Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Thời sự Việt Nam

Tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu được gặp gia đình sau gần hai năm bị giam giữ

RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoner-of-conscience-can-thi-theu-allowed-to-meet-relatives-after-nearly-two-years-imprisonment-03292022082848.html/@@images/image

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngHuman Rights Watch 

Gia đình vừa được thăm gặp tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu sau gần hai năm kể từ ngày bà bị bắt.

Dù bị bắt giam cùng với hai con trai từ hồi tháng 6 năm 2020 và đã bị giam giữ ở hai nhà tù khác nhau, tuy nhiên phải mới đây thì nhà hoạt động Cấn Thị Thêu mới được gặp người thân.

Nhà hoạt động vì quyền đất đai người Dương Nội này hiện đang thi hành mức án tám năm tù giam tại trại giam số 5 tỉnh Thanh Hoá, sau khi được chuyển tới từ Trại Tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình hôm 22 tháng 2.

Trong suốt quãng thời gian gần hai năm bị giam giữ, người thân của bà Thêu đã nhiều lần làm đơn yêu cầu được thăm gặp bà trong trại giam, nhưng đều bị từ chối. Và ngay cả việc gọi điện thoại về nhà cũng không được thực hiện.

Phải đến khi bị chuyển tới trại giam cách xa nhà thì người thân mới được phép thăm nom.

Trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do, ông Trịnh Bá Khiêm, chồng của tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu cho biết cuộc gặp diễn ra hôm 24 tháng 3 và chỉ kéo dài một giờ đồng hồ.

Ông cũng cho biết thông tin mới nhất về tình trạng của bà Thêu: 

“Tình trạng của vợ tôi thì vui vẻ, khoẻ mạnh, và nước da cũng đẹp chứ không bị thiếu nắng, chắc là do được đi ra nắng rồi. Và nói chuyện về tình hình gia đình nhà tôi, làm ăn thế nào, các cháu vẫn khoẻ, còn gia đình thì vẫn kiến cường chống lại cái tà ác của bọn Cộng sản.

Tôi nói với vợ tôi rằng được rất nhiều người trong và ngoài nước quan tâm đến và lên tiếng ủng hộ gia đình nhà tôi. Và tôi cũng nói với vợ tôi là có năm người được giải thưởng của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam thì gia đình nhà tôi có ba người.

Vợ tôi rất là vui mừng và cũng có gửi lời cảm ơn tới toàn bộ cộng đồng trong và ngoài nước, các đoàn ngoại giao và các báo đài đã quan tâm và ủng hộ gia đình nhà tôi.”

Trong cuộc gặp này thì bà Thêu cũng xác minh thông tin việc bà bị ngược đãi khi còn bị giam giữ ở trại giam Công an tỉnh Hoà Bình, bao gồm việc bị biệt giam, trại giam không cung cấp quạt trong thời tiết nóng nực, và giam giữ quá nhiều người trong một buông giam.

Cùng bị chuyển trại giam với bà Cấn Thị Thêu còn có con trai của bà là ông Trịnh Bá Tư, ông này hiện đang bị giam ở trại giam số 6 tại tỉnh Nghệ An và vẫn chưa được gặp gia đình kể từ khi bị bắt.

Tuy nhiên, vào hôm 28 tháng 3 thì trại giam đã cho phép ông Tư gọi điện thoại về nhà với thời lượng 10 phút, sau 21 tháng không được liên lạc với gia đình.

Trao đổi với đài RFA, ông Trịnh Bá Khiêm cho biết tình hình của con trai mình:

“Tư gọi về nói là tình hình ở trong này anh em đối xử với nhau rất là tốt, tôi cũng biết là chỗ giam giữ đó chủ yếu giam tù chính trị, nên thường họ đối xử với nhau rất là tốt. Sức khoẻ thì khoẻ mạnh. Tư có dặn là không phải đi thăm vì bây giờ họ vẫn chưa cho gặp.”

Bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị cơ quan công tố khép chung một vụ án, hai người bị buộc tôi “phát tán tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Trong phiên toà sơ thẩm diễn ra hồi tháng 5 năm 2021, bà Thêu và ông Tư mỗi người bị tuyên tám năm tù giam, và mức án này được giữ nguyên trong phiên toà phúc thẩm diễn ra sau đó.

Gia đình này còn một thành viên nữa cũng đang bị giam giữ là con trai lớn Trịnh Bá Phương. Anh này bị cáo buộc với cùng tội danh, và đã bị kết án 10 năm tù giam trong phiên toà sơ thẩm hôm 15 tháng 12 năm 2021.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền đều cho rằng các thành viên của gia đình này là những nhà hoạt động nhân quyền, và cáo buộc nhà nước Việt Nam bỏ tù những người này vì động cơ chính trị.

Thấy gì đằng sau thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine?

Phân tích của Maria Kỳ Duyên

Thấy gì đằng sau thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine?

Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraina tại Hà Nội ngày 28/3/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFacebook Truyền thông Thái Hà 

“Đừng thấy đỏ mà tưởng chín”. Việt Nam không còn cách lựa chọn nào khác, đành phải làm ngơ để giáo dân và người dân tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Chính quyền thực sự thấy khó xử trước việc phải chỉ thị cho Bộ Ngoại giao nói một đằng làm một nẻo. Chính quyền Việt Nam chẳng hứng thú gì trước tấm gương của nhân dân Ukraine chiến đấu vì dân chủ và tự do của Tổ quốc mình và cho cả các dân tộc khác. Đó mới là căn nguyên sâu xa của việc hai lần bỏ phiếu trắng tại LHQ. Nếu phải bày tỏ lập trường những lần tiếp theo, họ vẫn sẽ xếp hàng sau Tàu và Nga.

Đáp lời Đức Thánh Cha Phanxicô

Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội tổ chức thánh lễ vào tối Chủ nhật 27/3 để cầu nguyện cho hòa bình ở đất nước Ukraine đã và đang chịu nhiều đau thương kể từ khi Nga tiến hành chiến tranh xâm lược hôm 24/2. Theo Truyền thông Thái Hà của nhà thờ, chủ sự buổi lễ, linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, chánh xứ Giáo xứ Thái Hà và cũng là đấng Bề trên Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội, có tổng cộng khoảng 1.000 giáo dân tham dự thánh lễ. Đặc biệt, cùng tham gia thánh lễ có bà Nataliya Zhynkina, Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội cùng với Đại sứ Italy tại Việt Nam Antonio Alessandro và phu nhân, tham gia thánh lễ (1).

Nhà thờ cho biết lý do cử hành thánh lễ là để “đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô” được đưa ra trong một buổi lễ ở Vatican hôm 25/3. Cũng tại buổi lễ đó, theo tường thuật của các hãng truyền thông quốc tế lớn, Giáo hoàng Phanxicô đã làm chủ sự nghi thức thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái tim Đức mẹ. Giáo hoàng Phanxicô giảng rằng: “Thánh hiến có nghĩa là đặt vào trái tim tinh khiết và không tì uế đó, nơi Thiên Chúa được phản chiếu, những thiện ích vô giá của tình huynh đệ và hòa bình, tất cả những gì chúng ta đang có và đang là, để Mẹ, người Mẹ mà Chúa đã ban cho chúng ta, có thể bảo vệ chúng ta và trông nom chúng ta”.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Giuse Nguyễn Văn Toản trích lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trước tình cảnh bi thảm của các trẻ em, phụ nữ và người dân Ukraina trước làn bom đạn của Nga. Ngài mời gọi mọi người tham dự, nhất là các bạn trẻ có ba tâm tình, đó là: (1) hãy đồng cảm, sót thương người đồng loại đang lầm than khốn khổ; (4) hãy nói không với chiến tranh và ủng hộ hòa bình. Ủng hộ chiến tranh là ủng hộ sự ác, sự dữ, ủng hộ ma quỷ và cuối cùng là “Tin vào sức mạnh của sự đoàn kết nơi những con người thành tâm thiện chí đang khao khát hòa bình khắp nơi trên thế giới. Đừng bỏ cuộc! Hãy vững tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện và quyền năng của Thiên Chúa chúng ta!” (2)

Liệu bà Zhynkina có vơi thất vọng?

Cuối buổi thánh lễ, bà Nataliya Zhynkina, Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Ukraine, phát biểu rằng, chúng ta không làm ngơ trước những gì đang xảy ra ở Ukraine. Bà cũng đề cập đến việc Nga nhiều lần tung ra lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, và chia sẻ quan điểm cho rằng: “Nếu người Nga sử dụng bom đạn hạt nhân, không chỉ mạng sống của người dân Ukraina bị đe dọa, mà tất cả các nước, tất cả mạng sống của các bạn cũng bị đe dọa. Hôm nay các bạn cầu nguyện cho Ukraine, nhưng cũng chính là các bạn cầu nguyện cho mình”, theo tường thuật của Truyền thông Thái Hà.

Như truyền thông quốc tế đã đưa tin, từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, nhiều người Việt Nam đã và đang thể hiện sự ủng hộ và giúp đỡ cho Ukraine qua nhiều hình thức, từ ghé thăm Đại sứ quán Ukraine để nói những lời chia sẻ, động viên, cho đến quyên góp tiền cứu trợ lên đến hơn một tỷ đồng và còn đang tiếp tục tăng lên. Có người thậm chí viết trên trang cá nhân hoặc bày tỏ trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Ukraine rằng, họ sẵn sàng sang chiến đấu cho Ukraine. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn riêng với VOA hôm 1/3, Đại biện Nataliya Zhynkina đánh giá: “Khi tôi thấy sự ủng hộ của người Việt Nam, những lời nói tử tế của họ, ý muốn của họ chiến đấu cho Ukraine, tôi trân trọng sâu sắc và xin cảm ơn!”

Nhưng dù trân trọng sâu sắc đến mấy đối với tình cảm “từ trái tim đến trái tim” của người dân, chắc chắn Đại biện Nataliya Zhynkina vẫn không thể giấu nỗi thất vọng trước việc chính phủ CHXHCN Việt Nam, lại một lần nữa, và đây là lần thứ hai, Việt Nam bỏ phiếu trắng cho Nghị quyết LHQ lên án Nga gây thảm hoạ nhân đạo ở Ukraine. Gần 3/4 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ năm, ngày 24/3, yêu cầu bảo vệ thường dân ở Ukraine và cho phép cứu trợ tiếp cận, đồng thời lên án Nga đã gây ra một tình huống nhân đạo "thảm khốc" khi Moscow xâm lược nước láng giềng Ukraine bắt đầu cách nay một tháng.

Đây là lần thứ hai Đại hội đồng gồm 193 thành viên đã cô lập Nga với tỉ lệ áp đảo về cái mà Moscow gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres quyết liệt lên án “cuộc chiến phi lý” của Nga. Nghị quyết do Ukraine và các đồng minh soạn thảo được thông qua hôm thứ Năm với 140 phiếu ủng hộ, 5 phiếu chống là Nga, Syria, Triều Tiên, Eritrea và Belarus, và 38 quốc gia bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Ukraine và các đồng minh mưu tìm sự ủng hộ tương đương hoặc cao hơn mức độ ủng hộ cho nghị quyết của Đại hội đồng ngày 2/3 đã lên án cuộc xâm lăng của Nga và yêu cầu Moscow rút quân ra khỏi Ukraine. Nghị quyết ngày 2/3 đã nhận được 141 phiếu thuận, cùng năm phiếu chống, và 35 phiếu trắng, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. (3)

Đừng thấy đỏ tưởng là chín

Báo Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định rõ, đây là Nghị quyết thứ hai được thông qua trong vòng tháng 3 này tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt lần thứ 11 do Đại hội đồng LHQ tổ chức. Các nước thành viên LHQ hy vọng hai Nghị quyết nói trên sẽ tác động tích cực trong việc thúc đẩy các bên đối thoại có kết quả thực chất và sớm tiến tới đạt được giải pháp hòa bình cho Ukraine. Bản tin trên báo Chính phủ còn cho biết, Đại sứ Ukraine tại LHQ, Sergiy Kyslytsya đã chia sẻ về tình hình tại Ukraine và bày tỏ hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ có những hỗ trợ đột phá, kịp thời cho người dân Ukraine cũng như ngăn ngừa hậu quả khủng hoảng lan ra trên toàn thế giới. (4)

Không chỉ báo Chính phủ, các tờ báo nhà nước khác của Việt Nam như Tuổi trẻ, VTV... khi đưa tin về sự kiện bỏ phiếu hôm 24/3 (và cả lần bỏ phiếu trước đó hôm 2/3) đều không hề nhắc gì đến các lá phiếu trắng của Việt Nam và Trung Quốc. Thái độ không đàng hoàng này của Chính phủ Việt Nam cho thấy, chính quyền trong nước không còn cách lựa chọn nào khác, đành phải làm ngơ để giáo dân và người dân tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Chính quyền thực sự thấy khó xử trước việc chỉ thị cho Bộ Ngoại giao nói một đằng làm một nẻo. Chính quyền Việt Nam chẳng hứng thú gì trước tấm gương cao cả của nhân dân Ukraine chiến đấu vì lý tưởng dân chủ và tự do cho Tổ quốc mình và cho cả các dân tộc khác. Đó mới là căn nguyên sâu xa của việc hai lần bỏ phiếu trắng tại LHQ. Trong trường hợp phải bày tỏ lập trường những lần tiếp theo, Việt Nam vẫn “theo đóm ăn tàn”, sẽ xếp hàng sau Tàu và Nga.

Báo Mỹ: VinFast sẽ xây nhà máy sản xuất ô tô điện ở North Carolina 

VOA Tiếng Việt 

VinFast ra mắt 2 mẫu xe ô tô chạy bằng điện đầu tiên tại một cuộc triển lãm ở Los Angeles hồi tháng 11 năm ngoái.

VinFast ra mắt 2 mẫu xe ô tô chạy bằng điện đầu tiên tại một cuộc triển lãm ở Los Angeles hồi tháng 11 năm ngoái. 

Nguồn tin riêng của một số tờ báo Mỹ cho biết North Carolina được chọn là nơi đặt nhà máy trị giá nhiều tỷ đô la của một “nhà sản xuất ô tô khởi nghiệp của Việt Nam” thuộc tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

News & Observer và Triangle Business Journal, hai tờ báo địa phương của North Carolina, nói rằng hãng sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ xây nhà máy trên một khu vực rộng lớn lên đến hàng trăm hecta và ước tính tạo ra 13.000 việc làm tại tiểu bang miền Đông nước Mỹ.

Tờ News & Observer trích dẫn một nguồn tin về pháp lý biết về quá trình đàm phán của tiểu bang cho biết mức đầu tư có thể lên đến 5 tỷ USD la, nhưng từ chối tiết lộ danh tính hãng sản xuất ô tô điện của Việt Nam. Trong khi đó tờ Triangle Business Journal, trích dẫn nhiều nguồn tin dấu tên, nói rằng hãng ô tô khởi nghiệp của Việt Nam là VinFast, được tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập năm 2017, với mức đầu tư cho nhà máy ở North Carolina lên đến 7 tỷ USD.

VinFast chưa đưa ra bất kỳ công bố nào về việc này. Các cuộc gọi của VOA tới VinFast ngoài giờ hành chính không được phản hồi. VOA cũng đã gửi yêu cầu bình luận về thông tin trên tới VinFast.

Các lãnh đạo của North Carolina dự kiến sẽ công bố về việc VinFast chọn xây dựng nhà máy ở đây trong tuần này. Theo News & Observer, Thống đốc Roy Cooper sẽ công bố việc phát triển kinh tế của tiểu bang, có thể liên quan đến dự án này, trong ngày 29/3.

VinFast thành lập nhà máy sản xuất ô tô chạy xăng bằng động cơ mua lại từ hãng xe BMW của Đức vào năm 2019, chỉ dành riêng cho người tiêu dùng trong nước. Cuối năm 2020, ông Vượng, hiện đang là tỷ phú giàu nhất Việt Nam và là chủ tịch của Vingroup, tuyên bố rằng ông sẽ bỏ ra 2 tỷ USD từ tiền túi của mình cho tham vọng toàn cầu của VinFast, theo Bloomberg.

Vào năm ngoái, VinFast tuyên bố sẽ đặt trụ sở chính ở Los Angeles nhưng không tìm được địa điểm cho một nhà máy sản xuất ô tô cho thị trường Bắc Mỹ.

Theo ghi nhận của News & Observer và Triangle Business Journal, nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp sản xuất Tringle Innovation Point ở thị trấn Chatham, thuộc khu Tam giác trọng điểm của North Carolina, nơi tập trung phát triển và nghiên cứu công nghệ cao của tiểu bang được thành lập từ năm 1959. Nằm trong khu vực này là ba trường đại học công nghệ lớn, gồm North Carolina State University, Duke University và University of North Carolina.

VinFast nhắm mục tiêu bắt đầu bán xe tô tô chạy bằng điện tại thị trường Mỹ và châu Âu trong năm nay, cạnh tranh với Tesla và các nhà sản xuất ô tô điện khác. Xe của VinFast sẽ đi kèm với chương trình cho thuê pin, nghĩa là chi phí của pin – phần đắt nhất của xe chạy bằng điện – không bao gồm trong giá bán xe.

VinFast lần đầu ra mắt các mẫu xe điện tại triển lãm ở Los Angeles hồi tháng 11 năm ngoái và sau đó tại Las Vegas vào tháng 1 vừa qua. Để thực hiện tham vọng sản xuất ô tô tại Mỹ, tập đoàn Vingroup có kế hoạch huy động 1,5 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế trong năm nay.

Việt Nam vẫn kỳ vọng GDP năm 2022 tăng 6-6,5% khi sản xuất đang phục hồi

RFA

Việt Nam vẫn kỳ vọng GDP năm 2022 tăng 6-6,5% khi sản xuất đang phục hồi

Một chợ tại Hà Nội bán buôn trong thời bình thường mới (Hình minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Việt Nam, nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, tái khẳng định sẽ đạt được mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6,5%, mặc dù mức độ tăng trưởng trong quý I chậm hơn dự kiến do vẫn bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Mạng Bloomberg loan hôm 29/3 dẫn nhận định của ông Lê Trung Hiếu, trưởng bộ phận GDP của Văn phòng Thống kê quốc gia Việt Nam.

Ông Hiếu cho rằng, tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng 6% lên 6,5% vào năm 2022 khi sản xuất sẽ là động lực chính để phát triển, theo đó kéo theo du lịch, xây dựng và các ngành công nghiệp khác dự kiến ​​sẽ tiếp tục phục hồi.

Ông Hiếu khẳng định điều đó trong bối cảnh GDP trong ba tháng tính đến tháng 3/2022 của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến ​​5,03% so với một năm trước đó. Tuy vậy, theo ông Hiếu, hoạt động kinh tế ​​sẽ phát triển trong ba phần tư còn lại của năm tài chính, nhờ mức độ tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 tăng đáng kể. Ông Hiếu nói thêm rằng, trường hợp tốt nhất là tăng trưởng sẽ chạm mức 6,5% nếu xung đột Nga-Ukraine được giải quyết.

Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Châu Á tại Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand tại Singapore, cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam đã bị gián đoạn nghiêm trọng vào năm ngoái bởi đại dịch, nhưng đã bắt đầu bình thường hóa.

Bloomberg dẫn nhận định của Khoon Goh rằng: “Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn kể từ quý thứ hai.”

Quốc hội VN vào tháng 1 đã thông qua gói kích cầu trị giá khoảng 347 nghìn tỷ đồng (15,2 tỷ đô la) để đưa nền kinh tế vượt qua sự gián đoạn của COVID-19 và đưa tăng trưởng trở lại 6% đến 6,5% trong năm nay.

Văn phòng thống kê cho biết giá tiêu dùng đã tăng 2,41% trong tháng 3 so với một năm trước đó, so với mục tiêu của chính phủ là giới hạn lạm phát trung bình ở mức 4% trong năm nay.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá thuộc Tổng cục Thống kê, cho biết: “Áp lực lạm phát đang gia tăng bởi giá dầu tăng cao đã khiến chi phí trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề tăng theo”.

Bà Oanh cho biết: “Đại dịch COVID-19 và giá thức ăn chăn nuôi tăng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, vốn chiếm 10,9% GDP trong quý này”.

Tuy vậy, theo bà Oanh, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét