Quang Nguyên - Tổ Chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tố giác nạn buôn người từ Việt Nam sang Serbia
30/3/2022
Tổ Chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tố giác nạn buôn người từ Việt Nam sang Serbia và Giác thư gửi các công ty VN liên quan bị buộc tôi buôn người.
Hôm 21 tháng 3, văn phòng của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ công bố giác thư gửi chính phủ Việt Nam về tình trạng của hơn 400 công nhân Việt đi xuất khẩu lao động bị 2 công ty Trung Quốc ở Serbia đối xử như nô lệ. Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ cũng gửi giác thư trực tiếp đến 3 công ty xuất khẩu lao động Việt Nam Kaizen, Song Hỷ Gia Lai, và Bảo Sơn lưu ý các công ty này về bộ nguyên tắc bảo vệ nhân quyền dành cho các doanh nghiệp được LHQ thông qua năm 2011. Giác thư này cũng yêu cầu mỗi công ty trả lời những câu hỏi cụ thể về các cáo buộc và về các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của nạn nhân.
Gs. Nguyễn Ngọc Huy – Quốc Kỳ Việt Nam
Posted on March 23, 2022 by Lê Thy
“Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!”
Viết cho những ai xem nhẹ lá Cờ Vàng, hãy đọc và suy ngẫm…
Sau năm 1975, đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đã nhiều lần nghe những ý kiến phát biểu bằng lời nói hay bằng những bài báo về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam. Trong những dữ kiện và ý kiến được trình bày, có cái không đúng sự thật, có cái đúng sự thật nhưng gây ra một số thắc mắc và hoang mang. Viết bài này, tác giả chỉ có mục đích trình bày một số dữ kiện lịch sử xác thật về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam và đánh tan những luận điệu có thể làm cho người quốc gia Việt Nam thắc mắc và hoang mang về lá quốc kỳ và bài quốc ca của chúng ta.
Gs. Nguyễn Ngọc Huy : Quốc Ca Việt Nam
Posted on March 23, 2022 by Lê Thy
A/ SỰ XUẤT HIỆN CỦA Ý NIỆM QUỐC CA TRONG LỊCH SỬ NHƠN LOẠI
Ý niệm quốc ca đã từng xuất hiện một lượt với ý niệm quốc kỳ. Từ ngàn xưa, loài người đã có dùng những bản nhạc hay bài ca để đánh dấu sự có mặt của một nhơn vật lãnh đạo. Nhưng thời trước, với chế độ quân chủ, các bản nhạc hay bài hát loại này được xem là biểu tượng riêng của cá nhơn nhà vua, nhá quí tộc hoặc nhà đại diện cho các cự tộc cầm đầu cộng đồng. Về nội dung, nó có thể là một bài để cho nhơn vật lãnh đạo này cầu nguyện trời hay thần linh phù hộ ông, một bài chúc tụng ông, đề cao công nghiệp của ông hay của gia tộc ông, hay một bài mô tả cảnh thái bình thạnh trị, hoặc sự cường thạnh của cộng đồng mà ông là chủ nhơn.
Trận An Lộc 1972, Phần 2
Phần 2 ( gồm 5 phần)
Posted on March 4, 2013 by Lê Thy
Chương 6 đến chương 11
1- CUỘC TẤN CÔNG LẦN THỨ BA và TRẬN CHIẾN ĐỒI GIÓ
(Khởi phát vào đêm 18 rạng ngày 19 tháng 04 năm 1972)
Sau 2 ngày đêm, cường độ pháo kích của địch giảm dần, mùi thuốc súng vừa lắng dịu … Khi hoàng hôn vừa đổ xuống, bỗng dưng cường độ pháo của Cộng quân lại gia tăng đột ngột trở lại, và có phần khốc liệt hơn hai lần trước, trên 9000 quả đạn pháo đủ loại thi đua nhau nã vào Thị Xã An Lộc.
Ðịch ( Việt Cộng) pháo vào các mục tiêu:
a. Bệnh viện Tỉnh Bình Long : nơi đây, đạn pháo của Cộng quân đã sát hại gần 2,000 dân chúng vô tội, các cụ già, đàn bà trẻ em đã bi thương tích, đang nằm ngổn ngang trong, ngoài hành lang, ngay cả ngoài sân bệnh viện, trong các lều vải của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 được dựng lên để che nắng mưa sương gió cho người đang bị thương tích, đang nằm chờ được đến phiên chữa trị. Thịt xương tung tóe, máu đổ thành vũng, tiếng rên la ngút trời xanh.
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ tư 30 tháng 3 năm 2022
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 30 tháng 3 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?
Nguồn: „Ob man Russland provoziert oder nicht – wenn sie angreifen wollen, dann werden sie es tun“, WELT, 24/03/2022.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.
Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.”
Ngô Khôn Trí – Chính sách viện trợ của Hoa Kỳ
30/3/2022
Giao tranh giữa Ukraine và Nga vẫn còn đang tiếp diễn. Tại những thành phố lớn, quân đội Ukraine kiên cường trấn thủ nhờ vào số vũ khí và lương thực được viện trợ. Quân đội Nga dường như ngừng chiến thuật tấn công thọc sâu, chuyển qua thế bao vây và sử dụng tên lửa phá hủy kho vũ khí, nhiên liệu, phi trường của Ukraine.
Trước tình hình này Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi Mỹ và các nước châu Âu viện trợ quân sự không giới hạn. Trên thật tế, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine trong lúc này mang tính quyết định sự tồn vong của chính phủ Ukraine do vì kim ngạch viện trợ của Mỹ cao nhất và Mỹ sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại mà Ukraine rất cần. Tuy rằng Mỹ đã hứa sẽ viện trợ Ukraine nhưng việc Mỹ tuyên bố không gửi quân tham chiến trực tiếp, từ chối gửi máy bay chiến đấu và thiết lập vùng cấm bay theo đề nghị của Ukraine và kim ngạch viện trợ phải được Quốc hội Mỹ chấp thuận. Những điều này nói lên sự viện trợ của Mỹ cho Ukraine có giới hạn.
Mỹ Anh - Nước Đức “thời chiến”: Đừng đùa với các quý bà!
29/3/2022
An ninh và quốc phòng Đức đang nằm trong tay các quý bà. Ba ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz quyết định cực nhanh việc thay đổi chính sách quốc phòng lẫn đối ngoại với những chuyển biến lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Gánh vác trách nhiệm này bây giờ thuộc về…
Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht (hiện ở Washington DC để làm việc với giới chức Hoa Kỳ). Bà là người giám sát chương trình tái vũ trang trị giá 100 tỷ euro (khoảng $110 tỷ) cho quân đội Đức. Trong khi đó, nữ Ngoại trưởng Annalena Baerbock đề ra chiến lược an ninh quốc gia mới; trong khi nữ Bộ trưởng An ninh Nội địa Nancy Faeser lo việc đón hàng trăm nghìn người tị nạn Ukraine cũng như phòng thủ an ninh mạng…
Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh
Nguồn: Ryotaro Yamada (phỏng vấn), China to become more aggressive before peaking: Michael Beckley, Nikkei Asia, 20/03/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
30/3/2022
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, giáo sư Michael Beckley của Đại học Tufts cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bước vào thời kỳ suy yếu do dân số già và thiếu thốn tài nguyên, lập luận rằng nước này có nguy cơ trở nên hung hăng đối với những quốc gia khác trong quá trình gấp rút đạt được các mục tiêu kinh tế và ngoại giao.
Ông cảnh báo các nước láng giềng nên cảnh giác với một cường quốc đang trỗi dậy bất ngờ trì trệ và trở nên hống hách, một tình huống mà ông gọi là “bẫy đỉnh quyền lực” (peak power trap).
Gần đây, Beckley, người cũng là nghiên cứu viên của Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia ngoại giao Washington khi thảo luận về “Hồi kết cho Sự Trỗi dậy của Trung Quốc” (The End of China’s Rise) trên các tạp chí đối ngoại và nhiều ấn phẩm khác của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét