Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Euro Zero

2011-09-30

Nguyễn Xuân Nghĩa

Đồng Euro và Số phận Liên Âu




Dân chúng Hy Lạp biểu tình chống dự luật tăng thuế lợi tức


Khi lãi suất tại Hoa Kỳ vẫn trôi trên số không, đồng Euro ngập mặn và có thể chìm xuống biển, người ta phải quan ngại về viễn ảnh kinh tế toàn cầu. Vốn dĩ lạc quan nhất, giới đầu tư châu Á đã bắt đầu run sợ khi nhìn ra nguy cơ hạ cánh nặng nề của kinh tế Trung Quốc.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2011

Quan hệ Trung Cộng - CSVN Trong 10 Năm Qua

2011-09-28

Quốc Việt & Nguyễn Xuân Nghĩa - Đài SBS Úc Châu - Ngày 20110928


Thái độ của Hà Nội với Bắc Kinh: Đảng và Quyền lợi Dân Tộc, Đâu là Ưu tiên?







Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định về mối quan hệ bất bình đẳng giữa Trung Cộng và CSVN, một hậu quả của biến cố 11/9/2001, vì sự chuyển hướng mục tiêu của Mỹ.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

C'EST TOUT

NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2011


Palestine – Hình Tròn Bốn Góc

2011-09-27

Nguyễn Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Mùa Xuân Á Rập hay Dân Chủ vào Thu?






Cháu gái Palestine trên Dải Gaza thao dượt cách bắn hoả tiễn Scud....


Hôm Thứ Sáu 23, Hoa Kỳ bị chiếu bí tại Liên hiệp quốc. Tuần này phải tìm thế gỡ khi Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an, xứ Lebanon, đưa vấn đề ra cho 15 nước hội viên thảo luận: Chính quyền Palestine nộp đơn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc để xin được công nhận như một quốc gia độc lập...

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

AUTUMN LEAVES

NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2011

Những con bò sữa gọi là Việt kiều

Tác Giả: Hanh Lam

Thứ Hai, 26 Tháng 9 Năm 2011

Cách đây 32 năm, trên chiến hạm chỉ huy Blue Ridge, thuộc Hạm Đội thứ 7, các ký giả ngoại quốc đã thấy hàng ngàn những chiếc thuyền nhấp nhô như lá tre trôi trên biển.

Nguời ta thấy những chiếc thuyền đủ loại, đủ cỡ của những nguời Việt Nam đầu tiên trốn chạy Cộng Sản. Họ là ai, số phận họ sẽ ra sao sau này?

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Lào-Việt Trong Vòng Hoa
2011-09-24

Nguyễn Xuân Nghĩa


Nước Lào Trong Vòng Tay Lạ... Mà Quen




Chủ tịch Trung Quốc và Lào. Vỗ tay vang rân....



Như thông lệ, người nào vừa lên lãnh đạo Hà Nội cũng trước tiên thăm viếng nước Lào. Xưa kia thì thăm viếng hai nước Lào và Căm Bốt, ngày nay thì chỉ còn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thời thế đã đổi thay....

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2011

Bầu Cử Hoa Kỳ Trong Cơn Hoạn Nạn

2011-09-23

Nguyễn Xuân Nghĩa




Những giới hạn của thuật hùng biện...

Nhìn theo một cách nào đó, đáng lẽ Khương Tử Nha đã có thể là... người Mỹ.

Trong cuốn "Thái công Binh pháp" tương truyền là của một nhân vật được đời sau biết tới dưới tên Khương Thượng - tên chữ là Khương Tử Nha, tên tự là Lã Vọng, vì vậy được tôn là Lã Thái công, v.v... - ta có thấy viết một câu về phép trị nước có màu sắc "vô vi" hay "supply side" kiểu Mỹ. Đó là "chớ cướp đoạt thời giờ cầy cấy trồng dâu nuôi tằm của dân; thâu thuế ít thì dân không thiếu tiền của; ít việc lao dịch cho nhà nước thì dân khỏi nhọc nhằn, ắt nước giàu mà nhà nhà vui vẻ."

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2011

Trung Quốc có thể đối mặt với khả năng leo thang của đối thủ ?

Ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân, cán cân lực lượng khu vực sẽ chống lại các âm mưu áp đặt mong muốn của Bắc Kinh. Trong tương lai, Trung Quốc có thể phải đối mặt với khả năng leo thang của các lực lượng hải quân đối thủ, dù nhỏ hơn nhưng có năng lực, tại các khu vực khác trong một cuộc xung đột hoặc khủng hoảng trên biển Đông. Đối phó với sự đáp trả Chắc chắn là Trung Quốc sẽ thiếu các phương tiện quân sự thích hợp để biến biển Đông thành chiếc ao nhà của mình, nhưng họ có thể tiến những bước dài theo hướng này trong khi tiếp tục các dự án hải quân.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2011

Trung Quốc sẽ bảo vệ "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông thế nào?

Tác giả: Toshi Yoshihara and James R. Holmes

Quân đội Trung Quốc có thể đã sở hữu những yếu tố cần thiết để bắt đầu thực thi một chính sách bá chủ tại biển Đông, nhưng để làm vậy, họ sẽ có thể buộc phải tập trung hầu hết các lực lượng biển của mình tới bờ biển phía Nam, bất chấp các nguy cơ lớn ở các vùng biển khác của Trung Quốc. Để trở lại chính sách lợi ích cốt lõi một cách đanh thép, Hải quân PLA phải phát triển máy móc vũ khí hạng nặng, thành thạo trong việc điều khiển tàu và thủy thủ và nhạy bén chiến thuật để hoàn thành một số chức năng.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

NGÀY 20 THÁNG 9 NĂM 2011

Liệu Trung Quốc có bảo vệ được “lợi ích cốt lõi” tại Biển Đông?
Tác giả: Toshi Yoshihara và James R. Holmes

Việc Trung Quốc tuyên bố biển Đông là một "lợi ích cốt lõi" của mình dường như nâng tầm quan trọng chiến lược của khu vực biển này lên ngang tầm với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương - các lãnh thổ mà Trung Quốc coi là không thể tách rời của quốc gia và cần phải bảo vệ bằng mọi giá. Đây là một mục đích chính trị lạ lùng. Bảo vệ nó sẽ có thể cần các nỗ lực ngoại giao và quân sự ở mức cao nhất. Nhưng liệu Quân giải phóng nhân dân (PLA) có làm theo hay không, và làm thế nào?

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 2011

Chủ nghĩa Quốc gia và Phát triển Kinh tế

2011-09-15 Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 2011-09-14
Bảo vệ quyền lợi quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa

Vụ khủng hoảng tài chính tại Âu Châu đang phơi bày một mâu thuẫn có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam. Hy Lạp là xứ tương đối nghèo và đã khai thác hệ thống tiền tệ thống nhất của Âu Châu khi bỏ đồng bạc quốc gia là đồng "Drachma" để dùng đồng Euro từ 10 năm trước hầu người dân có mức sinh hoạt cao hơn thực lực quốc gia. Nhưng quyền lợi quốc gia ấy lại gây vấn đề cho tập thể là khối Euro và cơ chế Liên hiệp Âu Châu, đến nỗi đe dọa luôn sự tồn tại của đồng Euro.


Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2011

Cuộc cờ vĩ đại mới của Châu Á
15/09/2011 Thant Myint-U Lê Quốc Tuấnchuyển ngữ Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đói khát các tài nguyên thiên nhiên giàu có rộng lớn của Miến Điện. Tuy nhiên, liệu người dân Miến Điện sẽ phải trả giá hay cuối cùng những vùng đất chưa khai phá này của Đông Nam Á sẽ đi vào thế kỷ 21? Khi địa lý thay đổi – như khi kênh đào Suez nối châu Âu với Ấn Độ Dương, hoặc khi các tuyến đường sắt đã cải biến miền Tây nước Mỹ và miền Đông của Nga – với những mô hình liên lạc cũ biến đi những chỗ cho những mô hình mới hơn, di chuyển người dân xa lạ vào các nước láng giềng và chuyển đổi những khu vực chưa khai phá thành khu vực có ý nghĩa chiến lược mới. Có những khu vực sẽ suy giảm hoặc biến mất và những khu vực khác lại gia tăng tầm quan trọng. Trong những năm tiếp theo, vị trí địa lý của châu Á sẽ thấy một sự tái định hướng về cơ bản, đưa Trung Quốc và Ấn Độ lại gần với nhau qua những khu vực từng là một biên giới rộng lớn từng bị bỏ lãng quên kéo dài hơn một ngàn dặm từ Kolkata đến lưu vực sông Dương Tử như chưa từng như thế trước đây. Và Miến Điện, một nước lâu nay đã bị giới hoạch định chính sách ở phương Tây xem như một vấn nạn hóc búa về nhân quyền, giờ có thể sớm ngồi chễm chệ ngang qua một đường chiến lược mới và quan trọng nhất thế giới. Những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ đang thuần hóa những cảnh quan từng một thời khắc nghiệt. Quan trọng hơn, Miến Điện và các khu vực lân cận, từ lâu từng đóng vai trò như một rào cản giữa hai nền văn minh cổ đại, đang đạt đến tầm quan trọng về nhân khẩu học và môi trường cũng như các lưu vực chính trị. Rào cản cổ xưa đang bị phá vỡ và các bản đồ của châu Á đang được vẽ lại. Trong cả nghìn năm, Ấn Độ và Trung Quốc đã bị ngăn cách bởi những khu rừng kề cận không thể xuyên thủng, bệnh sốt rét chết người và những thú vật đáng sợ, cùng rặng Hy Mã Lạp Sơn và những vùng đất cao bỏ phí của cao nguyên Tây Tạng. Tất cả hình thành như một nền văn minh hoàn toàn khác biệt, hết sức khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ và tập quán. Để đến được Ấn Độ từ Trung Quốc hoặc ngược lại, các tu sĩ, nhà truyền giáo, thương nhân và các nhà ngoại giao phải đi lại bằng lạc đà và ngựa hàng ngàn dặm băng ngang các thị trấn ốc đảo, sa mạc Trung Á và Afghanistan, hoặc bằng tàu trên Vịnh Bengal và sau đó đi thông qua eo biển Malacca đến Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tuy nhiên, khi sức mạnh kinh tế toàn cầu chuyển về phía Đông, cấu hình của phương Đông cũng đang thay đổi. Biên giới lớn nhất của châu lục này đang biến mất và châu Á sẽ sớm được kết nối với nhau hơn bao giờ hết. Tại trung tâm của cuộc thay đổi là Miến Điện. Miến Điện không phải là một đất nước nhỏ bé, đất nước này có kích thước lớn như Pháp và Anh cộng lại, nhưng dân số 60 triệu lại là rất nhỏ so với 2,5 tỷ dân số kết hợp của hai nước láng giềng khổng lồ của mình. Miến Điện là mối nối còn thiếu giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đất nước này chưa phải là một loại quan hệ hứa hẹn của thế kỷ 21. Miến Điện là một trong những nước nghèo nhất thế giới, bị tàn phá bởi một loạt các cuộc xung đột vũ trang như bất tận và bị cai trị trong gần năm thập kỷ của hết chế độ quân sự này đến chế độ quân sự thống trị khác. Năm 1988, sau cuộc đàn áp tàn bạo của một cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ, một chính quyền mới lên nắm quyền, đã đồng ý để ngưng bắn với các quân nổi dậy cộng sản trước đây và người dân tộc để tìm cách thư giãn nhiều năm tự cô lập. Tuy nhiên, các chính sách đàn áp của họ đã dẫn đến lệnh trừng phạt của phương Tây và điều này, cùng với nạn tham nhũng gia tắng và quản lý yếu kém, có nghĩa là bất kỳ hy vọng nào về cải thiện kinh tế thậm chí còn phai nhạt nhanh chóng. Vào giữa những năm 1990, quan điểm của phương Tây về Miến Điện trở nên khá định hình – một nơi tù túng vô tận, tàn bạo và phá sản, khu vực của các lãnh chúa quân phiệt và buôn lậu ma túy, đồng thời cũng là một nơi các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ can đảm, đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi. Một nơi xứng đáng được quan tâm về nhân đạo, nhưng không có liên quan gì đến câu chuyện gia tăng toàn cầu lớn hơn nhiều của châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc, nhìn sự việc khác. Trong khi phương Tây nhìn thấy khó khăn và chỉ chủ yếu mang lại một chút viện trợ và những lời hứa suông. Trung Quốc nhìn ra một cơ hội và bắt đầu thay đổi thực tế tự căn bản.
Tổng thống U Thein Sen và Hồ Cẩm Đào Khởi đi từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu vén mở các kế hoạch để nối liền vùng nội địa của mình tới bờ biển Ấn Độ Dương. Các kế hoạch này đã được biến thành hiện thực vào giữa những năm 2000. Những đường cao tốc mới đang bắt đầu cắt ngang qua vùng cao nguyên của Miến Điện, liên kết nội địa Trung Quốc trực tiếp đến cả Ấn Độ và vùng nước ấm của Vịnh Bengal. Một đường cao tốc sẽ dẫn đến một hải cảng mới trị giá nhiều tỷ đô la, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ các tỉnh phía tây của Trung Quốc trong nhập về dầu khí ở vịnh Ba Tư và châu Phi, số dầu khí ấy sẽ được vận chuyển dọc theo một đường ống dẫn mới dài 1.000 dặm đến tận nhà máy lọc dầu hẻo lánh khó truy cập ở tỉnh Vân Nam trong Trung Quốc lục địa. Một, đường dẫn song song sẽ mang lượng dầu khí thiên nhiên mới phát hiện của Miến Điện ở ngoài khơi đến thắp sáng các thành phố phát triển nhanh chóng của Côn Minh và Trùng Khánh. Và hơn 20 tỷ đô la sẽ được đầu tư vào một đường sắt cao tốc. Chẳng bao lâu, những cuộc hành trình từng phải mất cả tháng sẽ có thể đạt đến được chỉ trong duới một ngày. Các nhà kế hoạch Trung Quốc đã tuyên bố, đến năm 2016 họ có thể đi bằng tàu hỏa suốt từ Rangoon đến Bắc Kinh, một phần của tuyến đường lớn mà họ nói rằng một ngày nào đó sẽ mở rộng đến Delhi và từ đó đến tận châu Âu. Miến Điện có thể trở thành của một bang California của Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã không vui vì khoảng cách thu nhập giữa thành phố và các tỉnh thịnh vượng phía đông của họ với nhiều khu vực nghèo và lạc hậu ở phía tây. Những gì Trung Quốc đang thiếu là một bờ biển phía đông để cung cấp cho vùng nội địa cách trở của mình một lối thoát ra biển và các thị trường đang phát triển trên khắp thế giới. Các học giả Trung Quốc đã viết về một chính sách “Hai đại dương”. Đại dương đầu tiên là Thái Bình Dương. Đại dương thứ hai sẽ là Ấn Độ Dương. Trong tầm nhìn này, Miến Điện trở thành một nhịp cầu mới nối Vịnh Bengal với vùng biển bên ngoài. Giời lãnh đạo Trung Quốc cũng đã viết về tình trạng “tiến thoái lưỡng nan Malacca”. Trung Quốc đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn dầu mỏ nước ngoài và khoảng 80% trong số dầu nhập khẩu này hiện đang đi qua eo biển Malacca gần Singapore, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và chỉ cách 1,7 dặm tại điểm hẹp nhất. Đối với các chiến lược gia Trung Quốc, eo biển là một điểm nghẽn thiên nhiên nơi kẻ thù có thể cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng nước ngoài trong tương lai. Cần phải tìm ra một tuyến đường thay thế. Một lần nữa, việc truy cập ngang qua Miến Điện sẽ là thuận lợi, giảm bớt phụ thuộc vào eo biển và đồng thời giảm đáng kể khoảng cách từ các nhà máy của Trung Quốc sang các thị trường ở châu Âu và xung quanh Ấn Độ Dương. Ngoài ra, riêng bản thân Miến Điện đủ phong phú các nguyên liệu cần thiết để phát triển điện công nghiệp ở phía Tây Nam của Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ lại có tham vọng riêng của mình. Với chính sách “Nhìn về Đông Phương”, từ những năm 1990, chính phủ Ấn Độ đã tìm cách phục hồi và tăng cường các mối quan hệ lâu đời đến miền Viễn Đông, bắc ngang đại dương và đường bộ qua Miến Điện, tạo ra các kết nối mới đến những rặng núi, rừng rậm nhiệt đới vốn từng một thời là các rào cản không thể vượt qua. Chỉ ngay tại phía bắc của nơi Trung Quốc đang xây dựng đường ống dẫn dầu, dọc theo bờ biển Miến Điện, Ấn Độ đang bắt đầu làm việc để làm sống lại một cảng biển với một con lộ và đường thuỷ đặc biệt để nối kết đến Assam và các tiểu bang bị cô lập và xung đột khác ở đông bắc Ấn độ. Thậm chí còn có một đề nghị mở lại đường Stilwell, được xây dựng bởi Đồng Minh bằng một chi phí cực lớn trong Thế chiến II và sau đó bị bỏ phế, một con đường đã có thể nối cực đông của Ấn Độ với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Các quan chức chính phủ Ấn Độ nói về tầm quan trọng của Miến Điện đối với an ninh và phát triển tương lai của phía đông bắc của đất nước mình- trong khi cũng giữ một con mắt thận trọng về sự năng động của Trung Quốc đang thúc ép vào nội địa trên khắp Miến Điện. Nhìn những phát triển này, một số người đã cảnh báo về một Cuộc cờ Vĩ đại mới, dẫn đến xung đột giữa các cường quốc mới nổi lớn nhất thế giới. Nhưng những người khác dự đoán rằng thay vì tạo ra một con đường tơ lụa mới, như trong thời cổ đại và trung cổ từng nối liền Trung Quốc đến Trung Á và châu Âu. Điều quan trọng phải nhớ là sự thay đổi địa lý này đến ở một thời điểm rất đặc biệt trong lịch sử của châu Á: thời điểm của hòa bình và thịnh vượng vào lúc kết thúc một thế kỷ của bạo lực và xung đột vũ trang hết sức lớn lao và những thế kỷ của thực dân phương Tây thống trị. Một kịch bản hạnh phúc hơn là hoàn toàn chắc chắn. Thế hệ hiện nay đã đến độ thì là người đầu tiên được lớn lên trong một châu Á cả hậu thuộc địa và hậu chiến (với một vài trường hợp ngoại lệ nhỏ). Những ganh đua mới có nuôi dưỡng các chủ nghĩa quốc gia của thế kỷ 21 và dẫn đến một Cuộc cờ Vĩ đại mới, nhưng có những lạc quan tuyệt vời ở khắp mọi nơi, tối thiểu là ở trong số lớp trung lưu và các tầng lớp ưu tú tác động đến chính sách: một ý thức rằng lịch sử đứng về phía châu Á và một niềm khao khát tập trung vào sự giàu có trong tương lai, không quay trở lại những thời gian tối tăm vốn chỉ mới rời bỏ lại sau lưng gần đây. Và một ngã tư đường qua Miến Điện sẽ không được là một chỗ nối đơn giản của các nước. Những phần đất thuộc Trung Quốc và Ấn Độ đang kéo lại gần nhau ngang qua Miến Điện là một trong những phần xa nhất của hai quốc gia khổng lồ, những khu vực đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ, nơi mọi người nói hàng trăm ngôn ngữ khó hiểu, các vương quốc bị lãng quên như Manipur, Dali và các xã hội cô lập miền núi, vốn vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của Bắc Kinh và Delhi mãi cho đến gần đây. Các khu vực chỉ từng là những cảnh quan rừng dày đặc nhưng thưa dân này là những nơi mà các dân số nở rộng đông sẽ tràn đến. Các nước mới đang đi tìm láng giềng mới. Trong khi sự sụp đổ của Bức tường Berlin chỉ mở ra những địa chỉ liên lạc từng bị đình chỉ tạm thời, các chuyển đổi đang diễn ra tạo điều kiện cho các cuộc gặp gỡ hoàn toàn mới. Có khả năng của một mối quan hệ quốc tế tại trung tâm của châu Á. Nhưng phải chăng một Con đường tơ lụa hiện đại đang được hình thành ? Cho đến đầu năm nay, rất khó để lạc quan, với việc Miến Điện nằm ngay tại trung tâm của sự chuyển đổi và các tin tức từ Miến Điện vẫn còn xấu như vậy. Thường dân vẫn nghèo hơn bao giờ, đàn áp chính trị là lệnh ban thường nhật và dường như các dự án của Trung Quốc đang diễn ra còn cung cấp nhiên liệu cho tham nhũng và tàn phá môi trường nhiều hơn so với bất cứ điều gì khác. Cuộc bầu cử mới được tổ chức vào cuối năm ngoái, nhưng đã bị rộng rãi chỉ trích là gian lận.
Nhà đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi Tuy nhiên, trong vài tháng qua, đã có thêm nhiều chỉ dấu cho thấy những ngày tháng tốt đẹp hơn có thể ở trước mắt. Tháng Ba năm nay, chính quyền junta chính thức giải thể và quyền lực được bàn giao cho một chính phủ bán dân sự đứng đầu là một vị tướng về hưu, U Thein Sein. Tổng thống Thein Sein nhanh chóng bắt đầu vượt quá (phải thừa nhận là thấp) mong đợi, nói chống tham nhũng, nhấn mạnh sự cần thiết phải hòa giải chính trị, bổ nhiệm các nhà kỹ trị và doanh nhân váo các vị trí quan trọng, mời những người lưu vong trở về nước, công bố các cuộc đàm phán hòa bình mới với các nhóm nổi dậy và thậm chí còn quan hệ cả với Aung San Suu Kyi, không lâu trước khi bà được thả khỏi án tù tại nhà. Một hiến pháp mới được đưa ra và quốc hội, sau một cuộc khởi động run rẩy, đã bắt đầu tự đứng được trên hai chân mình. Chiến lược giảm nghèo được hình thành, thuế má giảm, thương mại được tự do hóa và một loạt các lề luật mới về tất cả mọi thứ từ cải tổ ngân hàng đến các quy định về môi trường chuẩn bị được lập pháp phê duyệt. Kiểm duyệt phương tiện truyền thông đã được nới lỏng đáng kể, các đảng đối lập và cộng đồng đang phát triển, tổ chức phi chính phủ Miến Điện non trẻ đã được cho phép ở một mức độ tự do chưa từng thấy trong nửa thế kỷ. Đó là một khoảng mở mong manh. Dường như Tổng thống đã quyết tâm xúc tiến, nhưng tiếng nói của ông không phải là tiếng nói duy nhất. Còn có các tiếng nói rất thế lực của các cựu tướng lãnh trong quốc hội và nội các, và các cấu trúc của sự đàn áp vẫn còn nguyên vẹn. Miến Điện đang ở tại một bước ngoặt quan trọng. Và hiện nay, lần đầu tiên, vấn đề chính trị của Miến Điện vượt ra ngoài biên giới trực tiếp của mình. Nếu đánh mất cơ hội cho sự thay đổi tích cực này, Miến Điện có thể vẫn còn một nơi thảm hại, nhưng không còn là một chốn tù túng cô lập. Các dự án cơ sở hạ tầng tuyệt vời cùng các quá trình dài lâu hơn nữa của sự thay đổi vẫn sẽ tiếp tục. Biên giới của châu Á sẽ đóng cửa và hậu quả sẽ là một ngã tư mới nhưng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu Miến Điện thực sự nắm lấy một lối rẽ cho sự tốt đẹp hơn và chúng ta nhìn thấy kết thúc nhiều thập kỷ xung đột vũ trang, việc tháo bỏ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, chính phủ dân chủ và tăng trưởng kinh tế trên diện rộng thì tác động có thể gây nên ấn tượng sâu sắc. Các vùng nội địa sâu xa của Trung Quốc sẽ đột nhiên bị vây quanh bởi nền dân chủ đầy sức sống và trẻ, và phía đông bắc của Ấn Độ sẽ được chuyển đổi từ một vùng địa đầu chết cứng trở thành cầu nối của mình cho vùng Viễn Đông. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Miến Điện có thể là một cuộc cờ thay đổi tất cả châu Á. Tác giả Thant Myint-U dạy lịch sử tại Đại học Cambridge và đã phục vụ trong ba chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cũng như với Sở Nội vụ Chính trị của Liên Hợp Quốc. Ông là tác giả của tác phẩm Nơi Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau: Miến Điện và các đường ngang mới của châu Á, mà từ đó bài viết này đã được phỏng theo. Nguồn: Foreign Policy
Asia's New Great Game China and India are both hungry for Burma's vast natural riches. But will Burma's people pay the price or can this Southeast Asian backwater finally enter the 21st century? BY THANT MYINT-U | SEPTEMBER 12, 2011 Slide Show: Asia's New Silk Road When geography changes -- as when the Suez Canal joined Europe to the Indian Ocean, or when the railroads transformed the American West and the Russian East -- old patterns of contact disappear and new ones take hold, turning strangers into neighbors and transforming backwaters into zones of new strategic significance. Entire groups decline or vanish; others rise in importance. Over these next few years, Asia's geography will see a fundamental reorientation, bringing China and India together as never before across what was once a vast and neglected frontier stretching over a thousand miles from Kolkata to the Yangtze River basin. And Burma, long seen in Western policy circles as little more than an intractable human rights conundrum, may soon sit astride one of the world's newest and most strategically significant crossroads. Mammoth infrastructure projects are taming a once inhospitable landscape. More importantly, Burma and adjacent areas, which had long acted as a barrier between the two ancient civilizations, are reaching demographic and environmental as well as political watersheds. Ancient barriers are being broken, and the map of Asia is being redone. For millennia, India and China have been separated by near impenetrable jungle, deadly malaria, and fearsome animals, as well as the Himalayas and the high wastelands of the Tibetan plateau. They have taken shape as entirely distinct civilizations, strikingly dissimilar in race, language, and customs. To reach India from China or vice versa, monks, missionaries, traders, and diplomats had to travel by camel and horse thousands of miles across the oasis towns and deserts of Central Asia and Afghanistan, or by ship over the Bay of Bengal and then through the Strait of Malacca to the South China Sea. But as global economic power shifts to the East, the configuration of the East is changing, too. The continent's last great frontier is disappearing, and Asia will soon be woven together as never before. At the heart of the changes is Burma. Burma is not a small country; it is as big in size as France and Britain combined, but its population of 60 million is tiny compared with the 2.5 billion combined populations of its two massive neighbors. It is the missing link between China and India. It is an unlikely 21st-century nexus. Burma is one of the world's poorest countries, wracked by a series of seemingly unending armed conflicts, and ruled for nearly five decades by one military or military-dominated regime after another. In 1988, following the brutal suppression of a pro-democracy uprising, a new junta took power, agreeing to cease fires with former communist and ethnic insurgents and seeking to unwind years of self-imposed isolation. But its repressive policies soon led to Western sanctions and this, together with growing corruption and continued mismanagement, meant that any hope of even economic improvement quickly dimmed. By the mid-1990s the view of Burma in the West became fairly set -- a timeless backwater, brutal and bankrupt, the realm of juntas and drug lords, as well as courageous pro-democracy activists, led by Aung San Suu Kyi. A place worthy of humanitarian attention, but unconnected to the much bigger story of Asia's global rise. China, however, viewed things differently. Where the West saw a problem and offered mainly platitudes and a little aid, China recognized an opportunity and began changing facts on the ground. Beginning in the mid-1990s, China began unveiling plans to join its interior to the shores of the Indian Ocean. By the mid-2000s, these plans were being turned into reality. New highways are starting to slice through the highlands of Burma, linking the Chinese hinterland directly to both India and the warm waters of the Bay of Bengal. One highway will lead to a brand-new, multi-billion-dollar port, facilitating the export of manufactured goods from China's western provinces while bringing in Persian Gulf and African oil, oil that will be transported along a new 1,000-mile-long pipeline to refineries in China's hitherto landlocked Yunnan province. Another, parallel pipeline will carry Burma's newfound offshore natural gas to light up the fast-growing cities of Kunming and Chongqing. And more than $20 billion will be invested in a high-speed rail line. Soon, journeys that once took months to make may soon be completed in less than a day. By 2016, Chinese planners have declared, it will be possible to travel by train all the way from Rangoon to Beijing, part of a grand route they say will one day extend to Delhi and from there to Europe. Burma could become China's California. Chinese authorities have long been vexed by the soaring gap in income between its prosperous eastern cities and provinces and the many poor and backward areas to the west. What China is lacking is another coast to provide its remote interior with an outlet to the sea and to its growing markets around the world. Chinese academics have written about a "Two Oceans" policy. The first is the Pacific. The second would be the Indian Ocean. In this vision, Burma becomes a new bridge to the Bay of Bengal and the seas beyond. China's leadership has also written about its "Malacca dilemma." China is heavily dependent on foreign oil, and approximately 80 percent of these oil imports currently pass through the Strait of Malacca, near Singapore, one of the world's busiest shipping lanes and just 1.7 miles across at its narrowest point. For Chinese strategists, the strait is a natural choke point where future enemies could cut off foreign energy supplies. An alternative route needed to be found. Again, access across Burma would be advantageous, lessening dependence on the strait and at the same time dramatically reducing the distance from China's factories to markets in Europe and around the Indian Ocean. That Burma itself is rich in the raw materials needed to power industrial development in China's southwest is an added plus. Meanwhile, India has its own ambitions. With the "Look East" policy, successive Indian governments since the 1990s have sought to revive and strengthen age-old ties to the Far East, across the sea and overland across Burma, creating new connections over once impassable mountains and jungle barriers. Just north of where China is building its pipeline, along the Burmese coast, India is starting work to revive another seaport with a special road and waterway to link to Assam and India's other isolated and conflict-ridden northeastern states. There is even a proposal to reopen the Stilwell Road, built by the Allies at epic cost during World War II and then abandoned, a road that would tie the easternmost reaches of India with China's Yunnan province. Indian government officials speak of Burma's importance for the security and future development of their country's northeast -- while also keeping a cautious eye on China's dynamic push into and across Burma. Watching these developments, some have warned of a new Great Game, leading to conflict between the world's largest emerging powers. But others predict instead the making of a new Silk Road, like the one in ancient and medieval times that coupled China to Central Asia and Europe. It's important to remember that this geographic shift comes at a very special moment in Asia's history: a moment of growing peace and prosperity at the conclusion of a century of tremendous violence and armed conflict and centuries more of Western colonial domination. The happier scenario is far from impossible. The generation now coming of age is the first to grow up in an Asia that is both post-colonial and (with a few small exceptions) postwar. New rivalries may yet fuel 21st-century nationalisms and lead to a new Great Game, but there is great optimism nearly everywhere, at least among the middle classes and the elites that drive policy: a sense that history is on Asia's side and a desire to focus on future wealth, not hark back to the dark times that have only recently been left behind. And a crossroads through Burma would not be a simple joining up of countries. The parts of China and India that are being drawn together over Burma are among the most far-flung parts of the two giant states, regions of unparalleled ethnic and linguistic diversity where people speak literally hundreds of mutually unintelligible languages, of forgotten kingdoms like Manipur and Dali, and of isolated upland societies that were, until recently, beyond the control of Delhi or Beijing. They are also places where ballooning populations have only now filled out a once very sparsely peopled and densely forested landscape. New countries are finding new neighbors. Whereas the fall of the Berlin Wall reopened contacts that had only temporarily been suspended, the transformations under way are enabling entirely new encounters. There is the possibility of a cosmopolitan nexus at the heart of Asia. But is a modern-day Silk Road really in the making? Until earlier this year, it was difficult to be optimistic, with Burma at the heart of the transformations and the news from Burma remaining so bad. Ordinary people were as poor as ever, political repression was the order of the day, and the Chinese projects under way seemed to be doing more to fuel corruption and devastate the environment than anything else. Fresh elections were held late last year, but they were widely condemned as fraudulent. Over the past several months, however, there have been increasing signs that better days might lie ahead. This March, the junta was formally dissolved and power handed over to a quasi-civilian government headed by a retired general, U Thein Sein. President Thein Sein quickly began to exceed (admittedly low) expectations, speaking out against graft, stressing the need for political reconciliation, appointing technocrats and businessmen to key positions, inviting exiles to return home, announcing fresh peace talks with rebel groups, and even reaching out to Aung San Suu Kyi, not long before released from house arrest. Poverty reduction strategies have been formulated, taxes lowered, trade liberalized, and a slew of new laws on everything from banking reform to environmental regulation prepared for legislative approval. Parliament, after a shaky start, began to take on a life of its own. Media censorship has been significantly relaxed, and opposition parties and Burma's burgeoning NGO community have been allowed a degree of freedom not seen in half a century. It's a fragile opening. The president seems determined to push ahead, but his is not the only voice. There are other powerful ex-generals in parliament and in the cabinet, and the structures of repression remain intact. Burma is at a critical turning point. And now, for the first time, Burma's politics matter beyond its immediate borders. If this opportunity for positive change is lost, Burma may remain a miserably run place -- but it will no longer be an isolated backwater. The great infrastructure projects under way will continue, as will the much longer-term processes of change. Asia's frontier will close and a new but dangerous crossroads will be the result. But if Burma indeed takes a turn for the better and we see an end to decades of armed conflict, a lifting of Western sanctions, democratic government, and broad-based economic growth, the impact could be dramatic. China's hinterland will suddenly border a vibrant and young democracy, and India's northeast will be transformed from a dead end into its bridge to the Far East. What happens next in Burma could be a game-changer for all Asia.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

NGÀY 15 THÁNG 9 NĂM 2011

The New York Times THÁCH THỨC TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC Aaron L. Friedberg 4-9-2011 Những kẻ thù tài chính của nước Mỹ đang đặt cả đất nước vào một con đường đầy những rủi ro chiến lược ngày càng lớn ở châu Á. Khi những đảng viên đảng Dân chủ hào hứng bảo vệ các chương trình xã hội, còn đảng Cộng hòa thì hăm hở tránh việc tăng thuế, và cả hai bên đều nói là nợ quốc gia sẽ phải được kiểm soát, thì chúng ta có thể tin là sẽ được thấy những nỗ lực giảm ngân sách quốc phòng tiếp tục kéo dài. Trong vòng 10 năm tới, mức cắt giảm kế hoạch chi tiêu có thể lên đến năm trăm tỷ USD. Ngay cả khi Lầu Năm Góc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq để tiết kiệm chi tiêu, thì việc mua hoặc phát triển vũ khí mới cũng không được đầu tư nhiều tiền như trước nữa. Thật không may là Mỹ lại phải áp đặt những biện pháp kiềm chế đó đúng vào khi họ đang đối mặt với một thách thức chiến lược ngày càng gia tăng. Được tiếp sức nhờ đà tăng trưởng kinh tế gần 10% một năm, Trung Quốc, trong gần hai thập niên qua, đã tham gia vào công cuộc xây dựng quân đội nhanh chóng và mở rộng. Trung Quốc giữ bí mật các dự định của mình, và các nhà chiến lược Mỹ thì đã phải dồn mọi sự tập trung của họ vào các mối quan tâm khác kể từ sau vụ 11-9. Tuy nhiên, quy mô, đường lối và các hàm ý của việc Trung Quốc xây dựng quân đội thì ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Thái Bình Dương thực chất trở thành một cái hồ của Mỹ. Với việc các lực lượng không quân và hải quân Mỹ hoạt động tại các căn cứ ở những nước thân thiện với họ như Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ có thể bảo vệ và làm cho đồng minh yên tâm, cản bước những kẻ gây hấn tiềm năng, và đảm bảo tuyến đường hàng hải an toàn cho các tàu buôn đi lại trên khắp vùng biển tây Thái Bình Dương, tiến vào Ấn Độ Dương. Các lực lượng Mỹ có thể hoạt động ở khắp mọi nơi và hoàn toàn được miễn trách. Nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi. Vào giữa thập niên 1990, Trung Quốc triển khai thực thi một số việc mà các nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc gọi là “năng lực chống xâm nhập”. Nói cách khác, thay vì cố gắng theo kịp với sức mạnh Mỹ theo kiểu máy bay đối chọi máy bay, tàu đối chọi tàu, Bắc Kinh tìm những cách hiệu quả hơn về chi phí để trung lập hóa sức mạnh Mỹ. Họ đã thiết kế số lượng lớn những chương trình tên lửa đạn đạo phi hạt nhân không tốn kém lắm nhưng có độ chính xác cao, cũng như các tên lửa hành trình phóng từ trên biển hoặc trên không. Những vũ khí này có thể phá hoại hoặc làm hỏng một số cảng biển và sân bay, nơi các lực lượng không quân và hải quân Mỹ dùng làm bước đệm để hoạt động ở Tây Thái Bình Dương; và đánh chìm chiến hạm nào chở vũ khí có thể bắn xa hàng trăm dặm ra biển, kể cả hàng không mẫu hạm của Mỹ. Quân đội Trung Quốc cũng đã và đang thử nghiệm kỹ thuật tấn công vệ tinh và mạng máy tính của Mỹ, bổ sung thêm việc này vào kho vũ khí nhỏ của họ – kho có những tên lửa hạt nhân tầm xa, có thể bắn sang tận Mỹ. Mặc dù khả năng đối đầu trực tiếp là thấp, nhưng Trung Quốc có vẻ đang tìm cách làm thất bại các lực lượng quân sự tiên tiến của Mỹ, để khiến Washington phải khó khăn trong việc liệu đường ứng phó. Các hoạt động chuẩn bị đó không có nghĩa là Trung Quốc muốn gây chiến với Mỹ. Ngược lại, họ dường như chỉ muốn làm cho các nước láng giềng của mình phải khiếp sợ, đồng thời ngăn cản Washington tham gia trợ giúp những nước đó một khi xảy ra xung đột. Các quốc gia khác – không biết chắc liệu mình có thể trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ không, và tự bản thân không thể nào theo kịp sức mạnh Trung Quốc – có thể sẽ phải đi đến quyết định rằng họ phải dung hợp ý muốn của Trung Quốc. Nói theo nhà tư tưởng quân sự cổ đại của Trung Quốc, Tôn Tử, thì Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp để “không đánh mà thắng” – xác lập vị thế siêu cường thống lĩnh châu Á bằng cách bào mòn độ tín nhiệm của những người bảo đảm về an ninh cho Mỹ, làm rỗng (rút ruột) khối đồng minh của Mỹ và cuối cùng đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Nếu Mỹ và các đồng minh châu Á của họ tìm cách tự phòng thủ và phối hợp nỗ lực chung, thì không có lý do gì mà họ không duy trì được một thế cân bằng quyền lực thích hợp, ngay cả khi sức mạnh của Trung Quốc có gia tăng đi nữa. Nhưng nếu họ không phản ứng lại trước việc Trung Quốc tăng cường quân sự, thì có nguy cơ là Bắc Kinh có thể tính nhầm, phung phí sức mạnh và làm tăng nguy cơ đối đầu, thậm chí xung đột vũ trang. Quả thật, cách hành xử của Trung Quốc gần đây trong những tranh chấp về tài nguyên và biên giới trên biển với Nhật Bản và các nước nhỏ hơn trong khu vực biển Hoa Nam cho thấy là điều này có thể đang bắt đầu xảy ra. Đây là một vấn đề không thể được giải quyết đơn giản bằng đối thoại. Chính sách quân sự của Trung Quốc không phải là sản phẩm của sự hiểu nhầm; nó là một phần của một chiến lược có chủ ý mà giờ đây các quốc gia khác phải tìm cách xử trí. Mạnh thì ngăn cản được hành vi gây hấn; yếu thì sẽ kích thích thêm sự gây hấn. Bắc Kinh sẽ lên án những hành động như thế, như thế là khiêu khích, nhưng chính các hành động của Bắc Kinh mới là mối nguy cơ hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự ổn định ở châu Á. So với ngày trước, nhiều nước láng giềng của Trung Quốc hiện nay tỏ ra sẵn sàng phớt lờ những lời phàn nàn của Bắc Kinh hơn, và sẵn sàng tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, hợp tác chặt chẽ hơn với nhau và với Mỹ. Tuy nhiên, họ ít có khả năng làm những việc ấy trừ phi họ tin chắc chắn rằng Mỹ sẽ vẫn hiện diện. Washington không nhất thiết phải gánh vác cả gánh nặng duy trì thế cân bằng quyền lực ở châu Á, nhưng họ phải lãnh đạo. Lầu Năm Góc cần đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tìm cách đối chọi với “năng lực chống xâm nhập” đang gia tăng dần của Trung Quốc, qua đó làm giảm khả năng Trung Quốc sử dụng tới chiêu bài đó. Việc này rất tốn kém. Để biện giải được cho khoản chi tiêu cần thiết trong thời kỳ kinh tế khắc khổ, các nhà lãnh đạo của chúng ta (Mỹ) sẽ phải rõ ràng hơn khi giải thích về lợi ích quốc gia cùng những cam kết của Mỹ đối với châu Á, và thẳng thắn hơn khi mô tả những thách thức do quá trình phát triển quân sự không ngừng của Trung Quốc gây ra. Aaron L. Friedberg là giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế ở Princeton, tác giả của cuốn “Tranh giành vị trí thống lĩnh: Trung Quốc, Mỹ và chiến lược làm chủ ở châu Á”. Đan Thanh dịch từ The New York Times AMERICA’S fiscal woes are placing the country on a path of growing strategic risk in Asia. With Democrats eager to protect social spending and Republicans anxious to avoid tax hikes, and both saying the national debt must be brought under control, we can expect sustained efforts to slash the defense budget. Over the next 10 years, cuts in planned spending could total half a trillion dollars. Even as the Pentagon saves money by pulling back from Afghanistan and Iraq, there will be fewer dollars with which to buy weapons or develop new ones. Unfortunately, those constraints are being imposed just as America faces a growing strategic challenge. Fueled by economic growth of nearly 10 percent a year, China has been engaged for nearly two decades in a rapid and wide-ranging military buildup. China is secretive about its intentions, and American strategists have had to focus on other concerns since 9/11. Still, the dimensions, direction and likely implications of China’s buildup have become increasingly clear. When the cold war ended, the Pacific Ocean became, in effect, an American lake. With its air and naval forces operating through bases in friendly countries like Japan and South Korea, the United States could defend and reassure its allies, deter potential aggressors and insure safe passage for commercial shipping throughout the Western Pacific and into the Indian Ocean. Its forces could operate everywhere with impunity. But that has begun to change. In the mid-1990s, China started to put into place the pieces of what Pentagon planners refer to as an “anti-access capability.” In other words, rather than trying to match American power plane for plane and ship for ship, Beijing has sought more cost-effective ways to neutralize it. It has been building large numbers of relatively inexpensive but highly accurate non-nuclear ballistic missiles, as well as sea- and air-launched cruise missiles. Those weapons could destroy or disable the handful of ports and airfields from which American air and naval forces operate in the Western Pacific and sink warships whose weapons could reach the area from hundreds of miles out to sea, including American aircraft carriers. The Chinese military has also been testing techniques for disabling American satellites and cybernetworks, and it is adding to its small arsenal of long-range nuclear missiles that can reach the United States. Although a direct confrontation seems unlikely, China appears to seek the option of dealing a knockout blow to America’s forward forces, leaving Washington with difficult choices about how to respond. Those preparations do not mean that China wants war with the United States. To the contrary, they seem intended mostly to overawe its neighbors while dissuading Washington from coming to their aid if there is ever a clash. Uncertain of whether they can rely on American support, and unable to match China’s power on their own, other countries may decide they must accommodate China’s wishes. In the words of the ancient military theorist Sun Tzu, China is acquiring the means to “win without fighting” — to establish itself as Asia’s dominant power by eroding the credibility of America’s security guarantees, hollowing out its alliances and eventually easing it out of the region. If the United States and its Asian friends look to their own defenses and coordinate their efforts, there is no reason they cannot maintain a favorable balance of power, even as China’s strength grows. But if they fail to respond to China’s buildup, there is a danger that Beijing could miscalculate, throw its weight around and increase the risk of confrontation and even armed conflict. Indeed, China’s recent behavior in disputes over resources and maritime boundaries with Japan and the smaller states that ring the South China Sea suggest that this already may be starting to happen. This is a problem that cannot simply be smoothed away by dialogue. China’s military policies are not the product of a misunderstanding; they are part of a deliberate strategy that other nations must now find ways to meet. Strength deters aggression; weakness tempts it. Beijing will denounce such moves as provocative, but it is China’s actions that currently threaten to upset the stability of Asia. Many of China’s neighbors are more willing than they were in the past to ignore Beijing’s complaints, increase their own defense spending and work more closely with one another and the United States. They are unlikely, however, to do those things unless they are convinced that America remains committed. Washington does not have to shoulder the entire burden of preserving the Asian power balance, but it must lead. The Pentagon needs to put a top priority on finding ways to counter China’s burgeoning anti-access capabilities, thereby reducing the likelihood that they will ever be used. This will cost money. To justify the necessary spending in an era of austerity, our leaders will have to be clearer in explaining the nation’s interests and commitments in Asia and blunter in describing the challenge posed by China’s relentless military buildup. Aaron L. Friedberg, a professor of politics and international affairs at Princeton, is the author of “A Contest for Supremacy: China, America and the Struggle for Mastery in Asia.”

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2011

NGƯỜI TÙ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG Tưởng Năng Tiến
Ảnh: Dân Làm Báo Trong Chuyện Kể Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều trang để viết về những người bạn tù – được phóng thích cùng khoảng thời gian với ông: Già Ðô, Giang, Dự, Min, Dần… Họ đều không có hộ khẩu, không có thân nhân để nương tựa, và vô phương kiếm được một việc làm nên phải đi ăn xin, trộm cắp hay móc túi. Những nhân vật này, không bao lâu sau, đều lần lượt bị bắt trở lại hay chết giấm chết dúi ở một nơi nào đó – như trường hợp Già Ðô: “Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu… Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên… Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. .. Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay” ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 226-229). Già Ðô, rõ ràng, ra tù hơi (bị) sớm. Giá cứ ở lại trại giam thêm độ mươi hai mươi năm nữa, đến “thời mở cửa,” chắc chắc, ông đã không đến nỗi nằm chết cong queo vì đói lạnh – ở một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên và hoàn toàn hoang phế như thế. Cuối thập niên 80, hình kinh tế của Việt Nam thay đổi khả quan thấy rõ. Những đĩa thức ăn thừa, những bát phở cặn, những mẩu bánh mì dư rơi rớt … (hẳn) đều chất lượng hơn – có thể nuôi sống được những kẻ đi ăn mày, ăn nhặt. Tương tự, Giang, Dự, Min, Dần …nếu được phóng thích chậm hơn – có lẽ – đã không đến nỗi đều lâm vào cảnh đường cùng. Vào thời buổi kinh tế thị trường, ở Hà Nội, bất cứ ai còn sức vóc cũng có thể làm phu cửu vạn – bất kể lý lịch của họ ra sao. Tôi thực lấy làm tiếc vì những chuyện (không may) đã xẩy ra cho đám bạn tù của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Tôi cũng vô cùng tiếc cho những bạn tù của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, một người tù khác, được phóng thích vào đầu năm 2006. Xã hội thời mở cửa “dễ sống” như thế mà ngoài Nguyễn Khắc Toàn, tiếc thay, không còn ai khác được thả khỏi trại giam. Và vì không có cơ hội để viết về đời sống của những kẻ cũng được phóng thích cùng lượt – như Bùi Ngọc Tấn, trong Chuyện Kể Năm 2000 – Nguyễn Khắc Toàn đã kể chuyện về đời sống trong tù và những người còn ở lại. Xin đọc chơi vài đoạn ngắn, trong một bài báo của ông, có tựa là “Viết Về Tù Nhân Trương Văn Sương Và Những Người Tù Khác,” được phổ biến vào giữa năm 2006: ” … trong số những người tù chính trị trên, tôi cảm phục và có quí mến nhất là người tù mang tên Trương Văn Sương quê ở Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng bị bắt vào khoảng những năm 1977-1978. Và tổng số thời gian ở tù của anh cũng đã ngót 28 đến 30 năm ròng rã… Anh đã từng là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Nhưng đối với cán bộ quản giáo, công an và ban giám thị trại thì anh rất cứng rắn. Anh là một người tù chính trị không thể khuất phục được, một con người gang thép. Anh luôn dẫn đầu các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt trong lao tù. Chẳng hạn như đòi phải được phát báo Nhân dân hàng ngày đủ và đúng theo quy định của nhà nước, đòi phải được cấp phát đầy đủ khẩu phần thức ăn rau cơm theo đúng nội quy trại giam. Nhiều lúc cơm bị sống, rau chưa chín anh đã lên tiếng tranh đấu, đòi cán bộ phải cho người tù được đem đổi cơm, rau khác đã nấu chín lúc đó mới nhận cho anh em cả buồng. Có những lần, những chậu đựng thức ăn bằng nhôm bị dúm dó trông rất mất mỹ quan, anh cũng yêu cầu phải thay đổi cái khác mới hơn, đẹp mắt hơn và hợp vệ sinh làm cho cán bộ quản giáo và ban giám thị rất khó chịu, nhưng cuối cùng họ vẫn phải ra lệnh cho những tù hình sự là “tù tự giác” chuyên đưa cơm, rau cho tù nhân ở các buồng mang đi đổi cái khác…” “Ban giám thị trại giam Nam Hà họ rất ngại và rất ít xuống thăm buồng số 6. Bởi vì đã nhiều lần họ xuống đây đã bị anh em tù chính trị miền Nam thẳng thừng la ó phản đối, quyết liệt chẳng e dè hay giữ mồm giữ miệng gì làm cho các cán bộ lãnh đạo rất bối rối và thật khó phản ứng, khó mà tranh luận với lý lẽ đáng thuyết lại được …” “Họ kể rõ anh Sương bị gán ‘ tội gián điệp’ cứ mỗi lần kiểm điểm hàng tháng, quý, năm theo quy định của trại giam và ‘4 Tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù số 1269’ mang tính bắt buộc mọi tù nhân phải chấp hành của Bộ công an và cục V26 ngày 25-12-2002, thì anh và một số người khác đều phản kháng lại chế độ CS và ban giám thị trại bằng cách không viết nội dung nhận tội mà tố cáo luôn chế độ lao tù, tố cáo bản án bất công, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ, tố cáo chế độ độc tài cộng sản Việt nam…Không bao giờ anh và những người tù án nặng ở buồng 6 viết bản nhận tội…” ”Cứ mỗi lần như vậy thì anh Sương đều là người đứng đầu đấu tranh và ban giám thị trại Nam Hà phải điều hàng chục binh sĩ và cán bộ công an xuống khoá tay, đưa anh đi cùm biệt giam ở nhà kỷ luật. Các tù nhân Trần Văn Tuấn, Vũ Văn Khiêm, Ngô Văn Phụng,Hoàng Đồng, Phạm Văn Viết, Vũ Hữu Huynh đều kể rằng: không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần…” “ Những người tù chính trị miền Nam ở buồng 6 phần lớn chống đối không lao động, anh Trương Văn Sương cũng ở trong số này. Và như vậy anh Sương ở trong buồng giam số 6 suốt hơn chục năm cứ thế trôi đi, cuộc đời của những người tù mòn mỏi, chết dần, chết mòn theo năm tháng. Những người tù trong cảnh ngộ như vậy chẳng khác nào như một con thú bị nhốt trong lồng cũi quanh năm với chút cơm, nước, rau để tồn tại ngắc ngoải…” ” Tôi đã từng ở những buồng biệt giam như thế này gần 2 năm, đó là thời kỳ ở trại B14 Thanh Liệt Hà nội 16 tháng và ở khu biệt giam kỷ luật, cùm chân phân trại III trại giam Nam Hà gần 4 tháng. Nên tôi biết rất rõ sự khắc nghiệt và khổ sở đến cùng cực của sự đày đoạ trong ngục tù như thế. Trong hoàn cảnh bị giam cầm khốc liệt như vậy, nếu người tù không chịu vận động, tự tập thể dục, tự đi lại thì chỉ sau một thời gian ở khu biệt giam này hầu hết sẽ bị liệt hai chân. Sau khi được ra khỏi khu biệt giam, muốn đi lại phải bám vịn vào tường, hoặc có người khác dìu, mất gần nửa năm trời mới đi lại bình thường được…” “Buồng giam số 6 và khu giam đặc biệt buồng 17 nói trên có lắp camera quan sát, theo dõi mọi động tĩnh 24/24 giờ của tù nhân trong buồng” “Chuyện kể năm 2006” của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chắc chắn, khiến nhiều người… … chưng hửng. Ủa, té ra, cuộc chiến vẫn chưa tàn sao? Những sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – như Trương Văn Sương và đồng đội của ông ở phòng 6, trại giam Nam Hà – vẫn chưa bao giờ chịu giải ngũ và chấp nhận ngưng chiến sao? Làm cách nào để họ có thể tiếp tục chiến đấu – liên lỉ, ròng rã hơn ba mươi năm qua – trong một hoàn cảnh sống khắc nghiệt, dã man và tàn bạo đến như vậy? Xót xa và cảm khái vì sự bất khuất của những người bạn đồng cảnh, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, một cựu sĩ quan của quân đội CSVN – qua bài viết vừa dẫn – đã khẩn thiết kêu gọi: “ … mong Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam và Bộ công an thôi đi hãy đừng cố chấp, hãy đừng mong mỏi gì được mấy dòng chữ ‘tôi nhận rõ tội lỗi, thật thà ăn năn hối cải’ ở nơi anh Trương Văn Sương và nhiều người tù khác nữa theo “4 tiêu chuẩn 1269″ vô hồn, vô nghĩa kia nữa. Mà hãy cao hơn thế là tình người, là lòng nhân đạo, là sự bao dung, là sự khoan dung và sự đại lượng…hãy thả vô điều kiện những người tù như anh Trương Văn Sương ra khỏi trại giam vì anh đã ở tù gần 30 năm là quá đủ rồi. Dù những người án tù nặng như anh Sương, anh Bàn, anh Thuỵ, anh Huy…Và rất nhiều người khác nữa, cho dù tất cả họ có được thả ra ngay thì tôi tin chắc rằng họ cũng không đe doạ nghiêm trọng đến sự sống còn của đảng và nhà nước CSVN hiện nay. Bởi vì,đa số họ đã quá già yếu và cùng lắm họ chỉ là những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Dương Thu Hương, LM Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, chủ hội Phật giáo Hoà Hảo Lê Quang Liêm, LM Chân Tín, nhà văn Trần Mạnh Hảo, TS Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, học giả Trần Khuê, GS Nguyễn Chính Kết, cựu trung tá Trần Anh Kim, một số trí thức trẻ như KS Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Phan Thế Hải, hoạ sỹ Nguyễn Minh Thành, kể cả chính tôi nữa…” Ðúng như nhận xét của Nguyễn Khắc Toàn: ông Trương Văn Sương (và những bạn đồng đội ở phòng 6) đều là “những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Ðảng và nhà nước CSVN hiện nay…,” y như tất cả những nhân vật đấu tranh cho tự do dân chủ (nổi tiếng) vừa được nêu tên. Chỉ có sự dị biệt đáng nói là họ chưa bao giờ được thế giới bên ngoài biết đến. Và đó là lý do họ đã và đang bị vùi dập thẳng tay bởi bạo quyền Hà Nội. Khó mà biết được hiện còn bao nhiêu vị sĩ quan của QLVNCH – như trường hợp ông Trương Văn Sương – và bao nhiêu những phòng 6 (rực lửa) tương tự trong những trại giam, rải rác khắp Việt Nam. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng có vô số bạn đồng đội của họ hiện đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi đâu có đông người Việt tị nạn cộng sản quần tụ, cũng đều có (ít nhất) năm bẩy Hội Cựu Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau “Chuyện Kể Năm 2006” – của Nguyễn Khắc Toàn – hy vọng các hội đoàn này sẽ có những hoạt động tích cực hơn, và những bài diễn văn mà quí vị hội trưởng sẽ đọc hàng năm (nhân Ngày Quân Lực 19/ 6) cũng đỡ sáo rỗng hơn. Tưởng Năng Tiến (2007)

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2011

Quan hệ quốc phòng Ấn Độ Việt Nam bị Trung Quốc thách thức Trọng Nghĩa Quan hệ thân thiện giữa Ấn Độ và Việt Nam đã có từ lâu, và trong thời gian gần đây đã được tăng cường đáng kể trên bình diện quốc phòng. Thế nhưng mới đây, Trung Quốc đã có động thái được cho là nhằm tỏ thái độ bất bình trước đà phát triển đó. Phản ứng quá chừng mực của New Delhi đã bị dư luận Ấn Độ chê trách và nhiều tiếng nói đã vang lên yêu cầu chính quyền phải tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của Ấn Độ tại Biển Đông. Hành động của Bắc Kinh mà nhiều nhà phân tích cho là công khai « trắc nghiệm phản ứng » của New Delhi cùng với Hà Nội, xảy ra vào hạ tuần tháng Bảy vừa qua, khi một chiến hạm Ấn Độ bị tàu Trung Quốc gọi điện xét hỏi lúc đang di chuyển ngoài khơi Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến ghé thăm cảng Việt Nam. Theo nguồn tin chính thức từ phía Ấn, nơi chiếc INS Airavat bị « thăm hỏi » chỉ cách bờ biển Việt Nam có 45 hải lý, nhưng phía Trung Quốc thì lại đòi chiếc tàu Ấn Độ phải giải thích lý do hiện diện trong vùng biển của Trung Quốc. Sự kiện này xảy ra hạ tuần tháng bảy, nhưng không hề được bất cứ bên nào tiết lộ, Trung Quốc đã đành, mà cả Việt Nam lẫn Ấn Độ cũng vây. Phải chờ đến đầu tháng 9 thì mới bị nhật báo Anh Financial Times tiết lộ. Trung Quốc đã bác bỏ thông tin về sự vụ, cho đấy là điều không đúng sự thật, còn Việt Nam thì hoàn toàn im tiếng, chỉ xác nhận là chiến hạm Ấn Độ thực sự là có ghé cảng Nha Trang và rồi Hải Phòng vào thời điểm ấy. Về phần Ấn Độ, phản ứng khá lúng túng. Theo thông báo chính thức của bộ Ngoại giao, việc chiếc Airavat bị xét hỏi quả là đã xảy ra, nhưng thông qua máy điện đàm, còn trên mặt biển thì không thấy bóng dáng một con tàu nào. Theo các nhà quan sát, sở dĩ chính quyền New Delhi phản ứng chừng mực như vậy, đó là vì họ tránh gây căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, công luận Ấn Độ đã không hài lòng với phản ứng kể trên. Trong một bài phân tích được báo trên mạng IB Times ngày 09/09 công bố, ông Pankaj Jha một chuyên gia phân tích chiến lược tại New Delhi, đã cho là vụ đối đầu giữa tàu đổ bộ Airavat của Ấn với một chiến hạm Trung Quốc tại vùng Biển Đông chứng tỏ rằng Bắc Kinh muốn "Ấn Độ và Việt Nam giảm bớt quan hệ, hay bang giao với nhau theo ý thích của giới chỉ huy Hải quân Trung Quốc". Nhận định về sự cố cuối tháng Bẩy, chuyên gia này ngỏ ý tiếc là trong khi Trung Quốc có ý chí chính trị và phương tiện để khẳng định sự hiện diện của họ ở Ấn Độ Dương, thì bản thân Ấn Độ lại là một cường quốc yếu kém, không có khả năng biểu thị quyền lợi của mình trong vùng Biển Đông, thậm chí cho đến gần đây còn lơ là khu vực. Theo chuyên gia này, Ấn Độ cần quan tâm nhiều hơn đến Biển Đông và vùng Đông Á vì lợi ích chiến lược của mình, trong đó có nhu cầu phải bảo vệ quyền tự do đi lại trên các tuyến hàng hải quốc tế, việc hợp tác chống hải tặc... Ấn Độ cần tranh thủ quan hệ sẵn có với Việt Nam để phát huy vai trò của mình trong khu vực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hoan nghênh hợp tác quốc phòng với Ấn Độ và đã tăng cường liên hệ song phương trong lãnh vực quân sự. Theo nhận định của tác giả, các chuyến thăm viếng ngày càng gia tăng của tàu hải quân và các đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ đã làm Trung Quốc khó chịu. Thay vì thận trọng như hiện nay vì e ngại phản ứng của Bắc Kinh, chính quyền New Delhi cần phải năng động hơn nữa. Theo Pankaj Jha, hợp tác quốc phòng mạnh mẽ với Việt Nam có thể giúp Ấn Độ đối phó được với các tàu ngầm hạt nhân hay tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. An ninh được tăng cường cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đe dọa quân sự hoặc ngoại giao. Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Việt Nam rất muốn lôi kéo nhiều đối tác ngoài vùng nhập cuộc. Trong số này, Ấn Độ đang vươn lên thành một bạn đồng hành đáng giá. Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về châu Á và Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) cho rằng với tiềm lực hải quân và trình độ kỹ thuật sẵn có, Ấn Độ có thể là một đối tác rất tốt cho Việt Nam. Về toàn cảnh quan hệ Ấn Độ Việt Nam, ông ghi nhận : "Quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam đã có từ lâu, kể từ thời còn Chiến tranh Lạnh. Đó là những mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng sự thông cảm của Ấn Độ đối với Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh, cũng như trên một thực tế chính trị là cả hai nước đều đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô. Việt Nam cũng là một thị trường mới nổi quan trọng đối với Ấn Độ Gần đây, yếu tố Trung Quốc càng lúc càng hiển hiện mạnh mẽ hơn. Một số nhà phân tích quốc phòng ở New Delhi cho rằng Ấn Độ nên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam theo hướng tương tự như mối quan hệ giữa Pakistan - Trung Quốc. Ấn Độ đã theo đuổi một chính sách Hướng Đông (Look East) kể từ đầu những năm 1990, bao hàm cả việc phát triển quan hệ với Việt Nam cũng như Miến Điện. Với tiến tình cải tổ trong nước ngày càng được củng cố thêm, chính sách Hướng Đông của Ấn Độ càng lúc càng mở rộng. Sự kiện Hải quân Ấn Độ triển khai hoạt động trên Biển Đông trong thời gian gần đây là một hành động ăn miếng trả miếng đối với việc Trung Quốc tăng cường triển khai tại Ấn Độ Dương. Tóm lại, cao vọng của Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc toàn cầu, đã hội tụ với chiều hướng của Việt Nam đang vươn lên thành một tác nhân chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những ví dụ là Việt Nam từng ủng hộ việc kết nạp Ấn Độ làm thành viên trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á". Trong bối cảnh cán cân lực lượng giữa quân đội, và nhất là hải quân, của Việt Nam còn thất lợi so với Trung Quốc, theo giáo sư Thayer, hợp tác với New Delhi sẽ giúp cho Hà Nội nâng cao tiềm lực quốc phòng của mình. Trang thiết bị của quân đội Việt Nam một phần lớn là vũ khí có từ thời Liên Xô cũ và ngày càng tăng thêm với vũ khí do Nga chế tạo. Ấn Độ là nước có kinh nghiệm với cả hai loại thiết bị quân sự này. Ấn Độ đã cung cấp cho Việt Nam một khối lượng rất lớn linh kiện, phụ tùng cho tàu hải quân Việt Nam có từ thời Liên Xô. Ấn Độ cũng đã giúp Việt Nam bảo trì và nâng cấp động cơ đội máy bay phản lực MIG. Ấn Độ cũng là nguồn giúp huấn luyện và đào tạo lý thuyết cho quân đội Việt Nam. Ấn Độ cũng có khả năng trở thành một nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự hiện đại cho Việt Nam như tên lửa hành trình chống chiến hạm. Theo các nguồn tin báo chí, Việt Nam có liên quan đến thị trường hoả tiễn đạn đạo Brahmos do Ấn Độ và Nga cùng chế tạo. Ấn Độ cũng có thể trợ giúp Việt Nam trong việc phát triển đội tàu ngầm loại Kilo mà Việt Nam sẽ nhận từ Nga trong tương lai. Ấn Độ đã tập huấn cho nhân sự trong ngành Hải quân Việt Nam. Ngược lại thì Ấn Độ đã học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc trước đây, cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong kỹ thuật dùng lực lượng đặc công chiến đấu trong rừng sâu. Ngoài ra Ấn Độ cũng có thể trông chờ vào hậu thuẫn chính trị của Việt Nam trên một số hồ sơ ngoại giao quan trọng. So với Hải quân Trung Quốc, Hải quân Việt Nam còn non yếu đã đành, nhưng còn Hải quân Ấn Độ thì sao ? Theo giáo sư Thayer, nếu chỉ tính tới thời điểm hiện nay, về mặt tương quan lực lượng thuần túy thì Hải quân Ấn Độ có phần mạnh hơn Trung Quốc. Thế nhưng, với đà gia tăng ngân sách quân sự hiện nay, trong vòng hai thập niên tới đây, Hải quân Trung Quốc có thể qua mặt Ấn Độ. Trên một số mặt, vào lúc này, Hải quân Ấn Độ hiện đại hơn Hải quân Trung Quốc. Ấn Độ hiện đang điều hành hai hàng không mẫu hạm, và có đội tàu ngầm loại Kilo. Hải quân Ấn Độ thực thụ có khả năng hoạt động trên đại dương xa bờ, điều mà Trung Quốc chưa làm được. Tuy nhiên, rất khó mà so sánh tiềm lực hải quân của hai nước mà không nói rõ nơi mà hai hạm đội này thể đối chọi với nhau. Trong vùng biển Adaman và Ấn Độ Dương, Ấn Độ ở trong thế mạnh, trong lúc mà Trung Quốc lại phát triển đáng kể lực lượng của họ (tại Biển Đông), đặc biệt là Hạm đội Nam Hải và căn cứ trên đảo Hải Nam. Lực lượng Hải quân Ấn Độ càng hoạt động xa vùng bờ biển của họ chừng nào thì họ lại càng yếu thế chừng ấy. Nhưng đối với Trung Quốc cũng thế. Hải quân Trung Quốc không thể hoạt động ở nơi xa hơn vùng nằm trong tầm yểm trợ của phi cơ đặt căn cứ trên đất liền. Thế nhưng trong hai thập kỷ tới, hay lâu hơn một chút, thì cán cân lực lượng hai bên sẽ nghiêng về phiá Trung Quốc. Hiện nay, Ấn Độ cũng đang ra sức phát triển phương tiện răn đe hạt nhân từ trên biển (tức là chế tạo các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bắn đi từ tàu ngầm hay tàu trên mặt nước). New Delhi cũng nỗ lực mở rộng tầm bắn của các dàn hoả tiễn đạn đạo đặt trên bộ, sao cho có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay, Ấn Độ vẫn còn thận trọng, không muốn trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là nếu có yêu cầu từ các đối tác Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia hay Malaysia chẳng hạn, thì liệu New Delhi có mạnh dạn hơn hay không ? Trên vấn đề này, Giáo sư Carl Thayer cho rằng do một số tranh chấp hiện nay với Trung Quốc ở nơi khác, Ấn Độ hoàn toàn có thể dấn thân sau hơn vào khu vực Biển Đông. Thế nhưng vấn đề là liệu các quốc gia ASEAN có dám đi quá trớn so với Trung Quốc hay không. Ấn Độ vẫn còn tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở vùng biên giới hai nước. Trung Quốc cũng hậu thuẫn Pakistan (đối thủ truyền thống của Ấn Độ). Trọng tâm của New Delhi hướng về các yếu tố này. Ấn Độ đã chỉ trích thái độ quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng đã ủng hộ lập trường của Việt Nam, nhưng một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo. Nếu có yêu cầu từ các quốc gia trong vùng, muốn Ấn Độ dấn thân tích cực hơn, Ấn Độ sẽ đáp ứng, đặc biệt là nếu điều này đẩy lùi được ảnh hưởng của Trung Quốc. Thái độ năng nổ hơn của New Delhi đã bắt đầu rồi. Tuy nhiên các nước Đông Nam Á không tìm cách cô lập hoặc kềm tỏa Trung Quốc, mà chỉ muốn cân bằng thế lực của Bắc Kinh. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110912-quan-he-quoc-phong-an-do-viet-nam-bi-trung-quoc-thach-thuc

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2011

NHỮNG "ĐÁNG LẼ" SAU "VỤ 9-11" 2011-09-10 Nguyễn Xuân Nghĩa Mười năm sau, nghĩ lại về hậu quả của vụ khủng bố....
Phó Tổng thống Dick Cheney trong Trung tâm Hành quân PEOC dưới hầm tòa Bạch Cung ngay sau vụ khủng bố 9-11. Từng người trong chúng ta có thể gặp một biến cố khiến mình vừa đau buồn, giận dữ lại vừa hãnh diện, để từ đó có phản ứng về cách ứng xử hay sinh sống. Trong hoàn cảnh bất thường ấy, có lẽ mình khó rút tỉa được kinh nghiệm xử thế - nên hay không - cho chính xác và đúng đắn. Ai ai cũng có thể nghĩ rằng "đáng lẽ" mình nên làm như thế này hay thế khác trước đó thì có khi đã tránh được biến cố này. Rồi sau đấy thì suy ngẫm thêm, rằng sau biến cố bất ngờ này đáng lý mình nên làm thế này hay thế kia ... Trong cảnh ngộ cá nhân đó, chúng ta đã có một "phương trình xử thế" phức tạp vì có nhiều kích thước khác nhau. Gần như một phương trình đại số bậc năm... bậc sáu. Khó có lời giải thỏa đáng, thậm chí không giải được! Nếu một quốc gia lại gặp biến cố như vậy, ta có loại "phương trình bậc ngàn"! Khi quốc gia ấy có 300 triệu dân, là một siêu cường có ảnh hưởng toàn cầu mà kinh nghiệm lịch sử lại rất mỏng - chỉ có hơn 200 năm hiện hữu – ta có một "ma trận toán học". Hoặc "mô hình cả triệu phương trình", chữ của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ Alain Greenspan. Một loại... nan đề triết học. Vì luận thế nào thì cũng có một vài phần đúng – và nhiều phần sai! Từ 10 năm nay, người ta - tại Hoa Kỳ và thế giới – đã nói ngàn lần về vụ khủng bố ngày 11 Tháng Chín 2001, gọi tắt là "Vụ 9/11". Năm nay cũng không khác, mà còn phải nói nhiều hơn vì gặp một "kỷ niệm chẵn" về tâm lý, là thời khoảng 10 năm. Càng nên ngẫm nghĩ vì nhân dịp này đã có tin đồn "chưa chắc chắn nhưng đáng quan tâm" rằng thủ phạm - nhóm khủng bố al-Qaeda - chuẩn bị một vụ tấn công để khác làm kỷ niệm! Ít ai tin rằng al-Qaeda còn có khả năng đó: một xe gài chất nổ - vehicule-born improvised explosive device VBIE - tại nơi đông người, hoặc một tên sát thủ bắn loạn trước khi tự sát là cùng. Sau vụ 9-11, từ 10 năm nay, lãnh thổ Hoa Kỳ bị khủng bố đe dọa 46 lần mà thoát được. Nhưng nếu nước Mỹ lại hụt tay trong lần thứ 47 thì người ta nghĩ sao? Người ta sẽ nêu lên một chuỗi "đáng lý ra" khác! Đáng lý đáng lẽ là những giả thuyết bất tận! Đó là khuôn khổ tâm lý và lý luận cho bài viết này. *** Sau một thảm kịch, ai cũng có thể trở thành người sáng suốt và thông thái hơn khi luận rằng "đáng lẽ mình đã có thể tránh được" nếu biết ứng xử thế này thế kia trước đó. Hoa Kỳ đã biết về sự hiện hữu của lực lượng al-Qaeda từ lâu: Trung tâm Thương mại Thế giới World Trade Center bị al-Qaeda tấn công năm 1993, gây hố sâu năm thước ở dưới hầm;Tổng thống Bill Clinton bị mưu sát hụt năm 1996; hai sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania bị đánh bom năm 1998 khiến 300 người chết; chiến hạm USS Cole bị tấn công tại Yemen khiến 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng vào Tháng 10 năm 2000.... Như vậy, đáng lẽ tình báo Hoa Kỳ đã phải tinh vi bén nhạy - và có khả năng tưởng tượng cao hơn để dự đoán một đòn tấn công khác. Hoặc đáng lẽ nước Mỹ không nên xem khủng bố là một vấn đề hình sự của luật pháp - của cơ quan FBI, toà án và luật sư trong khuôn khổ pháp quyền nhà nước – mà nghĩ rộng ra về một hình thái chiến tranh mới, trong đó, Hiến ước Genève về quy tắc ứng xử trong chiến tranh không thể áp dụng được. Vì đối thủ không là một quốc gia, có một quân đội mặc đồng phục, bị chi phối bởi luật lệ quốc tế, v.v.... Sau khi thảm kịch xảy ra, các chính khách Mỹ mới suy ngược về những giả thuyết hồi hiệu ấy để nêu ra những "đáng lẽ" và còn đả kích nhau vì mục tiêu tranh cử. Chuyện ấy càng gây nhiễu âm và hỏa mù khiến người ta khó thấy ra cái lẽ đúng sai. Thí dụ điển hình là vụ Iraq. Từ cuối thập niên 1990, Hoa Kỳ cùng hầu hết cơ quan tình báo của các cường quốc lẫn Nguyên tử lực cuộc IAEA của Liên hiệp quốc đều tin rằng chế độ Saddam Hussein – đang bị Liên hiệp quốc kết án và ra lệnh "cấm bay" – có kế hoạch chế tạo võ khí tàn sát hàng loạt. Kể cả võ khí hóa học hoặc nguyên tử.... Khi Mỹ khai mở chiến dịch Iraq năm 2003, cựu Tổng thống Bill Clinton còn úy lạo và cảnh báo chiến binh Mỹ về nguy cơ võ khí hoá học. Sau này người ta mới biết rằng thông tin tình báo ấy của Mỹ, Anh, Pháp, Nga, v.v... đều sai bét. Nhưng qua năm 2004, nhiều người trong đảng Dân Chủ bắt đầu đảo ngược chính lập trường và lá phiếu ủng hộ của họ từ 1998 đến 2003 mà đả kích Chính quyền George W. Bush là gian dối. Bỉ ổi nhất trong trò chính trị này là thái độ của Đại sứ Joseph Wilson và bà vợ Valerie Plame, nhân viên cao cấp của CIA – không là một điệp viên đang bí mật phục vụ tại ngoại quốc. Vụ Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage tiết lộ danh tính của Valerie Plame – mà không thú nhận và để người khác lãnh trách nhiệm – đã gây khủng hoảng chính trị và pháp lý cho Chính quyền Bush. Đó là một nhiễu âm chính trị từ một vụ khủng bố mà Hoa Kỳ là nạn nhân. Sau này, nhiều người cứ tiếp tục loan truyền lý luận rằng Chính quyền Bush có gian ý gây chiến, có khi là vì dầu khí! Người ta quên thảm kịch 9-11 mà chơi trò bẩn trong chính trường – ngay giữa thời chiến. Nhưng chuyện ấy chưa bi hài bằng một thuyết âm mưu khác, rằng chính là CIA - hay dân Do Thái - đã gây ra vụ khủng bố để có lý cớ thi hành ý đồ đen tối! Xin miễn bàn về các trường hợp ấy. Và thu gọn vào hoàn cảnh tâm lý của những người trong cuộc: lãnh đạo Hoa Kỳ. Phản ứng của một cá nhân chỉ là loại "phương trình bậc hai". Của những người cầm đầu nước Mỹ thì có ảnh hưởng lũy thừa, gấp bội. Phương trình bậc ngàn! *** Trong hồi ký của Bush – "Decision Points" xuất bản năm ngoái – và của Phó Tổng thống Dick Cheney ("In My Time" vừa xuất hiện tháng trước) chúng ta có thể đọc thấy vài ba chi tiết bất ngờ: Phản ứng tâm lý của Tổng thống Bush trong những ngày giờ sau vụ 9-11 là giận dữ - outrage – và ấm ức – frustrated. Ông giận dữ vì nước Mỹ bị tấn công một cách hèn hạ, ấm ức vì bị nhân viên bảo vệ trong cơ quan Bảo vệ Yếu nhân gọi là Secret Service áp dụng bài bản, là bảo vệ Tổng thống đến cùng, khiến ông không thể từ Florida trở về Thủ đô ngay sau đó như ông yêu cầu và đòi hỏi. Sau này, nhiều người thiếu am hiểu thì châm biếm tổng thống Mỹ là hốt hoảng sợ hãi đến nỗi không tìm ra bãi đáp. Đúng mà sai! Thủ đô khi ấy bị đe dọa với nhiều tin tức chưa thể kiểm chứng. Ai dám lấy trách nhiệm vào lúc hoài nghi và hốt hoảng đó? Ông Bush còn ấm ức vì trên chuyến bay lòng vòng của phi cơ Air Force One – văn phòng di động của Tổng thống - việc liên lạc điện tử tốt mật với Trung tâm Hành quân Khẩn cấp của Tổng thống (Presidential Emergency Operations Center - PEOC) và Ngũ giác đài bị gián đoạn nhiều lần. Khi hữu sự mà siêu kỹ thuật Mỹ lại tệ đến như vậy sao? Mà làm sao Bush liên lạc với Bộ Quốc phòng khi Ngũ giác đài vừa sạt mất một góc? Tổng trưởng Donald Rumsfeld thì rời văn phòng chạy xuống cấp cứu nhân viên! Rất đáng kính, rất con người, mà đúng hay sai thì ai dám nói? Khi ấy, ông Bush còn được biết là ngoài phi vụ AA 11 và UA 175 đã đâm vào hai tòa tháp của WTC và phi vụ AA 77 đâm vào Ngũ giác đài, còn có phi vụ UA 93 đã lao xuống đất, gần thị xã Shanksville của Pennsylvania, thay vì bay vào toà nhà Quốc hội hay Phủ Tổng thống. Nhờ hành khách anh hùng của chuyến bay UA 93 biết ra nội vụ nên họ tự hy sinh. Một số người nhào lên đánh nhau với quân khủng bố làm máy bay nổ dưới đất, ở nơi khác để cứu người khác tại thủ đô. Chuyến bay AA 77 đâm vào Bộ Quốc phòng có một hành khách khả ái, luật gia và nhà bình luận Barbara Olson của các đài Fox News và CNN. Bà là phu nhân của Theodore Olson, luật sư chính thức của Chính quyền Hoa Kỳ trước Tối cao Pháp viện, và là bạn của ông Bush. Bà Olson liên lạc được với chồng cho đến lúc cuối, trước giây phút tử nạn... Trong giây phút căng thẳng ấy, ông Bush đã hỏi thăm và an ủi Ted Olson về bi kịch này. Những chi tiết ấy khiến Tổng thống Mỹ nghĩ đến nước Mỹ anh hùng, các nạn nhân vô tội, và đến trách nhiệm trước mắt của người lãnh đạo. Phần mình, Phó Tổng thống Cheney cũng được bảo vệ nhưng vẫn hội họp với các giới chức hữu trách ngay trong Trung tâm PEOC dưới hầm kín của Tòa Bạch Cung, khi Tổng thống chưa về - và chưa thể nào hai người có mặt cùng một nơi. Vào ngày 13, ông Cheney còn được tin rằng Thủ đô có thể sẽ bị tấn công nữa! Đã thế, ngày 18, hai người lãnh đạo được mật báo rằng cơ thể của họ có thể đã bị nhiễm chất độc hóa học là botulinum - đừng quên là trước đó có xảy ra nhiều vụ mưu sát chết người bằng bom thư, bên trong có độc chất anthrax. Họ cũng có tin là quân khủng bố đã đưa vào lãnh thổ Mỹ một ngòi nổ hạch tâm đánh cắp từ Liên bang Nga hay Liên Xô cũ, chế ráp dưới cái dạng một cặp cầm tay. Loại võ khí bẩn ấy mà được kích hoạt thì cả trăm ngàn người thiệt mạng, tại New York hay Washington, hay một nơi nào khác mà chưa ai biết.... Phản ứng "công" và "thủ", truy tìm để tiêu diệt thủ phạm hầu không cho tái diễn một vụ tàn sát là điều ta nên hiểu. Trong hoàn cảnh đó, sự an toàn bản thân, dù là bản thân của những người có trách nhiệm cao nhất nước, chỉ là chuyện tương đối. An ninh của nước Mỹ mới đáng kể. Chúng ta dần dần mường tượng ra tâm cảnh của lãnh đạo Mỹ vào thời điểm bất thường: cầm đầu một siêu cường độc bá mà bị tấn công bất ngờ vào những trung tâm đầu não kinh tế, quân sự, chính trị của quốc gia. Rồi ấm ức hậm hực vì bộ máy an ninh và quân sự lúng túng, chưa biết sự tình thế nào, làm sao bảo vệ, chẳng biết trả đòn vào đâu.... Sau đó, đến lượt phản ứng người dân. Mà phản ứng của người dân trong một nước dân chủ phải là mệnh lệnh cho lãnh đạo. *** Khi họ ấm ức và quyết liệt ra tay thì thế giới sẽ chấn động. Hoa Kỳ lao vào thế giới Hồi giáo như một người điên, tại hai nơi hung hiểm nhất là A Phú Hãn và Iraq, để tiêu diệt đầu não al-Qaeda, giải trừ mọi nguy cơ khủng bố khác và chứng minh rằng nước Mỹ không bị khuất phục. Không thể bị khủng bố làm tê liệt phản ứng hoặc xoay chuyển chánh sách khiến các chế độ Hồi giáo khác sẽ sụp đổ hầu al-Qaeda có thể lập ra một Vương quốc Hồi giáo thống nhất, và Osama bin Laden lãnh đạo thế giới Hồi giáo bằng Giáo luật Sharia.... Sau này, là bây giờ, ta có thể nghĩ rằng việc "lao vào" như vậy là thái độ của kẻ thiếu bình tĩnh. Song song, cũng chính ông Bush đã có lời hiệu triệu rất Mỹ: kêu gọi dân chúng tiếp túc mua sắm ngay trong thời chiến. Lý do tâm lý: khẳng định quyết tâm không để kẻ thù làm mình phải thay đổi nếp sống. Lý do kinh tế là Hoa Kỳ đang bị suy trầm và cần... kích cầu, kích thích tiêu thụ để duy trì sản xuất! Từ một vụ khủng bố dù ghê khiếp dữ dội, nước Mỹ đã phản ứng quá đà, bất cân xứng. Rất dễ kết luận như vậy khi mình đã có thời gian và kinh nghiệm. Chứ đúng sai thế nào thì còn là điều tranh luận. Khi ấy có lẽ ta nên lùi lại một chút để suy ngẫm thêm. Ngày bảy Tháng 12 năm 1941, Trân Châu Cảng bị Nhật tấn công - bất ngờ là một cách nói - khiến hôm sau Hoa Kỳ chính thức tham chiến với sự cho phép và hậu thuẫn của Quốc hội. Nhưng khi ra quân thì trước tiên... tấn công nước Đức! Phản ứng quá đà? Sau đấy, lịch sử mới có thể suy ngược lên một chủ trương có vẻ hợp lý: nhân chuyện chiến tranh mà gây phân hoá và thất quân bình tại mọi nơi hầu chi phối tất cả các cường quốc khác. Đúng hay sai? Cũng thế, ngày bốn Tháng 10 năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik lên không gian. Dân Mỹ hốt hoảng y như ngày nay có người hốt hoảng về sự lớn mạnh của Trung Quốc. Dù rằng khi đó kỹ thuật không gian, hóa học và cả chế tạo hỏa tiễn của Mỹ đã vượt xa Liên Xô - chưa nói đến sức mạnh kinh tế. Kết cuộc là nước Mỹ chứ không phải Liên Xô mới là quốc gia đưa người lên Nguyệt cầu! Và những phát minh cho khoa học không gian đã mở ra nhiều chân trời khác cho xã hội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thất bại tại Việt Nam từ lãnh vực đầu tiên là quân sự. Rất khó tin mà có lẽ chẳng sai nếu ta nhớ đến ngần ấy phi vụ oanh tạc miền Bắc hoặc cây cầu Hàm Rồng bị chiếu cố bao lần! Tốn kém rất nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu. Chính là thất bại quân sự trước tiên này – chưa nói đến lầm lẫn về chiến lược - khiến yếu tố chính trị mới quyết định về kết quả nhục nhã cho nước Mỹ. Nhưng thất bại ấy cũng khiến bộ máy chiến tranh Mỹ nghiên cứu lại về kỹ thuật chiến tranh của mình. Từ đó, các hỏa tiễn lẫn "bom khôn", với sức công phá cao hơn và chính xác hơn, đã ra đời. Và góp phần quyết định cho trận Bão Sa Mạc tại Iraq vào năm 1991. Chiến dịch ấy cũng thay đổi luôn kỹ thuật và tổ chức chiến tranh của nước Mỹ. Và dẫn đến nhiều thay đổi khác về đối sách của Hoa Kỳ. Nghĩ lại, ta chỉ thấy ra một phần, khá trễ, nhiều hậu quả của loại "hiệu ứng" Trân Châu Cảng, Sputnik hay Hàm Rồng – nói vậy cho tiện – cho hệ thống quân sự, an ninh và đối ngoại Hoa Kỳ. Cũng thế, từ sự hậm hực của lãnh đạo Hoa Kỳ về liên lạc điện tử tối mật, về tình báo mơ hồ trong những giây phút sau vụ 9-11 khủng khiếp - kể cả việc cơ thể tổng thống có khi đã nhiễm độc! - ta nên đoán ra nhiều chuyện khủng khiếp hơn về khoa học chiến tranh, về chiến pháp hoặc cả ngoại giao của nước Mỹ. Dường như sau mỗi lần hốt hoảng và có những phản ứng có vẻ vô lý hoặc quá đà, Hoa Kỳ lại tiến thêm một bước rồi hợp lý hóa từng quyết định, trong khi làm cả thế giới mất thăng bằng. *** Sau cùng, nếu thu gọn vào một mục tiêu để phân định thắng bại là "không để xảy ra một vụ 9-11 nữa", ai cũng có thể kết luận là Mỹ đã thành công - trừ nhà chức trách có tinh thần trách nhiệm và các chính khách biết rào trước đón sau! Hãy so sánh với các xã hội Âu Châu sau này vẫn bị khủng bố loại "Thánh Chiến nội hóa" tấn công thì biết. Trong xã hội Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Hồi giáo được hội nhập, tự do và không bị kỳ thị, khác hẳn dân Hồi giáo gốc Bắc Phi, Trung Đông hay Nam Á tại các nước Tây Âu. Vài ba vụ ra tay lẻ tẻ của cá nhân quá khích vẫn có thể xảy ra, như vụ một Thiếu tá gốc Hồi giáo đã bắn loạn trong trại Fort Hood ở Texas năm 2009 khiến 13 người chết. Loại thảm họa tương tự đã từng xảy ra với đám "dân quân" cực hữu rất khật khùng của xã hội Mỹ, như vụ đánh bom cao ốc của chính quyền tại Okholahoma City năm 1995. Nhưng không thể có kích thước gây chấn động như vụ 9-11. Với tám chín ngàn phi cơ hàng không hay cả vạn chuyến tầu hàng và xe lửa di chuyển mỗi ngày, trên một lãnh thổ có chu vi 15 ngàn cây số thì không ai có thể khẳng định rằng Hoa Kỳ an toàn 100%. Nhưng với chế độ kiểm soát gay gắt của một hệ thống độc tài, Liên bang Nga không thể ngừa nổi nạn khủng bố Hồi giáo trong khi nước Mỹ vẫn phải bảo vệ cả sự an ninh lẫn quyền tự do của người dân - mà đã tránh được một vụ tàn sát. Cho nên, bảo rằng nước Mỹ thành công là không sai. Còn lại, ta thấy ra một nghịch lý khác: các nước có dân Hồi giáo cư ngụ đều bị khủng bố Hồi giáo đe dọa. Thậm chí gặp vấn đề Hồi giáo đòi ly khai, như Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ và rất nhiều nước khác - trừ nước Mỹ. Nhưng, Hoa Kỳ gặp vấn đề Hồi giáo ở nước khác! Chỉ vì vị trí siêu cường của mình. Khi ấy, câu hỏi nên nêu ra là "Có phải vì Hoa Kỳ hung hăng hay vì chính đạo Hồi ở tại Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á?" Người dân theo đạo Hồi giáo được Hoa Kỳ tôn trọng ở bên trong, lại còn được Mỹ bênh vực và bảo vệ - như tại Bosnia năm 1995, Kuweit năm 1991, Kosovo năm 1999, A Phú Hãn năm 2001 và Iraq năm 2003. Trong khi đó, các nước Hồi giáo và lãnh đạo của họ làm gì? Hay là chỉ ức hiếp người dân của họ, rồi đả kích Mỹ như tại Iran, Syria, Libya. Hoặc trông cậy vào Hoa Kỳ như tại Ai Cập, Saudi Arabia, Yemen, Jordan, v.v....? Câu hỏi ấy khiến ta nhớ đến các pho tượng Phật tại khu vực Banyan của A Phú Hãn đã bị chế độ Taliban cho nổ tung vào Tháng Ba năm 2001, sáu tháng trước vụ 9-11. Trong ngần ấy quốc gia Hồi giáo, có mấy ai lên tiếng phản đối và nhìn ra dấu hiệu của tội ác trong vụ 9-11 ? Chúng ta đang ra khỏi chuyện 9-11 mà nói về nhiều bài học chưa thấm ngay trong thế giới Hồi giáo về vụ khủng bố 9-11! Một chuyện "đáng lẽ" khác.... Sau cùng, hãy ngẫm lại về chuyện Việt Nam: Khi Trung Quốc bất ngờ xua quân tấn công miền Bắc vào năm 1979, để "cho Việt Nam một bài học", lãnh đạo Hà Nội làm gì? Họ tạm lánh nạn vào đâu, sau đó bàn tính ra sao, rút tỉa kết luận thế nào về mục tiêu, chiến lược hay đối sách?... Một chuyện khác là có bao nhiêu người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến ngắn ngủi mà dữ dội đó? Người dân không hề biết và chẳng được quyền biết, chưa nói gì đến cái quyền có phản ứng để bảo vệ tổ quốc! Tại Hoa Kỳ, Quốc hội và các cơ quan hữu trách mở cuộc điều tra và công khai hóa nhiều chi tiết về vụ 9-11. Rồi từng người trong cuộc viết sách kể lại nội vụ, với kho dữ kiện còn nguyên đó cho dư luận kiểm chứng và phê phán. Chuyện ấy có là một "đáng lẽ" đáng cho ta suy ngẫm chăng? Posted by Nguyễn Xuân Nghĩa at 10:59

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

NGÀY 11 THÁNG 9 NĂM 2011

Giải Thưởng Hồ Chí Minh
Có lần, tôi nghe ông Phùng Quán thở ra: Có nơi nào trên trái đất này, Mật độ đắng cay như ở đây? Thì quả là đúng vậy nhưng chỉ nói vậy thôi (e) không hết lẽ. Tưởng cũng nên thêm đôi dòng … bồi dưỡng: Có nơi nào trên trái đất này Huy chương, huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng nhiều như ở đây? Rẻ ra thì cũng được danh hiệu gia đình cách mạng, gia đình chính sách hay (giá chót) cũng cỡ gia đình văn hoá. Chỉ có điều đáng phàn nàn là giá trị của sự khen/thưởng ở Việt Nam thường rất tượng trưng, và cũng rất mơ hồ. Còn chuyện trao/nhận giải thì không những đã lùm xùm, mà còn nhếch nhác, và điều tiếng thì (kể như) hết biết luôn! Mới tuần trước, vào ngày 28 tháng 8 năm 2011, nhật báo Người Việt đi tin: ”Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.” Trước sự kiện này, nhà báo Trương Duy Nhất đã có lời bàn hơi gay gắt:” Chưa bao giờ việc xét tặng giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh lại bốc mùi đến thế. Mùa giải đang vào lúc gay cấn, cãi tranh ỏm tỏi thì xuất hiện 5 trường hợp ‘lạ’: 4 xin rút tên khỏi danh sách ứng cử và 1 không chịu viết đơn.” Biên tập viên Mặc Lâm của RFA thì nói năng (nghe) nhẹ nhàng hơn, chút đỉnh: ”Việc hai giải thưởng được xem là quan trọng bậc nhất của quốc gia cũng bị lũng đoạn bởi sự lạm dụng quyền thế của người chấm giải, cộng với cách công khai thao túng quyền đề cử bất kể dư luận đã nói lên sự thật về tất cả các giải thưởng lớn nhỏ của Việt Nam ngày nay. Bốn người trong cuộc lên tiếng một lúc đã trở thành chuyện không lạ, khi tính khách quan của giải thưởng bị ông Hữu Thỉnh lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này.” Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng nêu ý kiến gần tương tự:”Hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh mà được Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh của nhà nước thì chứng tỏ cái giải thưởng đó không có giá trị.” Tôi thề có trời đất (cũng như qủi thần) chứng giám là mình hoàn toàn và tuyệt đối không có thù oán, thành kiến hay ác cảm gì với quí ông Mặc Lâm, và Trần Mạnh Hảo. Tôi cũng không quen biết gì (hết trơn hết trọi) với ông Hữu Thỉnh. Tôi chưa gặp ông Chủ Tịch Hội Nhà Văn (đương đại) này lần nào cả, điện thoại, email, tếch - tiếc (qua lại) hoặc kết bạn tâm thư cũng không luôn. Chả qua là vì “lộ kiến bất bình” (thấy có kẻ bị hàm oan) nên xin có đôi lời “phải quấy” để rộng đường dư luận. Cứ theo lời ông Mặc Lâm thì ông Hữu Thỉnh đã “lợi dụng vị trí của mình để làm xấu đi nét đẹp của hai giải thưởng này.” Giời ạ, cả hai giải thưởng (thổ tả) vừa nêu có “nét đẹp” nào đâu mà có thể làm cho chúng ... “xấu đi” được chứ ? Tương tự, theo tôi, ”hai tác phẩm rất dở của ông Hữu Thỉnh” dù có được giải hay không thì cũng không thay đổi được gì (ráo trọi) cái được gọi là “giá trị” của Giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh. Cứ từ tốn xem từng giải một. Muốn biết tại sao cái gọi là Giải Thưởng Nhà Nước lại bốc mùi, xin hãy nghe lời của một công dân Việt Nam nói (qua) về đất nước/tổ quốc của mình: "Tổ quốc đã trở thành đao phủ. Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ. Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.” “Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.” (Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Không có tên NXB. Paris 2001, 570 - 571). Gần hơn, vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, tôi vừa nghe một công dân khác – nhà giáo kiêm nhà báo Phạm Toàn – nói trong tiếng nấc: “Nước mà Dân bị nhũng nhiễu công nhiên như thế thì chắc chắn sẽ mất thôi – làm sao Dân lại chịu giữ cái Nước nơi họ bị đối xử như quân thù, cái đất nước không mang lại hạnh phúc cho họ?” Có vinh dự gì để nhận bất cứ một loại giải thưởng (tào lao) nào từ thứ Nhà Nước “đểu cáng và lật lọng” như thế chứ ? Còn Giải Thưởng Hồ Chí Minh? Trước hết, hãy nghe đôi lời (hết sức nhã nhặn) về nhân vật lịch sử này – qua ngòi bút của nhà văn Phạm Đình Trọng: “Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quí của thời nghèo khổ thắt lưng buộc bụng đánh giặc. Chiếc chiếu cói trải giường ngủ của Hồ Chí Minh trên nhà sàn đã cũ rách nhưng Hồ Chí Minh không cho thay. Nó mới rách một chỗ mà bỏ cả chiếc chiếu thì phí quá! Nói vậy và Hồ Chí Minh lấy kim chỉ tự khâu chỗ rách lại! Nhưng ngày nay ngân sách nhà nước vừa phải đổ ra hàng ngàn tỉ đồng để kích cầu, kích thích tiêu dùng để phát triển sản xuất. Cái chiếu cói cũng như mọi hàng hóa khác đều có giới hạn sử dụng. Giới hạn sử dụng ấy được ngôn ngữ quốc tế hóa là ‘đát’. Hết đát thì phải bỏ, thay cái khác. Hàng hóa có tiêu thụ được, sản xuất mới phát triển. Một thí dụ để thấy một phẩm chất rất đáng quí của Hồ Chí Minh ngày nào nay cũng không thể ‘học tập’ được nữa! Nhân vật lịch sử dù vĩ đại đến đâu cũng đều có đát.” Nói thế (tất) không sai nhưng sợ chưa hết lẽ. Những danh nhân khác, cùng thời với Hồ Chí Minh (Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Lý Đông A, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ...) đâu có ai ... hết đát. Không những thế, với thời gian, dấu ấn của những nhân vật lịch sử này lại càng đậm nét hơn trong lòng dân tộc. Trường hợp của Hồ Chí Minh thì hoàn toàn khác. Sau cái thế kỷ mây mù vừa qua thì tăm tiếng của ông mỗi lúc một mất dần, và thay vào đó toàn là những điều ... tai tiếng: “Những ngày tháng tám này, biểu tượng Hồ Chí Minh đã bị chính ĐCSVN biến thành mất thiêng thông qua cuộc biểu tình của người dân Hà Nội và miền Bắc nói chung. Dù muốn dù không, hình tượng Hồ Chí Minh đã mai một, mờ nhạt và không còn đất sống, trước hết và quan trọng nhất, ông không còn giá trị cho ĐCSVN ngày nay lợi dụng thêm nữa. Dù cho những ai cố trốn chạy hoặc chối bỏ, cũng đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật đó. Chính ĐCSVN đã làm cho hình tượng Hồ Chí Minh tàn lụi mau chóng hơn qua ‘cuộc vận động học tập và làm theo...’ và qua việc đối phó côn đồ của lực lượng an ninh đối với người biểu tình, đã là câu trả lời lạnh lùng, ráo hoảnh cho những ai vẫn hằng tin và khắc sâu trong tâm trí về tính chân lý của Hồ Chí Minh.” (Nguyễn Ngọc Già – Từ thông báo cấm biểu tình nghĩ đến những điều... khác!). Riêng ở miền Nam thì hình ảnh Hồ Chí Minh đã trở thành giễu cợt từ lâu, chứ chả cần phải đợi (mãi) đến “tháng tám này.” Ngay khi Sài Gòn vừa bị mất tên, trẻ con nơi đây đã nghêu ngao những lời đồng dao (nghe) cười ra nước mắt: Ðêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Chân Bác dài Bác đạp xích-lô. Trông thấy Bác em kêu xe khác! Đã đến lúc Hội Nhà Văn Việt Nam cũng (đành) phải “kêu xe khác” thôi. Hãy thay Giải Thưởng Hồ Chí Minh bằng những tên gọi khác – những tên tuổi không vĩ đại gì cho lắm nhưng (chắc chắn) sẽ không bị bốc mùi – như Giải Bích Khê, Giải Hàn Mặc Tử, Giải Bùi Giáng, Giải Văn Cao, Giải Phùng Cung, Giải Phùng Quán, Giải Hữu Loan, Giải Nguyễn Hữu Đang ... chả hạn. Thì tôi cũng vì quá rảnh, và quá lo xa, nên bàn (ra) như thế. Chớ còn lâu lắm, mãi chờ đến năm 2016, mới đến lúc phát Giải Thưởng Hồ Chí Minh kế tiếp. Cái Nhà Nước này (chắc) không thể tồn tại tới lúc đó đâu. Tưởng Năng Tiến

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2011

NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG KẾ HOẠCH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU HỆ THỐNG AN NINH CỦA MỸ Ở ẤN ĐỘ – THÁI BÌNH DƯƠNG TS Subhash Kapila 31-08-2011 Một cách kín đáo, khó nhận thấy nhưng chắc chắn trong khoảng 5 năm trở lại đây, Hoa Kỳ đã và đang thực thi chiến lược đi cùng với những biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh cơ cấu hệ thống an ninh của mình ở khu vực Đông Á để đối phó với điều mà thế giới đặt tên là “mối đe dọa từ Trung hoa” càng ngày càng trở nên rõ nét. Trung Quốc và Mỹ vẫn thường nhấn mạnh rằng, cả hai không có ý tưởng thù địch nhau, trong khi Trung Quốc không ngừng rao giảng về sự trỗi dậy hòa bình của mình mặc dù chi phí quân sự gia tăng hàng năm luôn đạt con số hàng chục %. Trên thực tế thì cả hai quốc gia đều nhận thức rằng chính họ mới là những mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia của nhau. Những nét chính trong kế hoạch điều chỉnh cơ cấu an ninh của Mỹ ở Ấn Độ – Thái Bình dương Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình dương có thẩm quyền chỉ huy, giám sát lực lượng của mình trong toàn vùng Ấn Độ – Thái Bình dương chưa bao giờ được chứng kiến một giai đoạn hòa bình nào kéo dài kể từ năm 1945. Trong chiến tranh lạnh, đây là nơi duy nhất đã nổ ra những cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ. Đầu tiên là chiến tranh Triều tiên và sau đó là chiến tranh Việt nam kéo dài. Trong cả hai cuộc chiến đó, Trung Quốc đã can dự một cách rõ ràng bằng quân sự và thách thức Hoa Kỳ mặc dù sự đối đầu chiến lược chủ yếu là giữa Mỹ và Liên Xô. Cơ cấu của hệ thống an ninh của Hoa Kỳ thời chiến tranh lạnh chủ yếu được thiết lập nhằm đối phó với “mối đe dọa từ Liên Xô” và được tập trung vào triển khai lực lượng quân sự ở khu vực Bắc Á nhằm bảo vệ Nam Hàn, Nhật Bản cũng như ngăn cản đội tàu chiến, tàu ngầm của Liên Xô đóng tại quân cảng Vladivostoc. Vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã giảo hoạt (nguyên văn expediently – ND) đóng vai gần như là một đồng minh chiến lược của Mỹ sau khi Liên Xô sụp đổ. Để cung cấp hậu cần nhằm ứng phó với “mối đe dọa từ Liên Xô”, Hoa Kỳ đã thiết lập một cơ cấu an ninh đặt tại Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines đồng thời ký kết với những quốc gia này các hiệp ước an ninh song phương. Ngoại trừ Đài Loan, các đồng minh nêu trên của Mỹ đều cho phép Mỹ triển khai những đơn vị quân đội tiền tiêu lớn trên lãnh thổ của mình, tổng số lên tới gần 100.000 người. Trong thời gian đó các đơn vị quân đội đóng tại các lãnh thổ của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình dương như Hawai và Alaska thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng đồn trú tiền tiêu này. Sự kết thúc chiến tranh lạnh và những thập kỷ sau đó vẫn không mang lại bình yên cho khu vực Thái Bình dương. Một điềm báo còn tồi tệ hơn cả “mối đe dọa từ Liên Xô” đã xuất hiện ở Tây Thái Bình dương, đó là “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Nếu trước kia “mối đe dọa từ Liên Xô” chủ yếu khu trú ở khu vực Đông – Bắc Á của Thái Bình dương thì ngày nay “mối đe dọa từ Trung Quốc” sẽ bao trùm lên toàn bộ khu vực châu Á có chung Thái Bình dương với Trung Quốc. “Mối đe dọa từ Trung Quốc” thể hiện ở 2 mức khác nhau đối với Hoa Kỳ và các đồng minh. Mức thứ nhất là tuyến đường giao thương trên biển mang ý nghĩa sống còn có thể bị một Trung Quốc thù địch dựng lên những đồn bót hai bên theo lối dạng chân để mọi người phải chui qua. Mức thứ hai là, Trung Quốc tái khởi động lại những tranh chấp về lãnh thổ thềm lục địa, lãnh hải, hay đáy đại dương với Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác. Trung Quốc đã gây nên một môi trường an ninh đáng lo ngại trên bán đảo Triều Tiên, ở biển Hoa Đông và biển Đông. Cùng với sự gia tăng về quân sự của Trung Quốc, các nước láng giềng đang chịu những sức ép chính trị nội bộ nên buộc phải có những tuyên bố theo cách này hay cách khác để bày tỏ sự hối tiếc về việc phải tiếp tục chấp nhận cho quân đội Hoa Kỳ triển khai các đơn vị đồn trú tiền tiêu trên lãnh thổ của mình dưới áp lực của an ninh quốc gia. Đó là trường hợp của một số thủ lĩnh các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Những vấn đề tương tự cũng phát sinh đối với việc lưu trú của các tàu chiến trang bị hạt nhân và máy bay chiến đấu Hoa Kỳ. Quan điểm của Mỹ tại thời điểm năm 2011 hiện nay là trong khi các lực lượng quân đôi vẫn tiếp tục triển khai ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì bắt đầu khởi động kế hoạch chiến lược tái bố trí quân đội ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình dương để đối phó với “mối hiểm họa từ Trung Quốc”. Nhóm từ “dịch chuyển xuống phương Nam” đã mô tả chính xác nhất sự thay đổi trung tâm lực hấp dẫn của quân đội Mỹ trong chiến lược toàn thể về triển khai lực lượng tác chiến ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình dương. Chiến lược này giúp Hoa Kỳ can thiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn bằng quân sự vào những nơi mà Trung Quốc đang gây nên những mối đe dọa chủ yếu cũng như những điểm xung đột do Trung Quốc gây nên ở biển Đông đang làm thay đổi mạnh mẽ môi trường an ninh ở Tây Thái Bình dương. Sau đây là những nét chính yếu trong kế hoạch điều chỉnh chiến lược cơ cấu an ninh của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình dương: + Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục cho Hoa Kỳ triển khai lực lượng đồn trú tiền tiêu trên lãnh thổ của mình nhưng sẽ giảm dần quân số xuống còn khoảng 20.000 tới 25.000 người. + Số quân giảm bớt ở Nhật và Hàn Quốc sẽ được tái bố trí tại lãnh thổ Hoa Kỳ là đảo Guam ở Tây Thái Bình dương. + Bộ phận nòng cốt của quân đội Mỹ đồn trú tiền tiêu ở Ấn Độ – Thái Bình dương sẽ đặt trung tâm đầu não tại các vùng lãnh thổ Hoa Kỳ như Guam, Hawai và Alaska. + Sư đoàn thủy quân viễn chinh số 3 của Mỹ sẽ được tái bố trí ở Guam nhưng vẫn giữ lại một lữ đoàn tại Okinawa là địa điểm gần Đài Loan và biển Hoa Đông. + Nhìn từ góc độ của không quân viễn chinh Hoa Kỳ thì Okinawa là cơ sở đồn trú cung cấp các phương tiện cần thiết cho lực lượng không quân chiến thuật. + Nhìn từ góc độ của lực lượng không quân ném bom chiến lược và các lực lượng khác có liên quan thì Guam hoàn toàn có thể là một căn cứ chính. Nó cho phép tiếp cận hiệu quả biển Đông, biển Hoa Đông và Ấn Độ dương sau một khoảng thời gian ngắn. + Vũ khí hạt nhân và kho đạn đạo có điều khiển chính xác (Precision Guided Munition – PGM) sẽ được bố trí ở Guam. + Nhìn từ góc độ triển khai lực lượng Hải quân, Hoa Kỳ sẽ bố trí ba tàu ngầm tấn công nguyên tử chiến lược ở Guam. Tại khu vực Thái Bình dương giờ đây sẽ có ba nhóm tầu chở máy bay tiêm kích được triển khai với mục đích là có thể tiếp tục triển khai nhanh ba nhóm tàu sân bay tấn công khác khi cần thiết. + Guam và Alaska sẽ có thể là nơi tập kết lực lượng di chuyển từ đất liền ra. Về cơ bản, theo lối tư duy quân sự thì Nhật Bản, Okinawa và Hàn Quốc sẽ là nơi đóng quân của cả lực lượng phòng vệ lẫn lực lượng tấn công và đảo Guam sẽ nổi lên như một căn cứ quân sự chính của các lực lượng tấn công chiến lược cũng như hải quân viễn chinh Hoa Kỳ. Alaska với lực lượng không quân tấn công sẽ đóng vai trò đối phó với sự đe dọa từ Bắc Triều tiên. Khoảng 60% chi phí tái bố trí lực lượng tại Guam trong số 10 tỷ USD sẽ do phía Nhật Bản đảm nhận. Guam đang nổi lên như một căn cứ quân sự chủ yếu trong bố trí chiến lược mới của Mỹ ở Ấn Độ – Thái Bình dương. Việc Hoa Kỳ chọn Guam là địa điểm ưu tiên để triển khai các hạng mục quân sự có tầm chiến lược đã xuất phát từ nhận thức chính trị cũng như chiến lược an ninh quốc gia nhằm đối phó hiệu quả với “mối đe dọa từ Trung Quốc” ngày một hiện rõ hơn ở đường chân trời. Về mặt chính trị, Guam là một phần lãnh thổ Hoa Kỳ nên việc bố trí quân sự sẽ tránh được những cuộc cãi vã mang màu sắc chính trị phức tạp, rắc rối do các nhóm áp lực địa phương ở Nhật Bản và Hàn Quốc gây ra. Điều này cũng đồng thời loại bỏ khả năng dao động thay đổi lập trường vào phút cuối của các chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đối với mọi hành động quân sự chống lại sự gây hấn của Trung Quốc. Hơn nữa, nó làm dịu những va chạm hàng ngày gây bức xúc giữa quân lính Mỹ với nhân dân các nước chủ nhà. Guam đã từ lâu là một căn cứ quân sự chủ yếu của không quân và hải quân Hoa Kỳ. Nơi đây có đủ đất để mở rộng các cơ sở và phương tiện quân sự. Về mặt chiến lược an ninh quốc gia, như cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Gates đã mô tả, củng cố và triển khai các lực lượng quân sự trên đảo Guam chính là tăng cường khả năng phòng thủ và tấn công để ứng phó với mọi tình huống cần sự đáp trả cũng như góp phần thực hiện các cam kết về bảo đảm an ninh đã ký với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan, Philippines và các quốc gia Á châu khác. Việc di chuyển các lực lượng quân đội Hoa Kỳ tới Guam đã được bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ coi như là một sự tái bố trí lực lượng quy mô nhất từ trước tới nay. Giá trị chiến lược của Guam đã được công nhận từ thời Đại chiến Thế giới lần thứ II, sau đó là chiến tranh Việt Nam . “Mối đe dọa từ Trung Quốc” hiện nay trong thế kỷ XXI một lần nữa lại khẳng định ý nghĩa chiến lược của hòn đảo Guam như một phần không thể thay thế trong toàn bộ chiến lược an ninh của Mỹ. Phản ứng và đối sách của Trung Quốc Truyền thông Trung Quốc cũng như giới phân tích quân sự Bắc kinh đã lớn tiếng phản đối việc Hoa Kỳ củng cố Guam thành một căn cứ chiến lược có thể triển khai đội hình máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tàu ngầm tấn công đầu đạn hạt nhân và nhóm các tàu sân bay tiêm kích. Các cơ quan này viện lẽ rằng việc củng cố căn cứ Guam là nhắm vào chống Trung Quốc cũng như gây nguy hiểm cho Trung Quốc, và Hoa Kỳ sử dụng các phương tiện ở Guam để giám sát mọi hoạt động của hải quân Trung Quốc. Trung Quốc nhận thức được đầy đủ sự chênh lệch về sức mạnh khi so sánh với Mỹ nên đã bắt tay vào thực hiện một loạt các đối sách nhằm phát triển năng lực mạnh mẽ , không hạn chế trong khi Hoa Kỳ còn đang bận bịu với cuộc chiến chống khủng bố ở Afganistan và Iraq. Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển các sách lược chiến tranh không đối xứng nhằm đối phó với các chiến lược của Hoa Kỳ trên mọi tầm cỡ của cuộc chiến, đặc biệt các lĩnh vực tin học và điện tử đã rất được chú trọng. Trong lĩnh vực hải quân, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động căn cứ tàu ngầm chính được bảo vệ nghiêm ngặt ở đảo Hải Nam trong biển Đông và gấp rút hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên. Các tàu ngầm của Trung Quốc vẫn thỉnh thoảng lảng vảng xung quanh lãnh hải đảo Guam. Việc tiết lộ máy bay tàng hình do Trung Quốc tự chế tạo đã cho thấy đây là một bước tiến mới trên con đường làm chủ công nghệ cao phục vụ năng lực chiến đấu. Quan trọng hơn là Trung Quốc đang nỗ lực phát triển lực lượng hải quân của mình nhằm mục tiêu chiến lược là đẩy lùi ra xa sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực Tây Thái Bình dương. Trung Quốc tin tưởng rằng với khả năng quân sự trên biển được cải thiện thì Hoa Kỳ sẽ phải trả giá cao cho mọi cuộc can thiệp quân sự chống Trung Quốc. Một vài nhận định thay cho lời kết Thế kỷ 21 báo trước một sự đối đầu chiến lược đang ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những quyền lợi xung đột ở Tây Thái Bình dương sẽ gây cản trở cho mọi thỏa thuận. Cán cân quyền lực chiến lược hiển nhiên nghiêng về phía Mỹ trong khu vực Tây Thái Bình dương và toàn bộ Thái Bình dương nói chung. Bằng việc dịch chuyển các lực lượng quân đội và điều chỉnh lại cơ cấu hệ thống an ninh, có vẻ như Hoa Kỳ đang cho Trung Quốc biết rằng Hoa Kỳ sẽ quyết tâm gắn bó với khu vực Thái Bình dương, đặc biệt là Tây Thái Bình dương một cách lâu dài. Hoa Kỳ án ngữ ở ngay vị trí chiến lược ngay ngưỡng cửa của Trung Quốc và như vậy, Trung Quốc có lẽ không có lựa chọn nào khác là cố gắng làm cho Hoa Kỳ phải trả giá cao hơn nếu can thiệp bằng quân sự chống lại Trung Quốc. Phạm Gia Minh lược dịch từ South Asia Analysis Group