Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

TIẾN SĨ ALAN PHAN CHIA TAY QUỸ ĐẦU TƯ VIASA VÌ MUỐN..PHIÊU LƯU


...- Câu chuyện từ chức của ông còn được chia sẻ trên Blog với một thông điệp rất thẳng thắn về “văn hóa từ chức”. Thực tế ở Việt Nam, câu chuyện này không phải bây giờ mới đề cập song giữa lời nói và việc làm còn có khoảng cách rất lớn. Theo ông, vì sao có sự bất cập này?

Đây chỉ là một góc nhìn về một văn hóa “lạ ở VN”. Tự thể, nó chẳng thay đổi gì nhiều trong thói quen quản trị ở đây. Tuy nhiên, nếu nhiều người trẻ công nhận là những thay máu cho cơ chế rất cần thiết để tiến bộ thì tư duy “từ chức’ sẽ phổ biến hơn và tạo một sinh khí mới cho quốc gia.

- Ông còn điều gì muốn chia sẻ thêm không?

Giữ niềm tin vào chiến thắng sau cùng của công lý và đổi mới. Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rut rè. Chúng ta cón cả một thế giới mới để chinh phục...


October 31, 2012

(Dân trí) – Việc từ bỏ vị trí Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa được tiến sĩ Alan Phan giải thích rằng ông muốn có được sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị trong năm 2013…

Tiến sĩ Alan Phan vừa tuyên bố sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa kể từ 1/1/2013. Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ xung quanh câu chuyện này.



Trên Blog Gocnhinalan vừa được ông chia sẻ về việc sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa kể từ 1/1/2013. Trong đó, lý do mà ông đưa ra có đề cập nhiều xuất phát từ “cỗ máy già”, tư duy bảo thủ dẫn đến công việc kinh doanh kém hiệu quả… Ông có nghĩ rằng sự nhận định như vậy là hơi quá bởi nền kinh tế thế giới và trong nước nói chung trong những năm gần đây có nhiều biến động xấu, và tất nhiên các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, trong đó Viasa?

Viasa không đầu tư vào Việt nam nên tình hình kinh tế ở đây không ảnh hưởng đến kết quả tài chánh. So với các quỹ đầu tư tư nhân (private equity) trên toàn cầu, IRR và ROI của Viasa chỉ đạt khoảng 48% tỷ số trung bình trong 3 năm qua, cho thấy sự yếu kém.

- Có ý kiến cho rằng, bằng sự am hiểu cũng như kinh nghiệm trong kinh doanh của mình, ông đã tiên đoán được nền kinh tế thế giới cũng như trong nước sắp tới. Do đó, ông đã quyết định “chuyển hướng” cho sự nghiệp. Ông nghĩ sao?

Dự đoán của tôi khá chinh xác, nhưng quan trọng hơn trong đầu tư tài chánh là thời điềm (timing). Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Như tôi nói, sự chuyển hướng hoàn toàn dựa trên niềm đam mê cá nhân, tôi không còn hưng phấn như lúc đầu; và tôi nhìn ra có nhiều cơ hội mới mình muốn phiêu lưu vào.

Những cuộc phiêu lưu nào thưa ông?

Hiện nay tôi có 3 job offers từ 1 trường đại học Mỹ, 1 tập đoàn lớn ở Thai Lan và 1 chân partner tại một công ty giao dịch hợp đồng (commodity) tại Chicago. Một anh bạn Trung Quốc đã từng giúp tôi xây dựng Hartcourt lên thị giá 700 triệu USD vào 1999 muốn tôi quay lại TQ để khởỉ động 1 công ty mới mà anh tin là sẽ vượt mức 5 tỷ USD trong 5 năm.

Không một đề nghị nào từ Việt Nam?

Có một ngân hàng cỡ trung muốn tôi quản lý. Phải từ chối vì không muốn bóc lịch cùng ông Bầu Kiên.

- Nếu được nói về những thành công mà Quỹ đầu tư Viasa đã mang lại cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ông sẽ chia sẽ điều gì? Và ông hi vọng người kế nhiệm mới sẽ tiếp tục như thế nào? Xin cho biết, dự định người thay thế ông sẽ là ai? (một vài thông tin về người ấy)

Chủ tịch mới là Jack Tan, mới có 39 tuổi, người Mỹ gốc Hong Kong. Tốt nghiệp Thạc Sĩ về Tài Chánh ở Princeton, có 15 năm kinh nghiệm ở Wall Street và thế giới (12 năm với JP Morgan). Tôi trông chờ một biểu tượng của tài năng thế hệ mới.

- Ông đã có dự định gì cho kế hoạch sau khi nghỉ công việc hiện tại? Trên phần comment với độc giả tại Blog, ông có nói rằng không bỏ cuộc chương trình 20 triệu máy tính bảng cho trẻ em Việt vì nó quá quan trọng. Xin ông cho biết, kế hoạch này đang được ông thực hiện như thế nào? Với ông, những chương trình hay dự án nào thì ông sẽ không bỏ cuộc. Và những chương trình mang ý nghĩa cộng đồng kiểu như vậy có được ông tiếp tục quan tâm trong thời gian tới không? Ông có cần thêm điều kiện gì để thực hiện những kế hoạch đó?

Hai phần phải làm: mã số hóa (digitize) sách giáo khoa đang được các công ty IT lớn nhỏ thực hiện và hoàn tất như Viettel, FPT, Tinh Vân, Lạc Việt, Vinapo…Đây là tín hiệu rất tích cực. Phần thứ hai là phải được Bộ Giáo Dục xuất lệnh khởi động khắp nước. Vì không có quyền lực chính trị gì, chương trình máy tính bảng của chúng tôi chỉ chăm chú vào việc lobby, song hành cùng các công ty lớn nêu trên để đẩy chánh phủ đi tới nhanh hơn.

- Ông có dự báo gì cơ hội và triển vọng cũng như những cảnh báo về nền kinh tế trong nước trong năm 2013 và sự ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp, doanh nhân. Một vài lời khuyên nếu có?

Phải hết sức cẩn thận vì bong bóng BDS phải vỡ. Những ai có tài sản lớn trong ngân hàng, chưng khoán, BDS hay các công ty dựa vào sức tiêu thụ của đám đông…sẽ bị thiệt hại nặng nề. Nhưng nếu không có tài sản, hay rất ít nợ nần, hay không tùy thuộc nhiều vào vận hành vĩ mô (khoảng 70% dân số thuộc dạng này) thì mức sống có thể khó khăn chút đỉnh, nhưng không hề hấn gì lắm.

- Câu chuyện từ chức của ông còn được chia sẻ trên Blog với một thông điệp rất thẳng thắn về “văn hóa từ chức”. Thực tế ở Việt Nam, câu chuyện này không phải bây giờ mới đề cập song giữa lời nói và việc làm còn có khoảng cách rất lớn. Theo ông, vì sao có sự bất cập này?

Đây chỉ là một góc nhìn về một văn hóa “lạ ở VN”. Tự thể, nó chẳng thay đổi gì nhiều trong thói quen quản trị ở đây. Tuy nhiên, nếu nhiều người trẻ công nhận là những thay máu cho cơ chế rất cần thiết để tiến bộ thì tư duy “từ chức’ sẽ phổ biến hơn và tạo một sinh khí mới cho quốc gia.

- Ông còn điều gì muốn chia sẻ thêm không?

Giữ niềm tin vào chiến thắng sau cùng của công lý và đổi mới. Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rut rè. Chúng ta cón cả một thế giới mới để chinh phục.

Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét