Phú Nhuận - Khủng hoảng xăng dầu thách thức chính phủ Phạm Minh Chính
17/3/2022
Chính là những biến động phức tạp địa chính trị, tranh chấp quốc tế, Nga xâm lược Ukraine dẫn đến sự biến động giá và ảnh hưởng đến cung cầu dầu thô, xăng dầu, phân bón…
“Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm tự chủ và cân đối về năng lượng, không phụ thuộc vào bên ngoài, phải có kịch bản cho các vấn đề tình thế, đột xuất, bất ngờ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra yêu cầu như thế trong buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) ngày 16-3.
Các vấn đề tình thế đó chính là những biến động phức tạp địa chính trị, tranh chấp quốc tế, Nga xâm lược Ukraine dẫn đến sự biến động giá và ảnh hưởng đến cung cầu dầu thô, xăng dầu, phân bón…
Văn Quang, tác giả Chân Trời Tím và “những người muôn năm cũ”
Nguyễn Mạnh Trinh
16/3/2022
Tác giả Nguyễn Mạnh Trinh là nhà thơ, nhà biên khảo văn học. Ông mất ngày 24 Tháng Tám 2021, thọ 73 tuổi. Bài viết về ông Văn Quang của ông Nguyễn Mạnh Trinh đăng đã lâu. Nhân tưởng nhớ ông Văn Quang, người vừa từ trần, SGN xin được đăng lại bài viết này.
_________________
Hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975 đã có bao nhiêu khuôn mặt đã thành người của muôn năm cũ? Những khuôn mặt ấy dần vắng đi trong đời thường nhưng vẫn còn hiện hữu trong văn chương.
Với tôi, không biết tại sao lại có một liên tưởng nào đó, từ những chuyện kể về các chân dung văn học lừng lẫy một thời làm tôi nhớ đến Sài Gòn, thành phố mà tôi có quá nhiều kỷ niệm. Từ người nhớ đến cảnh, để gợi lại một thời đã qua. Cho dù, lúc ấy tôi chỉ là một người mê đọc sách và không có sinh hoạt văn chương nào. Nhắc đến những người xưa, lại nao nao buồn, lại nhớ về những kỷ niệm mà có lẽ khó quên trong đời mình. Những kỷ niệm riêng tư, sống mãi trong tâm thức mình không phai…
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ năm 17 tháng 3 năm 2022
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 17 tháng 3 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Tướng hồi hưu David Petraeus nói về cuộc chiến Nga Ukraine
CNN Hồ Bạch Thảo lược dịch
17/3/2022
Đài CNN phỏng vấn tướng hồi hưu 4 sao David Petraeus về cuộc chiến Nga Ukraine.
Bản lược dịch Hồ Bạch Thảo
Vào ngày chủ nhật và thứ hai [13-14/3/2022], nhà phân tích an ninh quốc gia đài CNN Peter Bergen phỏng vấn tướng hồi hưu David Petraeus, nguyên Giám đốc CIA, từng giữ chức Tư Lệnh quân Mỹ trong chiến tranh Iraq và Afghanistan, về cuộc chiến Nga Ukraine. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây:
PETER BERGEN: Phải chăng Nga thi thố quân sự tại Ukraine làm ông ngạc nhiên?
DAVID PETRAEUS: Chỉ một phần nào thôi, chứ không hoàn toàn. Có rất nhiều lý do giải thích tại sao Nga thi thố kém: Trước tiên họ chống lại đạo quân Ukraine quyết chiến và hoàn toàn có khả năng; bao gồm các đơn vị hành quân đặc biệt, lực lượng hiện đại, lực lượng lãnh thổ, và ngay cả dân thường; tất cả những người này cương quyết không cho Nga đạt được mục tiêu. Họ chiến đấu cho sự sống còn của quốc gia, cho đất nhà, và cả cách sống của mình ; họ có lợi điểm giữ đất, biết địa thế và dân chúng.
Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine
Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022
Oona A. Hathaway là Giáo sư Luật Quốc tế tại Trường Luật của Đại học Yale.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường.
Hệ thống thông tin tình báo AI của Hoa Kỳ và chiến tranh nhận thức ngăn chặn ĐCSTQ
An Liên
17/3/2022
Gần đây, nhiều dư luận và phương tiện truyền thông đã chỉ ra bí ẩn của cuộc chiến Nga-Ukraine là do hệ thông thông tin tình báo trí tuệ nhân tạo (AI) và kế hoạch tác chiến nhận thức thông tin siêu việt của Mỹ.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine từ đó đến nay đã rơi vào bế tắc. Nga, cường quốc quân sự lớn thứ hai về vũ khí hạt nhân, đã không chiếm được ưu thế trước quân đội Ukraine nhỏ bé, khiến nhiều người kinh ngạc. Thậm chí còn khiến cái gọi là “Ukraine hôm nay, Đài Loan ngày mai” của ĐCSTQ ngay lập tức bị dập tắt. Gần đây, nhiều dư luận và phương tiện truyền thông đã chỉ ra bí ẩn của cuộc chiến Nga-Ukraine là do hệ thông thông tin tình báo trí tuệ nhân tạo (AI) và kế hoạch tác chiến nhận thức thông tin siêu việt của Mỹ.
Điểm báo quốc tế, bàn về việc Trung Quốc viện trợ cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine
Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch
17-3-2022
CATALUNYA, nhật báo từ Tây Ban Nha, đã phản ánh quan điểm của Javier Solana, cựu Đại diện cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh Chung của Liên Âu:
“Làm thế nào để có thể kết thúc chiến tranh? Solana tin rằng, Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến Nga, đứng ra làm trung gian hòa giải và tăng cường vai trò quốc tế của mình.
Trung Quốc sẽ làm gì? Không lên án cuộc xâm lược, nhưng cũng không ủng hộ …
Khi Nixon phá tan băng tuyết với Trung Quốc vào năm 1972, có một mối quan hệ tam giác, mà trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kiềm hãm được Liên Xô.
Hiện nay, tam giác này có thể thay đổi sau 50 năm? Hoa Kỳ lo sợ điều như vậy và do đó đã gửi Jake Sullivan, một nhân vật tương tự như Kissinger của Biden, đến Rome, đàm phán với Dương Khiết Trì, nhà liên lạc của Bắc Kinh, trong khoảng bảy giờ. Vai trò của Trung Quốc là đáng kể”.
Chiến tranh Ukraina : Mỹ đẩy châu Âu lên tuyến đầu đối phó Nga ?
Minh Anh RFI
17/3/2022
Cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga tiến hành thúc đẩy một NATO trong « trạng thái chết não » như tuyên bố của tổng thống Pháp năm 2019, trở nên đoàn kết hơn bao giờ hết. Liên Hiệp Châu Âu với 27 nước thành viên, tạm gác một bên mọi bất đồng, cùng phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn. Nhưng trước cuộc chiến hao mòn này của Nga tại Ukraina, NATO vẫn chỉ là "khán giả". Với Hoa Kỳ, châu Âu vừa trên tuyến đầu đối phó với Nga, vừa là một thị trường vũ khí quan trọng.
Bùi Công Trực - Chiến thắng pháp lý đầu tiên của Ukraine trước Nga ở Tòa án Công lý Quốc tế
Một chiến thắng gần như tuyệt đối.
17/3/2022
Trong bài viết đăng tải vào ngày 9/3/2022, Luật Khoa tạp chí đã cập nhật cho bạn đọc tình hình Ukraine kiện Nga lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), liên quan đến hành vi sử dụng vũ lực quân sự để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. [1] Lý do được Nga đưa ra để biện minh cho hành động của mình là hành vi “diệt chủng” của chính quyền Kyiv tại miền Đông Ukraine.
Vì một bản án chính thức sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể được ban hành, Ukraine nhắm đến việc kêu gọi ICJ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (provisional measures) để vừa dùng “nước gần cứu lửa gần”, trong khi đó ICJ vẫn có thời gian để tiếp tục điều tra sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét