Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

Bản tin ngày Thứ năm 24 tháng 3 năm 2022

 


Thới Bình - Đâu phải bây giờ công nhân mới “không đủ sống”!

24/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1egyLvBKv_NSHWaDNf5r1GcBMHas-fQFC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tiền lương tối thiểu khu vực sản xuất kinh doanh chỉ đáp ứng được 65 – 70% mức sống tối thiểu.

Năm 2013, tại hội thảo về “Mức sống tối thiểu và những vấn đề đặt ra đối với việc xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội mới tổ chức, khi ấy, Phó vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Lê Xuân Thành thừa nhận, với mức lương thời điểm đó, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu. Con số này ở khu vực sản xuất là 70%. Cũng vì vậy mà năm 2012 vừa qua có tới 80% các cuộc đình công nổ ra với nguyên nhân chính là tranh chấp về lương.

“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?

Phân tích của Ái Châu
23/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1Ep3gHRiRsELXH9iBBcTxA_r_u9FOsM3V/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam cho đến nay chỉ chọn 3 nước làm “đối tác chiến lược toàn diện" là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị 3 lần nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược" (thấp hơn “đối tác chiến lược toàn diện" một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.

Hôm 21/3/2022, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đề nghị nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác chiến lược”. Mỹ ít nhất đã đề nghị nâng quan hệ lên thành “đối tác chiến lược" với Việt Nam từ thời Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần đây nhất, trong chuyến thăm tháng 8/ 2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhắc lại đề xuất nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược". Cả ba lần nêu trên, Mỹ đều là phía chủ động, nhưng Việt Nam vẫn im lặng.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ năm 24 tháng 3 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1oyWvd0DmHPPRzfOp7JlxO7qiOTQLXbU-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hiếu Chân  - Từ chiến tranh Ukraine lo số phận Việt Nam

Cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế nghĩ tới một hành động tương tự của Tập Cận Bình ở Đông Á.

23/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1jlFPl9xrGLn_uRtdOi6mke0rX4BOJb_w/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế nghĩ tới một hành động tương tự của Tập Cận Bình ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Trong một bài bình luận đăng trên báo Nikkei Asia Review hôm thứ Hai 21 Tháng Ba, ông Derek Grossman, chuyên viên phân tích quốc phòng tại tổ chức nghiên cứu RAND Corp., cựu cố vấn tình báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cho rằng khả năng xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc cao hơn là giữa Trung Quốc với Đài Loan. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chứ không phải Đài Loan có nguy cơ trở thành miếng mồi ngon của Trung Quốc trong tương lai, giống như Ukraine đang là mục tiêu xâm lược của Putin.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 24 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/11cGq8zNAYDI8GRkA6dEh8yAbFSo4Oajp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Về sự kháng cự mang tính công dân tại Ukraine

Tác giả: Ioulia Shukan

Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư

20/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1Rl9-0ZZBsClhHwnx8RzZkEC4hA_XTr98/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đứng trước sự xâm lăng đất nước bởi quân đội Nga, sự kháng cự mang tính công dân của người Ukraine gây ấn tượng mạnh. Nhưng sự huy động này không phải nảy sinh từ hư vô, nó là kết quả của một quá trình dài biến chiến tranh thành hoạt động quen thuộc thường ngày kể từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra với cách mạng Maidan (2013-2014).

Từ khi cuộc tấn công mới của Nga vào Ukraine bắt đầu hôm 24 tháng 2 năm 2022, chúng ta đã nhận được từ đất nước này nhiều hình ảnh về sự huy động quần chúng mang tính công dân. Đàn ông và phụ nữ gia nhập các toán dân quân bảo vệ lãnh thổ để ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga, làm nhớ lại sự gia nhập các đội quân tình nguyện vào đầu cuộc chiến Donbass tám năm về trước.

Từ rất lâu trước khi tiếng súng nổ, đã có một cuộc tranh giành quyền lực về ngôn ngữ ở Ukraine

Tác giả: Phillip M. Carter

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn: “Long before shots were fired, a linguistic power struggle was playing out in Ukraine”, The Conversation, ngày 09.03.2022

https://docs.google.com/document/d/1w3Nx7t7Em3vF4N3XSiAqj1V47BUXyRUl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc Nga xâm lược Ukraine có liên quan gì đến ngôn ngữ?

Nếu bạn hỏi nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, câu trả lời là các chính sách của chính phủ Ukraine thúc đẩy việc sử dụng tiếng Ukraine là bằng chứng về “tội ác diệt chủng” đối với người dân tộc Nga ở miền đông nói tiếng Nga, và do đó cung cấp một phần lý do cho cuộc xâm lược.

Ta hãy để việc tuyên truyền như vậy sang một bên, có một thứ khác liên kết chiến tranh với ngôn ngữ: đó là quyền lực.

Quốc tế đang viện trợ quân sự cho Ukraine như thế nào?

Nguồn: Dieser Waffe geben ukrainische Soldaten den Spitznamen „In Love“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/10a-xNvZmsLsmlTOLi8JUF4ke_yLQglYP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ nhiều tuần nay, Tổng thống Ukraine Zelensky yêu cầu quốc tế tăng cường viện trợ vũ khí chống lại xe tăng và máy bay của Nga. Trong khi Berlin vẫn có khó khăn trong việc cung cấp vũ khí thì chính phủ nhiều nước khác giải quyết vấn đề này vừa nhanh vừa nhiều hơn. Trong đó có hai hệ thống vũ khí được đặc biệt quan tâm.

Đức đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Lúc đầu thì chỉ cung cấp mũ bảo hiểm và dụng cụ y tế, sau có giúp một ít vũ khí nhưng số lượng ít hơn nhiều so với số lượng đã hứa. Nhiều chính phủ khác giúp đỡ trên quy mô lớn và công khai điều này, một số khác lại thích im lặng. Sau đây là một cái nhìn tổng quan:

Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Adam Posen là Chủ tịch của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

24/3/2022

https://docs.google.com/document/d/1t8JGe7DAHtLK0JJevhFC-0qxCVxIQvX-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét