Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 30 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Đàm phán Nga – Ukraine đạt kết quả tích cực, Nga rút quân khỏi thủ đô Kyiv

Dương Minh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/03/ntdvn_dam-phan-afp-4652-1648557618-e1648565536412.jpeg

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu trước hai phái đoàn Nga và Ukraine trước đàm phán tại Istanbul hôm 29/3. Ảnh: Getty Images. 

Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ giảm hoạt động quân sự quanh thủ đô của Ukraine sau khi cuộc đàm phán hòa bình kết thúc và đạt kết quả tích cực.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin ngày 29/3 thông báo quân đội sẽ giảm mạnh hoạt động quân sự quanh Kyiv và Chernihiv trong khi hai bên đàm phán về một thỏa thuận về tình trạng trung lập, phi hạt nhân của Ukraine cũng như những đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Quyết định được thực hiện nhằm tạo ra lòng tin lẫn nhau, tạo điều kiện cần thiết cho đối thoại thêm giữa hai nước và đạt mục tiêu cuối cùng là ký thỏa thuận hòa bình tại Ukraine, theo Sputnik.

“Nhằm tăng cường tin tưởng lẫn nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán tiếp theo cũng như đạt mục tiêu cuối cùng là ký kết một thỏa thuận, chúng tôi đã quyết định giảm mạnh hoạt động quân sự ở các khu vực Kiev và Chernihiv”, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin nói sau cuộc đàm phán hôm 29/3 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine trước đó cũng thông báo một số đơn vị của Nga đang rút khỏi mặt trận Kyiv và Chernihiv.

Hãng tin CNN dẫn lời hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết họ quan sát thấy lực lượng Nga bắt đầu rút khỏi các khu vực quanh thủ đô Kyiv, gọi đây là “chuyển biến lớn về chiến lược”.

Kết quả đàm phán Nga – Ukraine

Cuộc đàm phán kéo dài 4 giờ tại Istanbul ngày 29/3 là lần gặp trực tiếp đầu tiên của hai bên sau hơn 2 tuần, theo hãng tin AFP.

Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky cho biết cuộc đối thoại với Ukraine diễn ra trên tinh thần xây dựng và Nga đang thực hiện 2 bước để xuống thang xung đột.

Các nhà đàm phán Ukraine cho hay trong cuộc thảo luận hôm nay, họ đã đề xuất Ukraine áp dụng trạng thái trung lập để đổi lấy các đảm bảo an ninh, đồng nghĩa Kiev sẽ không tham gia các liên minh quân sự hay cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ trên lãnh thổ.

Trưởng đoàn Nga Medinsky nói hai bên đã có “cuộc thảo luận ý nghĩa” và các đề xuất của Ukraine sẽ được trình lên Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Sau cuộc thảo luận hôm nay, chúng tôi đã nhất trí và đề xuất một giải pháp, theo đó cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước có thể diễn ra đồng thời với cuộc đàm phán cấp ngoại trưởng về thỏa thuận”, Medinsky nói. “Khi nỗ lực xây dựng thỏa thuận và tìm kiếm thỏa hiệp được thúc đẩy, khả năng đạt được hòa bình sẽ gần hơn nhiều”.

Chia sẻ với báo chí sau cuộc thảo luận với Nga, David Arakhamia, thành viên phái đoàn Ukraine, nói Kiev muốn có một “cơ chế quốc tế về các đảm bảo an ninh”, trong đó các nước đảm bảo sẽ hành động “tương tự Điều 5 của NATO và thậm chí chắc chắn hơn thế”.

Theo Arakhamia, Ukraine muốn các quốc gia đứng ra đảm bảo an ninh gồm Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ba Lan và Israel.

Oleksandr Chaly, một thành viên khác trong đoàn đàm phán Ukraine, cho hay Kiev sẽ không gia nhập “bất cứ liên minh chính trị, quân sự nào”, cũng không cho phép quốc gia nào lập căn cứ trên lãnh thổ. Nga từng tuyên bố mối đe dọa từ việc NATO mở rộng tới Ukraine là một trong những lý do để phát động chiến dịch quân sự tại nước này.

Tổng thống Nga và Ukraine có thể sẽ gặp nhau

Trong cuộc đàm phán, phía Ukraine đề nghị “tạm thời gác lại” vấn đề Crimea và các vùng lãnh thổ ly khai ở Donbass để các biện pháp đảm bảo an ninh có thể nhanh chóng có hiệu lực, theo Arakhamia. Nhà đàm phán Podolyak nói thêm rằng Kiev đề xuất trao đổi trong 15 năm để giải quyết vấn đề Crimea.

Các nhà đàm phán của Ukraine cho biết Tổng thống Zelensky và Tổng thống Putin có thể sẽ gặp nhau sau cuộc đàm phán ở Istanbul, nhưng không nêu thêm chi tiết.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay cuộc trao đổi lần này giữa phái đoàn Ukraine và Nga đánh dấu “bước tiến quan trọng nhất” trong các vòng đàm phán cho đến nay.

Đàm phán Nga-Ukraina : Những đề xuất chính của Kiev ngày 29 tháng 3

Ông Mykhailo Podolyak (G), cố vấn tổng thống Ukraina, tham gia đoàn đàm phán với Nga trả lời báo chí sau phiên họp, ngày 29/03/2022, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. AP - Emrah Gurel 

Trong cuộc đàm phán trực tiếp giữa hai phái đoàn ngoại giao Nga và Ukraina tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/03/2022, phía Kiev nêu rõ các đề xuất nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình sau hơn một tháng Matxcơva phát động chiến tranh ở Ukraina. 

Theo AFP, Ukraina đưa ra bốn đề xuất chính. Yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải có « một thỏa thuận quốc tế » bảo đảm an ninh cho Ukraina, « trong đó các nước bảo lãnh sẽ hành động theo cách tương tự như điều 5 của NATO » (có nghĩa là tấn công một thành viên của NATO đồng nghĩa với tấn công vào toàn khối). Các nước bảo trợ ký kết thỏa thuận này sẽ gồm bốn thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh), cùng với 5 nước thành viên NATO (Đức, Ý, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada) và Israel.

Thứ hai, Ukraina chấp nhận điều mà Nga yêu cầu từ lâu: đó là « quy chế trung lập và phi hạt nhân », nhưng với điều kiện « những cam kết về an ninh được bảo đảm ». Như vậy, Ukraina sẽ từ bỏ ý định gia nhập NATO dù điều này được ghi trong Hiến pháp.

Ukraina « sẽ không triển khai trên lãnh thổ (của họ) bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào ». Đề xuất này được nhà đàm phán Olexandre Tchaly nêu trong cuộc họp. Tuy nhiên, các cuộc tập trận vẫn có thể được tổ chức ở Ukraina sau khi được các nước bảo trợ chấp nhận.

Phía Ukraina yêu cầu « thỏa thuận quốc tế » nêu trên không cấm nước này gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, đồng thời các nước bảo trợ cam kết đóng góp vào quá trình này.

Cuối cùng, bán đảo Crimée và vùng Donbass « tạm thời được loại khỏi » thỏa thuận lần này để các bảo đảm có thể sớm có hiệu lực. Chính quyền Kiev đề xuất thời hạn « 15 năm » để hai nước đàm phán và trong thời gian này « không sử dụng lực lượng vũ trang để giải quyết vấn đề » đặc biệt của bán đảo Crimée, bị Nga sáp nhập năm 2014.

Lựa chọn khó khăn của Nga tại Ukraine

Chỉ hơn một tháng trước, quân đội Nga tràn vào Ukraine với ý định đánh chiếm Kyiv và chiếm đóng nước này. Nhưng rồi họ phải suy nghĩ lại khi không chiếm được thành phố lớn nào khác ngoài Kherson. Vào hôm thứ Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin thông báo Nga đã quyết định cắt giảm “triệt để” quân số ở quanh Kyiv. Chính phủ Nga giờ đây tuyên bố trọng tâm của họ chỉ là “giải phóng” Donbas, khu vực miền đông Ukraine mà Nga từng gửi quân đến vào năm 2014 để hỗ trợ phong trào ly khai.

Các lực lượng ủy nhiệm của Nga nắm giữ một phần ba Donbas trước cuộc chiến, vì vậy nếu chiếm được thêm đất – bao gồm cả thành phố cảng Mariupol – Vladimir Putin sẽ có thể rút quân mà vẫn giữ được thể diện. Chỉ có điều chính phủ Ukraine không sẵn sàng hy sinh lãnh thổ trong khi các nước phương Tây khó có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt nếu Nga vẫn bám trụ vào lãnh thổ mới. Các biện pháp trừng phạt hiện đang khiến Nga ngộp thở; với hãng xếp hạng S&P ước tính GDP của Nga sẽ giảm 22% trong năm nay. Nếu ban đầu ông Putin chỉ giới hạn cuộc chiến của mình ở Donbas, ông có thể đã tránh được các biện pháp trừng phạt nặng như hiện tại. Giờ đây, Điện Kremlin phải chọn một trong hai: nền kinh tế hoặc một chiến thắng không trọn vẹn.

Thượng Hải phong tỏa toàn thành phố

26 triệu cư dân Thượng Hải đã đi qua đại dịch một cách tương đối dễ dàng. Thành phố này có ít ca nhiễm và không đặt ra quá nhiều hạn chế. Nhưng rồi Omicron thay đổi tất cả.

Sau khi phát hiện hàng trăm ca nhiễm trong những tuần gần đây, Thượng Hải bước vào đợt phong tỏa mới kéo dài tám ngày. Nửa đông của thành phố, nơi có khu tài chính, sẽ phong tỏa trước vào ngày 28 tháng 3; cư dân chỉ được phép ra ngoài để xét nghiệm covid-19. Nửa phía tây theo ngay sau đó. Phong tỏa sẽ kết thúc vào ngày 4 tháng 4, sau khi toàn bộ cư dân đã được xét nghiệm.

Chiến lược “zero-covid” của Trung Quốc đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Thậm chí chính phủ đã điều chỉnh định nghĩa của họ về “zero.” Và khi phần còn lại của thế giới mở cửa, phong tỏa Thượng Hải đang là bài thử cho quyết tâm của giới chức. Nếu không ngăn được đợt bùng dịch này, họ có thể sẽ phải đi tìm chiến lược mới.

Người trẻ ở các nước phát triển đổ xô đi mua nhà

Đối với nhiều người thuộc thế hệ thiên niên kỷ (millennials), sở hữu nhà từng là một giấc mơ xa vời. Nhưng giờ đây, thế hệ sinh từ 1981 đến 1996 đang trở thành động lực thúc đẩy cuộc bùng nổ bất động sản ở các nước giàu. Ở Mỹ, những người thuộc thế hệ này chiếm hơn một nửa số đơn xin thế chấp trong hai năm qua. Thế hệ thiên niên kỷ của Anh hiện nay cũng có xu hướng sở hữu nhà hơn là đi thuê.

Nhiều người đã đạt đến những năm mua sắm đỉnh cao của họ. Nhưng cơn sốt mua nhà không chỉ phản ánh sự già hóa. Phong tỏa và làm việc từ xa khiến mọi người muốn có thêm không gian nhà ở. Do đó, millennials đang chuyển đến những ngôi nhà rộng hơn, rời bỏ các thành phố hoặc bán nhà ở các khu vực đắt đỏ để chuyển đến nơi rẻ hơn, nhất là khi làm việc từ xa khiến họ có thêm nhiều lựa chọn.

Bùng nổ kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng chi trả. Lãi suất tăng có thể làm thế chấp kém hấp dẫn đi, trong khi hạn chế về nguồn cung, vốn trở nên trầm trọng hơn do thiếu lao động và vật liệu, đồng nghĩa người mua nhà có ít lựa chọn hơn. Do đó giấc mơ sở hữu nhà có thể vẫn chưa dành cho tất cả mọi người.

Ethiopia phong tỏa Tigray

Thỏa thuận đình chiến mong manh giữa chính phủ trung ương Ethiopia và quân nổi dậy khu vực Tigray ở miền bắc đến nay vẫn được tôn trọng sau khi hai bên ký tạm vào ngày 25 tháng 3. Nhưng sau gần 17 tháng nội chiến, hòa bình còn phụ thuộc vào việc viện trợ có đến kịp thời hay không.

Kể từ tháng 12 Tigray không nhập được bất kỳ lô hàng thực phẩm nào, khiến cho hàng trăm nghìn người đang chết đói. Các nhà lãnh đạo Tigray cho biết họ sẽ chỉ tôn trọng lệnh ngừng bắn nếu các nỗ lực cứu trợ đến trong thời gian “hợp lý.” Song chính phủ Ethiopia lại chỉ cho phép đúng duy nhất một con đường cho các chuyến hàng viện trợ. Con đường đó uốn lượn qua khu vực đông bắc Afar và quá nguy hiểm để sử dụng. Đây chẳng khác nào một biện pháp phong tỏa của thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed, người bị cáo buộc dùng nạn đói làm vũ khí. Các lãnh đạo Tigray cảnh báo sẽ tấn công nếu Abiy không thực hiện lời hứa của mình.

Ukraina : Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế than phiền bị bóp méo thông tin

Trụ sở Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế (CICR), ở Genève, Thụy Sĩ © FABRICE COFFRINI / AFP 

Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế (CICR) hôm 29/03/2022 than phiền đang là nạn nhân của một « chiến dịch bóp méo thông tin » liên quan đến các hoạt động tại Ukraina. Nhiều cư dân mạng tố cáo Hội cấu kết với Matxcơva sơ tán thường dân Ukraina sang Nga, nhưng tổ chức nhân đạo này đính chính đó là thông tin sai lạc. 

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :

Một thập tự đỏ nhuốm máu, một thập tự khác được chỉnh sửa cho giống chữ thập quốc xã, hay hai chữ S trong « Red Cross » dùng kiểu chữ của SS… Chỉ cần gõ tên Chữ Thập Đỏ trên mạng xã hội, sẽ thấy làn sóng chỉ trích tổ chức nhân đạo này. Nhiều lời bình trong số đó là hậu quả trực tiếp của việc tổ chức dường như trợ giúp di tản hàng ngàn thường dân Ukraina sang Nga. 

Ông Ewan Watson, phát ngôn viên Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế nói : « Hội không hề tham gia vào việc buộc thường dân từ Mariupol hay một thành phố nào khác của Ukraina sơ tán sang Nga. Không bao giờ chúng tôi tham dự vào một chiến dịch đi ngược lại ý muốn của người khác, và ngược với các nguyên tắc của chúng tôi. Nhưng loại thông tin này tràn ngập các mạng xã hội, và đôi khi còn được truyền thông đưa lại. Không chỉ tin này là sai, mà còn đe dọa sự an toàn của nhân viên chúng tôi trên thực địa ».

Một tấm ảnh cũng đã gây phẫn nộ cho nhiều cư dân mạng, kể cả cựu đại sứ Ukraina tại Áo. Đó là hình chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, ông Peter Maurer, tươi cười bên cạnh ngoại trưởng Nga, trong chuyến thăm Matxcơva. Có thể đây là sai lầm trong việc làm truyền thông. Nhưng nhiệm vụ của Hội là đối thoại với tất cả các bên trong cuộc xung đột, nhất là để tổ chức việc trao đổi tù binh và đưa xác lính tử trận về nước.

Hàn Quốc: Tổng thống đắc cử Yoon và tổng thống mãn nhiệm Moon gặp nhau

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trong cuộc họp báo tại Seoul hôm 20/03/2022. REUTERS - POOL 

Tối ngày 28.3.2022, tổng thống đắc cử Yoon và tổng thống mãn nhiệm Moon đã có buổi gặp mặt đầu tiên tại nhà Xanh sau nhiều lần bị hủy. Buổi gặp mặt được cho là khá thân thiện trong thời gian 2 giờ 36 phút. Nội dung của cuộc gặp mặt xoay quanh vấn đề ngân sách để chuyển phủ tổng thống tới Yong-San, kinh tế hậu Covid và vấn đề Bắc Hàn. 

Quảng cáo 

Đây là buổi gặp mặt được cho là tổ chức muộn nhất lịch sử giữa tổng thống đắc cử và tổng thống mãn nhiệm của Hàn Quốc. Buổi gặp mặt đã diễn ra sau khi bị hủy nhiều lần do không đạt đồng thuận về nội dung thảo luận. Tuy nhiên buổi gặp mặt ngày 28/03 được cho là khá thân thiện giữa tổng thống mãn nhiệm Moon Jae-in (문재인) và tổng thống đắc cử Yoon Seok-youl (윤석열). Hai ông đã thảo luận về việc chuyển vị trí phủ tống thống tới Yong San để gần gũi với người dân hơn, các vấn đề về kinh tế hậu Covid và vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Kể từ khi ông Yoon đắc cử tổng thống, Bắc Triều Tiên đã liên tục sử dụng vũ khí hạt nhân đe dọa an toàn của khu vực. Ông Yoon sau đó đã thể hiện thái độ rất cứng rắn với Bắc Nhưỡng sau vụ thử tên lửa ngày 25/03, ông đã tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên không thể đạt được bất kỳ điều gì bằng cách khiêu khích và đe dọa. Đây cũng là lần đầu tiên ông Yoon gửi một thông điệp trực tiếp tới Bắc Triều Tiên liên quan đến hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây nhằm mục đích khiêu khích Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cũng vào ngày 25/03 ông Yoon cũng có 25 phút điện đàm trực tiếp vớichủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ông kêu gọi Trung Quốc phải hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc về vấn đề này. 

Ngày 28/03 ông Yoon cũng đã tiếp đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc và khẳng định Nhật Bản và Hàn Quốc là những đối tác đáng tin cậy để chia sẻ nhiệm vụ hợp tác về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. 

Thời gian gần đây, Bắc Triều Tiên liên tục tuyên truyền rằng quan hệ liên Triều sẽ trở lại giai đoạn căng thẳng như thời tổng thống Lee Myung Bak (이명박) và nói rằng triều đại của ông Yoon sẽ trở thành Myung Bak 2.

Joe Biden muốn tăng chi tiêu quốc phòng 'đối phó Nga, Trung Quốc'

Lính Mỹ tập trận ở Estonia.

Nguồn hình ảnh, Sean Gallup

Chụp lại hình ảnh, 

Lính Mỹ tập trận ở Estonia.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách tăng chi tiêu quốc phòng lên 813 tỷ USD trong năm tài chính 2023 để đối phó đe dọa gia tăng từ Nga và Trung Quốc.

Đề xuất ngân sách của Nhà Trắng - tổng trị giá 5,8 nghìn tỷ USD - gọi Trung Quốc là "thách thức" của Lầu Năm Góc.

Thứ trưởng Quốc phòng Kathleen Hicks cho biết khoản đầu tư quốc phòng sẽ được thực hiện dựa trên quan điểm rằng Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược có hậu quả nhất và là thách thức".

Lính Mỹ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lại nói khoản chi này sẽ chống lại "các mối đe dọa" từ Nga. 

Bản yêu cầu ngân sách liệt kê Nga là "mối đe dọa dai dẳng" cùng với Triều Tiên, Iran và "các tổ chức cực đoan bạo lực".

Yêu cầu bao gồm 6,9 tỷ USD để giúp NATO chống lại các mối đe dọa từ Nga đang xâm lược Ukraine.

Đề xuất kêu gọi 682 triệu đôla tài trợ cho Ukraine vì an ninh và kinh tế.

Lầu Năm Góc yêu cầu 61 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới, giảm so với con số 85 chiếc mà họ yêu cầu vào năm ngoái.

Biden cũng yêu cầu 4,1 tỷ USD để tiến hành nghiên cứu và phát triển khả năng phòng thủ, gần 5 tỷ USD cho hệ thống cảnh báo tên lửa không gian để phát hiện các mối đe dọa toàn cầu và gần 2 tỷ USD cho hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa.

34,4 tỷ USD được đề nghị chi cho hiện đại hóa "bộ ba" hạt nhân gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

24,7 tỷ USD xin được phân bổ để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa, bao gồm 892 triệu USD để bảo vệ đảo Guam trước các mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc.

Đề xuất hiện cần có sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã nhanh chóng chỉ trích Hoa Kỳ vào hôm thứ Ba, nói rằng chính quyền Biden chỉ biết "tâm lý Chiến tranh Lạnh".

"Trung Quốc và Nga là hai cường quốc. Nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế và trấn áp Trung Quốc và Nga sẽ không thành công", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét