nghiên cứu văn học, S, 6-7-8/1968); “Thơ trong cõi người ta”, Văn học, S, 99/1969; và…

(4) Xem: Bùi Văn Nam Sơn, Hồi niệm và viễn cảnh (Nhân cuốn “Triết học Kant” của GS. Trần Thái Đỉnh được tái bản lần 3), trong Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Văn hóa thông tin, H, tr.12.

(5) Vài mốc quan trọng của việc tiếp nhận cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy, với: chuyên san Những vấn đề cơ cấu luận (Tư tưởng, S, 1969); Trần Thiện Đạo và loạt bài viết giới thiệu cấu trúc luận trên tạp chí Văn, in lại trong tập Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc (Tri thức, H, 2008); Nguyễn Văn Trung với các bài viết về cấu trúc luận trên Bách Khoa: “Đặt lại vấn đề văn minh với Claude Lévy-Strauss”, “Tìm hiểu cơ cấu luận”, in lại trong tập Nhận định V, Nam Sơn, S, 1969; J.Pouillon, “Thử tìm một định nghĩa cho thuyết cơ cấu” (Trần Thái Đỉnh dịch), Tân Văn, S, 1968; Trần Thái Đĩnh, “Quan niệm cơ cấu trong các khoa học nhân văn”, Bách khoa, S, 126 – 271/1968…

(6) Kim Định (1973), Cơ cấu Việt Nho, Nguồn Sáng, S.

(7) Đại diện lớn của giới nghiên cứu ngôn ngữ miền Nam theo cấu trúc luận gồm: Trần Ngọc Ninh, Cơ cấu Việt ngữ (tập 1), Lửa thiêng, S, 1973 (các tập sau được in ở Hoa Kỳ); Lê Văn Lý, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu xb, S, 1972; Phạm Hữu Lai, Ferdinand de saussure và Ngữ học cơ cấu, Ngữ học xb, S, 1974; Phạm Hữu Lai, Dẫn vào lý thuyết ngữ pháp: Nguyên tắc và đơn vị, Tủ sách ngữ học xb, S, 1975. Ở miền Bắc, Cao Xuân Hạo cũng là nhà ngữ học cấu trúc đã để lại rất nhiều công trình quan trọng.

(8) Thật đáng chú ý khi dân tộc học cả hai miền Bắc, Nam Việt Nam bị chia cắt thời bấy giờ, lại có chỗ thống nhất trong việc sử dụng cơ cấu luận vào nghiên cứu dân tộc học, và đã để lại nhiều công trình kinh điển. Ở miền Bắc, Từ Chi nổi tiếng với công trình mẫu mực về cấu trúc luận Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền Bắc Bộ (Etudes Vietnamiennes, H, 61/1980; Khoa học xã hội, H, 1984). Ở miền Nam, nhiều công trình thời danh về dân tộc học cấu trúc luận cũng xuất hiện như Bửu Lịch với Vấn đề thân tộc (Viện khảo cổ, Tổng bộ văn hóa xã hội, H, 1966), Nhân chủng học và lược khảo thân học (Lửa thiêng, H,1971); Trần Đỗ Dũng với Luân-lý và tư-tưởng trong huyền-thoại: một quan-niệm văn-minh mới theo Claude Lévi-Strauss (Trình Bày, S, 1967).

(9) R.Barthes, “Thế nào là phê bình” (Vũ Đình Lưu dịch), Văn học, S, 38/1965; Roland Barthes, “Văn chương nhìn theo cạnh khía một cơ cấu để hoàn thành một chức vụ” (Vũ Đình Lưu dịch), Văn học, S, 40/1965; Trần Thái Đĩnh, “Thuyết cơ cấu và phê bình văn học”, Bách khoa, S, 289 - 294/1969;…

(10) Giáo sư Đỗ Long Vân, người gốc Hà Nội, di cư vào Nam, từng theo học nhiều năm ở Sorbonne vào đúng thời điểm mà cấu trúc luận đang gây thanh thế to lớn trong học giới Pháp. Cùng với Lê Tuyên, Nguyễn Văn Trung, ông là lứa giáo sư văn học danh tiếng một thời được L.m Cao Văn Luận mời về nhằm xây dựng Viện Đại học Huế thời bấy giờ.

(11) Roland Barthes, “L’activité structuraliste”. Les lettres nouvelles, 1963; http://www.structuralisme.fr.

(12) Xem Nguyễn Đạt, Căn nhà trọ của ông Đỗ, nguồn: http://www.tienve.org.

(13) Thụy Khuê, Phê bình văn học thế kỷ XX (Phần 16 & 17: Bachelard & G. Bachelard: Nước và mơ), nguồn: http://thuykhue.free.fr.

(14) Chúng tôi trong giới hạn của mình, chưa tìm thấy tư liệu tin cậy đề cập đến cuộc đời Giáo sư Đỗ Long Vân. Những chi tiết liên quan đến cuộc đời Đỗ Long Vân được sử dụng trong bài viết này, phần lớn chúng tôi biết được thông qua trao đổi với học trò, bạn hữu Đỗ Long Vân là Họa sỹ Nguyễn Hữu Ngô, Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan, Nhà nghiên cứu Bửu Ý ở Huế. Nhân đây, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà nghiên cứu.

http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=3370#more-3370

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

GIẢI THƯỞNG CON ẾCH VÀNG

Khách của VTV3 - Tiến sĩ Alan Phan



Giải thưởng con ếch…vàng

November 15, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ SÁU 16/11/2012

Năm hết Tết đến, cả thế giới đang chộn rộn ghi nhận vinh danh thành quả của hoạt động năm cũ, tặng nhau những giải thưởng huân chương nghe rất hoành tráng. Giới điện ảnh quốc tế có Cây Cọ Vàng, Sư Tử Vàng; điện ảnh ta thì cũng khoe Con Diều Vàng…và bao nhiêu loại vàng khác (thường thường không nguyên chất).
Trong khi chuẩn bị về Mỹ làm ăn, lão già Alan muốn mời BCA đề nghị và bình chọn một giải thưởng cho một sự kiện kinh tế xã hội đã, đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt Việt Nam trong 10 năm tới. Rất nhiều lựa chọn nghe các bạn: nợ xấu ngân hàng, bong bong BDS, doanh nghiệp nhà nước, y tế giáo dục, sự vô cảm giả dối, hội nghị trung ương, quan làm báo, bầu Kiên, hoặc bất cứ nhân vật hay công ty nào đã tạo một ảnh hưởng siêu khủng trên đám dân đen, dù tiêu cực hay tích cực.
Giải thưởng sẽ được tôn danh là “con ếch vàng của 2012”. Bạn nào giải mã được ý nghĩa sâu xa của tên giải thưởng sẽ được ông già Alan tặng cho 9 cuốn sách Anh-Việt của ông với chữ ký và một bữa ăn tối cho 2 người tại nhà hàng Chris Ruth ở Chicago (phải tự túc vé máy bay và khách sạn).
Vì không được tham dự cuộc bình chọn, ông già Alan xin bật mí suy nghĩ của ông hiện giờ. Theo ông, chương trình thu mua vàng trong dân để đem tiền tươi rót cho …đang thua lỗ thất thế để tạo cú hích cho nền kinh tế trì trệ là một chấn động lịch sử. Bạn BCA nào giải đoán chính xác và đầy đủ các lý do của sự lựa chọn này, xin comment. Ông già Alan sẽ để lại một món quà Giáng Sinh cho bạn.
Tôi nghe nói là các lãnh đạo tài chánh ta đã thỉnh một chuyên gia kinh tế Trung Quốc thuộc Đại Học Beijing để nhờ tư vấn về chương trình này. Sau khi nghe từ A đến Z các diễn tiến và mục tiêu, từ lúc cấm giao dịch vàng miếng đến việc tạo dựng một thương hiệu độc quyền quốc gia, đồng chí TQ đã bắt tay khen ngợi sự sáng tạo và quả cảm của các đồng chí ta. “Đây là sự kiện đầu tiên trong lịch sử của kinh tế thị trường. Không quốc gia nào có thể thuyết phục được người dân bỏ tiền túi ra để các ngài kinh doanh dùm. Một hình thức OPM tuyệt diệu nhất.”
Các bác Việt vẫn thắc mắc, “ Nhưng đây là việc chúng ta vẫn làm thường xuyên trong nền kinh tế XHCN?” “ Một XHCN chính thống như Bắc Triều Tiên thì dân chỉ có “vàng..chó tha” thu gom làm phân bón chứ mua bán với ai? Nhưng các đồng chí phải cẩn thận. Bọn dân đen lúc này khôn ra nhờ Internet. Bạn đẩy tới, họ sẽ đẩy lại. Hai lực đẩy mhư hai toa xe lửa đang chậm chạp tiến ngược chiều và sẽ đâm vào nhau vì cùng trên một đường ray”
“Đồng chí có giải pháp nào khác để giúp?”
“Tôi sẽ kêu phone cho lão già Alan bay từ Hồng Kông về.”
“Thằng cha đó nó giỏi thế à?”
“Không, nó cũng chẳng biết giải pháp gì đâu. Nhưng tôi chắc trong 67 năm đời hắn, hắn chưa bao giờ thấy 2 xe lửa đâm vào nhau cả.”
Alan Phan
PS: Trong hội thảo ở Hà Nội, cô Lê Quyên có gởi tôi 2 câu hỏi về “định hướng”. Mãi hôm nay mới có thì giờ để trả lời. Xin lỗi về sự chậm trễ:
Câu hỏi của cô Lê Quyên:
Câu 1
- Tiến sỹ Alan Phan có suy nghĩ gì cho sinh viên Việt Nam? Khi ông thấy thực trạng của các bạn ấy có vấn đề về tư duy? Hoặc trong bài viết gần đây nhất ông có hơi nặng lời đó là lớp người không biết tư duy? Vậy, ông là người có nhiều kinh nghiệm, trãi nghiệm ông nên có góp ý giải pháp nào cho các bạn trẻ sinh viên đó?

Trả lời:
Tôi không nghĩ là mình đã nặng lời hay chê lớp người trẻ Việt hiện nay “không biết” tư duy. Tôi luôn đánh giá cao về trí tuệ của người Việt so với các dân tộc khác. Tuy nhiên, tôi nhận thấy là lớp trẻ Việt trong nước “không muốn” tư duy và thích rập khuôn theo những lề lối mà các bậc trưởng thượng (cha mẹ, thầy cô, bạn bè, quan chức…) đã chọn sẵn cho họ. Sự thiếu độc lập và cởi mở tạo nên một hệ thống suy nghĩ bầy đàn, ù lì và lười biếng…khó thích hợp cho một nền kinh tế của kiến thức và sáng tạo. Ngày nào mà giới trẻ Việt còn hành xử như những ông “cụ non”, mệt mỏi và già nua, thì ngày đó nền kinh tế và mức sống của Việt Nam còn tụt hậu vào nấc thang dưới của thế giới.

Câu 2
“Gây dựng cho mọi nhân viên trong nhà máy một tư duy sống và làm việc như đang ở tại một quốc gia tiền tiến”. Đó là bài ông viết về một nhà máy ở tỉnh Trà Vinh của bạn ông, Sau khi bôn ba nơi đất khách quê người đã giành dụm những đồng tiền mồ hôi đó về xây dựng một nhà máy hiện đại ngay trên quê hương Trà Vinh, như một món quà tặng tri ân với quê hương. Đó là đào tạo những con người nông dân trên mảnh đất này thành con người hiện đại. Vậy, với ông sẽ có một dự án tương tự nào cho sinh viên Việt Nam khi ra trường sẽ có được một môi trường như vậy để làm việc hay không?

Trả lời:

Tôi thực sự thán phục anh Mỹ qua việc tạo dựng nhà máy Mỹ Lan và văn hóa mới cho những nông dân Trà Vinh. Chắc chắn tôi đã không có một thành tích nào tương tự qua 43 năm kinh doanh. Hiện nay, tôi đã 67 tuổi, dù nhiệt huyết vẫn còn, nhưng không đủ sức khỏe và thời gian để làm việc như anh Mỹ. Tôi chỉ hy vọng là qua những bài viết, tôi có thể kích động tinh thần và lương tri của các doanh nhân trẻ khác để họ có thể trở thành những “anh Mỹ Trà Vinh” trên quê hương làng nước của họ. Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang rất cần những con người và tấm lòng như anh Mỹ.


Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

TRUNG QUỐC ĐỨNG TRƯỚC NGÃ BA


John Simpson

Biên tập viên Thời sự Quốc tế, BBC News, Bắc Kinh

Cập nhật: 09:42 GMT - thứ tư, 14 tháng 11, 2012

Bất kỳ học giả hay nhà bình luận nào, hoặc blogger nào quí vị hỏi chuyện tại đây đều nói rằng Trung Quốc đang ở ngã ba đường.
Dân thường tại cửa hàng hoặc văn phòng cũng nói như vậy. Mặc dù có thể tất nhiên là họ nói những gì mà giới bình luận hay bloggers nói.
Điều đó có nghĩa gì trên thực tế?
Về cơ bản, điều đó có nghĩa rằng không ai biết được những gì sẽ xảy ra - ngoại trừ rằng mọi chuyện nhiều khả năng sẽ không như những gì đã xảy ra tính cho đến nay.
Tất cả gì chúng ta biết là một dàn lãnh đạo mới sẽ tiếp quản.
Cũng giống như hai thế hệ lãnh đạo trước trong suốt 20 năm qua, chắc chắn là họ sẽ khởi đầu giống như những người tiền nhiệm của họ, nhưng sẽ sớm hình thành phong cách riêng.
"Giả sử nền kinh tế bắt đầu thực sự xấu đi, liệu dàn lãnh đạo mới sẽ có thể cưỡng lại sự cám dỗ theo đó đổ lỗi cho thế giới bên ngoài hay không?"
Chẳng hạn như sau lần thay lãnh đạo gần nhất vào năm 2002, mô hình thoạt đầu dường như không thay đổi. Trung Quốc được phương Tây xem là thân thiện.
Hai nhân vật cao nhất ra đi lúc đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ có vẻ thoải mái và dễ chịu.
Khi họ ra nước ngoài, họ thể hiện tính hài hước, dễ gần với đám đông và tất cả đều sẵn sàng hát karaoke nếu có dịp.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY: LÀM SAO KHỎI Bị TÀU THÔN TÍNH?



Để đương đầu với nguy cơ đó, phải thực hiện
Hoà Giải Tập Hợp Dân Tộc Và Sửa đổi Văn hóa

Tôn Thất Thiện

Phần I


1. Một sai lầm chiến lược vĩ đại

Trong hơn nửa thế kỷ nay, Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao nhiêu điêu đứng thay vì được hưởng một đời sống hạnh phúc – an bình, vui tươi, tự do, sung túc --, mà họ ước mong. Căn do của tình trạng này là các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lấy những quyết định chiến lược sai lầm về địa lý chính trị trong những năm sau khi Thế Giới Chiến thứ Hai (TGC-II) kết thúc.

Thời cơ hồi đó đã đặt quyền hành vào tay Ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam. Họ ở trong thế lấy những quyết định chiến lược, nghĩa là những quyết định có tính cách nền tảng và định hướng dài hạn cho Việt Nam. Họ đã lấy những quyết định sai lầm tai hại vĩ đại. Những gì xảy ra cho Việt Nam từ 1945, và nhất là từ 1975, là bằng chúng không thể phản bác được của tính cách vĩ đại của những sự sai lầm tai hại này.

Sai lầm tai hại nhất là sai lầm về nhận định nguy cơ lớn nhất đe dọa sự tồn tại của Dân tộc Việt Nam. Ông Hồ và đồ đệ của ông không thấy, hay không chịu chấp nhận, những điều mà khoa học xã hội học coi như quy luật chi phối các sinh vật: ưu tư số một của mọi sinh vật là sinh tồn; ưu tư sinh tồn này khiến các sinh vật phải tranh dành nhau; trong sự tranh dành này, mọi sinh vật đều tìm cách bành trướng, lấn áp, tiêu diệt nhau, và mạnh được yếu thua. Quốc gia cũng là một sinh vật, và cũng bị các quy luật trên đây chi phối. Trung Quốc là một quốc gia lớn, tất nhiên bị thôi thúc bành trướng mạnh hơn các quốc gia khác.

Một cuộc phân tách sơ lược về địa lý chính trị cho thấy ngay là nạn nhân đầu tuyến của sự bành trướng của Trung Quốc là Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé so với Trung Quốc khổng lồ, mà lại nằm sát ngay Trung Quốc. Sự kiện này đã được minh chứng qua hai ngàn năm lịch sử. Và ngày nay, tấn tuồng bành trướng lại đang được tái diễn ngay dưới mắt chúng ta.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

007 "SKYFALL": SỰ SUY TÀN CỦA THẾ GIỚI CŨ

“Skyfall”: Sự suy tàn của thế giới cũ

12/11/2012

Tags: Hà Thủy Nguyên, Skyfall

Hà Thủy Nguyên

Tập phim thứ 23 của Series phim 007 đang gây sốt trên các rạp chiếu phim khắp thế giới thực sự đánh dấu sự suy tàn của một thế giới cũ. Chắc hẳn không phải vô tình mà nhà sản xuất “Skyfall” lại phát hành bộ phim này vào đúng năm 2012 – năm Tận Thế.
Một hệ thống cũ đến thời bất lực
Mở màn cho bộ phim là sự suy yếu liên tiếp không thể kiểm soát của hệ thống nhân vật “chính diện” mang trọng trách bảo vệ trật tự xã hội, chống lại những tên tội phạm điên rồ với tham vọng đạp đổ và thống trị tất cả.
Bắt đầu bằng việc James Bond bị đồng sự bắn trúng rơi xuống ngọn thác và sau đó anh chàng điệp viên ẩn cư với danh nghĩa một kẻ đã chết trong an bình. Rõ ràng, Bond đã thể hiện một sự mệt mỏi với cuộc chiến “chính – tà” theo kiểu kinh điển. Kể cả lúc Bond quay về với MI6 (lúc này đang trong cơn khủng hoảng trầm trọng) thì anh đã mất đi sức mạnh và các kỹ năng của mình: thể lực kém, khả năng ngắm bắn sụt giảm, không chịu nổi áp lực tâm lý… Đặc biệt trong phim không còn những màn phiêu lưu tình ái say mê và khiêu gợi như những phần trước, chỉ còn vài nét điểm xuyết nhợt nhạt. Phải chăng ngọn lửa trong James đang nguội dần theo tuổi tác. Phim nói về tuổi trung niên của James Bond hay còn là sự đi xuống của hình mẫu anh hùng theo kiểu cũ.

TỔNG THỐNG OBAMA, DIỄN VĂN CHIẾN THẮNG TỐI NGÀY 6 THÁNG 11 NĂM 2012

Tổng thống Obama: ‘Nhiều người ở các quốc gia khác phải mạo hiểm cả cuộc sống chỉ để có cơ hội như chúng ta’



Miên Thy tóm lược

Trích đoạn từ bài diễn văn chiến thắng của Tổng thống Obama tối ngày 6 tháng 11, 2012:
[...]
Chúng ta muốn truyền lại một đất nước được mọi người khắp nơi trên thế giới tôn trọng và ngưỡng mộ, một quốc gia được bảo vệ bởi quân sự hùng mạnh nhất trên trái đất và quân đội tốt nhất mà thế giới này từng biết đến.

[...]
Đó là lý do tại sao chúng ta làm điều này. Đó là những gì mà chính trị có thể mang đến. Đó là lý do tại sao các cuộc bầu cử là quan trọng. Đó không phải là việc nhỏ mà là đại sự. Đó là điều quan trọng. Dân chủ trong một quốc gia 300 triệu dân có thể là rất ồn ào, lộn xộn và phức tạp. Chúng ta có những ý kiến riêng của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta có tín ngưỡng của riêng mình. Và khi chúng ta trải qua những thời điểm khó khăn, khi chúng ta thực hiện các quyết định lớn như một quốc gia, thì cũng nhất thiết phải khuấy động lên niềm đam mê, nảy sinh nhiều tranh luận.

Các điều đó sẽ không thay đổi sau tối hôm nay, và cũng không nên [thay đổi]. Những lập luận mà chúng ta có được là một dấu hiệu của sự tự do. Chúng ta không bao giờ có thể quên rằng khi chúng ta đang nói những điều này thì những người dân ở các quốc gia xa xôi khác phải mạo hiểm cuộc sống của họ chỉ để có cơ hội tranh luận về các vấn đề mà họ quan tâm, về những cơ hội bỏ phiếu giống như chúng ta đã làm ngày hôm nay.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

DÒNG SỮA MẸ


November 4, 2012 By Alan Phan

BLOG CUA ALAN NGÀY THỨ HAI 5/11/2012

Link để xem comment:
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/dong-sua-me.html

Tôi có nghe kể lại là khi tôi mới sinh ra, mẹ tôi không có sữa cho con (vì thiếu dinh dưỡng hay vì căng thẳng trong loạn lạc?). Mỗi lần tôi khóc đói, bố tôi phải bồng đi khắp làng để xin sữa. Có lẽ sự cố này giải thích cái tính “bú bậy” sau này của tôi? Trong những ngày đầu kinh doanh, tôi đầu tư vào nhà máy làm sữa ờ Thủ Đức với anh Âu Ngọc Hồ (hãng Foremost, tiền thân của Vinamilk sau này). Trong tiềm thức, chắc tôi đang trả lại món nợ ngày xưa?
Tôi còn nhớ yêu cầu Ban Giám Đốc làm một chương trình tiếp thị giống như cái quảng cáo tôi đã học được bên Ý ngày đó. Những bích chương khắp các ngõ ngách đường phố của Rome quảng bá một thương hiệu sữa với hình ảnh mẹ cho con bú và khẩu hiệu,” sữa chúng tôi thiên nhiên và tốt lành như dòng sữa mẹ…dĩ nhiên, bình sữa của chúng tôi không đẹp bằng”. Tôi thầm nghĩ nếu Vinamilk dùng quảng cáo này với rất nhiều hình ảnh tiêu biểu và cho người tiêu dùng bình chọn “bình sữa đẹp nhất Việt Nam”, chắc đường phố chúng ta sẽ đẹp ra, văn hóa hơn…là biểu ngữ phô trương các tư tưởng lớn của những thây ma và zombies?
Tôi có thể chém gió cả ngày về sữa, món ăn tinh khiết và bổ dưỡng nhất của cuộc đời (dĩ nhiên phải cẩn thận khi nó dán nhãn made-in-china). Nhưng như bao nhiêu đứa trẻ khác, tôi phải cai sữa mẹ và quay ra bú sữa bò. Và tôi còn nhớ ông thầy dậy môn quản trị dặn chúng tôi phải cẩn thận về hội chứng “sữa bò”. Theo ông, nhiều doanh nhân không chấp nhận những giải pháp đơn giản, tìm lý giải cho những chiêu trò luôn gây rắc rối. Đó là việc thay vì ra mua một lít sữa ngoài siêu thị khi đói dạ, họ thích mua cả con bò đem về nuôi để “tiết kiệm”, “để làm từ gốc đến ngọn”, “để tạo công ăn việc làm”, hay “để gia tăng giá trị”. Các chánh phủ cũng rất ưa thích lối kinh doanh này. Còn tôi thì nghĩ đến các bạn trẻ trong những mối quan hệ nam nữ hay với gia đình.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

MẠN ĐÀM VĂN CHƯƠNG VỚI DƯƠNG NHƯ NGUYỆN


https://docs.google.com/file/d/1ImrKAq1YwoiR3jdAQU9G8lmUfFe8YB3Y4fhIek22FsIhsB6ivuCC5k-huaKG/edit


Lời chú thíchcủa Quê Hương. Blog Điểm Nhấn (QH.):


Nhân dịp thế giới bàn cãi giải thưởng Nobel văn chương 2012 , ở khuôn khổ hạn hẹp hơn, thiển nghĩ nên có một cuộc nói chuyện về vấn đề cơ bản: thế nào là phân tích và diễn đạt giá trị văn chương, dùng các tác phẩm viết bởi người Việt. Nhà văn Dương Như Nguyện (DNN), tức luật sư, giáo sư Wendy Duong, là người độc nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại trực tiếp viết song ngữ: Việt và Anh. Năm 1999, Bà làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (Post-JD) về phân tích văn chương và luật học tại đại học Harvard (Law and Literature). Cùng năm ấy, Bà đến với cộng đồng người Việt với tập truyện «Mùi Hương Quế » do Văn Nghệ Xuất Bản, gây sôi nổi trong thời điểm đó. Năm 2005, tiểu thuyết tiếng Anh của Bà, « Con Gái của Sông Hương », ra đời. Gần đây, hai cuốn tiểu thuyết kế tiếp, « Mimi and her Mirror và Postcards from Nam », được một công ty truyền thông ở Los Angeles chọn là tiểu thuyết đa văn hóa hay nhất trong số sách thế giới duyệt bởi công ty này cho năm 2012 (International Book Awards).
Bài phỏng vấn này được chia làm hai phần, nói về vấn đề phân loại, bình luận và bình giảng tiểu thuyết. DNN không những chỉ đặt vấn đề vào tiểu thuyết của Bà, mà còn bàn luận về hai tác phẩm từ Việt Nam: Bóng Đè (gây sôi nổi) và Dị Hương (được giải thưởng của VNCHXHCN).

Phần Một


VĂN CHƯƠNG MUA VUI HAY VĂN CHƯƠNG LUẬN ĐỂ ?

Từ Hồ Xuân Hương đến Anais Nin: Ma Ri Sến và Mùi Hương Quế



Hồ Xuân Hương (1772-1822)

Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi…



Anaïs Nin . ( 1903- Jan 14, 1977 Los Angeles, CA)



Được công nhận ở Mỹ là tiểu thuyết văn chương dù với mục đích mua vui.
« …vì nàng quá thông minh, và đàn bà thông minh pha lẫn văn chương, thi phú và tình yêu, đã làm chàng trở thành như bán thân bất toại…
…Tôi tự biết , qua bao nhiêu thế kỷ, chỉ có một loại văn chương này – loại văn chương do đàn ông viết,,,Và vì thế, tôi quyết định xuất bản, làm cái công việc bắt đầu của một phụ nữ trong lãnh thổ đàn ông… »

ANAIS NIN

Phạm Thị Hoài. Tác giả Marie Sến

“Người đàn bà tên là Sến. Sến xưng em với chúng tôi sáu thằng đàn ông. Chắc chắn Sến cũng xưng em với sau trăm ngàn thàng đàn ông ở Hà Nội.

Sáu thằng đàn ông là Đoài, Đủ, Hồng, Thân, Tân và Nguyên.

Đoài, hàng xóm sát vách tôi, gọi Sến là nàng. Là loại người mỗi ngày ba lần đánh răng, khi anh chàng khà từng tràng từng tràng nàng nàng nàng là Sến bay ra từ khoảng trống rộng rãi của âm “a” kéo dài hoan hỉ, đượm mùi hoá chất nội địa, hiệu PS, giữa mười sáu chiếc răng trên và mười sáu chiếc răng dưới. …”

PHẠM THỊ HOÀI


Dương Như Nguyện, thập niên 90 và sự ra đời của MÙI HƯƠNG QUẾ


…Tôi mường tượng tiếng roi đi trong không khí nghe vun vút như tiếng xé lụa trong điển tích Trung Hoa…Giữa nhịp roi, tôi nghe tiếng Thịnh gọi “Mỵ Nương Mỵ Nương…”
Tôi kêu khẽ, “Thịnh ơi,” nhưng tiếng kêu không thóat khỏi thanh quản. Ở đâu đó vang vọng tiếng hát lảnh lót, tiếng hát tôi đã quen từ ngày thơ ấu, “Đêm năm xưa, khi cung đàn gây mơ, hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay tìm đàn, hồn người thổn thức trong phòng loan…” Trong không gian u tối, tôi thấy một điểm sáng di động. Tôi rướn người lên một lần cuối và hình như dây trói bật tung…
Tôi đi theo điểm sáng, đi theo tiếng hát, nương theo LỐI VỀ, NGÕ THOÁT, HAY NGÕ CHẾT. Có tiếng réo gọi mơ hồ, “Mỵ Nương, Mỵ Nương…”

DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

***

Quê Hương (QH): Chào Chị Như-Nguyện. Kỳ phỏng vấn của Báo Ngày Nay Houston năm 2011, Chị nhắc đến phê bình văn học và nghệ thuật tiểu thuyết. Theo Chị, nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam bắt đầu như thế nào ?


Dương Như Nguyện (DNN): Đây là cả vấn đề văn học sử. Tóm tắt rất ngắn: theo tôi, có lẽ một trong những cuốn tiểu thuyết văn chương đầu tiên ở VN là Truyện Kiều của Nguyễn Du, được coi như một bài thơ tiểu thuyết bi hùng tráng, như Ulysses của Homer, nhưng cốt truyện lại lấy của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu.
Nghệ thuật tiểu thuyết tâm lý viết bằng văn xuôi thật sự đến với người Việt chúng ta từ thế giới Tây Phương qua thời Pháp thuộc.

QH: Như vậy, phê bình văn học là gì và liên đới đến vấn đề bình giảng văn chương như thế nào?

DNN: Phê bình văn học gồm hai mặt:
1) Hình thức (thí dụ, cách xử dụng các thuật pháp viết văn: cách tạo dựng nhân vật chẳng hạn);
2) Nội dung (thí dụ, tư tưởng và chiều hướng, triết lý đứng sau nhân vật và cốt truyện).
Phê bình văn học đứng đắn cần phải dựa trên chu trình bình giảng văn chương (literary interpretation). Tây Phương cho chúng ta hai lý thuyết chính về vấn đề này.
1) Thuyết cổ điển cho rằng phê bình gia phải tìm hiểu ngụ ý và mục tiêu của tác giả.

2) Thuyết hiện đại được những cây viết lớn của Tây Phương trong thế kỷ 20 cổ võ. Thí dụ, Roland Barthes cho rằng nhà phê bình cũng là nhà sáng tạo, có quyền đem cái nhìn của mình gán cho thi văn, có khi trái hẳn hay bẻ ngược ngụ ý và mục tiêu của tác giả để áp dụng tác phẩm vào những trạng huống mới, nhằm mục đích cổ võ hay khai phá một hệ thống tư tưởng nào khác không lệ thuộc vào tác giả nữa. Bài bình giảng do đó trở thành một tác phẩm sáng tạo riêng. Khi tiểu thuyết ra đời, tác giả phải «chết đi» và nhà phê bình trở thành nhà sáng tạo.

Hai lý thuyết này cũng đã được đem áp dụng vào luật học, nhất là ở địa hạt luật hiến pháp, đòi hỏi diễn giải về ngôn ngữ.

QH : Xin Chị cho thí dụ về áp dụng thuyết hiện đại.

DNN: Trước cộng đồng người Việt, tôi đã làm hai thí dụ :
1. Thí dụ thứ nhất: Cách đây khoảng 5 năm, tôi áp dụng lý thuyết hiện đại vào việc bình giảng câu thơ cổ: « Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu»Tôi đã bẻ ngược ý nghĩa đầu tiên của câu thơ này, nhằm mục đích xác định lại thế nào là «mỹ nhân» qua cái đẹp của trí tuệ và nhân cách trong xã hội hiện đại. Một độc giả không quen đã nhắc khéo, cho rằng tôi hiểu sai nghĩa đen của câu «người đẹp vẫn thường hay chết yểu» Nghĩa đen này quá rõ không cần phải nói đến nữa.

Thật ra, tôi muốn tách rời người Việt hải ngọai ra khỏi ảnh hưởng của tư tưởng cổ thi đến từ Trung Quốc, khi cần thiết. Câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: ngày nay, “mỹ nhân” có nghĩa là gì cho phụ nữ Việt Nam, không cần phải quay về với ý nghĩa đầu tiên của câu thơ chữ Hán.

2. Thí dụ thứ hai: Tại thư viện San Jose, tôi đi xa hẳn nghĩa đen của câu «Truyện Kiều còn, nước ta còn ». Tôi muốn đặt lại câu hỏi: Tại sao người Việt không những tôn sùng Bà Trưng, mà còn tôn sùng truyện Kiều, dù rằng cô Kiều là người Tàu? Nói một cách khác, tại sao Nguyễn Du lại phải lấy hình ảnh của một người kỹ nữ Tàu để diễn tả những ẩn ức của chính mình và tại sao Truyện Kiều trở thành « vưu vật của đất nước » ? Lý do có hoàn toàn nằm ở giá trị ngôn ngữ của truyện Kiều hay không? Tôi nghĩ là không.
Theo tôi, nếu bà Trưng là hình ảnh nữ anh hùng dựng nước (nation-building) được tôn sùng, thì cô Kiều và truyện Kiều tượng trưng cho chỗ đứng của nghệ sĩ sáng tạo (the literary art) trong việc giữ gìn văn hóa Việt Nam. Cả hai đều được tôn sùng trong tâm thức quần chúng. Vì thế, việc cô Kiều không phải là người Việt không còn quan trọng nữa, vì cô Kiều đã trở thành biểu tượng gần gũi của văn chương sáng tạo trong lòng dân tộc Việt.
Trong chiều hướng ấy, nhà phê bình và phân tích văn chương cần phải mang vào việc diễn giải Truyện Kiều những vấn đề của xã hội ngày nay, không nhất thiết phải quay trở về với ngụ ý hay tâm tư của Nguyễn Du khi ông viết Truyện Kiều.

QH: Chị có thể cho thí dụ bằng tác phẩm của Chị: ngụ ý nào là của tác giả và ngụ ý nào là cái nhìn của độc giả Việt Nam đi ra ngoài chủ đích của nhà văn? 

DNN: Như vậy tức là tôi phải nói về tiểu thuyết của mình thay vì phải “chết đi” theo lý thuyết của Barthes.
1. Thí dụ về ngụ ý của tác giả: Tôi ngạc nhiên không có độc giả VN nào nhận ra điểm sau đây: trong cuốn tiểu thuyết “Con Gái Của Sông Hương” xuất bản năm 2005, có 3 chị em: hai có con gái và cậu con trai út, chẳng khác gì …”đầu lòng hai ả tố nga… Một trai con thứ rốt lòng…” Simone, cô con gái đầu lòng, hy sinh mối tình riêng để vội vã kết hôn với một người không quen biết nhằm đem gia đình qua Mỹ, nhưng rồi Simone quay trở về tìm lại cội nguồn. Đây là biểu tượng cho cái giá của kiếp di dân: tâm sự kẻ lưu đày bắt đầu bằng sự hy sinh bản ngã, cái mà tôi gọi là mặc cảm lưu lạc của Thúy Kiều trong tâm thức văn hóa của người Việt lưu vong.
2. Thí dụ về sáng tạo của độc giả: Một vài nhà phê bình VN đã nảy sinh ra những tư tưởng mà tôi chưa hề nghĩ đến. Thí dụ, họ cho rằng tất cả các nhân vật nữ của tôi trong tập truyện «Mùi Hương Quế» đều là hiện thân của một người mà thôi và người đó là tôi. Dưới cách nhìn này, MHQ có thể được xem là một cuốn tiểu thuyết, có một phần tự truyện vì dạng tùy bút được dùng trong tuyển tập. Đây là kết quả sáng tạo của nhà phê bình, ngoài dự tính của tác giả, đúng như Roland Barthes đã nhận xét. Từ lời bình giảng nầy, tôi nẩy sinh ra tư tưởng muốn viết lại cuốn MHQ thành một truyện dài, trong đó nhân vật nữ hóa thân thành nhiều kiếp, qua nhiều đời sống.Và tôi cũng đã nảy sinh ra ý nghĩ viết hồi ký – tự truyện.

QH: Xin Chị nói thêm về “Mùi Hương Quế”(MHQ). Thành hình như thế nào và có tác động gì trên độc giả Việt Nam?

DNN: Năm 40 tuổi, tôi từ Á Châu quay về Mỹ và quyết định «về hưu sớm» lần thứ nhất để viết tiểu thuyết. (Hiện giờ, tôi đang «về hưu sớm» lần thứ hai.) Tôi đưa tập truyện tiếng Việt cho cha mẹ tôi xem.Cha tôi là người biến tập truyện thành sách và làm việc trực tiếp với nhà xuất bản Văn Nghệ. MHQ là một tác phẩm tiếng Việt chỉ có người Việt đọc, dù rằng đa số các truyện trong MHQ tôi đều viết bằng song ngữ.
Tôi chưa bao giờ đứng ra tổ chức giới thiệu sách hay ký sách cho cuốn MHQ, vì tôi hoàn toàn không có ý định trở thành nhà văn cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Thí dụ: lúc đó cha tôi muốn tôi xin lời giới thiệu của Bác Doãn Quốc Sỹ. Tôi cũng không muốn nhọc công Bác. Tuy nhiên, có một vài nhà văn Việt Nam đã tự ý viết hoặc nhắc về MHQ, trong đó có Lê Thị Huệ, Nguyễn Xuân Hoàng và Đoàn Nhã Văn. Nguyễn Mạnh Trinh có yêu cầu một cuộc phỏng vấn viết tay rất dài, nhưng trong thời điểm đó, tôi không thể tham dự.
Từ đó đến giờ, đã có người lấy truyện ngắn từ MHQ đem đọc trên radio hay ghi âm vào băng cho cộng đồng hải ngoại, và cũng có người cũng đã lấy truyện từ MHQ đem in lại và xuất bản ở Việt Nam. Họ không hề báo cho tôi biết trước hay yêu cầu tôi chấp thuận.
MHQ tạo tiếng vang qua hai tùy bút ngắn :
1) Tùy bút «Mùi Hương Quế » được dựa trên kinh nghiệm lần đầu tiên tôi cãi trước tòa ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trong một vụ án liên quan đến thị trường chứng khoán;
2) Tùy bút «Những Cổ Quan Tài của Tĩnh Tâm» dựa trên hình ảnh bà ngoại tôi, một phụ nữ xứ Huế.
Một số độc giả cho rằng hai tùy bút nầy nói lên tâm thức hướng về phương Đông. Các độc giả phái nữ của MHQ thường yêu thích truyện ngắn «Tình Yêu Giữa Hai Dòng» nói về hôn nhân và tình yêu dị chủng.
MHQ trở thành sôi nổi vì hai truyện ngắn khác, nói về phụ nữ trí thức di dân theo đuổi nghệ thuật: một người là diễn viên sân khấu và một người muốn làm vũ công. Truyện ngắn «Mỵ Nương» có sự căng thẳng tâm lý của nạn nhân một thảm trạng gia đình trong giới «quý tộc» của VNCH. Ở Mỹ, Mỵ Nương chọn lựa một cuộc tình có bạo lực với một người đàn ông Bắc Mỹ; thời thơ ấu ở Việt Nam, cô ta là nạn nhân của bạo hành vì cha cô – một chính khách của VNCH -- đánh đập cả 2 mẹ con. Trong «Mùa mưa Singapore » Kha Trâm là nạn nhân của một cuộc hãm hiếp, mà thủ phạm chính là tình nhân cũ, một người đàn ông Âu Châu trong cuộc tình tạm bợ. Cả hai truyện ngắn này đều được trích từ hai truyện dài tôi viết dở dang bằng tiếng Anh, vẫn còn để đó, chưa viết xong cho nên chưa xuất bản (và có thể không bao giờ xuất bản) trong dòng chính. Mỗi bản thảo khoảng trên 200 trang.Tình dục không phải là trọng tâm của bản thảo.
Tôi quyết định trích và viết lại hai truyện này thành tiếng Việt sau khi đọc cuốn « Mari-Sến » của Phạm Thị Hoài, do Lê Thị Huệ gửi. Tôi thấy bà Hoài viết quá trắng trợn và chua chát làm mất đi cái đẹp của thế giới tâm linh người nữ. Mari Sến tượng trưng cho cái gì không đẹp và tôi nghĩ rằng đây là chủ trương của bà Hoài. Rõ ràng bà Hoài là một trí thức được đào tạo bởi xã hội chủ nghĩa và phản kháng lại chính cái đã tạo ra mình. Vì thế, tôi quyết định sẽ đưa ra một thí dụ tương phản: tôi sẽ mô tả một chút liên hệ chăn gối của phụ nữ đẹp, một cách gợi cảm mà vẫn giữ được ý nghĩa luận đề của những gì tôi muốn vạch trần hay cổ võ – thí dụ, tôi dùng tâm tư của phụ nữ để nói lên những nhược điểm của một số đàn ông: bản tính chiếm đoạt, hiếu chiến và lòng tự ái, nhưng thật ra họ rất yếu đuối và dễ vỡ vì bản chất sự chiếm đọat của nam phái thiếu tính bền bỉ; đồng thời tôi muốn nói lên một số thảm kịch đuợc dấu diếm tiêu biểu cho sự giả dối của xã hội Châu Á chịu ảnh hưởng Nho Giáo, trong đó có Singapore và Việt Nam (trong trường hợp Việt Nam, có thêm những biểu tượng về việc Saigon sụp đổ và chỗ đứng của lãnh đạo hay trí thức; trong trường hợp Singapore: quốc gia nhỏ bé ấy tượng trưng cho sự thành công của tính tổng hợp các sắc dân ở Châu Á mà lại nằm trong cơ chế độc đảng).
Trước khi đưa truyện ngắn «Singapore» cho báo Thế Kỷ 21 đăng, tôi viết một lá thư cho chủ bút Phạm Phú Minh (aka Phạm Xuân Đài) và giải thích lý do vì sao tôi muốn gửi đăng truyện này. Bà PhạmThị Hoài và tác phẩm Mari Sến chính là nguyên nhân tôi muốn đưa một vài mô tả gợi cãm liên quan đến tình dục vào môi trường Việt ngữ để diễn giải luận đề qua dạng tiểu thuyết – Mỵ Nương và Kha Trâm tương phản với Mari Sến. Tôi chỉ muốn «điểm nhấn» này thôi và một số độc giả Việt Nam (kể cả thân sinh ra tôi) cũng cho rằng «điểm nhấn» này là tiếng nói của nữ quyền cho phụ nữ Việt.
Lúc đó, tôi vẫn không hề có dự định viết văn cho cộng đồng hải ngoại.
Trong MHQ, song song và tương phản với 2 truyện ngắn «xé rào» này là một truyện vừa (novella), mô tả chuyến du hành của một phụ nữ Việt di dân, đi tìm nơi sinh của Phật. Ở đọan kết, nhân vật chính mất tích trên sườn núi của Chùa Khỉ tại Nepal. Một số độc giả thích truyện này vì tôi đi vào thế giới của Phật Giáo.
Nhiều độc giả Việt Nam cho rằng tôi đã qua táo bạo và xé rách hàng rào luân lý Việt Nam vì hai nhân vật «Mỵ Nương» và «Kha Trâm» Thời điểm ra đời của MHQ là 1999; trước đó không có những mô tả về liên hệ chăn gối giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông da trắng trong khu vườn văn chương Việt của phụ nữ Việt, cho dù nhân vật của tôi là nạn nhân của 2 hình thức bạo hành khó nói nhất (domestic violence; date rape). Sau khi MHQ ra đời thì ở hải ngoại, hình như có «mode» phụ nữ Việt nam viết rất bạo về tình dục.Tôi không có gì thích thú trước tình trạng này và đã nhấn mạnh điểm này với chủ bút Phạm Phú Minh.
Nhìn lại vấn đề gây sôi nổi của MHQ, tôi rất ngạc nhiên vì 2 dữ kiện:
1) Cha mẹ tôi, học giả và giáo sư Việt Nam sinh ra trong thập niên 1930, đưa MHQ vào cộng đồng hải ngoại mà không hề lo lắng về hai truyện ngắn « xé rào » viết bởi con gái mình. Cha tôi, người đọc bản thảo và sửa bản kẽm, là một học giả thuần túy và cũng là một họa sĩ tài tử. Ông có sự thuần nhất của bản chất nghệ sĩ, không câu nệ những gì nhỏ nhặt mà chỉ nhìn vào giá trị tổng quát mà thôi.
2) Khoảng 5 năm sau, ông Thế Uyên, thuộc đại gia đình Nguyễn Tường Tam, đã liệt kê MHQ vào danh sách tiểu thuyết tình dục viết bởi phái nữ, mà không nhắc đến tính chất luận đề của tiểu thuyết, cũng như biểu tượng của các nhân vật hay trạng huống trong MHQ -- hoàn cảnh và tâm tư của phụ nữ di dân.
Tôi xin xác định: MHQ là tác phẩm luận đề, không phải là tiểu thuyết tình dục (tiếng Mỹ gọi là «literary erotica», như một số tiểu thuyết của Anais Nin, nữ văn sĩ đầu tiên viết tình dục của Mỹ -- Anais Nin sống ở Paris và là người tình của Henry Miller, tác giả cuốn “Tropic of Cancer”. Bà Nin cũng là một phụ nữ thiểu số: gốc Cuba mang quốc tịch Pháp, và đã phải học Anh Ngữ trước khi viết.)

QH: Dùng văn chương của Anais Nin làm tiêu chuẩn, thì theo Chị, thế nào là một tiểu thuyết tình dục, cái mà người Mỹ gọi là «literary erotica»? Thơ Hồ Xuân Hương, theo Chị, Cô là ‘erotica’ hay không?


DNN: «Literary erotica » là những tiểu thuyết viết để mua vui, nhằm mục đích giải trí cho độc giả về phương diện tính dục, hoàn toàn không có luận đề gì cả. Tuy nhiên, vì tác giả viết rất hay, có cái đẹp thẩm mỹ và văn chương có giá trị như một tiểu thuyết đúng nghĩa, nhiều khi chuyên chở tâm lý vào tư tưởng nữa, thành ra các nhà phê bình cho đó là văn chương ý nghĩa chữ «literary» trong cụm từ «literary erotica»: không phải là ngôn ngữ ô uế rẻ tiền, kiểu «lá cải» hay «khiêu dâm tục tĩu» (danh từ luật pháp là «obscenity» hay «pornography»).
Trong lịch sử văn chương thế giới, rất nhiều tiểu thuyết luận đề đã bị xếp loại là «tiểu thuyết tình dục» hay khiêu dâm, trong đó có cả tác phẩm của đại văn hào Tolstoy và nhà văn di dân Nga, Nabokov, vì các tác phẩm nầy diễn tả khát vọng cảm giác (dịch chữ «sensuality») của nhân vật dưới một hình thức nào đó, bị coi là đi ra ngoài hàng rào luân lý xã hội thời đó.
Tôi chưa hề viết hay cho xuất bản “literary erotica” bao giờ cả. Vì MHQ, một cô giáo của tôi ở trường trung học cũ so sánh tôi với Hồ Xuân Hương trong khi tôi chưa bao giờ thích thơ hai nghĩa (double entendre) của HXH. Tôi thích thơ cổ điển, trang nhã và u hoài của bà Huyện Thanh Quan hơn.
Tôi không nghĩ rằng văn chương của HXH là «literary erotica» vì tất cả các bài thơ của bà đều có luận đề quá rõ ràng và hiển nhiên - chủ đích của bà không phải là làm thơ để tạo cảm giác «mua vui» cho độc giả. Theo tôi, những bài thơ không có luận đề bị đem gắn vào tên bà thường không mang «thi phong» của HXH. Nói về HXH, tôi chỉ thích và thán phục những câu thơ nổi lên chí khí cao của bà (thí dụ dưới đây -- theo tôi, HXH nói về chính mình chứ không phải nói về Ông Phủ Vĩnh Tường):

Chôn chặt văn chương ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi…

Nữ văn sĩ Anais Nin, ngược lại, cố tình viết tiểu thuyết tính dục để kiếm tiền. Hình như bà ta được trả mỗi trang 1 đồng đô-la Mỹ, khoảng đầu thế kỷ 20.Văn của Anais Nin rất đẹp, tuy rằng viết để mua vui cho độc giả đàn ông. Tác phẩm khiêu dâm của Tây Phuơng viết dưới thời nữ hoàng Victoria đa số là «ẩn danh.» Trước Anais Nin, văn chương tình dục là môi trường hoàn toàn được thống trị bởi nam giới, thiếu hẳn cái nhìn của phụ nữ. Vì thế, có nhiều người cho rằng Anais Nin là chiến sĩ cách mạng của phụ nữ khi bà tham gia vào cái «club» đàn ông chuyên viết tiểu thuyết tình dục. Tuy nhiên, nét thẩm mỹ trong văn của Anais Nin đã cho bà một chỗ đứng cao trong văn chương Anh Mỹ.

QH : Chị nói rằng không có ý định trở thành nhà văn cho cộng đồng hải ngoại. Như vậy thì tại sao có những tác phẩm tiếng Việt xuất bản sau “Mùi Hương Quế” ?


DNN: Tôi chủ trương không ra mắt sách cho cộng đồng người Việt để có dịp bán sách cho đồng hương. Chủ trương nầy đồng nhất với quyết định nghề nghiệp: từ năm 1984, tôi chưa hề muốn mở văn phòng Luật để kiếm sống trong cộng đồng người Việt hải ngoại. (Nếu ngày nào tôi mở văn phòng luật, đó là ngày tôi muốn phục vụ, nhất là các vụ án kỳ thị chủng tộc, vi phạm nhân quyền, hay các vụ án lien quan đến tri thức và chuyên gia gốc Việt.)
Vì thế, tôi chỉ đi ký sách theo lời mời một vài cộng đồng địa phương; thí dụ: cộng đồng Phuợng Vĩ của trường Đồng Khánh Huế (vì mẹ tôi), cộng đồng cựu nữ sinh Trung Vương ở Washington, D.C. cho cuốn “Postcards from Nam”, và những buổi đọc sách (literary reading) theo lời mời của một số đại học và thư viện trong dòng chính.
Năm 2005, tôi nhận được cú điện thoại của chị Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn và nhà văn ở Việt Nam, nói chuyện dựng kịch cho cuốn MHQ. Tôi hiểu đó là sân khấu ở Việt Nam. Tôi suy nghĩ rồi quyết định không thể được. Tôi viết email cho chị Ngọc, và nói rằng “Chữ Trinh còn một chút nầy, Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan !…» Lý do: tôi không muốn trở về Việt Nam để tạo tiếng tăm và chỗ đứng cho tác phẩm của mình. Nếu tôi có dịp phục vụ cho đồng bào trong hay ngoài nước trong khả năng của mình, tôi sẽ không từ nan, nhưng nhờ vả vào khối người Việt nhất là trong nước để tạo tiếng tăm và chỗ đứng thì không. Sự đồng nhất trong quyết định nghề nghiệp và tâm tư cho chính mình, đối với tôi, giống như chữ «trinh» của cô Kiều - đó là tính nhất quán của tâm tư Kẻ Sĩ (mà nghệ sĩ cũng cần phải giữ), cho dù tôi không dám nhận mình là Kẻ Sĩ. (Thí dụ: với riêng tôi, Nguyễn Trãi xứng đáng là Kẻ Sĩ và tôi không giới hạn nghĩa nầy vào Khổng Học; trái lại tôi nói rộng chữ nầy với ý nghĩa của từ «Noblesse Oblige» trong tiếng Anh và Pháp.)
Chính vì cú điện thoại của chị Minh Ngọc mà tôi quyết định cho ra đời tập truyện «Chín Chữ của Nàng » để khẳng định tâm tư của tôi, bằng tiếng Việt, cho người Việt. Tâm thức quay về với nguồn cội, đối với tôi, phải là một sự cho đi (giving), một cố gắng thôi thúc bởi «Noblesse Oblige,» không thể là việc «nhận lấy» (taking) từ đám đông vì quyền lợi cá nhân.
Sau «Chín Chữ Của Nàng» là bản dịch cuốn “Sông Hương”. Đây là món quà tôi tặng cho mẹ tôi vì bà không đọc được tiếng Anh mà không cần từ điển. Cuốn “Bưu Thiếp của Nam” có mặt cho cộng đồng người Việt vì Giáo Sư Đoàn Khoách Thanh Tâm của trường Đồng Khánh Huế cũ, có nhã ý muốn dịch cuốn sách nhỏ này để tưởng nhớ những thuyền nhân đã bỏ mình trên mặt biển, trong đó có một số cô giáo và bạn cùng lớp của tôi thời trung học ở Việt Nam. Tôi cho đó là bổn phận, hành động cho đi.(Tiền bán sách dĩ nhiên phải có để đền bù phí tổn và công trình in sách của nhà xuất bản Văn Mới.)
Cuốn “Mimi and her Mirror” không có mặt trong cộng đồng người Việt qua bản dịch tiếng Việt.Độc giả thích hợp với nội dung của Mimi sẽ tìm đến Mimi mà thôi.

(XEM TIẾP PHẦN HAI: “LỊCH SỬ, SỰ THẬT, HAY TIỂU THUYẾT? SÔNG HƯƠNG, DỊ HƯƠNG, VÀ BÓNG ĐÈ”)