Thiên Hạ Luận - Việt Nam là nơi có thể thoải mái... tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít?
15/3/2022
Tại sao đề cập đến dân chủ, nhân quyền là xâm phạm an ninh quốc gia còn cổ vũ việc tạo ra cuộc chiến vì dám... chối bỏ chủng tộc lại là điều bình thường?
Khó mà tính và kể cho hết tên cũng như thảm cảnh của những người nghĩ rằng họ có thể thực thi các quyền căn bản của con người nên chia sẻ thông tin, hình ảnh, đưa ra các nhận định liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội,... tại Việt Nam, rồi bị hệ thống công quyền Việt Nam phạt tiền, thậm chí phạt tù vì đủ loại tội mà có giàu trí tưởng tượng đến mấy, những người sống bên ngoài Việt Nam cũng không thể hình dung được.
Lee Nguyen - 3 lý do bạn nên đọc cuốn sách về Biển Đông của Bill Hayton
Phải hiểu thì mới yêu được.
15/3/2022
Mỗi lần đến dịp kỷ niệm sự kiện nào đó liên quan đến Biển Đông, những lỗ hổng trong kiến thức của cộng đồng về vấn đề này lại hiện ra mồn một. Cuộc thảm sát Gạc Ma (14/3/1988) là một ví dụ. [1] Chuyện không chỉ là nhà nước kiểm duyệt; chuyện còn là Biển Đông xưa nay không phải chủ đề thu hút nhiều người quan tâm.
Sách về Biển Đông thì không thiếu, nhưng một cuốn sách có thể cung cấp cho bạn những dữ kiện đáng tin cậy hơn là tinh thần dân tộc đơn thuần thì lại không nhiều. Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu cuốn sách “The South China Sea: The Struggle for Power in Asia” (Biển Đông: Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á) xuất bản năm 2014 của tác giả Bill Hayton.
Dưới đây là ba lý do vì sao bạn nên dành thời gian để đọc cuốn sách dày hơn 300 trang này.
Abby Seiff về cái chết từ từ của hồ Tonle sap ở Cambodia
(Abby Seiff on the Slow Death of Cambodia’s Tonle Sap Lake)
Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – March 1, 2022
Trong nhiều thế kỷ, Biển Hồ đã nuôi dưỡng người Cambodia và quyến rũ các quan sát viên ngoại quốc – nhưng những ngày của nó có thể được tính bằng số.
Biến Hồ của Cambodia – Tonle Sap – đang lâm nguy. Hồ và cư dân của nó đối mặt với ảnh hưởng hội tụ của thay đổi khí hậu toàn cầu, các đập thủy điện ở thượng lưu, và việc đánh cá trái phép được tiếp tay bởi tham những của chánh phủ. Tất cả đã cùng nhau đe dọa nhịp lũ nuôi dưỡng của hồ, mà trong nhiều thế kỷ đã duy trì nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới và cung cấp cho người Cambodia nguồn chất đạm chánh yếu.
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ ba 15 tháng 3 năm 2022
Phỏng vấn Gs. Anne Cheng về cuốn Lịch sử tư tưởng Trung Quốc
- Anne Cheng / Nguyễn Quang Diệu Cập nhật ngày 14.3.2022: Câu đầu của phần giới thiệu sơ lược về cuốn sách (Khung thứ nhì) đã được chỉnh lại theo yêu cầu của tác giả bài phỏng vấn.
Giáo sư Anne Cheng:
Tiếp tục suy ngẫm, trau dồi và truyền bá tri thức một cách trung thực nhất có thể
Nguyễn Quang Diệu (phỏng vấn)
TTCT - "Các lý giải, bình chú đến từ “bên ngoài” thường sáng rõ hơn quan điểm của “những người gác đền”, vốn chỉ nhắc đi nhắc lại những bài học kế thừa từ kinh văn cổ điển" - giáo sư Anne Cheng, tác giả công trình nghiên cứu Histoire de la pensée chinoise (Lịch sử tư tưởng Trung Quốc) (1) nói trong cuộc trò chuyện từ Paris (Pháp), nhân dịp bản dịch tiếng Việt của cuốn sách được xuất bản ở Việt Nam tháng 2-2022.
Trong các quốc gia thuộc khu vực văn hóa Hán ở Đông Á, Việt Nam là nước thứ ba tổ chức dịch và xuất bản. Histoire de la pensée chinoise. So với hai lần trước (bản tiếng Nhật - 2010, bản tiếng Trung - 2018), cảm xúc của bà như thế nào?
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 15 tháng 3 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Trung tướng Kellogg: Nga yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho cuộc xung đột ở Ukraine
Tom Ozimek
Thứ ba, 15/03/2022
Cả Nga và Trung Quốc đều phủ nhận cáo buộc này
Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ đã về hưu Keith Kellogg nói với Fox News rằng Nga đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ quân sự trong bối cảnh nước này đang thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, xác nhận một loạt các bản tin trích nguồn ẩn danh của giới truyền thông liên quan đến vấn đề đó, trong khi các quan chức Trung Quốc và Nga bác bỏ cáo buộc này.
Putin xâm lược Ukraine là lỗi Hoa Kỳ? Ý kiến John Mearsheimer và Stephen Kotkin
15/3/2022
Cuộc xâm lược Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra đã tạo ra nhiều tranh luận, phân tích trong giới học giả phương Tây.
Trong hai bài trước, BBC đã giới thiệu ý kiến của Francis Fukuyama, Niall Ferguson và hai cố học giả Samuel P. Huntington và Zbigniew Brzezinski.
Từ thập niên 1990, nhiều nhà tư tưởng theo trường phái đối ngoại "thực tiễn" như George Kennan đã phản đối việc mở rộng NATO, hay John Mearsheimer cho rằng sự can thiệp của Mỹ tại Ukraine sẽ làm xung đột dễ xảy ra.
"Vì sao Ukraine là lỗi của phương Tây?" - đó là tiêu đề khiêu khích của bài nói chuyện của giáo sư John Mearsheimer vào năm 2015. Kể từ khi đăng lên YouTube, video đã nhận được 18 triệu lượt xem.
John Mearsheimer nói về 'lỗi của Mỹ'
Mykhailo Fedorov – Tổng tư lệnh mặt trận không gian ảo của Ukraine
Mỹ Anh
15/3/2022
Sau khi đắc cử tổng thống năm 2019, Volodymyr Zelensky bổ nhiệm một thanh niên non choẹt – Mykhailo Fedorov, khi đó 28 tuổi – làm Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số, với nhiệm vụ phụ trách số hóa các dịch vụ xã hội của Ukraine. Thông qua một ứng dụng chính phủ, mọi người có thể nộp phạt đi quá tốc độ hoặc theo dõi hồ sơ thuế của mình trên mạng. Thế rồi chiến tranh xảy ra. Nhanh như chớp, Mykhailo Fedorov lập ra mặt trận truyền thông đánh Nga trên không gian mạng. Fedorov cũng kêu gọi thành công sự ủng hộ của những ông trùm Thung lũng Silicon hỗ trợ Ukraine.
Cố Vấn Quốc Vụ Viện Trung Quốc: Kết Quả Khả Dĩ Của Chiến Tranh Nga – Ukraine Và Lựa Chọn Của Trung Quốc
Tác giả: Hồ Vĩ | U.S. – China Perception Monitor ngày 5/3/2022
Biên dịch: Lưu Việt Hà
15/3/2022
Chiến tranh Nga – Ukraine là xung đột địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 và sẽ gây ra nhiều hậu quả mang tính toàn cầu hơn sự kiện 11/9. Ở thời điểm này, Trung Quốc cần nghiên cứu và đánh giá đúng chiều hướng của chiến tranh và ảnh hưởng của nó tới cục diện thế giới, linh hoạt ứng biến, đưa ra lựa chọn chiến lược phù hợp với lợi ích dài hạn của dân tộc Trung Hoa, phấn đấu vì một môi trường bên ngoài tương đối thuận lợi cho Trung Quốc.
Chính Thống Giáo Nga, thế lực hậu thuẫn cuộc xâm lăng Ukraina của Putin
Trọng Thành /RFI
14/3/2022
Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga không chỉ được thúc đẩy bởi các động cơ mang tính an ninh và quân sự. Đối với chính quyền Putin, tôn giáo là một lý do đặc biệt quan trọng để thuyết phục người Nga về tính chính đáng của một « chiến dịch quân sự đặc biệt ». Về phần mình, Giáo hội Chính Thống Giáo Nga công khai hậu thuẫn mạnh mẽ cuộc can thiệp quân sự của điện Kremlin.
Thông điệp chung của chính quyền Putin và Giáo hội Chính Thống Giáo Nga là cuộc tấn công Ukraina là một chiến dịch quân sự cần thiết, để khẳng định một bản sắc Nga, tâm linh tôn giáo Nga, đế chế Nga Chính Thống Giáo nghìn năm tuổi, chống lại phương Tây. Vì thế cuộc xâm lăng Ukraina của ông Putin cũng được một số chuyên gia, nhà quan sát gọi là một cuộc « chiến tranh tôn giáo ». Quan điểm của Giáo hội Chính Thống Giáo Nga cụ thể ra sao ? Chiến tranh Ukraina có phải là « chiến tranh tôn giáo » hay không ? Thực hư thế nào ? RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét