Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Bản tin ngày 18 tháng 7 năm 2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”
17/07/2017
Đào Tiến Thi

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWjVPcWpGRVFpeVpvNjJ6d2c4SnZRQ0NzZGpn/view?usp=sharing

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
(Tản Đà)
Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Bài Ca Cho Mẹ Nấm
Jul 17, 2017
Thơ: Bắc Phong
Nhạc: Phan Ni Tấn
Trình bày: Lâm Dung & Ngọc Quỳnh



Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba
15/07/2017

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYWg2TllDMFVEQjhfMWplNVF1M2xHODJqY1Nr/view?usp=sharing

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Lá Thư Từ Đức Quốc
Lê Ngọc Châu: Nếu Quyền Chủ Tịch APEC Nguyễn Xuân Phúc Là Diễn Giả Chính Thì TT Trump (USA), TT Macron (Pháp) … Là Gì Tại G20 Ở Đức?
July 13, 2017 11:59 PM

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOXh6TGt3U05zOFExRWhPU2k0NE9yS3lvdGZr/view?usp=sharing

Lời phi lộ: Là người Đức gốc Việt nên tôi cũng theo dõi Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hamburg, một thành phố lớn thuộc Bắc Đức. Tuy nhiên thấy trên mạng thiên hạ bàn tán về việc truyền thông csVN đánh bóng quá sức tưởng tượng nói đại diện APEC, Nguyễn xuân Phúc (NxP) là diễn giả chính tại G20 (xem hình đính kèm dưới bài) nên dù hơi bận nhưng tôi chờ được và đã tìm kiếm dữ liệu qua Google trong 5 ngày qua nhưng chẳng thấy tin này trên báo chí, nhất là từ các cơ quan truyền thông Đức. Tôi nghĩ rằng là một người cộng tác với vài tờ báo, websites ở Mỹ, Úc, Đức như Cali Today, Việt Báo, Người Việt Boston, Việt Vùng Vịnh, Nam Úc Tuần Báo, Diễn Đàn Người Dân Việt Nam … tôi có bổn phận thông tin đúng nếu (cũng có thể) còn thiếu sót và nếu truyền thông VN chứng minh cho sự việc kể trên về đại diện APEC NxP là một sự thật rõ ràng thì gởi tin ngắn /Link về chau@baocalitoday.com để sau đó tôi sẽ phổ biến cho độc giả rõ. Cũng lập lại là tôi – có thể nói dính dáng đến truyền thông đôi chút mặc dù nghề chính kiếm cơm ở Đức là Dipl.-Ing. (TU)- sẽ không có thời gian để tranh cãi những sự kiện thiếu bằng chứng, nếu không muốn nói là sai sự thật (LNC).

Điểm tin báo. Thứ ba ngày 18.07.2017

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeHAxTnhKa0ZXSnZzajFOOE4yVG0ydW53bGtz/view?usp=sharing

Phỏng vấn Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế đòi bồi thường 1,2 tỷ đô la (phần 2):

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcmtWVFROWkpUcC1iZTlscWhOM0tOYld3Mmpn/view?usp=sharing

Làm thế nào để đưa Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế?
Posted by hoangtran204 trên 17/07/2017
Nguyễn Hoàng Mơ
“…Trước đây, đã có một vụ tài khoản của chính phủ Việt Nam bị Toà Án Quốc Tế phong toả hơn hai triệu Euro, sau khi Việt Nam thua kiện vụ Vietnam Airline mà không chịu chấp hành án lệnh…”

Từ việc Indonesia đổi tên biển nhìn lại chuyện sử dụng địa danh Biển Đông
Tiến sĩ Trần Công Trục
14:27 17/07/17

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaGZ0M2FSdmZidGd6VGl4ay1rRFlqUGFJejcw/view?usp=sharing

(GDVN) - Trong các văn bản tiếng Anh thì phải viết là Bien Dong Sea, trong các văn bản tiếng Pháp là Mer de Bien Dong, mà không dịch là East Sea (tiếng Anh)...
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về sự kiện Indonesia đổi tên một phần Biển Đông.
Tòa soạn xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, ngõ hầu cung cấp thêm thông tin đa chiều và làm sáng rõ hơn khía cạnh khoa học của việc sử dụng địa danh trong pháp lý quốc tế.

Loay hoay quốc tế giáo dục ở Việt Nam
Đất Việt
07:30 16/07/17

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza0FJbzQ1OEJsYUxJQkdESzZFclNUeHZucnBR/view?usp=sharing

(GDVN) - Chiến lược tổng thể cho giáo dục và quốc tế hóa hiện đang ở đâu, để đảm bảo những đề án các đề án trong tương không bị tiếp tục thất bại?
LTS: Trao đổi về thực tế quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam, tác giả Đất Việt chỉ ra những vấn đề mà Việt Nam vẫn loay hoay chưa giải quyết được.
Theo đó, nhiều cơ sở đào tạo nước ngoài có thể khẳng định chỗ đứng của mình tại Việt Nam nhưng tại sao giáo dục Việt Nam không để lại dấu ấn gì đặc biệt dù được đầu tư nhiều kinh phí?
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Tại sao Nga và Trung Quốc cực kỳ sợ loại tàu Mỹ vừa biên chế?
09:33 17/07/2017

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzX3AtemlmZkh1eTBnVDdtenc0OHZ1OFA1UzJn/view?usp=sharing

Việt Hùng
ANTD.VN - Tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ được coi là mạnh nhất hiện nay, chúng vượt xa các đối thủ cùng phân khúc trên thế giới.
Với việc biên chế khu trục hạm USS John Finn (DDG-113), số lượng tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ lên 67 chiếc. Mỹ dự định đóng tới 76 chiếc, hiện tại đang có 2 chiếc khác đang được đóng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét