Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 14 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

IMF: Nga vỡ nợ không còn là 'không thể xảy ra', nhưng không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu 

Reuters 

Logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund).

Logo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund). 

Nga có thể vỡ nợ sau các lệnh trừng phạt chưa từng có vì họ xâm lược Ukraine, nhưng điều đó sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu -- Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva nói hôm Chủ nhật 13/3.

Bà Georgieva nói với chương trình "Face the Nation" của CBS rằng các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác áp đặt đã gây tác động "nghiêm trọng" lên nền kinh tế Nga và sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái sâu trong năm nay.

Chiến tranh và các lệnh trừng phạt cũng sẽ có tác động lan tỏa đáng kể đến các nước láng giềng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, và đã gây ra làn sóng tị nạn như trong Thế chiến thứ hai, bà nói.

Nga gọi các hành động của mình ở Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Các biện pháp trừng phạt cũng hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực của Nga và khả năng xử lý các khoản nợ -- điều này có nghĩa là Nga vỡ nợ không còn được coi là "không thể xảy ra nữa", bà Georgieva nói.

Khi được hỏi liệu Nga vỡ nợ như vậy có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới hay không, bà nói, "Hiện tại, không."

Bà nói: Tổng mức tiếp xúc của các ngân hàng đối với Nga lên tới khoảng 120 tỷ USD, một số tiền mặc dù không phải là không đáng kể nhưng "không làm rúng động cả hệ thống".

Khi được hỏi liệu Nga có thể tiếp cận khoản tài trợ khẩn cấp 1,4 tỷ USD của IMF đã phê duyệt cho Ukraine vào tuần trước hay không nếu Moscow chiếm Ukraine và thành lập chính phủ mới, bà Georgieva cho biết số tiền này nằm trong một tài khoản đặc biệt mà chỉ chính phủ Ukraine mới có thể truy cập.

Một quan chức IMF nói rằng chính phủ Ukraine được đề cập ở đây là "chính phủ được quốc tế công nhận của Ukraine."

IMF năm ngoái đã chặn Taliban truy cập vào các quỹ của Afghanistan sau khi họ nắm quyền kiểm soát chính phủ, với lý do thiếu rõ ràng về việc cộng đồng quốc tế công nhận chính phủ Taliban.

(Reuters)

Chiến tranh Ukraina : Mỹ muốn gia tăng sức ép ngăn ngừa Trung Quốc hậu thuẫn Nga

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan trong một cuộc họp báo về tình hình Ukraina, tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 11/02/2022. AP - Manuel Balce Ceneta 

Trong khi quân đội Nga không ngừng đẩy mạnh các mũi tấn công, thắt chặt vòng vây thủ đô Kiev của Ukraina, Washington đang hướng tới một chiến lược mới : gia tăng sức ép đối với Bắc Kinh để tránh nguy cơ Trung Quốc ủng hộ Nga, lách các biện pháp trừng phạt của quốc tế. Đây là một trong những thông điệp mà cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ chuyển tới lãnh đạo ngoại giao của đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong cuộc gặp hôm nay, 14/03/2022, tại Ý. 

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

« Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm qua Chủ Nhật thông qua các phương tiện truyền thông Mỹ, đã cảnh báo rằng Trung Quốc không thể giúp Nga lách các lệnh trừng phạt kinh tế mà không phải gánh chịu hậu quả. Để biện minh cho các mối nghi ngờ, chính quyền Biden đã viện dẫn thông tin trên các nhật báo lớn của Mỹ cho rằng Nga dường như đã đề nghị Trung Quốc trợ giúp, nhất là về trang thiết bị quân sự.

Đó là những thông điệp chính mà cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan sớm chuyển tới cố vấn hàng đầu của Trung Quốc, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), tại Roma. Bắc Kinh sẽ có hai lựa chọn : tiếp tục chơi trò giữ thăng bằng, giữ khoảng cách một cách lịch sự với Nga về chiến tranh ở Ukraina để không làm phật ý Hoa Kỳ và châu Âu, hai đối tác thương mại của Trung Quốc.

Cũng có thể Bắc Kinh sẽ lựa chọn lao vào cuộc chơi mà Washington ngày càng lo ngại : ​​Trung Quốc hậu thuẫn Nga trong vụ xâm lược Ukraina, với hy vọng thúc đẩy « tầm nhìn về trật tự thế giới » mà về lâu dài, Bắc Kinh muốn thấy được thiết lập ».

Phát biểu trên CNN, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định sẽ theo dõi sát sao về khả năng Trung Quốc trợ giúp cho Nga về kinh tế hoặc trang thiết bị, bằng cách này hay cách khác.

Chính quyền Bắc Kinh đã có phản ứng. Theo AFP, hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, tố cáo, « trong thời gian qua, Mỹ đã tung tin sai lệch chống Trung Quốc », và chỉ trích báo chí Mỹ lan truyền thông tin thất thiệt về việc Nga đề nghị Trung Quốc hỗ trợ về quân sự và kinh tế để tiến hành chiến tranh ở Ukraina và đối phó với các lệnh trừng phạt của Tây phương.

RFI

Diễn biến mới nhất của cuộc chiến ở Ukraine

Sau 18 ngày giao tranh tàn khốc, cuộc chiến ở Ukraine đang lan rộng hay tạm ngừng? Có lẽ là cả hai. Hôm Chủ nhật, Nga đã không kích một căn cứ Ukraine nằm sát biên giới Ba Lan, vốn cho đến nay được các cố vấn NATO sử dụng, khiến 35 người thiệt mạng và hơn 130 người bị thương. Một vụ tấn công xa như vậy về phía tây là hiếm có, và dường như cho thấy Nga sẵn sàng nhắm vào tuyến đường viện trợ của phương Tây cho Ukraine.

Trong khi đó, các nhà đàm phán Nga và Ukraine tuyên bố đạt được tiến bộ sau một số cuộc họp qua video. Các dự thảo pháp lý đang được chuẩn bị cho các tổng thống Vladimir Putin và Volodymir Zelensky ký. Hiện không rõ nội dung có gì. Ukraine sẽ chấp nhận mất đất hay tuyên bố trung lập? Đổi lại họ nhận được những đảm bảo an ninh hay khoản bồi thường nào? Nhiều người tỏ ra hoài nghi: Nga từng bất tuân các vụ ngừng bắn trước đây. Về thực chất, hiệp định đang được soạn thảo ngay trên chính chiến trường.

An ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa 

Hôm nay Nga sẽ công bố dữ liệu về khối lượng xuất khẩu lúa mì mới nhất của họ. Không có gì nghiêm trọng vì lúa mì chủ yếu được thu hoạch trong mùa hè, và đến tháng 2 thì hầu hết các tàu đều đã xuất cảng. Tương lai mới đáng ngại hơn. Nga và Ukraine chiếm tới 29% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Dường như chắc chắn năm nay Ukraine không trồng trọt được gì; trong khi không nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính và danh tiếng để mua lúa mì Nga. Cả hai đều đã cấm xuất khẩu lúa mì.

Tuy nhiên, Nga và Ukraine lại là nguồn cung chính cho khoảng 800 triệu người ở châu Phi, châu Á và Trung Đông. Hai nước cũng nằm trong số năm nhà xuất khẩu hàng đầu của nhiều mặt hàng chủ lực khác, từ lúa mạch đến hoa hướng dương. Nhìn chung, xuất khẩu của họ chiếm tới 12% lượng lương thực trên toàn cầu. Ngoài ra Nga và Belarus, vốn đều đang bị trừng phạt, là hai nhà cung cấp chính các thành phần quan trọng cho phân bón. Do vậy, bất kể ai thắng cuộc chiến cũng sẽ khiến nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn.

Thủ tướng Đức thăm Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm nay, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Ankara để thảo luận về cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, bên cạnh những chủ đề khác. Sau giai đoạn thận trọng ban đầu, lập trường của Đức giờ đây cứng rắn hơn. Nước này đã đóng băng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, viện trợ vũ khí cho Ukraine và cam kết tăng chi tiêu quốc phòng.

Thổ Nhĩ Kỳ mềm mỏng hơn vì sợ bị Nga trừng phạt kinh tế. Ông Erdogan đang bán máy bay không người lái có vũ trang cho Ukraine và phản đối Nga xâm lược, nhưng lại không ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Trong một cuộc thảo luận với tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, ông thậm chí còn gợi ý dùng đồng rúp, đồng nhân dân tệ, hoặc vàng, cho các giao dịch thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Điều này chẳng khác nào làm suy yếu các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Scholz chắc chắn sẽ tìm cách thuyết phục Erdogan rằng tình bạn của Thổ Nhĩ Kỳ với Putin đã đến lúc chấm dứt.

Rủi ro lạm phát ở Ấn Độ

Giá dầu có thể tăng cao nhưng ở Ấn Độ giá nhiên liệu vẫn chưa nhúc nhích. Ấn Độ nhập khẩu khoảng 85% số dầu tiêu thụ nhưng các công ty nhiên liệu quốc doanh không muốn tăng giá trong hơn bốn tháng qua, một phần vì sắp diễn ra các cuộc bầu cử bang. Nhưng tuần trước, Đảng Bharatiya Janata cầm quyền đã thắng lớn ở Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ; vì vậy giá nhiên liệu có thể sẽ tăng bất cứ lúc nào.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho phục hồi kinh tế hậu covid mà còn làm tăng lo ngại lạm phát. Hồi tháng 1, tỷ lệ lạm phát năm đã vượt mức trần 6% của ngân hàng trung ương. Con số của tháng 2, được công bố vào thứ Hai này, nhiều khả năng sẽ cho thấy điều tương tự. Ấn Độ có thể tránh được ảnh hưởng về mặt ngoại giao, nhưng sẽ không trách được tác động kinh tế từ chiến tranh Ukraine.

Tiêm kích thứ hai của Đài Loan gặp nạn trong năm 2022

RFA

Tiêm kích thứ hai của Đài Loan gặp nạn trong năm 2022

Máy bay chiến đấu Mirage 2000 - F5 do Pháp chế tạo /AFP 

Một tiêm kích Mirage-2000 của Không quân Đài Loan gặp nạn ở vùng biển phía đông đảo Đài Loan hôm 14/3, phi công kịp thời thoát ra khỏi máy bay và được cứu sống.

Theo Focus Taiwan, chỉ hơn một giờ sau khi máy bay phản lực cất cánh từ Căn cứ Không quân Đài Đông để bay huấn luyện định kỳ thì Trung tá Huang Chung-kai báo cáo về sự cố cơ khí và cố gắng hạ cánh lúc 11 giờ 26 sáng, Lực lượng Không quân cho biết.

Phi công Huang được vớt trên biển ngoài khơi phía đông Đài Loan lúc 12:06 chiều bằng máy bay trực thăng UH-60M, Không quân Đài Loan cho hay, đồng thời cho biết thêm rằng phi công đã được nhập viện trong tình trạng ổn định.

Máy bay phản lực Mirage Mirage-2000 vẫn chưa được xác định vị trí và quân đội đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Đây là tai nạn thứ hai chỉ trong năm 2022 đối với Không quân Đài Loan. Hồi tháng 1, một chiếc F-16V cũng gặp nạn khi đang bay huấn luyện tại vùng biển phía tây khiến phi công thiệt mạng.

Không quân Đài Loan hầu như xuất kích mỗi ngày để đối phó với các cuộc xâm nhập của các phi cơ Trung Quốc vào vùng nhận diện phòng không của hòn đảo, tăng đáng kể từ hồi năm 2021.

Mirage-2000 máy bay tiêm kích đa năng do Pháp sản xuất, hiện vẫn được biên chế cho các nước như Pháp, UAE, Đài Loan và Ấn Độ.

Trước hội đàm ở Rome, Mỹ nói Nga 'kêu gọi TQ trợ giúp quân sự và kinh tế'

National Security Advisor Jake Sullivan responds to questions from the news media during the daily press briefing at the White House in Washington, DC, USA, 11 February 2022.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh, 

Tước cuộc gặp của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan (trong ảnh) với quan chức ngoại giao TQ Dương Khiết Trì ở Rome, Hoa Kỳ nói Nga 'yêu cầu TQ viện trợ' vì khó khăn trong chiến sự ở Ukraine.

Giới chức Hoa Kỳ nói trước cuộc gặp Sullivan-Dương Khiết Trì ở Rome rằng Nga 'yêu cầu TQ viện trợ' vì khó khăn trong chiến sự ở Ukraine.

Giới chức Mỹ cho hay Nga đã kêu gọi Trung Quốc cung cấp vũ khí quân sự và hỗ trợ kinh tế hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các lệnh cấm vận quốc tế.

Lời kêu gọi này đang đưa mối quan hệ Nga-Trung trở thành tâm điểm chú ý, chỉ vài tuần sau khi hai nước tuyên bố rằng quan hệ đối tác của họ là "không có giới hạn".

Các trang CNN, ABCNews và Politico cho rằng dù Nga "vẫn có ưu thế tại chiến trường Ukraine", việc thiệt hại vũ khí hạng nặng, quân trang quân dụng khiến cuộc chiến của họ ngày càng trở nên khó khăn".

Về lâu dài, các nhà bình luận quốc tế như Francis Fukuyama, Stephen Kotkin đều cho rằng "Nga sẽ thua, hoặc vì không thắng được, không đạt được các mục tiêu đặt ra ở Ukraine, hoặc có thắng về quân sự trước mắt thì cũng bị sa lầy".

Các đòn cấm vận khủng khiếp của Phương Tây đánh vào Nga không chỉ gồm kinh tế tài chính mà gồm cả việc cấm bán, hợp tác sản xuất linh kiện điện tử. Điều này khiến quân sự Nga, gồm cả không quân, tên lửa, hàng không vũ trụ sẽ thiếu bộ phận thay thế.

Về mặt công khai, chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi Nga và Ukrain giảm leo thang căng thẳng ở Ukraine - và đáng chú ý là không coi hoạt động quân sự của Nga là một "cuộc xâm lược". 

Đây cũng là cách nhìn chính thức của Việt Nam, nước bỏ phiếu trắng giống Trung Quốc ở Đại hội đồng LHQ khi đa số các quốc gia thành viên lên án cuộc xâm lăng của Nga, yêu cầu Nga rút quân.

Nga-Trung có quan hệ kinh tế - thương mại mạnh mẽ đạt mức kỷ lục 147 tỷ đôla Mỹ vào năm ngoái.

Nhưng nay Nga gặp khó khăn nghiêm trọng vì các lệnh cấm vận dồn dập, hà khắc của Phương Tây.

Hôm cuối tuần, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov xác nhận trên truyền hình Nga rằng, "chừng 300 trên tổng số 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của chúng ta bị đóng băng".

Ông Siluanov nói Nga "cần Trung Quốc giúp vì khoản còn lại của Nga là vàng, và nhân dân tệ".

"Lấy làm tiếc cho châu Âu nhưng không bỏ bạn quý"?

Mặc dù vậy, mối quan hệ cá nhân thân thiết giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã được thể hiện tại Thế vận hội mùa đông gần đây,

Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây nhất có trao đổi với lãnh đạo Pháp và Đức, bày tỏ "sự đáng tiếc là chiến tranh quay trở lại châu Âu".

Video appears to show column of Russian tanks ambushed

Nguồn hình ảnh, @DAlperovitch

Chụp lại hình ảnh, 

Xe tăng Nga bị trúng đạn tại ổ phục kích gần Kyiv

Tuy thế, về chính thức thì Trung Quốc coi chính quyền Putin là "quan hệ bạn hữu không giới hạn" (no limits).

Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể phải đối mặt với những hệ quả xuất phát từ việc tiếp tục ủng hộ Nga.

Hiện chưa rõ tuyên bố của quan chức Hoa Kỳ về "tiềm năng TQ giúp Nga ở Ukraine" là gì, có nội dung gì cụ thể, hay chỉ là đòn ngoại giao trước các cuộc gặp cao cấp.

Theo biên tập viên ngoại giao của BBC Robin Brant thì đây "có thể chỉ là một chiến thuật thương lượng của Mỹ với TQ" trước cuộc gặp cao cấp, và là thứ hai bên sẽ "không xác nhận, không phủ nhận".

Nhà báo BBC cũng nói nếu đúng là Trung Quốc thực hiện lời hứa trước Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh với ông Putin thì đúng là "đổ dầu vào lửa".

Và nếu Hoa Kỳ nói không sai, và tình hình xảy ra là Hoa Kỳ, châu Âu giúp Ukraine, và TQ giúp Nga, thì "lằn ranh phân chia thế giới hiện rõ".

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đang trên đường sang Rome để họp với Ủy viên Quốc vụ chuyên về Ngoại giao của TQ, ông Dương Khiết Trì.

Ông Sullivan cảnh báo không chỉ Trung Quốc mà các nước khác không được phép "cứu giúp Nga về kinh tế".

Có thể Nga mới chỉ muốn "trao đổi tìm hiểu" với Trung Quốc về khả năng Trung Quốc giúp được gì, theo ông Michael Kofman, giám đốc chuyên về Nga của thin tank CNA ở Virginia, Hoa Kỳ, theo trang Politico.

refugees arriving in Lviv

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

EU giúp Ukraine, còn Trung Quốc sẽ giúp Nga? - Ảnh người tỵ nạn Ukraine tới ga Lviv tìm đường sang Ba Lan

"Hoặc có thể Nga cần chips, nhưng phần nhiều mặt hàng này do Đài Loan sản xuất". 

Chính phủ Đài Loan và các nước Đông Á đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc, và một thành viên giàu có của Asean là Singapore đều áp dụng lệnh cấm vận với Nga.

Theo trang Sunday Times ra ở Anh hôm 13/03, các ngân hàng Trung Quốc và các tập đoàn công nghệ nước này đều rất cẩn thận để không bị "dính vào" lệnh cấm vận của Phương Tây áp dụng với Nga, kể cả trong quan hệ thương mại gián tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét