Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 28 tháng 7 năm 2017


Tưởng Năng Tiến – Vàng & Cứt


Nếu bạn để chính phủ (cộng sản) điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát.

Milton Friedman

Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII, người Nhật Bản “phát minh” ra một nghi thức tự tử (hara-kiri) mà ai ngó thấy cũng phải hết hồn. Họ đâm dao vào bụng trái, rồi rạch qua phải, xong thốc ngược mũi lên phần ngực. Chết là cái chắc!

Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

24/7/2017


Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.

Freedom House đo chỉ số tự do của Việt Nam từ năm 1972. Đây là kết quả.

By Tô Di

27/07/2017


Báo cáo Tự do Thế giới (Freedom in the World) năm 2017 của Freedom House đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước không tự do (not free), đạt 20/100 điểm và xếp thứ 181 trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo này được công bố lần đầu vào năm 1972. Lúc đó, Việt Nam được phân định thành hai miền. Miền Nam được đánh giá là tự do hơn miền Bắc và hầu hết các nước Đông Nam Á, chỉ kém Malaysia.

Freedom In The Word 2017

Toàn văn bản báo cáo

Highlights from Freedom House’s annual report on political rights and civil liberties


Cty Formosa:  Lấn gần 300ha biển để chôn hàng chục triệu m3 xỉ thải

28/07/2017 06:18


TP - Để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn.

Biển Đông: Làm rõ tin 'VN phải dừng khoan'

26 tháng 7 2017


Việc hãng Repsol ngưng hoạt động tại một dự án ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc cho là vùng tranh chấp, đang thu hút sự chú ý quốc tế.

Điểm tin báo Thứ sáu 28.07.2017




Chiến lược của Việt Nam ở biển Đông

Vietnam’s strategies in the South China Sea

Tác giả: Carlyle A. Thayer, UNSW Canberra

Dịch giả: Song Phan

28-7-2017

Song ngữ Việt Anh


Cách nay một năm, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cho những khiếu kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về các tranh chấp trên biển của họ ở quần đảo Trường Sa. Tòa án đã phán quyết thống nhất đối với hầu hết các khiếu kiện của Philippines.

Trung Quốc và cuộc khủng hoảng ở Venezuela
China and the Venezuela Crisis

Dr. Antonio C. Hsiang
Phạm Nguyên Trường dịch

Song ngữ Việt Anh


Mỹ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở Mỹ Latin, họ sẽ phải đối mặt với những vụ lộn xộn ở Venezuela.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 23 tháng 7 năm 2017


Lại bàn về giá điện ở Việt Nam

23/07/2017

Tô Văn Trường


Năng lượng nói chung trong đó nhu cầu cung cấp và sử dụng điện năng là một phần quan trọng trong hoạt động công nghiệp của nền kinh tế mỗi quốc gia. Thời kỳ đầu của chính quyền Xô Viết Lê-nin đã nhấn mạnh tầm quan trọng: Chủ nghĩa cộng sản = Chính quyền Xô Viết + Điện khí hóa toàn quốc. Đến nay, trong kinh tế thị trường chính sách phát triển và giá điện là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế.

Kế hoạch của ngành điện Việt Nam 2005 đến 2025

Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam


Điểm tin báo Ngày Chủ nhật 23.07.2017


Những việc sẽ đến trong tương lai gần...

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeEV6V2dYc2RTVXQyV3RvNXY5ajdxZHl4cjdn/view?usp=sharing Năm 1998, Kodak đã có 170.000 nhân viên, và đã bán 85% giấy ảnh trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng vài năm thôi, mô hình kinh doanh của họ biến mất và họ đã bị phá sản. Những gì đã xảy ra với Kodak sẽ xảy ra trong rất nhiều ngành công nghiệp trong 10 năm tới - và đa số chúng ta đã không nhìn thấy nó tới.

Và Việt Nam ngày nay…

Tập đoàn Dầu Khí lo mất 2 tỷ USD bù lỗ cho Lọc dầu Nghi Sơn

23/07/2017  03:00 GMT+7


http://imgs.vietnamnet.vn/logo.gifTập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn tháo gỡ khó khăn về việc bao tiêu sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn bởi đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Bởi, trong 10 năm kể từ khi lọc dầu Nghi Sơn vận hành, PVN có thể sẽ phải bỏ ra 1,5-2 tỷ USD để bù lỗ cho dự án.

Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/7, PVN kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sớm phê duyệt Quy chế tài chính, Điều lệ tổ chức hoạt động, Kế hoạch tái cấu trúc Tập đoàn giai đoạn 2016- 2020.

Khám phá 2016 Thủy điện Hòa Bình có lõi đập bằng… đất sét

Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam.

Thứ bảy, ngày 16/07/2016 20:37 GMT+7


VTV.vn - Một sự thật bất ngờ là nhà máy Thủy điện Hòa Bình sử dụng đập được xây bằng vật liệu đá đổ với lõi giữa bằng đất sét.

Tiếp nối series các chương trình về nghề truyền thống Việt và nhạc cụ dân tộc, Khám phá 2016 mang đến khán giả câu truyện về các công trình lớn tại Việt Nam. Trong số đó, nhà máy thủy điện Hòa Bình - công trình thủy điện hàng đầu của Việt Nam - đã được chọn để đưa vào những số phát sóng đầu tiên của chương trình. Với sự hỗ trợ của những thiết bị ghi hình đặc biệt như Flying-cam, những tập đầu của Khám phá 2016 giúp khán giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp khoa học - công nghệ tiềm ẩn bên trong công trình phức tạp bậc nhất thể kỷ XX tại Việt Nam.

Chuyện Võ Thị Sáu toàn bịa đặt

Những kẻ bại não nhẫn tâm lăng nhục người Anh hùng Võ Thị Sáu

Tháng bảy 22, 2017




SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Trang Facebook của Đoàn Dũng mới phổ biến một video clip dài năm phút, cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản dựng lên.

Câu chuyện phá hoại tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

Tháng sáu 23, 2017


Do địa hình phức tạp, người Pháp đã phải cần đến 25 năm để xây dựng tuyến đường sắt răng cưa đặc biệt từ Phan Rang lên đến Đà Lạt, tiêu tốn mất 200 triệu đồng Franc Pháp. Thế nhưng sau năm 1954, tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này nhiều lần đã là mục tiêu tấn công của MTDTGP. Việt Cộng đã đặt mìn tự nổ khi tàu chạy ngang qua chừng tám lần. Qua phá hoại, một chiếc đầu tàu đã trật đường ray, trong một lần khác, mìn nổ đã tạo ra một hố to cho tới mức đầu tàu đã sụp vào trong hố đó và không chạy được nữa.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 20 tháng 7 năm 2017


Tưởng Năng Tiến –  Tiền/Vàng & Nước Mắt


Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác.

 Margaret Thatcher

Chừng mười năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo ngắn (“Tuần Lễ Vàng 1945”) của Trà Phương – trên trang Vnexpress, số ra ngày 13 tháng 10 năm 2010 – mà cứ cảm động và bâng khuâng mãi. Xin ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh, để chia sẻ với mọi người:

Không chỉ ngu mà còn quá ngu

Nguyễn Gia Kiểng

16/07/2017


Giá thành của điện nắng đã giảm 90% trong ba thập niên vừa qua, từ 22 USD một kilowatt xuống còn 2 USD. Theo ước lượng của các trung tâm nghiên cứu trong vòng từ 10 đến 20 năm nữa giá thành của điện nắng sẽ chỉ còn bằng một nửa giá thành của điện than và hoàn toàn không gây ô nhiễm. Than chắc chắn sẽ bị loại bỏ rất nhanh chóng như một nguồn năng lượng và như thế các nhà máy dùng than sẽ phải gỡ bỏ.

Chủ đề Hiệp Định Genève 20-7-1954

Hiệp định Genève (20-7-1954) 

Trần Gia Phụng

Tháng Sáu 2, 2014



I.- Diễn tiến đưa đến Hội nghị Genève

Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đình chiến được ký kết ở  Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38.  Đây chỉ là hiệp ước đình chiến, chứ không phải là hòa ước giữa các bên lâm chiến.  Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.

Toàn văn Hiệp định Genève 20-7-1954 và Bản Tuyên bố cuối của hội nghị

Tháng Sáu 16, 2014

Trần Xuân An dịch


HIỆP ĐỊNH VỀ SỰ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM, 20-7-1954

(Các hiệp định Geneva, một cách lí thuyết, chấm dứt chiến tranh giữa Lực lượng Liên hiệp Pháp và Việt Minh tại Lào, Căm-pu-chia, và Việt Nam. Những xứ này được trở thành các quốc gia độc lập, với sự phân chia định rõ lần cuối gần Vĩ tuyến 17 thành 2 miền trong khi chờ đợi sự thống nhất lại thông qua “cuộc tuyển cử tự do” được tổ chức vào ngày 20 tháng 7, 1956. Hiệp chủng quốc [Hoa Kỳ] và Việt Nam (Việt Nam cộng hoà) không kí tên vào các hiệp định này)

Hiệp Định Genève: Tuổi Trẻ Việt Nam cần một sự thật



Hoàng Thanh Trúc




...Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam thì không có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, không có “ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên xô, Trung Quốc” (Lê Duẩn) với 20 năm cốt nhục tương tàn, gần 3 triệu người nằm xuống vô nghĩa (so Nam Hàn với hàng trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ hiện nay) và quan trọng là không có hành vi tập thể “vô đạo”chưa từng có trong lịch sử nhân loại là con tố cha, em tố anh, vợ tố chồng, trò tố thầy, để CSVN trực tiếp giết chết cho 172.000 (“tư liệu CCRĐ của CSVN”) đồng bào vô tội...


Việc thi hành hiệp định Genève

Trần Gia Phụng

Tháng bảy 21, 2014


Hiệp định Genève

Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.

Công thư Phạm Văn Đồng và Hiệp định Genève 1954

Posted on May 28, 2016




Nhiều giới trong và ngoài nước bày tỏ mong muốn chính phủ Hà Nội kiện Trung Quốc về việc xâm phạm lãnh hải cũng như chiếm đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường sa.

Có ý kiến đề nghị nên căn cứ vào tinh thần của hiệp định Geneve 1954 và hiệp định Paris 1973 như là một trong những đối sách để Việt Nam có thể đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ phía Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974.

Toàn vẹn lãnh thổ : Nội dung đáng lưu ý của Hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973

AGREEMENT ON THE CESSATION OF HOSTILITIES IN VIET-NAM, JULY 20, 1954


(The Genera Agreements theoretically ended the war between French Union forces and the Vietminh in Laos, Cambodia, and Vietnam. These states were to become fully independent countries, with the last-named partitioned near the 17th parallel into two states pending reunification through "free elections" to be held by July 20, 1956. The United States and Vietnam are not signatories to these agreements.)

Nhớ Người Tâm Khí Võ Thành Minh

THI VŨ
tạp ghi


Ngày nay còn như trước chăng ? Cách đây lâu ba mươi năm, ở vùng ngoại ô nam Paris có ngọn đồi trọc gần trấn Do Thái — Villejuif. Một vài lùm cây thưa thớt khẳng khiu trên triền dốc phủ cỏ. Chơ vơ trên đỉnh, xác một chiếc xe van cũ màu gạch nằm đìu hiu. Bốn bánh xe đã tháo gỡ, sụm xuống như con voi sắt phủ phục. Nơi mỗi tuần tôi thường đến...

Đó là “biệt thự” ông Võ Thành Minh. Người trưởng Hướng Đạo lớp xuất hiện đầu tiên trên đất Việt thập niên 30. Người đã dùng xe đạp đi vòng quanh ba nước Đông Dương vào những năm 40. Ít ai biết chi tiết ấy. Chuyện ai cũng biết, là người ngồi thổi sáo bên hồ Leman, Geneve, thời các nước đang họp để cắt đôi con Rồng Việt, năm 1954.

Kể về trưởng VÕ THANH MINH

Hồng Sơn Dã Mã


Nhân dịp 100 năm của Trưởng VÕ THANH MINH (1906 - 2006)

Tư liệu riêng

Sóc Trầm Tĩnh

Tài liệu về DI CƯ 1954

Đi cùng Thánh Giá sang phía Tự Do - Kỷ Niệm 60 Năm Di Cư

Friday, July 18, 2014



Ngày 21 Tháng Bảy, 1954, nhật báo The Los Angeles Times đi tin lớn: "Armistice signed ending fighting in Indo-China, Vietnam to be split in 2 Zones" (Hiệp định đình chiến được ký kết, chấm dứt chiến tranh Ðông Dương, Việt Nam bị chia đôi).





Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 18 tháng 7 năm 2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”
17/07/2017
Đào Tiến Thi

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWjVPcWpGRVFpeVpvNjJ6d2c4SnZRQ0NzZGpn/view?usp=sharing

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
(Tản Đà)
Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Bài Ca Cho Mẹ Nấm
Jul 17, 2017
Thơ: Bắc Phong
Nhạc: Phan Ni Tấn
Trình bày: Lâm Dung & Ngọc Quỳnh



Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba
15/07/2017

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYWg2TllDMFVEQjhfMWplNVF1M2xHODJqY1Nr/view?usp=sharing

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Lá Thư Từ Đức Quốc
Lê Ngọc Châu: Nếu Quyền Chủ Tịch APEC Nguyễn Xuân Phúc Là Diễn Giả Chính Thì TT Trump (USA), TT Macron (Pháp) … Là Gì Tại G20 Ở Đức?
July 13, 2017 11:59 PM

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOXh6TGt3U05zOFExRWhPU2k0NE9yS3lvdGZr/view?usp=sharing

Lời phi lộ: Là người Đức gốc Việt nên tôi cũng theo dõi Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hamburg, một thành phố lớn thuộc Bắc Đức. Tuy nhiên thấy trên mạng thiên hạ bàn tán về việc truyền thông csVN đánh bóng quá sức tưởng tượng nói đại diện APEC, Nguyễn xuân Phúc (NxP) là diễn giả chính tại G20 (xem hình đính kèm dưới bài) nên dù hơi bận nhưng tôi chờ được và đã tìm kiếm dữ liệu qua Google trong 5 ngày qua nhưng chẳng thấy tin này trên báo chí, nhất là từ các cơ quan truyền thông Đức. Tôi nghĩ rằng là một người cộng tác với vài tờ báo, websites ở Mỹ, Úc, Đức như Cali Today, Việt Báo, Người Việt Boston, Việt Vùng Vịnh, Nam Úc Tuần Báo, Diễn Đàn Người Dân Việt Nam … tôi có bổn phận thông tin đúng nếu (cũng có thể) còn thiếu sót và nếu truyền thông VN chứng minh cho sự việc kể trên về đại diện APEC NxP là một sự thật rõ ràng thì gởi tin ngắn /Link về chau@baocalitoday.com để sau đó tôi sẽ phổ biến cho độc giả rõ. Cũng lập lại là tôi – có thể nói dính dáng đến truyền thông đôi chút mặc dù nghề chính kiếm cơm ở Đức là Dipl.-Ing. (TU)- sẽ không có thời gian để tranh cãi những sự kiện thiếu bằng chứng, nếu không muốn nói là sai sự thật (LNC).

Điểm tin báo. Thứ ba ngày 18.07.2017

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeHAxTnhKa0ZXSnZzajFOOE4yVG0ydW53bGtz/view?usp=sharing

Phỏng vấn Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế đòi bồi thường 1,2 tỷ đô la (phần 2):

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcmtWVFROWkpUcC1iZTlscWhOM0tOYld3Mmpn/view?usp=sharing

Làm thế nào để đưa Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế?
Posted by hoangtran204 trên 17/07/2017
Nguyễn Hoàng Mơ
“…Trước đây, đã có một vụ tài khoản của chính phủ Việt Nam bị Toà Án Quốc Tế phong toả hơn hai triệu Euro, sau khi Việt Nam thua kiện vụ Vietnam Airline mà không chịu chấp hành án lệnh…”

Từ việc Indonesia đổi tên biển nhìn lại chuyện sử dụng địa danh Biển Đông
Tiến sĩ Trần Công Trục
14:27 17/07/17

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaGZ0M2FSdmZidGd6VGl4ay1rRFlqUGFJejcw/view?usp=sharing

(GDVN) - Trong các văn bản tiếng Anh thì phải viết là Bien Dong Sea, trong các văn bản tiếng Pháp là Mer de Bien Dong, mà không dịch là East Sea (tiếng Anh)...
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về sự kiện Indonesia đổi tên một phần Biển Đông.
Tòa soạn xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, ngõ hầu cung cấp thêm thông tin đa chiều và làm sáng rõ hơn khía cạnh khoa học của việc sử dụng địa danh trong pháp lý quốc tế.

Loay hoay quốc tế giáo dục ở Việt Nam
Đất Việt
07:30 16/07/17

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza0FJbzQ1OEJsYUxJQkdESzZFclNUeHZucnBR/view?usp=sharing

(GDVN) - Chiến lược tổng thể cho giáo dục và quốc tế hóa hiện đang ở đâu, để đảm bảo những đề án các đề án trong tương không bị tiếp tục thất bại?
LTS: Trao đổi về thực tế quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam, tác giả Đất Việt chỉ ra những vấn đề mà Việt Nam vẫn loay hoay chưa giải quyết được.
Theo đó, nhiều cơ sở đào tạo nước ngoài có thể khẳng định chỗ đứng của mình tại Việt Nam nhưng tại sao giáo dục Việt Nam không để lại dấu ấn gì đặc biệt dù được đầu tư nhiều kinh phí?
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Tại sao Nga và Trung Quốc cực kỳ sợ loại tàu Mỹ vừa biên chế?
09:33 17/07/2017

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzX3AtemlmZkh1eTBnVDdtenc0OHZ1OFA1UzJn/view?usp=sharing

Việt Hùng
ANTD.VN - Tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ được coi là mạnh nhất hiện nay, chúng vượt xa các đối thủ cùng phân khúc trên thế giới.
Với việc biên chế khu trục hạm USS John Finn (DDG-113), số lượng tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ lên 67 chiếc. Mỹ dự định đóng tới 76 chiếc, hiện tại đang có 2 chiếc khác đang được đóng.

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 15 tháng 7 năm 2017



Lãi suất và biến động
Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2017-07-12
Việt Nam vừa hạ lãi suất để kích thích kinh tế trong khi các nền kinh tế công nghiệp lớn bắt đầu tiến trình tăng lãi suất và thu về dòng tiền đã được bơm ra từ nhiều năm nay. Biến chuyển trái chiều ấy báo hiệu những gì?

Vì sao doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm hàng loạt công ty nông nghiệp lớn?
Trong một thập kỷ qua, doanh nghiệp Trung Quốc đã mua lại gần 300 công ty nông nghiệp, hóa chất và thực phẩm nước ngoài...
Các chuyên gia nói rằng những cuộc thâu tóm doanh nghiệp ngành nông nghiệp là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng cung cấp lương thực-thực phẩm cho dân số gần 1,4 tỷ người của nước này

Mother Mushroom: how Vietnam locked up its most famous blogger
One of Vietnam’s most influential political bloggers, given a courage award by Melania Trump, faces a decade behind bars for her ‘reactionary’ work
Vietnamese blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh, known as Mother Mushroom, on trial in the city of Nha Trang. Photograph: Vietnam News Agency/EPA
Bennett Murray in Hanoi
Saturday 8 July 2017 20.57 EDT
“Each person only has a life, but if I had the chance to choose again I would still choose my way.”
Người viết đã bị cộng sản bỏ tù. Nhưng cộng sản không thể bỏ tù những quan tâm và nỗ lực chấm dứt thạm trạng công dân VN chết trong đồn công an... "Đừng thờ ơ khi bất hạnh chưa gọi tên bạn. Đừng đợi mình là nạn nhân rồi mới quan tâm. Lúc đó đã rất muộn rồi!"

“Stop Police Killing Civilians” – Vì sao tôi quan tâm?
2014-04-24
Blogger Mẹ Nấm gởi RFA
Khái niệm về ý nghĩa của luật pháp, chắc chắn sẽ được diễn giải theo nhiều cách khác nhau dưới góc độ học thuật, nhưng tôi nghĩ, mục đích cao cả nhất của nó chính là để giữ gìn kỷ cương trật tự và đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Làm gì để thay đổi?

Kẻ thù giai cấp có được bình đẳng trước pháp luật?
By Quỳnh Vi
05/07/2017
Một trong ba yếu tố định hình một nhà nước pháp quyền (rule of law) ở Âu – Mỹ, theo luật gia Anh Quốc Albert Venn Dicey, là tinh thần bình đẳng trước pháp luật (equality before the law) giữa nhà nước và công dân, cũng như giữa các công dân với nhau.

TỪ LƯU HIỂU BA NHỚ VỀ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH.
Phạm Minh Hoàng
Ngày 13/7/2017, cả thế giới bàng hoàng khi nghe tin Lưu Hiểu Ba, nhà văn, nhà hoạt động chính trị người Trung Quốc, khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời do căn bệnh ung thư gan tại một bệnh viện thuộc thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc, hưởng thọ 62 tuổi.

Cuộc đời tranh đấu của Liu Xiaobo
Giải Nobel Hoà Bình năm 2010 sẽ vĩnh viễn vắng mặt người nhận giải.
Ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), đã trút hơi thở cuối cùng ngày 13/7/2017 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan trong nhà tù Trung Quốc.
Ngày 26/06/2017, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin Liu Xiaobo được đưa đi chữa bệnh ngoài trại giam, sau khi ông được chẩn đoán là đã đi vào thời kỳ cuối của căn bệnh ung thư gan. Ông qua đời khi mới 61 tuổi.

Hong Kong mourns death of Nobel laureate Liu Xiaobo
'We cry bitterly, for the China left behind by Liu'
Hong Kong supporters of Nobel laureate Liu Xiaobo, who died in a hospital in China's northeast on July 13, are among those who have pledged to "carry on his fight" for human rights and freedom in China.

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Quốc
Ls Nguyễn Văn Thân
Ông Lưu Hiểu Ba người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Quốc qua đời vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ''được công an hỏi thăm sức khoẻ'' nếu có ý định đó.

Tro của Lưu Hiểu Ba được rải xuống biển
15/07/2017
Trong bức hình do Văn phòng Thông tin Thành phố Thẩm Dương cung cấp, bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, nhìn theo khi tro của chồng được rải xuống biển ở ngoài khơi bờ biển thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 15 tháng 7, 2017. 

Bài phát biểu về tự do gây sốt cộng đồng mạng tiếng Trung
Thứ bảy, 08/07/2017
Ngày 1/7, nhà nghiên cứu kinh tế học Trung Quốc Trương Duy Nghênh đã tham dự lễ tốt nghiệp của Viện nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh. Trong buổi lễ, ông có bài phát biểu đại diện cho giáo viên với chủ đề “Tự do là một trách nhiệm”, ông nói đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi người Trung Quốc quan tâm đến vận mệnh của đất nước.

Văn tự ngục” -  cách thức đàn áp ngôn luận thời phong kiến còn lại đến ngày nay
By Quỳnh Vi
Posted on 15/07/2017
Nhà văn bất đồng chính kiến Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) đã từng viết:
“Tôi mong mình sẽ là tù nhân chính trị cuối cùng trong công cuộc trù dập người bất đồng chính kiến – một loại văn tự ngục thời nay – mà chính quyền đã tiến hành triền miên ở Trung Quốc, và rằng từ nay sẽ không còn ai bị bỏ tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình nữa.”

Đại kỳ án thế kỷ sắp diễn ra tại Paris
14/07/2017
Trần Sông Hồng
Tóm tắt vụ án
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh 1947, vượt biên tới Hòa Lan năm 1976. Ông bán chả giò, và món ăn Việt rất thành công nên có biệt danh "Vua Chả Giò". 

Tổng cục II và vụ án Trịnh Vĩnh Bình
Hồ Gươm
11/07/2017
Trần Quốc Hoàn
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình lại tiếp tục được khởi động trở lại tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris hứa hẹn nhiều kịch tính, Dân Luận xin được giới thiệu tới bạn đọc một bài viết cách đây đã 12 năm được phổ biến trên trang Đàn Chim Việt để mọi người có thêm một góc nhìn về vai trò của Tổng cục II trong vụ án Kinh Tế này, từ vụ kiện..

Vở kịch ngoại giao Trump -Macron : Ai thắng ai ?
Tú Anh
Đăng ngày 14-07-2017
Hai tổng thống Pháp, Emmanuel Macron (T) và Mỹ, Donald Trump, trên đại lộ Champs Élysées, ngày Quốc Khánh Pháp, 14/07/2017. Reuters
Donald Trump tại Paris, Nobel Hoà Bình Trung Quốc Lưu Hữu Ba từ trần trong lúc bị giam cầm, hải quân Trung Quốc vươn đến châu Phi, giới bảo vệ môi trường bị ám sát mỗi năm mỗi nhiều là những chủ đề trên các nhật báo Pháp phát hành trong ngày lễ quốc khánh 14/07.

Thực dụng hay thực tiễn có tên Donal Trump
Bùi Quang Vơm
Những gì tổng thống Donald Trump đang làm trong thế giới ngoại giao hiện đại giữa các siêu cường, chính là đặc trưng tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng đó đã giúp Trump chiếm thế thượng phong áp đảo đối với mọi đối thủ có mặt trong G20 – 7/2017 tại Humbeurg.

Donald Trump: đừng quên lịch sử, Trung Quốc nhiều lần chiến tranh với Triều Tiên
Hồng Thủy
15/07/17
 (GDVN) - Ông chủ Nhà Trắng cũng rất sâu sắc khi nhắc nhở: Đừng quên, trong 8000 năm lịch sử Trung Quốc đã nhiều lần chiến tranh với Triều Tiên.
The New York Times ngày 14/7 đăng nội dung cuộc trao đổi giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với báo giới trên chuyên cơ đi Paris tối thứ Tư tuần này.
Ban đầu, phóng viên báo The New York Times tháp tùng Tổng thống nghĩ rằng, đó chỉ là những trao đổi cá nhân của người đứng đầu Nhà Trắng, và báo chí không được phép đăng tải.
Tuy nhiên ông Donald Trump đã hỏi phóng viên The New York Times, sao không thấy đăng câu chuyện ông nói trên chiếc Air Force One.

Căn cứ quân sự Trung Quốc ở Djibouti: 5 lý do Ấn Độ phải lo lắng
Minh Anh/RFI
Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017
Binh lính Trung Quốc chuẩn bị đến căn cứ quân sự Djibouti,
Trạm Giang, Quảng Đông ngày 11/07/2017.
Ngày 11/07/2017, Trung Quốc bắt đầu chính thức đưa quân sang Djibouti, một nước nhỏ ở châu Phi và là nơi có căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở hải ngoại. Giới quan sát cho rằng dự án này của Trung Quốc làm cho Ấn Độ lo ngại. Tờ Hindustan Times của Ấn Độ đưa ra năm lý do giải thích.

Cách mạng Pháp, Edmund Burke, và chủ nghĩa bảo thủ hiện đại
Hầu tước De Launay, cho đến lúc bị đám đông cuồng nộ đâm hàng trăm nhát dao và lưỡi lê, chặt đầu, quăng xác xuống cống rồi nã thêm một tràng súng ngắn nữa trong ánh chiều sẫm khói Paris, có lẽ vẫn không hiểu vì cái quái gì mà số phận lại nghiệt ngã với ông đến vậy.
Nửa ngày trước, sáng 14 tháng 7 năm 1789, trong vai trò tổng đốc nhà ngục Bastille, De Launay lịch sự tiếp đón hai vị đại biểu của người dân thủ đô Paris.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 10 tháng 7 năm 2017



Cam Ranh và hơn thế nữa


Nguyễn Quang Dy
Gần đây, vấn đề Cam Ranh lại nổi lên với những đồn đại (lúc thực lúc hư), như một ẩn số và biến số, trong một đất nước có quá nhiều hằng số. Quy chế Cam Ranh rất nhạy cảm, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt đang căng thẳng do Việt Nam xích lại gần Mỹ và Nhật (qua 2 chuyến đi gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) và do Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí tại Biển Đông (mỏ khí Cá Voi Xanh và mỏ dầu Cá Rồng Đỏ), bất chấp sức ép của Trung Quốc. Vai trò của Cam Ranh còn quan trọng hơn người ta tưởng, vì nó không chỉ là một căn cứ hải quân có vị thế chiến lược đặc biệt ở Biển Đông (và Tây Thái Bình Dương) mà còn là một ẩn số và biến số trong ván cờ Biển Đông, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).

Những ẩn số và biến số trên bàn cờ Biển Đông 
Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông
Nguyễn Quang Dy


“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.” (Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016).
Trong báo cáo “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships”, CSIS, January 19, 2016), các chuyên gia CSIS đã cảnh báo rằng Trung Quốc trỗi dậy là “thách thức chính” đối với Mỹ, và “đến năm 2030 thì Biển Đông hầu như sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc” (“by 2030 the South China Sea will be virtually a Chinese lake”).  Liệu Việt Nam và Mỹ có muốn điều đó không, và có thể làm gì để ngăn chặn điều đó?
Biển Đông lại nổi sóng

PHỎNG VẤN ÔNG TRỊNH VĨNH BÌNH – KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM LÊN TOÀ ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI – PHẦN 1.
9-7-2017


Nguyễn Hoàng Mơ xin kính chào quý độc giả!
Kính thưa quý độc giả,
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.

Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế, sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại. Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó, không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.
Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi đã nói trên, sẽ khôn lường!

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)
10/07/2017
Đông Kinh Nghĩa thục và Cuộc Quốc gia Khởi nghiệp Thế Kỷ XX
Nguyễn Khắc Mai


I. Đông Kinh Nghĩa thục - Điều cần đến đã đến
Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật Bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga-Nhật kết thúc . Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối Mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam. Những sự kiện ấy cùng lúc dội vào tâm trí lớp sĩ phu cấp tiến, nặng lòng yêu nước, ý thức được sự yếu kém về mọi mặt của đất nước của xã hội. Khiến cho cái tinh thần Duy tân trỗi dậy. Họ tìm tòi một con đường cứu nước, trước hết bằng thức tỉnh quốc dân, vượt lên sự hủ lậu cố cựu, xây dựng nội lực tự lập, tự cường, bỏ con đường khoa cử hư danh “nọc độc”, gây dựng thực nghiệp làm cho dân mạnh nước giàu, cổ vũ lối sống mới, xóa bỏ hủ tục, mở mang nhiều trường học ở khắp nơi… Bắt đầu từ Trung Kỳ kết hợp chống thuế và Duy tân, rồi lan ra Bắc vào Nam.

Tưởng nhớ NHẤT LINH
54 năm ngày mất Nhất Linh (1906 - 7/7/1963)
09/07/2017


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đọc điếu văn truy điệu văn hào Nhất Linh tại công viên Tao Đàn Sài Gòn ngày 5-1-1964

Than ôi! Đời chính trị lông hồng gieo núi Thái, ngẩng đầu lên sấm sét vẫn chưa nguôi; việc văn chương một tấc để ngàn thu, ngoảnh mặt lại đá vàng sao khỏi thẹn.

Muốn gào to hồn phách anh linh; để vọng khắp giang sơn tam biến.
Nhớ xưa tiên sinh: Chào đời khi gió nổi Đông du; mài thép dưới trăng mờ Thế chiến.

Nghiệp truyền gia giáo, thuở nhập môn từng đất Bắc vui quê; vai nặng quốc thù, bước du học lại trời Tây vượt biển.

Rèn chí đấu tranh; đua tài hùng biện.

Chí khí ngày kia một kiên cường; tài năng ấy càng thêm phát triển.

Bao năm xuất ngoại, đã lưu tâm tại chỗ, từng mưu lừa chước dối thực

Chuyện Việt Nam:
Khi thói hung hãn ở quanh ta
09/07/2017  03:00 GMT+7


 Khi nào một người có địa vị trong xã hội lại có thể bộc lộ sự hung hãn của mình? Đó là khi họ hoàn toàn có ý thức rằng việc hành xử như thế là hiệu quả cao nhất, là lợi ích mà họ có thể chấp nhận để đánh đổi với những hậu quả mà hành vi đó gây ra.

Tháng trước, hai lãnh đạo của một trường chính trị tại Lâm Đồng cũng đã hồn nhiên đánh nhau ngay tại hành lang của ngôi trường mà họ đang lãnh đạo.

Trước nữa, hai cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kontum cũng đã bị xử lý kỷ luật vì đánh nhau.

Hơn 15 triệu tấn tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện: Xử lý thế nào?
Chủ nhật, 06:15, 09/07/2017 

VOV.VN - Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc cơ bản đã xử lý được tro xỉ khi đốt lò. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện phía Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay cả nước có 19 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động, với công suất phát gần 14.500 MW, mỗi năm thải ra khoảng 15,8 triệu tấn tro xỉ, thạch cao và phải sử dụng tổng diện tích bãi thải xỉ khoảng 700 ha. Làm thế nào để xử lý lượng tro xỉ này đảm bảo không gây tác động xấu đến môi trường là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

Điểm tin báo Thứ ba 11.07.2017 


Lưu Hiểu Ba: sức mạnh của việc không chấp nhận xóa bỏ lịch sử
Liu Xiaobo and the power of refusing to erase history

Financial Times, 4/7/2017.
Song ngữ Việt Anh
Nguyễn Huy Hoàng
10/07/2017 


Cả tuần nay, tôi đã tìm được niềm an ủi và hy vọng từ một người đã phải ngồi tù trong suốt tám năm qua.
Tôi cảm thấy vô cùng cắn rứt về chuyện này, vì Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) là một nhà văn bất đồng chính kiến người Trung Quốc, vừa được chính quyền tạm thả để điều trị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Hy vọng Trung Quốc sẽ trả tự do cho ông và vợ, để họ được tiếp nhận sự điều trị y tế ở một nơi do họ chọn – đó sẽ là một hành động nhân đạo. Vào thời điểm bài báo này chuẩn bị lên khuôn, thì có tin là sức khỏe của ông Lưu đang xấu đi rất nhanh chóng.

Donald Trump và thông điệp từ Warsaw
Mạc Việt Hồng


Năng lượng và quân sự
Đó là 2 mục tiêu chính của chuyến thăm, ít nhất là về phía chủ nhà. Ba Lan đã nhiều thập niên phụ thuộc vào đường ống dẫn gas từ nước Nga. Quan hệ có chiều hướng căng thẳng giữa 2 nước trong những năm gần đây khiến Ba Lan ráo riết tìm nguồn thay thế trước khi hợp đồng với Nga kết thúc vào năm 2022. Và Mỹ là 1 ứng cử viên nặng ký.
Chuyến tầu chở khí đốt đầu tiên từ Hoa Kỳ đã cập cảng Świnojuście của Ba Lan cách đây ít ngày. Với chuyến thăm này, Ba Lan kỳ vọng sẽ có hợp đồng cung cấp lâu dài nguồn năng lượng này từ phía Mỹ. Mục tiêu dài hạn mà chính phủ Ba Lan đặt ra là giảm 90% lượng cung cấp gas từ phía Nga, một thị trường vốn có nhiều rủi do về chính trị.
Điều quan tâm thứ 2 của Ba Lan đó là vấn đề đồn trú của quân đội Mỹ. Những người lính Mỹ đầu tiên được gửi tới Ba Lan tháng 1 vừa qua và hiện nay theo báo cáo của bộ quốc phòng Ba Lan đã có 3500 binh lính và có khả năng tăng lên tới 6500 trong năm nay.

Trump đến Paris : « Cú đánh đẹp » của Marcon
Trọng Thành
Đăng ngày 08-07-2017 Sửa đổi ngày 08-07-2017 16:34 


Simone Veil - một gương mặt lớn của chính trị Pháp vừa qua đời, nước Pháp thời Macron vươn mình khẳng định vị thế trước Hoa Kỳ và Nga là một số trọng tâm của các tuần báo Pháp đầu tháng 7/2017 này. « Trump đến Paris : Cú đánh đẹp của Marcon » là tựa đề trích đoạn bài viết của nhà báo Anh Piers Morgan, nổi tiếng với các quan điểm gây tranh cãi, được đăng tải trên tờ báo cánh hữu Anh Daily Mail, Courrier International trích dịch (1).

Những khoảnh khắc thú vị tại Hội nghị G20 


09/07/2017 (NLĐO) – Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở TP Hamburg – Đức bắt đầu với các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu và thương mại. Những hình ảnh xoay quanh sự kiện này được hãng tin Reuters và tờ Daily Mail đăng tải hôm 7-7.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chủ trì một hội nghị thành công, ra được tuyên bố chung với sự đồng thuận về các chủ đề nóng như biến đổi khí hậu, thương mại và chống khủng bố trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa rút Washington khỏi hiệp định khí hậu Paris và đi theo đường lối bảo hộ thương mại.
Bên lề Hội nghị G20, đáng chú ý là cái bắt tay giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cũng như cuộc họp song phương kéo dài gần 2 tiếng giữa hai người.