Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Thời sự Việt Nam

Việt Nam xét xử nhóm cựu nhà báo, công an ‘nói xấu lãnh đạo’ 

Từ trái sang: cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, doanh nhân Lê Anh Dũng và cựu công an Nguyễn Huy tại TAND tỉnh Quảng Trị vào ngày 30/3/2022.

Từ trái sang: cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, doanh nhân Lê Anh Dũng và cựu công an Nguyễn Huy tại TAND tỉnh Quảng Trị vào ngày 30/3/2022. 

Một toà án tại Việt Nam hôm 30/3 xét xử một nhóm gồm doanh nhân, cựu nhà báo và cựu công an về tội bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo trong vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Nhóm ba người bao gồm cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thi, 50 tuổi, từng công tác tại Báo Giáo dục và Thời đại; cựu công an Nguyễn Huy, 44 tuổi, từng công tác tại Công an tỉnh Quảng Trị; và ông Lê Anh Dũng, 56 tuổi, làm kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh bị đưa ra xét xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Trị vì đã đăng nhiều bài viết “xuyên tạc, xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của một số lãnh đạo tỉnh Quảng Trị”, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Các “bị hại” trong vụ án đều là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của tỉnh, bao gồm ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, hiện giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị; ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị; ông Đỗ Văn Bình, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, hiện giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cam Lộ; bà Trần Thị Thu, Bí thư Tỉnh Đoàn tỉnh Quảng Trị; ông Trần Đức Việt, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị.

Mặc dù tất cả các “bị hại” đều vắng mặt, nhưng Hội đồng Xét xử cho rằng hồ sơ vụ án đã có đầy đủ tài liệu, chứng cứ nên vẫn đủ cơ sở để tiếp tục phiên xét xử.

Báo Tuổi Trẻ dẫn cáo trạng toà án cho biết xuất phát từ “bức xúc cá nhân và nhận thức sai lệch về chống tiêu cực”, nên đầu năm 2020, ông Lê Anh Dũng xin tài khoản Facebook có tên Thu Hà rồi cùng với ông Phan Bùi Bảo Thy viết bài, đăng tải lên Facebook này những bài viết nói xấu ông Trần Đức Việt, là giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị vào thời điểm đó.

Các bài viết đều có nội dung liên quan đến tình hình nội bộ Công an tỉnh Quảng Trị và cá nhân ông Việt do ông Thy thu thập thông tin, kết hợp các thông tin của ông Dũng cung cấp.

Ngoài ra, nhóm này cũng đăng nhiều bài viết liên quan đến các lãnh đạo tỉnh Quảng Trị khác.

Tuổi Trẻ dẫn kết luận giám định các bài đăng của nhóm này nói nội dung các bài viết “có thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, xâm phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của các cá nhân bị phản ánh, tạo ra sự hoài nghi của quần chúng nhân dân về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác của các cá nhân này, qua đó ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức mà những người này là những người đứng đầu”.

Tuy nhiên, kết quả điều tra bổ sung của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết thêm rằng những nội dung mà nhóm này đăng lên mạng xã hội đều là do thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không phải do họ tự bịa đặt, và không xác định được độ xác thực của các thông tin này nên không đủ yếu tố cấu thành tội “vu khống”.

Dự kiến, phiên tòa sẽ tuyên án vào ngày mai, 31/3.

Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam, bàn vấn đề an ninh và nhân quyền 

31/3/2022 

VOA Tiếng Việt 

Cố vấn cấp cao Ngoại trưởng Hoa Kỳ Derek Chollet

Cố vấn cấp cao Ngoại trưởng Hoa Kỳ Derek Chollet 

Ông Derek Chollet, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, sẽ có chuyến công du đến Việt Nam trong tuần này tái khẳng định cam kết của Washington về vấn đề an ninh khu vực, tình hình Ukraine và sẽ thảo luận với giới lãnh đạo ở Hà Nội về vấn đề nhân quyền.

Một thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Derek Chollet sẽ có chuyến công du ba nước châu Á bao gồm Philippines, Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 28/3 đến ngày 2/4.

Cố vấn Chollet sẽ tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tham gia với các bên liên quan chính về các vấn đề song phương và khu vực, bao gồm các nỗ lực nhằm tìm kiếm một sự trở lại hòa bình cho nền dân chủ ở Myanmar, thông báo cho biết.

“Ông cũng sẽ thảo luận về tác động của cuộc xâm lược Ukraine được tính toán trước, vô cớ và phi lý của Nga”, thông báo viết.

Tại Việt Nam, ông Chollet sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao của chính phủ để khẳng định quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam và cam kết của Hoa Kỳ đối với vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời thảo luận về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Myanmar.

“Cố vấn và những người đồng cấp Việt Nam cũng sẽ thảo luận về các cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh. Cố vấn cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Tại lễ trao thưởng Phụ nữ Cam đảm Quốc tế 2022 trong tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, người đang thụ án 9 năm tù tại Việt Nam vì lên tiếng cho nhân quyền. Phía Việt Nam cho rằng hành động này của Hoa Kỳ là “thiếu khách quan và không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước”.

Cố vấn cấp cao về chính sách của Ngoại trưởng Antony Blinken viết trên Twitter về mục đích chung của chuyến công du ba nước châu Á: “Vấn đề trọng tâm của chương trình nghị sự là cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và tìm cách chúng ta có thể làm việc cùng nhau để hỗ trợ Ukraine”.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Chollet, từng làm việc ở Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng, hiện mang hàm Thứ trưởng, là cố vấn chính sách cấp cao cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhiều vấn đề và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao đặc biệt theo chỉ đạo của Ngoại trưởng.

Hiện đang có mặt tại Manila, ông Chollet gặp gỡ các quan chức Philippines về nỗ lực chung giữa hai nước nhằm ủng hộ thượng tôn pháp luật và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với liên minh Mỹ- Philippines như đã được thể hiện trong tầm nhìn chung về quan hệ đối tác Mỹ- Philippines thế kỷ 21.

Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị và sự khác biệt 

31/3/2022 

VOA Tiếng Việt 

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper hôm 30/3/2022. Photo Facebook US Embassy in Hanoi.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper hôm 30/3/2022. Photo Facebook US Embassy in Hanoi. 

Tại buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper chiều ngày 30/3, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tái khẳng định rằng “Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam”, nhưng bày tỏ mong muốn Washington tôn trọng “thể chế chính trị và sự khác biệt” của Hà Nội.

“Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác Toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị và sự khác biệt của nhau”, Báo Điện tử Chính phủ Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

“Đại sứ Knapper vừa có cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính để thảo luận về những cơ hội giúp làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, bao gồm hợp tác về năng lượng sạch và y tế toàn cầu”, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 31/3 cho biết.

Truyền thông trong nước dẫn lời Đại sứ Knapper nêu cam kết: “Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ Việt Nam”.

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ tin tưởng rằng chương trình hồi phục nhanh và phát triển bền vững của Việt Nam sẽ thành công, góp phần dẫn dắt quá trình phục hồi và phát triển kinh tế ở khu vực sau đại dịch.

Đại sứ Knapper tái khẳng định mong muốn của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực, thể hiện qua các chiến lược và sáng kiến mới như Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông Chính và ông Knapper cũng trao đổi về lập trường các nước ASEAN trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.

Dự kiến trong tuần này, ông Derek Chollet, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, sẽ gặp gỡ các quan chức Nhà nước, Chính phủ cấp cao của Hà Nội để tái khẳng định quan hệ Đối tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam.

“Cố vấn Chollet và các lãnh đạo Việt Nam sẽ thảo luận về các cơ hội nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh Việt – Mỹ hơn nữa”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định trong một thông báo.

Ngoài ra, cố vấn Chollet cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền khi gặp gỡ giới lãnh đạo Việt Nam, một vấn đề mà Hà Nội thường cho rằng “có sự khác biệt” trong mối quan hệ song phương Việt – Mỹ.

Ông Võ Văn Thưởng: Vụ bà Nguyễn Phương Hằng "thách thức đường lối, chủ trương của Đảng”

RFA

Ông Võ Văn Thưởng: Vụ bà Nguyễn Phương Hằng "thách thức đường lối, chủ trương của Đảng”

Ông Võ Văng Thưởng tại một hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương hôm 1/2/2021 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo Chính Phủ 

Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Thưởng vừa tuyên bố các vụ bắt giữ liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng và nhóm Báo Sạch là vì có sự thách thức đường lối, chủ trương của Đảng.

Ông Thưởng đưa ra phát biểu này tại hội nghị giữa Ban Nội chính Trung ương - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo các vụ án có yếu tố chính trị và củng cố sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản tại các cơ quan nhà nước, và Bộ Công an, hôm 31/3 ở Hà Nội.

Hội nghị này có sự tham dự của ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng Sản.

Phát biểu trong cuộc họp này ông Võ Văn Thưởng cho biết cần phải đẩy mạnh điều tra, truy tố và xét xử các vụ việc “tác động lớn đến dư luận xã hội, liên quan đến nhiều người, có sự thách thức đường lối, chủ trương của Đảng”.

Lấy ví dụ về các vụ việc thuộc dạng này, ông Thưởng đề cập đến vụ bắt giữ bà Nguyễn Phương Hằng, nhóm Báo Sạch, và tuy không nêu tên, nhưng qua việc nhắc tới vụ thao túng thị trường trứng khoán, có thể hiểu ông Thường trực Ban Bí thư đang ám chỉ vụ bắt giữ ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, hôm 29/3 vừa qua.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt vào hôm 24 tháng 3 dưới tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đây cũng chính là tội danh mà các thành viên của nhóm Báo Sạch - một nhóm các nhà báo chuyên viết bài chống tiêu cực - bị truy tố và bỏ tù.

Trước đó, có ý kiến cho rằng bà Hằng bị bắt là vì đã đụng chạm tới ông Phan Văn Mãi, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh vì đã chỉ trích đích danh ông này trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội.

Tập đoàn FLC huỷ sự kiện ở Anh Quốc sau khi Chủ tịch bị bắt giữ

RFA

Tập đoàn FLC huỷ sự kiện ở Anh Quốc sau khi Chủ tịch bị bắt giữ

Ông Trịnh Văn Quyết và mô hình máy bay của hãng Bamboo Airways tại văn phòng ở Hà Nội hồi năm 2018 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Tập đoàn FLC và hãng hàng không Bamboo Airway thuộc hãng này vừa huỷ một sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam tại Anh Quốc.

Sự kiện này nằm trong chuỗi Tuần lễ Việt Nam tại Vương Quốc Anh do đại sứ quán Việt Nam và tập đoàn FLC đồng tổ chức kéo dài từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 3, nhằm thu hút đầu tư từ Anh Quốc.

Theo dự kiến sự kiện có tên Diễn đàn Du lịch Việt Nam sẽ được tổ chức vào chiều ngày 30 tháng 3, nhưng theo báo Kinh tế Sài Gòn Online thì ngay sau khi ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch hãng - bị bắt, Đại sứ quán Việt Nam tại London đã thông báo tới các khách mời về việc huỷ bỏ sự kiện này.

Ông Trịnh Văn Quyết trước đó được cho biết là sẽ tới Anh Quốc để tham dự các sự kiện trong chuỗi Tuần lễ Việt Nam tại Vương Quốc Anh, nhưng tối ngày 27 tháng 3, một ngày trước khi sự kiện diễn ra thì có tin ông bị áp dụng lệnh cấm xuất cảnh.

Dù phía bộ công an hôm sau thông báo rằng không có việc ông chủ tịch tập đoàn FLC bị cấm xuất cảnh, nhưng cũng chỉ một ngày sau thì ông Quyết bị bắt.

Được biết ngoài sự kiện bị huỷ trên thì các sự kiện của Tuần lễ Việt Nam tại Vương Quốc Anh vẫn diễn ra bình thường. 

Tuấn Khanh - Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao?

 

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mất vào ngày 16 Tháng Một, năm 2009, mọi thứ trong đời ông như cũng lặng lẽ tàn dần kể từ sau năm 1975. Có vẻ nằm ngoài suy nghĩ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, cũng như rất nhiều người yêu âm nhạc – vốn vẫn quan sát cuộc đời và sự nghiệp của ông, cứ tưởng rằng sau khi miền Nam bị sụp đổ, chế độ mà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ âm thầm phục vụ đã thắng thế và thuận lợi – nhưng dường như ông lại không nhận được sự đối xử xứng đáng từ các đồng chí của mình.

Cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những câu chuyện đầy trớ trêu của lịch sử âm nhạc Việt Nam. Là một người nằm vùng trong lòng chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng ông lại trở nên vô cùng nổi tiếng nhờ vào xã hội tự do sáng tác, và tinh thần đón nhận âm nhạc vô cùng cởi mở của người miền Nam Việt Nam. Suốt trong những năm dài mà nền văn hoá nghệ thuật của VNCH bị từ chối, bị kiểm duyệt, có lẽ nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là người cảm nhận rõ nhất sự cay đắng, khi nghe các trung tâm âm nhạc hải ngoại ở Pháp, Mỹ… vẫn trình bày các ca khúc của mình. Ở các ngôi nhà cửa khép kín, trong lòng hẻm nhỏ Sài Gòn hay bất cứ đâu Việt Nam, người ta vẫn mở những bài hát làm nên tên tuổi của ông Những ngày xưa thân ái, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Trăng tàn trên hè phố… Ngược lại, những bài hát mới viết sau 1975, chỉ là hương hoa đóng góp cho thời thế, và hôm nay còn mấy ai nhớ và hát?

Lịch sử âm nhạc Việt Nam, bị cuốn vào giai đoạn chiến tranh quốc gia – cộng sản hơn 20 năm, kéo theo những mảnh đời và những điều trái ngang. Chẳng hạn, như ông Lưu Hữu Phước, người ký quyết định đưa tất cả những văn nghệ sĩ của Việt Nam tù cải tạo sau Tháng Tư 1975, đã ngẫm nghĩ gì về chế độ thù địch với ông lại không ngần ngại dùng ca khúc của ông làm Quốc ca? Và nếu đoạn đời về sau, với những phút cuối nói thật, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nếu không cho biết rằng ông luôn đau đáu về bài Dư Âm – ca khúc mà ông bị đấu tố là “tình cảm tiểu tư sản”, nên phải viết kiểm điểm và thề từ bỏ để được sống còn, ai biết được trong trái tim những người nghệ sĩ ấy mang nỗi niềm gì?

Tiểu sử của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ghi là ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của gia đình trung lưu. Ông có hai người anh là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu 5. Lúc nhỏ, ông có năng khiếu vượt trội về sáo. Tuy nhiên, đam mê của ông không được cha ủng hộ vì cho rằng chơi sáo dễ mắc bệnh lao, cha ông khuyên ông chơi guitar.

Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Sáng tác đầu tay của ông ra đời trong thời gian này là bài Nắng lên xóm nghèo.

Sau hiệp định Geneve, Phạm Thế Mỹ được tổ chức cách mạng bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ năm 1959 đến năm 1970, ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh,… tại Đà Nẵng. Khoảng năm 1965–1966, ông bị bắt khi trà trộn vào các phong trào phản kháng của Phật giáo Miền Nam để chống chế độ VNCH.

Lịch sử không thể thay đổi việc ông Phạm Thế Mỹ là một người của miền Bắc Việt Nam cài vào miền Nam, nhưng lịch sử cũng không thể phủ nhận ông là một nhạc sĩ tài hoa. Đã có nhiều người dành thời gian để phân tích từng câu từng chữ trong những bài hát trước năm 1975  của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và chỉ ra việc ẩn giấu những tình cảm dành cho bộ đội Bắc Việt cũng như là nhằm chống phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Thế nhưng sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phải nói là vô cùng rực rỡ trong lòng chế độ mà ông ta luôn tìm cách chống lại nó. Quả là mỉa mai. Vì bởi chính nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ không thể ngờ được chính vì những bài hát tưởng như tình ca mùi phản chiến đó đã chặn đứng sự nghiệp của ông sau năm 1975. Tài năng của ông có vẻ là không được công nhận đủ và đúng khi chỉ được sắp xếp là một nhân viên văn hoá thông tin của quận 4, Sài Gòn, và rồi qua đời trong hoàn cảnh khó khăn và lặng lẽ.

Đó có phải là số phận chung của người từng góp sức với “cách mạng” nhưng rồi bị nghi ngờ, không được trọng dụng? Chẳng hạn như nhân vật phi công Nguyễn Thành Trung nổi tiếng từng trở mặt ném bom vào Dinh Độc Lập vào ngày cuối của chế độ, hay nhà thơ Trần Vàng Sao bị theo dõi, ngăn chặn mọi thứ cho đến khi chết. Mặc dù nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sức sáng tác và đóng góp nhiều cho chế độ mới, nhưng ông không được cấp trên đáp lại như với Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Diệp Minh Tuyền…, dù tài năng của ông thì rõ là vượt lên trên rất nhiều.

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn có kể lại rằng vào năm 1994, khi ông ra Bắc có việc và được nhà thơ Phạm Hổ nhờ chuyển quà cho em mình là ông Phạm Thế Mỹ ở trong miền Nam. Khi đi cùng nhà thơ Trần Tiến Dũng đến trao quà, ông Phạm Thế Mỹ khi biết nhà văn Nguyễn Đình Bổn đang làm trong nhà xuất bản Mỹ thuật, nhạc sĩ  Phạm Thế Mỹ mang ra một tập dày có đến cả trăm bài hát ca ngợi bác và đảng, than phiền rằng ông muốn in nhưng không có ai giúp. Chi tiết này gợi lên câu hỏi rằng: Chẳng lẽ với vị trí của một người như ông Mỹ, và hoàn toàn dành tâm sức để vận động cho chế độ mới, nhưng vẫn không thể tìm được nơi yểm trợ để làm điều “phục vụ” này, thì thực sự cuộc sống của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sau năm 1975 đã cô quạnh đến thế nào?

Lúc còn là phóng viên của báo Tuổi Trẻ, vào ngày nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ qua đời, ban biên tập nhờ tôi gọi tìm một ai đó cùng thời để viết tin buồn và tâm tình. Kỳ lạ nhất là lúc đó tôi gọi khắp nơi nhưng hầu như ai cũng từ chối. Cuối cùng, tôi còn nhớ báo Tuổi Trẻ phải nhờ cậy đến một bài viết cũ, của một người không liên quan là nhạc sĩ Từ Huy như vài trăm chữ chia buồn về sự ra đi của ông.Lúc đó, tôi chạnh lòng nghĩ về sự cô đơn của ông, mặc dù nhà nước có làm lễ tang trọng thể, nhưng đó cũng chỉ là hình thức rổn rảng trong sự hiu quạnh của đời ông.

Tôi có đọc nhiều những bài viết tức giận và phê phán thái độ nằm vùng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Và tôi cũng đọc được những bài viết tiếc nuối cho một tài năng nhưng không đứng về phía chế độ Việt Nam Cộng Hòa, dù đó là miền đất đã tạo thành cái tên nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, và nuôi dưỡng trong sự yêu mến của không ít người yêu âm nhạc miền Nam. Nhưng biết sao được, đó là cuộc đời, là định mệnh và là lịch sử của đất nước Việt Nam. Lịch sử đã cho chúng ta chứng kiến những văn nghệ sĩ bất khuất đến phải ứa nước mắt vì kính trọng, nhưng chúng ta cũng có những người nghệ sĩ chấp nhận thay đổi cuộc đời của mình, chỉ vì để được sống còn, hoặc họ chọn hay nhầm một lý tưởng, mà không thể quay lại.

Những ai đã từng tiếp xúc với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cũng nhận ra rằng ông là một người hiền lành, và rốt cuộc chỉ mong muốn được sống với nghề của mình mà thôi.

Nhà nghiên cứu nhạc Việt người Mỹ Jason Gibbs từng viết trong bút ký khi tìm hiểu âm nhạc Việt Nam ở Sài Gòn, rằng: “Vợ chồng tôi được gặp và nói chuyện với Phạm Thế Mỹ năm 2001 ở nhà riêng của ông ở Quận Tư Sài Gòn. Ông vui tính, cởi mở, hiền và kể nhiều chuyện hay. Thời chιến tranh Việt Mỹ ông là một người cộng sản nằm vùng. Đất Việt thống nhất ông được tham gia mọi hoạt động âm nhạc ở một miền Nam giải phóng, nhưng thực ra ông không ưa chính sách văn hóa lúc bấy giờ”.

Có lẽ phần tính tình hiền lành và chân thành ấy, khiến cho những màu sắc và giai điệu trong các bài hát về quê hương của Phạm Thế Mỹ luôn làm người nghe nhanh chóng có sự đồng cảm và thương mến.

Khi được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 28/10/2001) phỏng vấn về những bài hát sáng tác thời “Mỹ-Nguỵ”, Phạm Thế Mỹ  đã nói cho qua rằng “Tôi thật sự không thích nói về những gì mình đã có, tất cả những sáng tác của tôi chỉ được bộc phát bằng sự say mê của chính mình”.

Có thể đó là kết luận quan trọng mà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ muốn để lại cho những thế hệ sau tìm hiểu về ông. Số lượng những bài hát về nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được công bố trên truyền hình cũng như hệ thống truyền thông của chế độ mới sau năm 75 rất nhiều, nhưng mọi thứ mang tính “phục vụ” ấy trôi dần vào quên lãng. Ngay cả trên wikipedia, các liệt kê đánh dấu sự thăng hoa sáng tạo của đời ông cũng nằm trong thời kỳ sáng tác tự do không kiểm duyệt của Việt Nam Cộng Hòa. Điều trái ngang là ở đó. Di sản vàng son của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa lại chính là nơi gìn giữ những điều đẹp nhất của một người nhạc sĩ Bắc Việt – Phạm Thế Mỹ.

https://saigonnhonews.com

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 31 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Ukraine :Trường tiểu học ở làng Kukhari, tây bắc Kyiv bị rocket Nga phá hủy

31/3/2022

Tranh vẽ của các em học sinh nằm vương vãi dưới nền đất. Hình ảnh do quân đội Ukraine ghi lại vào ngày 30/03.

Lực lượng Nga được cho vẫn ném bom ngoại ô Kyiv. Ukraine nói không có việc Nga rút binh sĩ quy mô lớn.

Chính quyền các thành phố miền bắc Ukraine nói cho đến nay Nga không dừng các cuộc tấn công mặc dù đã có cam kết giảm các hành động quân sự.

Nga vào ngày thứ Ba 29/03 nói rằng sẽ cắt giảm các hoạt động quân sự quanh Chernihiv và thủ đô Kyiv trong nỗ lực "tăng cường niềm tin lẫn nhau" trong các cuộc hòa đàm.

Thế nhưng thống đốc Chernihiv nói với BBC rằng các cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp diễn từ đêm 29/03 sang đến ngày 30/03, thành phố này vẫn bị mất điện nước và hệ thống sửi ấm. Cho đến nay đã có 350 dân thường bị thiệt mạng tại Chernihiv.

Việt Nam: Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974

Cai Lay Elementary School Massacre March 9, 1974 in South of Vietnam

vietnam saigon 75 

Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay lúc các em đang trong giờ ra chơi. Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Trước đó vào năm 1972, Việt cộng khủng bố cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.

Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác Việt cộng đã sát hại những em học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá, thủ tiêu chứng tích tấm bia lịch sử này. Hiện nay được biết còn 3 người là nhân chứng đã tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích thảm sát của VC sáng ngày 9/3/1974 tại Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy.Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Cả ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.     

Cai Lay Elementary School Massacre March 9, 1974 in South of Vietnam

Communist Mortar Attack on Cai Lay Elementary Community School; At 1455 hours on 9 March 1974, communist forces fired an 82mm mortar shell into the Cai Lay Community Elementary School in the province of Dinh Tuong, killing 23 school children outright and wounding 43 others, along with a woman teacher and two civilian adults. Nine of the wounded children later died from their wounds, raising the total number dead to 32.

https://books.apple.com/us/book/vi%E1%BB%87t-c%E1%BB%99ng-ph%C3%A1o-k%C3%ADch-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc-cai-l%E1%BA%ADy-ng%C3%A0y-9/id870908885

Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc buộc Nga phải rời nhà máy Chernobyl để tránh một ‘thảm hoạ hạt nhân’

Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc buộc Nga phải rời nhà máy Chernobyl để tránh một 'thảm hoạ hạt nhân'

Cấu trúc của Khu bảo tồn an toàn mới (NSC) bao gồm khối thứ 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, đã bị phá hủy trong thảm họa Chernobyl năm 1986, được chụp vào ngày 22/11/2018. (Ảnh Getty Images) 

Các quan chức Ukraine kêu gọi Liên Hợp Quốc đẩy lực lượng Nga ra khỏi khu vực hạt nhân Chernobyl để ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng, sau hơn một tháng Nga bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ tại Ukraine.

“Thế giới đã sẵn sàng cho một thảm họa hạt nhân của Nga chưa?”, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk phát biểu trên Telegram. “Những người chiếm đóng đã thiết lập một kho đạn dược gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl”, bà tiếp tục nói thêm rằng “sự ngu ngốc của những người chiếm đóng còn tồi tệ hơn sự ác độc của họ”.

Năm 1986, lò phản ứng của nhà máy hạt nhân Chernobyl nổ tung, bao trùm toàn bộ chất phóng xạ lên khắp châu Âu và Liên Xô cũ và các quan chức Liên Xô đã tìm cách che đậy thảm hoạ này. Kể từ đó, các công nhân đã đóng quân tại địa điểm nhà máy Chernobyl để quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và theo dõi mức độ phóng xạ.

Bà Vereshchuk kêu gọi Liên Hợp Quốc thành lập một phái bộ trong khu vực và ưu tiên phi quân sự hóa địa điểm Chernobyl. Quân đội Nga đã chiếm đóng khu vực này kể từ ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, bắt đầu vào ngày 24/2.

Quân đội Nga cho biết sau khi chiếm được nhà máy rằng, bức xạ nằm trong mức bình thường và các hành động của họ đã ngăn chặn được những “hành động khiêu khích hạt nhân” có thể xảy ra của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine. Trước đó, Nga đã bác bỏ thông tin rằng các lực lượng của họ đã đặt các cơ sở hạt nhân bên trong Ukraine vào tình thế nguy hiểm.

Ông Valery Seida, quyền Tổng giám đốc nhà máy Chernobyl cho biết, các nhân chứng nói rằng các phương tiện quân sự của Nga đã chạy khắp nơi quanh khu vực loại trừ và có thể đã đi qua Rừng Đỏ, một khu vực bị ô nhiễm nặng.

“Không ai đến đó… vì Chúa. Không có ai ở đó”, ông Seida nói với tờ Reuters khi nhắc đến Rừng Đỏ.

Khoảng một tuần sau khi bắt đầu xung đột, các lực lượng Nga đã tiếp quản nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine. Cả hai quan chức Ukraine và Nga đều cáo buộc nhau cố gắng dàn dựng một cuộc tấn công cờ giả xung quanh nhà máy vào đầu tháng này, trong bối cảnh các báo cáo rằng các tòa nhà trên địa điểm Zaporizhzhia đã bị pháo kích.

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên Hợp Quốc, ông Rafael Grossi, xác nhận trong tuần này rằng ông đã tới Ukraine để theo dõi tình hình. Cơ quan này cũng cho biết, ông Grossi sẽ đến một trong những nhà máy hạt nhân của Ukraine nhưng không nói rõ chi tiết.

Một tuyên bố do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đăng tải cho biết, ông đang đàm phán với các quan chức để “lên kế hoạch cung cấp hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho các cơ sở hạt nhân của đất nước, giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn có thể gây nguy hiểm cho con người và môi trường”.

Tuần trước, các quan chức Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng các cuộc pháo kích của Nga gần Chernobyl đang ngăn cản các công nhân luân phiên làm việc sau nhiều tuần làm việc liên tục.

Chính phủ TT Biden tích cực tìm cách ‘điều chỉnh lại’ quan hệ thương mại Mỹ-Trung

https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1388611843-700x420-1.jpg

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai điều trần trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện tại Tòa nhà Văn phòng Hạ viện Longworth hôm 30/03/2022 ở Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images) 

Hôm 30/03, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết một trong những ưu tiên cao nhất trong chương trình thương mại của chính phủ Tổng thống Biden là thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ-Trung nhằm đưa nông dân và các nhà xuất cảng Mỹ vào một sân chơi bình đẳng với các đối tác Trung Quốc.

Trong một tuyên bố được chuẩn bị từ trước trong phiên điều trần của Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện, bà Tai đã chỉ trích vai trò nổi bật của các doanh nghiệp nhà nước đối với xuất nhập cảng của Trung Quốc cũng như “việc đàn áp quyền lao động, một cơ chế môi trường yếu kém, [và] những sự bóp méo khác khiến các tác nhân tham gia theo định hướng thị trường không thể kinh doanh.”

Bà cũng lưu ý việc Bắc Kinh không đáp ứng các cam kết mua hàng theo hiệp định thương mại “giai đoạn một” được ký kết vào tháng Một năm 2020. Các hiệp định mua hàng đó quy định rằng Trung Quốc sẽ nhập cảng hàng hóa và sản phẩm của Hoa Kỳ trong năm 2020-2021 nhiều hơn ít nhất 200 triệu USD so với số lượng hàng hóa và sản phẩm mà nước này đã mua trong năm 2017.

Bà Tai nói trong phiên điều trần, “Chúng ta nhất thiết phải thực thi tất cả các thỏa thuận của mình, bao gồm cả thỏa thuận giai đoạn một, và đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành nhiều tháng qua để đấu tranh cho những người nông dân của chúng ta, những người chịu nhiều rủi ro trong những thỏa thuận mua hàng này.” 

Hồi tháng Mười năm 2021, những lo ngại của Hoa Kỳ về các hành vi lạm dụng thương mại của Bắc Kinh đã khiến bà Tai và nhóm của bà bắt đầu một vòng đối thoại với chính quyền Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng các nghĩa vụ của thỏa thuận giai đoạn một, bà nói trong tuyên bố.

Nhưng với Hoa Thịnh Đốn, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng rằng Bắc Kinh không coi thỏa thuận đó là ràng buộc và chỉ đáp ứng những cam kết mà nhà cầm quyền này cảm thấy phục vụ cho lợi ích của chính mình, tuyên bố cho biết. Bà Tai gọi hành động kén cá chọn canh trong việc hoàn thành nghĩa vụ này là một “khuôn mẫu quen thuộc” mà các quan chức Hoa Kỳ gặp phải khi giao dịch với các quan chức của chính quyền Trung Quốc, cho dù trong bối cảnh của Tổ chức Thương mại Thế giới hay các cuộc đàm phán song phương.

Bà nói, mặc dù những trải nghiệm này đã không hoàn toàn khiến Hoa Thịnh Đốn không có khả năng đối thoại với Bắc Kinh, nhưng rõ ràng là bản thân cách tiếp cận cũ là không đủ.

Vì thế, bà Tai kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật CẠNH TRANH của Mỹ, một dự luật nhằm mở rộng sản xuất vi mạch bán dẫn ở Hoa Kỳ và hạn chế sự phụ thuộc vào các sản phẩm và bí quyết của Trung Quốc.

Quan chức thương mại này cũng nhấn mạnh rằng chính phủ ông Biden đã mạnh mẽ chứng minh cho chính quyền Trung Quốc quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc thực thi Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ, đạo luật cấm nhập cảng tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ Tân Cương của Trung Quốc vì lo ngại tình trạng sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ.

Bà Tai nói với các nhà lập pháp: “Thách thức mà chúng ta phải đối mặt từ Trung Quốc là rất lớn và tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta làm thế nào để Hoa Kỳ tiếp tục cạnh tranh và có các ngành công nghiệp phát triển mạnh.”

Ông Michael Washburn là một phóng viên tự do tại New York, chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp luật và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast hàng tuần Reading the Globe. Các cuốn sách của ông bao gồm “The Uprooted and Other Stories” (“Những Câu Chuyện Mất Gốc và Những Câu Chuyện Khác”), “When We’re Grownups” (“Khi Chúng Ta Trưởng Thành”), và “Stranger, Stranger” (“Người Lạ, Người Lạ”).

Nga thúc đẩy thiết lập ‘trật tự thế giới mới’ với Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã thúc đẩy thiết lập một “trật tự thế giới” mới với Trung Quốc vào ngày 30/3 trước cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Trong một video do Bộ Ngoại giao Nga đăng lên Twitter, ông Lavrov tuyên bố: “Chúng tôi, cùng với các bạn, và với những người đồng chí hướng của chúng tôi, sẽ hướng tới một trật tự thế giới đa cực, công bằng, dân chủ.”

“Hai Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov và Vương Nghị gặp nhau ở Đồn Khê, tính An Huy, Trung Quốc,” Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Twitter, cùng một bức ảnh của ông Lavrov và ông Vương.

Bình luận của Ngoại trưởng Lavrov được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn không lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga khi giao tranh đang tiếp diễn. Kể từ khi Nga tấn công Ukraine, nhiều quốc gia phương Tây khác đã lên án Nga và áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Moscow.

Trong tháng qua, Trung Quốc tiếp tục kêu gọi hòa bình giữa Ukraine và Nga, nhưng không hề chỉ trích hành động xâm lược của Nga.

Theo Reuters, sau cuộc gặp gỡ, ông Vương bày tỏ rằng, cả Trung Quốc và Nga đều “quyết tâm hơn trong việc phát triển quan hệ song phương, đồng thời tự tin hơn trong việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.”

“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nga để đưa quan hệ Trung – Nga lên một tầm cao hơn trong kỷ nguyên mới, dưới sự dẫn dắt của sự đồng thuận của các nguyên thủ quốc gia,” ông Vương nhấn mạnh.

Trong cuộc họp báo hôm 30/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nêu rõ: “Không có giới hạn nào trong quan hệ hợp tác Trung Quốc – Nga trong việc theo đuổi hòa bình, không có giới hạn nào đối với nỗ lực của chúng tôi trong việc bảo vệ an ninh, và cũng không có giới hạn nào trong việc chúng tôi ngăn chặn bá quyền. Quan hệ Trung Quốc – Nga có đặc điểm là không liên minh, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bất kỳ bên thứ ba nào.”

Các bình luận tương tự cũng được đưa ra trong một tuyên bố chung của Trung Quốc và Nga hồi đầu năm, sau khi Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau trước thềm Thế vận hội Mùa đông.

Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra, Hoa Kỳ từng đưa ra thông tin về việc Nga yêu cầu hỗ trợ quân sự từ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã nhanh chóng bác bỏ.

Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kêu gọi Trung Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman thậm chí còn nhận định, tương lai của ông Tập là với các quốc gia phương Tây, chẳng hạn như Mỹ chứ không phải với Nga và ông Vladimir Putin.

Minh Ngọc (Theo Newsweek)

Khát vọng châu Âu của Ukraine

Ngay cả khi đang chống lại các cuộc tấn công của Nga, các chính trị gia Ukraine đã nhiều lần đưa ra mong muốn cho tương lai hậu chiến của đất nước: nước này muốn trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu.

Yêu cầu của Ukraine về việc trở thành thành viên EU ngay lập tức là không thực tế. Chuẩn bị gia nhập EU đòi hỏi phải áp dụng các quy tắc của khối, mà ngay cả các quốc gia đang có hòa bình cũng phải vất vả mới có thể tuân theo. Nhưng các thành viên Đông Âu, chẳng hạn như Bulgaria và Cộng hòa Séc, muốn Ukraine được coi là một ứng viên gia nhập, hoặc ít nhất được hứa rằng họ sẽ được phép gia nhập nếu thực hiện các cải cách cần thiết. Các thành viên ban đầu của EU, chẳng hạn như Pháp và Hà Lan, tỏ ra lạnh nhạt hơn, lo lắng về các vấn đề ở các thành viên hiện tại như Ba Lan và Hungary. Quan hệ giữa Ukraine và EU được thắt chặt trước khi Nga xâm lược Crimea vào năm 2014. Nhưng gần đây Nga đã gợi ý rằng họ sẽ không phản đối việc Ukraine gia nhập EU. Sau khi đã phát động một cuộc chiến toàn diện, Nga không còn công cụ gì để ngăn cản tham vọng gia nhập EU của Ukraine.

OPEC+ họp bàn về tình hình sản xuất dầu

Thế giới có thể đang hướng tới cú sốc năng lượng thảm khốc nhất kể từ những năm 1970. Với việc xuất khẩu xăng dầu của Nga giảm đáng kể, các nền kinh tế nhập khẩu dầu đang tìm đến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) để được hỗ trợ.

Liên minh dầu mỏ này, do Ả Rập Xê-út dẫn đầu, sẽ họp trực tuyến vào thứ Năm với một nhóm quốc gia bên ngoài, bao gồm cả Nga, trong một nhóm được gọi là OPEC+. Khi thị trường dầu mỏ thắt chặt, giá lên trên 100 đô la một thùng và triển vọng gián đoạn nguồn cung hơn nữa do cuộc chiến ở Ukraine, việc tăng mạnh sản lượng sẽ được các chính trị gia chào đón do họ lo ngại về giá xăng dầu và lạm phát tăng vọt. Tuy nhiên, OPEC+ có thể không tham gia giải cứu. Một lý do là lòng trung thành với Nga. Một mối quan ngại khác là việc một làn sóng Covid-19 mới sẽ làm suy yếu tăng trưởng và nhu cầu dầu. Tất cả 23 chuyên gia được khảo sát bởi Bloomberg đều dự đoán rằng OPEC sẽ chỉ có kế hoạch tăng sản lượng nhỏ giọt.

Thủ lĩnh đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya nói về vấn đề Ukraine

Đây là một đoạn trích từ bài bình luận của thủ lĩnh phe đối lập Belarus trên The Economist.

Belarus không thể tự do nếu Ukraine không có tự do và ngược lại. Biên giới dài 674 dặm giữa hai nước có nghĩa là một nhà độc tài do Nga kiểm soát ở Minsk, thủ đô của Belarus, luôn có thể đe dọa sự ổn định của Ukraine. Việc lật đổ chế độ độc tài của Alexander Lukashenko ở Belarus sẽ giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến. Và không có sự trừng phạt nào mạnh mẽ hơn đối với Điện Kremlin bằng việc Nga có chung đường biên giới với một Belarus dân chủ. Hơn nữa, một chiến thắng của Ukraine sẽ làm cho nền dân chủ ở Belarus có nhiều khả năng xuất hiện hơn.

Châu Âu an toàn hơn nếu Belarus được tự do. Để tránh áp lực, ông Lukashenko sẽ cố gắng dỗ dành và xoa dịu các nhà lãnh đạo phương Tây khi vận may của ông thay đổi. Ông ta đã đe dọa đặt vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus. (Ông ta đã loại bỏ điều khoản hiến pháp mà trước đó đã biến Belarus trở thành quốc gia phi hạt nhân trong một cuộc trưng cầu dân ý được dàn dựng vào tháng 2.) Ông Lukashenko cuối cùng có thể đề xuất trở thành một nhà trung gian kiến tạo hòa bình. Nhưng đừng để bị lừa: bạn không thể vun vén hòa bình trong khi vẫn đang ném bom nhà hàng xóm.

Evergrande hoãn công bố báo cáo tài chính

Nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất của Trung Quốc được cho là sẽ công bố một báo cáo đã được kiểm toán về tình hình tài chính gặp khó khăn của mình vào thứ Năm. Tuy nhiên, công ty, vốn đã vỡ nợ trái phiếu nước ngoài hồi tháng 12, cho biết báo cáo sẽ bị trì hoãn, một phần là do các kiểm toán viên phải kiểm tra thêm. Họ có rất nhiều điều để làm sáng tỏ.

Ví dụ, vào đầu tháng này, Evergrande tiết lộ rằng 13,4 tỷ nhân dân tệ (2,1 tỷ USD) tiền mặt mà đơn vị dịch vụ quản lý tài sản của họ nắm giữ trên thực tế đã được cầm cố vào năm ngoái để đảm bảo cho các khoản vay — và những người cho vay đã cưỡng chế khoản này. Bị thiếu tiền mặt, tập đoàn này đang cố gắng trả nợ cho các chủ nợ bằng tài sản. Vào ngày 30 tháng 3, họ cho biết đã bán cổ phần của mình trong một dự án có tên “Crystal City” ở tỉnh Chiết Giang cho một nhà phát triển và một công ty xây dựng mà họ nợ gần 921 triệu nhân dân tệ. Kế hoạch tái cơ cấu các khoản nợ khác sẽ đến hạn vào cuối tháng Bảy. Các chủ nợ của Evergrande hy vọng rằng thời hạn đó cũng không bị lỡ một lần nữa.

Cách Vladimir Putin được khắc họa trong các tác phẩm

Nhiều người viết tiểu sử bằng tiếng Anh đã cố gắng tô màu cho tổng thống Nga. Trong cuốn “Inside Putin’s Russia” (Bên trong nước Nga của Putin), Andrew Jack kết luận rằng mặc dù Putin là một mối đe dọa đối với chủ nghĩa tự do, nhưng ít nhất ông ấy cũng đáng tin cậy. Còn cuốn “Darkness at Dawn” (Bóng tối lúc bình minh) của David Satter là cuốn sách đầu tiên đánh giá mặt tối trong hệ thống. Trong đó, ông cáo buộc cơ quan mật vụ Nga đã dàn dựng các vụ đánh bom vào năm 1999 gây ra cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai – và giúp ông Putin lên nắm quyền tổng thống. Khi quyền lực của Putin trở nên trơ trẽn hơn, lòng tham nổi lên thay thế. Trong cuốn “Putin’s People” (Nhân dân của Putin), Catherine Belton mô tả chính phủ của ông như một cỗ máy để chiếm đoạt tài sản.

Nhưng một cuốn tiểu thuyết mới cho thấy rõ ràng nhất nơi mà Chủ nghĩa Putin đang hướng tới. Cuốn “Day of the Oprichnik” của Vladimir Sorokin mô tả một nước Nga vào năm 2028 bị ngăn cách với châu Âu. Sa hoàng được phục hồi, nhưng ngay cả ông ta cũng phải “cúi đầu khuất phục trước Trung Quốc”. Được xuất bản vào năm 2006, tác phẩm châm biếm hư cấu của Sorokin giờ đây có vẻ mang tính tiên tri chính xác hơn là kỳ quặc.

Ukraina: Nga bất ngờ thông báo ngừng bắn ở Mariupol để di tản thường dân

Cư dân địa phương bên ngoài một tòa nhà chung cư bị hư hại do cuộc xung đột Nga - Ukraina tại thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraina ngày 30/03/2022. REUTERS - ALEXANDER ERMOCHENKO 

Đàm phán mở « hành lang nhân đạo » tại Mariupol, thành phố miền nam Ukraina, từ nhiều ngày nay không đạt kết quả. Tối hôm qua, 30/03/2022, bộ Quốc Phòng Nga bất ngờ ra thông báo ngừng bắn tại Mariupol. Chính quyền Kiev cho biết cử 45 xe buýt đến thành phố bị vây hãm Mariupol, để chuyển hàng cứu trợ và di tản thường dân.   

Theo AFP, bộ Quốc Phòng Nga ngừng bắn tại khu vực này bắt đầu từ 10 giờ sáng, giờ địa phương (tức 7 giờ, giờ quốc tế). Bộ Quốc Phòng Nga cũng cho biết là việc sơ tán thường dân được tổ chức « với sự tham gia trực tiếp của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế (CICR) ».  

Từ nhiều ngày nay, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vận động để Nga ngừng bắn, lập « hàng lang nhân đạo ». « Hành lang nhân đạo » tại Mariupol là một nội dung chính trong cuộc điện đàm giữa tổng thống Pháp Emmnuel Macron và lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba 29/03. Tuy nhiên, tối hôm đó, sau cuộc điện đàm, phủ tổng thống Pháp ra thông báo cho biết Matxcơva không chấp nhận yêu cầu này, với lý do « các điều kiện chưa cho phép ».  

Ngay sau khi chính quyền Nga đưa ra thông báo nói trên, phó thủ tướng Ukraina Iryna Verechtchouk cho biết Kiev đã cử 45 xe buýt đi Mariupol. Tại Mariupol, hiện còn gần 170.000 thường dân - trên tổng số 400.000 dân trước chiến tranh - bị mắc kẹt, theo chính quyền thành phố. Phó thủ tướng Ukraina cho biết « sẽ nỗ lực hết sức để xe buýt có thể vào được Mariupol, đưa những người bị kẹt ra ngoài ».  

Giao tranh diễn ra dữ dội trong thành phố Mariupol từ một tuần nay. Trả lời AFP, nhiều nhân chứng thoát được khỏi thành phố cho biết dân cư đa số ẩn náu dưới hầm để tránh bom đạn, thành phố không có điện, thực phẩm và nước sạch thiếu nghiêm trọng, nhiều nơi xác người nằm rải rác không ai chôn cất. Theo chính quyền Mariupol, đã có khoảng 5.000 người chết kể từ khi quân Nga tấn công thành phố.  

Hành lang nhân đạo dự kiến nối liền Mariupol đến thành phố Zaporija, cách thành phố cảng 220 km về phía bắc qua ba ngả khác nhau, trước hết là ngả đi cảng Berdiansk do quân Nga kiểm soát. Hai ngả khác, qua Melitopol và Energodar, đang được thương lượng để mở ra trong ngày hôm nay. Nếu diễn ra, đây là đợt di tản lớn đầu tiên khỏi Mariupol có tổ chức. Cho đến nay, các thỏa thuận ngừng bắn để sơ tán thường dân đã không được tôn trọng. Thường dân chỉ có thể rời khỏi thành phố với phương tiện riêng, điều kiện an ninh không được bảo đảm.  

Tổ chức Y tế Thế giới công bố 3 kịch bản Covid-19 cho năm 2022

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 03/07/2020. REUTERS – POOL New 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/03/2022 công bố kế hoạch sửa đổi về chiến lược chống đại dịch Covid-19. WHO nêu lên 3 kịch bản Covid-19 cho năm 2022. Kịch bản xấu nhất là sẽ xuất hiện một biến thể mới, độc hại hơn những biến thể đã cướp đi sinh mạng của nhiều triệu người trong hơn 2 năm qua. 

Theo AFP, trong cuộc họp báo, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, lưu ý theo kịch bản xấu nhất, virus corona biến thể mới sẽ có độc lực và khả năng lây bệnh cao hơn, khả năng bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng hoặc nguy cơ tử vong nhờ tiêm chủng hoặc nhờ miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm Covid biến thể cũ đều giảm sút nhanh chóng. Khi đó, thế giới sẽ phải cải tiến mạnh mẽ các loại vac-xin hiện có và bảo đảm những nhóm người có nhiều nguy cơ nhất sẽ được tiêm chủng. 

Tuy nhiên, theo WHO, kịch bản có nhiều khả năng nhất là dịch bệnh bớt nghiêm trọng, nhờ vào khả năng miễn dịch cộng đồng cao hơn. Vì thế, trong cuộc họp báo, tổng giám đốc WHO hy vọng kế hoạch sửa đổi về chiến lược chống đại dịch Covid-19 lần này là kế hoạch cuối cùng. Còn theo kịch bản lạc quan nhất, các biến thể mới là những biến thể rất nhẹ, không cần cải tiến vac-xin, cũng không cần tiêm nhắc lại cho dân chúng. 

Được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc hồi cuối năm 2019, Covid-19 đã lan ra toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 6 triệu người. Đây là số liệu chính thức nhưng trên thực tế, số nạn nhân dường như còn cao hơn rất nhiều. Trong tuần qua, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, có thêm 10 triệu người nhiễm virus corona và 45.000 ca tử vong mới. Trên thực tế, con số nạn nhân có thể cao hơn nhiều, vì nhiều quốc gia khi nới lỏng các biện pháp chống dịch cũng giảm mạnh công tác xét nghiệm tầm soát, khiến việc theo dõi quy mô dịch bệnh khó khăn hơn.

Pháp : Dịch vẫn lây lan, số nạn nhân vẫn tăng

Riêng tại Pháp, theo số liệu Cơ quan y tế công thông báo chiều tối hôm qua, số bệnh nhân nhập viện do nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục tăng. Số ca mới nhập viện và số ca bệnh nặng mới nhập khoa điều trị tích cực trong ngày hôm qua đều tăng gần 1/3 so với thứ Tư tuần trước. Trong vòng 24 giờ, có 132 người tử vong vì virus corona được ghi nhận tại bệnh viện, so với con số 101 trước đó 1 tuần. Tổng cộng tính từ đầu dịch đến nay, Pháp ghi nhận 142.143 ca tử vong vì Covid-19.

Trùm tình báo quân đội Pháp 'mất chức vì đoán nhầm về Ukraine'

Tướng Eric Vidaud

Nguồn hình ảnh, Ecpad

Chụp lại hình ảnh, 

Tướng Eric Vidaud

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Pháp, Tướng Eric Vidaud, mất chức sau khi không dự đoán được cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một số hãng tin nói.

Bảy tháng sau khi ông đảm nhận vai trò này, có tin nói ông bị đổ lỗi vì "các cuộc họp giao ban không đầy đủ" và "thiếu hiểu biết".

Mỹ đánh giá chính xác rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược quy mô lớn, trong khi Pháp kết luận là khó có thể xảy ra.

Một nguồn tin cho biết Tướng Vidaud bị đổ lỗi cho việc này.

Tuy nhiên, nguồn tin quân sự nói với hãng tin AFP rằng công việc của ông là cung cấp "thông tin tình báo quân sự chứ không phải dự đoán trước". 

Đầu tháng Ba, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Pháp, Tướng Thierry Burkhard thừa nhận rằng tình báo Pháp đã không bằng tình báo Anh và Mỹ.

"Người Mỹ nói rằng người Nga sẽ tấn công, họ đã đúng", ông nói với tờ Le Monde.

Ông này nói thêm: "Tình báo chúng tôi nghĩ rằng chi phí chinh phục Ukraine sẽ rất khủng khiếp và người Nga có những lựa chọn khác" để hạ bệ chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Nhưng Tướng Vidaud dường như cũng đã bị loại vì những lý do khác.

Nhiều tuần sau khi ông nhậm chức phụ trách tình báo quân sự, cơ quan của ông đã vấp phải chỉ trích khi Australia hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng tỷ đô la với Pháp để ủng hộ một hiệp ước an ninh với Mỹ và Anh. 

Sự ra đời của thỏa thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia, còn gọi là AUKUS, gắn với chiến lược Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương.

Hiệp ước AUKUS đã gây bất ngờ ở Pháp và gây ra một cuộc tranh cãi về mặt ngoại giao.