Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 21 tháng 3 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Lòng Dân & Ý Đảng

19/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1JVvYzHK6IL3p8V6oZgvoo93wqO0mZdfRzVD1firqAkY/edit?usp=sharing

Cách đây chưa lâu, có hôm tôi nghe nhà văn Nguyễn Đình Bổn than phiền (“những bồn hoa tết tại Hà Nội chỉ sau một đêm là mất sạch!”) nhưng không lưu tâm gì lắm bởi đây nào có phải là chuyện lạ lùng hay mới mẻ chi đâu.

Ngay từ hồi cuối thế kỷ trước, cũng đã có người than thở thế rồi: “Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. nxb Thế Kỷ: California 1994).

Cao Tuấn  - Từ Ukraine đến Đông Á : "gió Đông thổi bạt gió Tây" ?

20/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1ZYDRxDYdGPnNwHNfpAAUubNLapT9P_AjQE1koRhAaKA/edit?usp=sharing

Nếu Nga ngả về Mỹ, Tầu lập tức phải lo mặt Bắc. 

Lo vũ khí hạch tâm của Nga bao trùm cả nước Tầu mà không cần đến hỏa tiễn liên lục địa. Hỏa tiễn tầm trung của Nga đủ để uy hiếp Trường Xuân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thành Đô, Trùng Khánh…

Lo hàng triệu quân Nga hờm sẵn biên giới. 

Tầu sẽ phải đổi thế trận. 

Phải phân chia lực lượng đối phó. 

Phía Bắc đối phó với sức mạnh của Nga, phía Đông đối phó sức mạnh của Mỹ - một sức mạnh được tăng cường sau khi Mỹ và NATO không còn phải vướng vào cuộc chiến tiêu hao với Nga ở Âu Châu. 

Đông Á có thể kịp thời chuyển NGUY thành AN. Đài Loan, Biển Đông có thể được bảo vệ tốt hơn. 

Một thế thăng bằng chiến lược mới rất có lợi cho Mỹ và đặt nước Tầu của Tập Cận Bình vào thế phải chịu bó tay.

Nước Tầu của Tập Cận Bình phải chịu bó tay cũng đồng nghĩa với hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và trên toàn thế giới !

Cập nhật tình hình Nga-Ukraine

Thứ hai, 21/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1jY2SIUX0gwVRoXzhDa6TbvN1qInZnryOTOanPMHmiMk/edit?usp=sharing

Dưới đây là bản tin cập nhật trực tiếp diễn biến tình hình về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine kể từ ngày 21/03/2022, với tin mới nhất ở phần trên cùng.

Tổng thống Biden tới Ba Lan để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine với Tổng thống Duda

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết vào cuối ngày Chủ Nhật (20/03) rằng, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đến Ba Lan vào thứ Sáu (25/03) để thảo luận về phản ứng quốc tế đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, vốn đã gây ra một “cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền.”

Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Biden sẽ tới Warsaw, nơi ông sẽ tổ chức cuộc gặp song phương với Tổng thống Andrzej Duda. Lực lượng biên phòng Ba Lan cho biết hôm thứ Sáu (18/03), hơn 2 triệu người tị nạn đã vào Ba Lan từ Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24/02. 

Làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine?

Die Zeit

Kati Krause, thực hiện

Hiếu Bá Linh biên dịch

19-3-2022

https://docs.google.com/document/d/1eMLIbnXDfxf_N5Q1e_p5Ix_r0AY_tva-lfNlpi6-F38/edit?usp=sharing

LGT: Ngày 19-3-2022, phóng viên Kati Krause của báo Die Zeit, Đức, có bài phỏng vấn bà Janice Gross Stein, một nhà khoa học chính trị Canada, và là chuyên gia quan hệ quốc tế và giáo sư về quản lý xung đột. Bà còn là giám đốc sáng lập Munk School of Global Affairs (Trường Các vấn đề Toàn cầu Munk) tại Đại học Toronto. Sau đây là bản dịch:

ZEIT ONLINE: Thưa bà Stein, trong nhiều tuần qua, bà đã cảnh báo trên các phương tiện truyền thông Bắc Mỹ về sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine. Chủ nhật tuần trước, Nga đã ném bom một căn cứ quân sự ở phía tây nước này, nơi được cho là dùng để huấn luyện các chiến binh người nước ngoài. Bà nghĩ gì khi biết tin này?

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ hai 21 tháng 3 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1jH-xgQkROtA3LhJS1SiTdhqtSaaNM4zwlO5781GgKG4/edit?usp=sharing

Ngô Nhân Dụng  - Tập Cận Bình không thể bắt cá hai tay

20/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1Ofg6REpJRW0swE22VaIpk3QfjpWpdQwddkkE1uNFNkM/edit?usp=sharing

Tập Cận Bình tính bắt cá hai tay. Nếu Putin thắng ở Ukraine, liên minh các nước độc tài

Putin sa lầy trong mặt trận Ukraine, kinh tế suy sụp, liên kết với Nga không còn giá trị chiến lược như trước nữa. Putin thất bại khiến uy tín của riêng Tập Cận Bình và của Trung Quốc xuống thấp.

Tập Cận Bình tính liên kết với Vladimir Putin là thêm một đồng minh đáng tin cậy và cần thiết để chạy đua với Mỹ. Nga và Trung Quốc sẽ chặn hai đầu đại lục địa Á – Âu. Putin sẽ tiếp tục đe dọa Âu châu với tham vọng tái lập vùng ảnh hưởng của Liên bang Xô Viết trước đây. Trung Cộng sẽ kiềm chế các nước Á Đông bằng sức mạnh quân sự và kinh tế. Trong khi đó, nước Mỹ (mà họ tin rằng đang xuống dốc) sẽ rút khỏi châu Âu vì không muốn trả một chi phí quá lớn. Khi Mỹ bỏ rơi khối NATO, các nước Á Đông và Ấn Độ biết rằng họ không còn tin tưởng vào Mỹ nữa, sẽ phải chìu theo Trung Cộng.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 21 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1iZ1AOQNPOtZQ8n6gI3GYCqvAhfTsyMIVt4HMA8hRp4k/edit?usp=sharing

Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay

Nguồn: Putins Krieg: „Es ist der größte Fehler der Nato, die Flugverbotszone abzulehnen“,WELT, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

19/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1SSeQsW9roLj7Y8VGdCrWDq4zYOMC1Isjy9zU6muqGak/edit?usp=sharing

Estonia là quốc gia NATO duy nhất kêu gọi can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Tướng Ants Laaneots biết rõ về Nga và Ukraine, bản thân ông từng phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn, ông giải thích phương Tây nên theo đuổi chiến lược nào.

Khi tướng Ants Laaneots của Estonia chưa đầy một tuổi thì cha ông bị bắt năm 1948 vì tội nổi loạn chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô, và gia đình ông bị đưa đi đày ở Siberia. Tuy nhiên, ông đã gia nhập Quân đội Liên Xô năm 1966. Năm nay 74 tuổi, viên tướng này đã xây dựng sự nghiệp của mình phần lớn ở Ukraine. Sau khi Khối Vác-sa-va sụp đổ, ông là chỉ huy lực lượng vũ trang Estonia và là nghị sỹ quốc hội của đảng Cải cách của nữ Thủ tướng Kaja Kallas từ năm 2015.

Putin đang đẩy Nga thụt lùi vào quá khứ

Nguồn: The Economist – https://www.economist.com/briefing/2022/03/12/vladimir-putin-is-pushing-russia-into-the-past

Maybe by a generation, maybe by a century

Anh  Khoa  dịch  

21/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1msRZf-jpwqz5Wviw-UPa_-oYcfsifbb0H0Lec5vpmF8/edit?usp=sharing

Putin đẩy Nga thụt lùi không phải vài chục năm mà cả thế kỷ

Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga là một quái thú ấn tượng, một thứ vũ khí siêu hạng nặng gần 17 tấn có khả năng bắn hạ máy bay cách xa hàng chục km.

Mặc dù vậy, hình chụp hệ thống Pantir-S1 nằm cách Kherson (Ukraine) không xa là một cảnh tượng đáng tiếc: các họng phóng tên lửa chỉa lên như những chiếc lông nhím, nhưng xe lại bị ngập sâu trong bùn. Cả ngàn thiết bị của Nga như thế đã chịu chung số phận bi thảm ở Ukraine: lớp bị phá hủy, hư hỏng, lớp bị vất bỏ hoặc thu giữ trong hai tuần lễ chiến sự vừa qua.

Quan sát hệ thống tên lửa Pantsir trên phương tiện truyền thông xã hội, Trent Telenko, cựu kiểm toán viên của bộ máy quốc phòng của Mỹ, nhận thấy một chi tiết chứng tỏ công tác bảo trì rất kém: lốp xe bị nứt rất nhiều. Tệ hơn nữa, Jon Hawkes of Janes, một công ty tình báo quốc phòng phát hiện đây là những lốp xe giá rẻ của Trung Quốc. Lốp xe sẽ không thể nào chịu đựng được trọng lượng của cả cỗ máy khi được trang bị đầy đủ tên lửa.

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Nguồn: Thomas de Maizière và A. Wess Mitchell, Putin United the West—but Now Comes the Hard Part, Foreign Policy, 11/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1x5YlndjyxL7zCkRnaBwbNgjxTTOWiayqbWpXiIFri5Q/edit?usp=sharing

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.”

Phương Tôn – Nhóm tin tặc Anonymous và cuộc chiến tranh mạng chống Putin

20/3/2022

https://docs.google.com/document/d/17ORAmu7Gmy3pVTk_qgrDGAZFiVv0pLlTqZpLfkXtMoY/edit?usp=sharing

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga xâm lược Ukraine. Ngày hôm sau, nhóm tin tặc (hacker) toàn cầu Anonymous đứng về phía ủng hộ Ukraine tuyên bố chiến tranh mạng với chế độ Putin.

Tin tặc và các nhà hoạt động internet tiếp tục tìm ra những cách mới để thông báo đến người Nga về cuộc chiến ở Ukraine, bất chấp sự kiểm duyệt truyền thông.

Đầu tiên, hàng nghìn trang web của Nga đã bị đánh sụp, tạm thời bị tê liệt và dường như một số dịch vụ trực tuyến của Nga cũng bị tấn công, bao gồm cả trang web của Gazprom, Sở giao dịch chứng khoán Moscow và Điện Kremlin. Họ cũng tuyên bố đã chiếm được cơ sở dữ liệu từ bộ Quốc phòng Nga hoặc như máy chủ của cơ quan giám sát Roskomnadzor (cơ quan kiểm duyệt truyền thông và Internet ở Nga). Các tin tặc tuyên bố đã chiếm được và sẵn sàng để mọi người có thể tải xuống 364.000 tệp tin (820 GB dữ liệu) của cơ quan Roskomnadzor.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét