Phạm Đoan Trang được tôn vinh tại lễ trao giải ‘Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022’
14/03/2022
VOA Tiếng Việt
Chân dung nhà báo Phạm Đoan Trang tại lễ trao giải IWOC 2022. Photo YouTube State Department.
Hôm 14/3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chủ trì lễ trao giải thưởng "Phụ nữ Can đảm Quốc tế" (IWOC) cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang ở Việt Nam cùng 11 phụ nữ khác trên toàn cầu, biểu dương lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt của họ trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền... bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trực tuyến tại lễ trao giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm, ngày 14/3/2022. Photo YouTube US Department.
Ngoại trưởng Blinken nhận định về đóng góp của nữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang đang bị giam cầm tại Việt Nam:
“Vào tháng 12 vừa qua, Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù tại Việt Nam vì viết về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Bà viết về các cuộc đàn áp những người biểu tình và bí mật ghi âm cuộc thẩm vấn của công an. Trong khi các hãng truyền thông ngừng in bài viết của bà, bà thành lập trang mạng của riêng mình. Mặc dù phải đối mặt với những lời đe dọa liên tục, bà tiếp tục truyền đạt cho những người khác về quyền của họ".
Chúng tôi lên án sự giam cầm bất công đối với bà. Chúng tôi kêu gọi phóng thích cho bà ngay lập tức.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang hôm 14/3/2022.
Ngoại trưởng Blinken nói thêm: “Chúng tôi lên án sự giam cầm bất công đối với bà. Chúng tôi kêu gọi phóng thích cho bà ngay lập tức”.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper phát biểu qua video:
“Phạm Đoan Trang, người không sợ hãi theo đuổi một xã hội toàn diện và không gian rộng rãi hơn cho tự do ngôn luận ở Việt Nam, đã thu hút sự công nhận của quốc tế”.
“Thông qua báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ đối tác toàn diện của chúng tôi với Việt Nam. Chúng tôi làm việc để giúp khuyến khích một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, và chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng để đất nước này phát triển, quốc gia này cần có sự cởi mở, minh bạch và hòa nhập và tôn trọng quyền của tất cả các công dân mà Phạm Đoan Trang đã không ngừng tìm kiếm thông qua các bài viết và vận động của mình”.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper ca ngợi sự tranh trấu dũng cảm của nhà báo Phạm Đoan Trang qua video hôm 14/03/2022. Photo YouTube State Department.
Đại sứ Knapper nói thêm: “Chúng tôi hoan nghênh bạn, Phạm Đoan Trang, vì công việc của bạn như một nhà đấu tranh cho nhân quyền. Bản lĩnh của bạn tiếp tục truyền cảm hứng cho mọi người ở Việt Nam và trên toàn thế giới”.
Đệ nhất Phu nhân Jill Biden, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield, Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Lee Satterfield tham dự và có bài phát biểu tại buổi lễ IWOC thường niên lần thứ 16 được tổ chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đệ Nhất Phu Nhân Biden nói:
“Hôm nay, chúng tôi tôn vinh 12 người phụ nữ này và chúng tôi còn đi xa hơn, mang đến cho họ một nền tảng để nói lên sự thật bằng tiếng nói của họ.
Hôm nay, chúng tôi tôn vinh 12 người phụ nữ này và chúng tôi còn đi xa hơn, mang đến cho họ một nền tảng để nói lên sự thật bằng tiếng nói của họ.
Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Jill Biden.
“Chúng tôi nhận ra sức mạnh mà họ nắm giữ để đối mặt với những thách thức khủng khiếp nhất trong thời đại của chúng ta”.
Trong thông điệp gửi đến những phụ nữ được tôn vinh, Đệ Nhất Phu Nhân Biden nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với niềm đam mê và sự bền bỉ, với sự phát triển và dân chủ để ngăn chặn những kẻ muốn bịt miệng quý vị. Và chúng tôi sẽ kể những câu chuyện của quý vị ngay cả khi quý vị không thể kể được”.
Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Jill Biden phát biểu trực tuyến tại lễ trao giải 'Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022', ngày 14/3/2022. Photo YouTube State Department.
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào ngày 6/10/2020 và bị kết án 9 năm tù vào ngày 14/12/2021, vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, liên quan đến các bài viết của bà và bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 8/3 cho biết.
Những người được vinh danh năm nay cùng Phạm Đoan Trang đến từ các nước Bangladesh, Brazil, Miến Điện, Colombia, Iraq, Liberia, Libya, Moldova, Nepal, Romania, và Nam Phi.
Kể từ tháng 3/2007 cho đến nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải này cho hơn 170 phụ nữ từ hơn 80 quốc gia.
Phạm Đoan Trang là phụ nữ thứ ba ở Việt Nam được trao giải IWOC, sau Blogger Mẹ Nấm hay còn có tên là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được trao năm 2017, và Blogger Tạ Phong Tần, trao năm 2013. Điểm chung của ba người phụ nữ này là được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải khi họ đang thụ án tù 9-10 năm tại Việt Nam, với cùng cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999.
Hiện đang sinh sống tại Houston, Texas, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người từng bị chính quyền Việt Nam tuyên án 10 năm tù vào năm 2017, nêu nhận định với VOA về việc nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải IWOC 2022:
Bản án 9 năm tù giam mà Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên chính là đòn thù mà nhà cầm quyền Việt Nam đã dành để đáp trả cho lòng can đảm của Phạm Đoan Trang.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2017.
“Chúc mừng chị Phạm Đoan Trang với danh hiệu Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022. Đây là sự ghi nhận của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung dành cho cá nhân Phạm Đoan Trang với những nỗ lực tranh đấu miệt mài, bền bỉ cho quyền con người, tự do ngôn luận tại Việt Nam. Bản án 9 năm tù giam mà Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên chính là đòn thù mà nhà cầm quyền Việt Nam đã dành để đáp trả cho lòng can đảm của Phạm Đoan Trang”.
“Tôi hy vọng rằng sự dấn thân của chị Đoan Trang sẽ tạo ra thay đổi tích cực trong một xã hội đầy sợ hãi, khiếp nhược. Và quan trọng hơn hết là sẽ không có thêm công dân Việt Nam nào bị kết án vì nói lên quan điểm chính trị, vì chống lại sự đàn áp, bất công. Không một công dân Việt Nam bị bỏ tù vì bày tỏ sự can đảm của mình trước nhà cầm quyền độc tài”, bà Như Quỳnh cho biết thêm.
Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 13 nước từ ngày 15/3
RFA
15/3/2022
Du khách từ Hàn Quốc đến Phú Quốc hôm 10/11/2021 /AFP
Công dân của 13 nước khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt hộ chiếu, mục đích nhập cảnh sẽ được miễn thị thực.
Đó là nội dung trong Nghị quyết số 32/NQ được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 15/3 và được truyền thông nhà nước loan trong cùng ngày.
Công dân của 13 nước được miễn thị thực nhập cảnh gồm Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italy, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus.
Theo đó, chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong 3 năm, kể từ ngày 15/3/2022 (ngày Nghị quyết có hiệu lực) đến hết ngày 14/3/2025 và được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngày 15/3 cũng là ngày Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề xuất của sáu bộ chính thức mở cửa lại toàn bộ hoạt động du lịch sau hai năm đóng cửa vì đại dịch.
Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn một mở cửa 2022-2023 Việt Nam sẽ phục hồi được khoảng 8 đến 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế với tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 400 đến 450 nghìn tỉ đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Trùng Khánh được tờ Vietnamplus dẫn lời rằng với việc triển khai chương trình thí điểm, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực cũng như trên thế giới mở cửa trở lại đón khách du lịch quốc tế đến một cách chủ động, qua đó thể hiện uy tín và năng lực phòng chống dịch COVID-19 của đất nước thời gian qua, khẳng định chủ trương đúng đắn về “chiến lược vaccine” của Đảng, Chính phủ.
Cùng với đó, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho biết từ dữ liệu phân tích Google Destination Insights cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch và hàng không Việt Nam bắt đầu tăng vọt trong thời gian từ cuối tháng 12/2021 đến đầu tháng 1/2022.
Cơ quan chức năng phản ứng về vụ xô xát với dân phản đối thủy điện gây thương tích
Ảnh chụp màn hình vụ xô xát xảy ra ở Thuỷ điện Mây Hồ, thị xã Sa Pa hôm 14/3/2022
Ảnh chụp màn hình video đăng trên Facebook
Truyền thông Nhà nước loan tin về phản ứng của lãnh đạo địa phương đối với vụ việc dân ngăn cản hoạt động thi công của chủ đầu tư thủy điện Mây Hồ khiến xảy ra xô xát làm tám người bị thương hôm 14/3. Mạng báo VietnamNet loan tin vào sáng 15/3
Theo đó, Ủy Ban Nhân (UBND) tỉnh Lào Cai ra văn bản hỏa tốc, chỉ đạo xử lý vụ xô xát tại thủy điện Mây Hồ. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai giao UBND thị xã Sa Pa tiếp tục chỉ đạo UBND xã Ngũ Chỉ Sơn, các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hậu quả, chữa trị cho những người bị thương. Xử lý kiến nghị của người dân, chủ đầu tư thủy điện Mây Hồ, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Đồng thời phối hợp với các Sở xử lý vụ việc phát sinh theo quy định.
Đến buổi chiều cùng ngày, Bí thư Đảng Ủy xã Ngũ Chỉ Sơn xác nhận với VietnamNet về vụ xô xát làm dân bị thương.
Theo UBND tỉnh Lào Cai thì nguyên nhân ban đầu được cho là còn ba hộ dân có trang trại nuôi cá hồi dưới hạ lưu chưa thống nhất được với chủ đầu tư thuỷ điện Mây Hồ về mức hỗ trợ. Đó là lý do khiến một số người ngăn cản hoạt động thi công dẫn đến xô xát với nhóm người của công ty.
Tình trạng bồi thường không thỏa đáng khi lấy đất để thực hiện dự án diễn ra khá phổ biến tại nhiều nơi tại Việt Nam lâu nay. Nhiều người dân bị thu hồi đất bất mãn về mức bồi thường nhưng đi khiếu kiện lại không được giải quyết. Những người dám ra mặt phản đối chủ đầu tư, ngăn cản thi công thường bị lực lượng chức năng bắt với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ hay ‘chống người thi hành công vụ’…
Một số vụ diễn ra ngay tại thủ đô Hà Nội như trường hợp cưỡng chế đất ở làng Dương Nội với gia đình tiên phong đấu tranh Cấn Thị Thêu phải chịu tù tội; vụ tranh chấp đất ở Đồng Sênh, xã Đồng Tâm khiến nông dân Lê Đình Kình bị bắn chết ngay tại nhà do lực lượng chức năng tấn công vào làng ban đêm…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét