Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 3 tháng 7 năm 2017




Tưởng Năng Tiến – Giữa Cơn Gió Bụi

Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là "Chính phủ Trần Trọng Kim"...
 Huy Đức
Tuần rồi, trên trang Dân Luận có một bài viết ngắn nhưng rất súc tích của tác giả Mạnh Kim. Xin được ghi lại đôi dòng:
“Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là ‘Một cơn gió bụi’ của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là ‘một cơn gió bụi’, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một ‘cơn bão’ xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về ‘một góc đời thường’ Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng ‘mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích’. Việt Minh, theo miêu tả trong ‘Một cơn gió bụi’, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.”

Vài tác phẩm của Lệ Thần Trần Trọng Kim
Việt Nam Sử Lược
Nho Giáo
Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Lớp Đồng Ấu
Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Lớp Dự Bị

Về chính phủ của Bảo Đại và Trần trọng Kim
Tháng Năm 29, 2014
Phạm Cao Dương


Chính phủ Trần Trọng Kim được Hoàng Đế Bảo Đại thành lập sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 kể cả thời gian xử lý thường vụ.Tổng cộng hơn bốn tháng. Chính phủ này thường bị những người Cộng Sản và luôn cả các tác giả các sách giáo khoa hay những nhà nghiên cứu chuyên môn ở miền Bắc thời trước và sau năm 1975 trực tiếp hay gián tiếp gọi là bù nhìn, là Việt gian, là tay sai của Nhật (4). Nhiều học giả ngoại quốc cũng gọi theo như vậy hay cố tình không nói tới. Các tác giả của miền Nam và ở hải ngoại, trái lại, đã tỏ ra thận trọng và có cảm tình hơn. Vũ Ngự Chiêu, một tiến sĩ sử học được huấn luyện ở Hoa Kỳ, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về lịch sử Việt Nam hiện đại, qua tác phẩm song ngữ Anh Việt: The Other Side of the 1945 Revolution: The Empire of Viet-Nam (3-8/1945), A new Interpretation – Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt-Nam (3-8/1945), (5) và Lê Xuân Khoa, một cựu giáo sư triết học thuộc Viện Đại Học Saigon và một chuyên gia về người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ sau này, qua Việt Nam, 1945-1995: Chiến Tranh, Tị Nạn, Bài Học Lịch Sử, Tập I (6), là hai trường hợp điển hình cần được ghi nhận. Sáu mươi năm đã trôi qua, đã đến lúc người ta phải nhận định lại bản chất và vai trò của chính phủ này và người đứng đầu nó cho chân thật và rõ ràng hơn, đồng thời những thành quả, dầu cho là giới hạn của nó. Đây là một nhận thức căn bản trước khi người ta nói tới Cách Mạng Tháng Tám hay Việt Minh Cướp Chính Quyền của năm 1945.

Điều 88 BLHS của Việt Nam “vô địch” Đông Nam Á về án tù
By Trần Long Vi
Posted on 30/06/2017 


Hôm qua, blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) bị tuyên phạt 10 năm tù theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, một điều luật “vô địch” ở Đông Nam Á về mức hình phạt dành cho tội phỉ báng.
Điều 88 phạt tù tối đa lên đến 20 năm đối với những ai “tuyên truyền chống nhà nước”, bao gồm các hành vi phỉ báng chính quyền, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, lưu giữ và lan truyền các tài liệu chống nhà nước.
Với hình phạt 20 năm tù giam, Điều 88 đang là điều luật phạt tội phỉ báng nặng nhất Đông Nam Á. BLHS sửa đổi năm 2015 không thay đổi mức hình phạt này.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 3 tháng 7 năm 2017



Đại sứ Osius Phát Biểu Tại Lễ mừng Ngày Độc Lập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ
Song ngữ Việt Anh


Chào tất cả quý vị!
Thưa các quý ông và quý bà, các bạn và các đồng nghiệp,
Xin hoan nghênh và cảm ơn tất cả quý vị đã tới đây cùng chúng tôi hôm nay.
Tôi xin kính chào và đặc biệt cảm ơn vị Khách Danh dự của chúng ta: Ngài Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chủ trì lễ mừng Ngày Độc lập của chúng ta luôn là một trong những phần việc ưa thích nhất của tôi trên cương vị này.

Ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ
Vietsciences- Võ Thị Diệu Hằng    03/07/2006


Bản Tuyên Ngôn độc  Lâp trở thành một tài liệu chính trị được ca  tụng  nhất và thời nào cũng được chép ra. Thomas  Jefferson  soạn ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập là sau ngày được bầu làm Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Độc  Lập được  xét duyệt  bởi John Adams, Benjamen Franklin và Jefferson, rồi được 56 hội viên ký tên và xác nhận không còn là thuộc địa của Anh Quốc nữa.
John Hancock, chủ tịch Second Continental Congress (Đại hội Lục Địa lần II), là người đầu tiên ký bản Tuyên Ngôn. Viết hoa, chữ ký của ông nổi bật  trải rộng trên tài liệu này. Từ đó khi nào người ta hỏi bạn "John Hancock"  tức  là  người ta có ý muốn bạn ký tên đó. Cuối cùng có tất cả 56 người  ký bản Tuyên Ngôn, chứng tỏ sự anh hùng của họ vì tuyên bố đòi độc  lập với Anh Quốc là một hành động  phản bội, có thể  bị tội tử hình. Họ can đảm hy sinh mọi thứ bởi họ phải bỏ nhà và  ẩn náu nơi khác.

Khái quát về lịch sử nước Mỹ


Khái quát về lịch sử nước Mỹ là ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên (1949-1950) đã được hoàn tất theo sáng kiến của Francis Whitney, lúc đầu thuộc Văn phòng Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao và sau này là   Cục Thông tin Hoa Kỳ (USIA). Richard Hofstadter, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Columbia, và Wood Gray,     Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học George Washington, là tư vấn học thuật. D. Steven Endsley thuộc     trường Đại học Berkerley, California, soạn tài liệu bổ sung. Ấn phẩm này đã được cập nhật và hiệu chỉnh rất nhiều    lần trong những năm qua bởi Keith W. Olsen, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học Maryland, Nathan Glick,   nhà văn và nguyên là biên tập viên tạp chí Dialogue của USIA, cùng nhiều người khác. Alan Winkler, Giáo sư Sử     học tại trường Đại học Miami (Ohio), đã viết các chương về hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho các lần xuất bản trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét