Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2013


















QUÊ-HƯƠNG XIN KÍNH CHÚC THÂN HỮU, QUÝ ĐỘC GIẢ MỘT NĂM MỚI 2013 ANH LÀNH VÀ HẠNH PHÚC.



Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

HOA KỲ TIẾT LỘ VỤ HOÀNG SA



Monday, 24 December 2012 18:35

Hải chiến Hoàng Sa

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.
Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xảy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.

Tương quan lực lượng
Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên với 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

HAI NỀN PHÊ BÌNH. ROLAND BARTHES


ROLAND BARTHES

(Nguồn: Roland Barthes. Essais critiques. Seuil, 1964, tr. 246-251)


Nhà phê bình Roland Barthes - Ảnh: wiki

Hiện thời ở Pháp, chúng ta có hai nền phê bình diễn ra song song: nền phê bình mà ta sẽ gọi cho đơn giản là đại học, lấy phương pháp thực chứng được kế thừa từ Lanson(1) làm căn bản, và nền phê bình lý giải mà những người đại diện của nó tuy rất khác nhau - vì đó là J.-P. Sartre, G. Bachelard(2), L. Goldmann(3), Poulet(4), J. Starobinski(5), J. P. Weber, R. Girard(6), J.-P. Richard(7) - nhưng giống nhau ở chỗ cách tiếp cận các tác phẩm văn học ở họ có thể ít nhiều gắn một cách có ý thức với một trong các ý hệ lớn lúc này như: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx, tâm phân học, hiện tượng học, đó là lý do tại sao ta có thể gọi nền phê bình này là lối phê bình ý hệ, đối lập với nền phê bình thứ nhất vốn không thừa nhận bất cứ một ý hệ nào và chỉ căn cứ theo một phương pháp khách quan. Tất nhiên, giữa hai nền phê bình nói trên có những mối liên hệ: một mặt, nền phê bình ý hệ hầu như lúc nào cũng do các vị giáo sư thực hiện, bởi ở Pháp, như mọi người đều biết, vì lý do truyền thống và nghề nghiệp mà vị thế trí thức dễ bị lẫn lộn với vị thế đại học; mặt khác, phía Đại học cũng đã thừa nhận nền phê bình lý giải, bởi lẽ một số công trình viết theo lề lối phê bình ấy là những luận án tiến sĩ (quả thực đã được các hội đồng triết học công nhận một cách phóng khoáng hơn so với các hội đồng văn học). Tuy nhiên, chưa nói gì đến mối xung đột, trên thực tế giữa hai nền phê bình này có đường phân thủy. Tại sao vậy?

VIỆT NAM ĐI HẾT CHU KỲ


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121226

Vét Vàng Bỏ Chạy Là Thượng Sách Của Đại Gia

Việt Nam đã đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi đổi mới kinh tế 25 năm trước. Rồi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007 thì cũng hết một chu kỳ hồ hởi để bước vào nhiều sóng gió vì khả năng quản lý vĩ mô quá kém của lãnh đạo. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện ấy trong bài tổng kết 2012 của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế năm 2012 và như đã hẹn, thưa ông, kỳ này chúng ta sẽ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ thì xin ông trình bày cho bối cảnh của cả hồ sơ này.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI PHỎNG VẤN: MỸ TRỞ VỀ NHÀ

BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI VIẾT: “MỸ TRỞ VỀ NHÀ”

Lê Văn Xương

https://docs.google.com/file/d/1k0XnVulLZXgXrqmEtyYjzcFI75dkBzZtYodJxWcvTzEQ1pPo12IhYxfM50zx/edit


Tiêu đề: “Mỹ trở về nhà” là nội dung cuộc trao đổi rất thẳng thắn giữa nhà báo nổi tiếng người Ba Lan, Ông Jacek Zakoursky thuộc tờ báo Politika với ông George Friedman, Chủ Tịch Cty dự báo chiến lược Straford, Ông G. F mới đây đã viết hai cuốn sách đưa ra các dự kiến cho 100 và 10 năm tới. Cuộc trao đổi rất thẳng thắn giữa hai nhân vật này thật đáng để chúng ta quan tâm, tìm hiểu đến nơi đến chốn về thực tế mà thế giới đang trải qua cũng như khả năng hành động của các phía liên quan đến các vùng địa lý chính trị mấu chốt của thế giới trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn sắp tới.

Xin lưu ý quý bạn độc về cách thức chuyển các thông điệp mật dưới dạng trao đổi như thế này hiện được xử dụng ngày càng nhiều hơn trong khoảng vài chục năm sau này, kể từ khi Internet được phổ biến rộng rãi, Wikileak là rất cụ thể, cách thức trao đổi của cá nhân tôi trên Đài Tiếng Nói VN/Hải Ngoại khởi đầu cách nay trên 15 năm cũng là một kiểu như vậy. Phương pháp này đã tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn so với kiểu tuyên truyền xám theo lối rỉ tai như đã rất thịnh hành trong thế kỷ trước, vốn được coi là phương pháp cổ điển vì chậm chễ và cũng khó đánh giá phản ứng của các phía, bạn cũng như thù về một vấn đề nào đó được coi là nhạy bén trong quan hệ song phương cũng như đa phương.

MỸ TRỞ VỀ NHÀ

George Friedman

Tuần báo Polityka phỏng vấn George Friedman

 https://docs.google.com/file/d/10b6Ku6NK1gF0tWTQlmrtW3XK9Ct3GGIHZPxbeJ3e93AaLJYty3wUuLkk1Vdj/edit

Đinh Minh Đạo dịch


LND: George Friedman, người sáng lập công ty tình báo tư nhân STRATFOR, là một trong những nhà bình luận chính trị của Mỹ thường đưa ra những nhận xét trái chiều. Hai quyển sách của ông được dịch và xuất bản tại Ba Lan: “100 năm tiếp theo” và “10 năm tiếp theo” đã thu hút nhiều độc giả. Ông cho rằng trong thế kỷ XXI, Ba Lan cùng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hai trong các cường quốc quan trọng của châu Âu và Á. STRATFOR, công ty tình báo tư nhân, được coi như cái bóng của CIA.
Thế giới truyền thông chú ý đến nó khi trong tháng 02 năm nay Wikileak công bố hàng triệu mail gửi đếnserwer của công ty, một công ty nhỏ với 100 nhân viên.
Bài phỏng vấn dưới đây do nhà báo nổi tiếng Jacek Zakowski của tuần báo POLITYKA (Chính Trị) Ba Lan thực hiện trong thời gian George Friedman dự hội thảo “Tư tưởng mới của châu Âu”


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG (25/12/1927 - 25/12/2012)


Việt Nam Quốc Dân Đảng là đảng cách mạng được thành lập ngày 25-12-1927 nhằm dánh đuổi thực dân Pháp với 3 mục tiêu căn bản: Dân Tộc Độc Lập - Dân Quyền Tự Do - Dân Sinh Hạnh Phúc
Lược Sử Thành Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng
25-12-1927/25-12-2012
Bối cảnh lịch sử
Vào thập niên 1920, thực dân Pháp ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu cổ người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tận xương tủy. Nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đày, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.
Trước cảnh cực kỳ đau thương đó của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, thanh niên Việt Nam không thể tiếp tục cúi đầu chịu khuất phục đã cương quyết đứng lên chống lại bạo quyền. Nhà Cách Mạng Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt Nam yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc vân vân... bí mật thành lập một tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

CÁC QUAN HỆ SÔ VIẾT - TRUNG QUỐC VÀ CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC - VIÊT NAM NĂM 1979


20/12/2012

http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacBruceElleman1979.htm


CÁC TÀI LIỆU VỀ CUỘC CHIẾN VIỆT-TRUNG NĂM 1979

Ngô Bắc Gió-O

Lời Người Dịch:

Dưới đây là bản dịch bài tham luận của tác giả Bruce Elleman, đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium, “After the Cold War: Reassessing Vietnam”, được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996 tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas. Vì là văn nói, nên các chú thích về nguồn tài liệu tham khảo được ghi ngay sau dữ kiện nơi thân bài, thay vì được sắp xếp như các cước chú ở cuối bài văn viết. ***

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

NEWTOWN KHÔNG ĐƠN ĐỘC


Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Vụ thảm sát trong trường tiểu học Sandy Hook của một trị trấn nhỏ là Newtown thuộc tiểu bang Connecticut vào ngày Thứ Sáu 14 vừa qua để lại một di sản buồn cho Hoa Kỳ. Sau khi cầu nguyện cho các nạn nhân, ta nên nhìn vào nhân thế....

Hai chục em nhỏ sáu bảy tuổi bị hạ sát cùng sáu cô giáo, kể cả cô hiệu trưởng. Hung thủ là một thiếu niên 20 tuổi, đã bắn chết bà mẹ trước khi lấy ba khẩu súng hợp pháp của mẹ đột nhập ngôi trường chỉ có 700 học sinh, rồi nã súng xối xả vào hai lớp học. Khoảng 10 phút sau, khi cảnh sát tiến vào thì y tự sát bằng súng lục, bên cạnh còn mấy trăm viên đạn của khẩu bán tự động....

Thảm kịch xảy ra làm dư luận choáng váng. Truyền thông và chính giới là hai thành phần bận rộn nhất đã tường thuật và lên tiếng về một chuyện phi lý để nói về những giải pháp hợp lý cho một vấn đề khó giải thích nổi.



***


Giải pháp đầu tiên là phải tăng cường kiểm soát việc mua súng và dùng súng.

Trong sự xúc động chung vì một thảm kịch vô nghĩa lý, người ta đòi hạn chế quyền mua súng để võ khí khỏi lọt vào tay kẻ sát nhân. Thật ra, kẻ điên muốn giết người thì có thể dùng võ khí, không súng thì dao, chẳng có dao thì cài bom. Mà Hiến pháp Hoa Kỳ có Tu chính án số Hai về quyền mang súng.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

HÀ NỘI NHƯ...CÁI CHỢ HỖN MANG?


Tác giả: Nguyễn Đăng Tấn
Tuần VietNam

Văn hóa của một cộng đồng, một vùng miền là thiết chế hay những qui định và được thể hiện thông qua cá nhân. Mỗi hành động của cá nhân đều là thông điệp của cộng đồng, mang bản sắc của cộng đồng ấy.
Có lẽ từ rất lâu danh xưng Hà Nội thanh lịch, "Dẫu thơm cũng thể hoa lài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" đã bị lãng quên, bị chôn vùi theo quá khứ. Còn đâu cách ứng xử văn hóa thưa gửi, dạ vâng, hay xin lỗi của mỗi người khi ra đường. Nói đến Hà Nội nhiều người đã phải thốt lên: Như một cái chợ hỗn mang. Thôi thì "trăm thứ bà rằn" của các vùng miền đều tập trung về cả. Từ nét ăn nét ở, cách xưng hô, nào cái hay cái dở, tất tần tật cũng đều... có mặt.
Chuyện buồn văn hóa
Một người bạn trong TP Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội thắc mắc, sao bao nhiêu năm sống trong môi trường "tiên học lễ, hậu học văn" mà cách xưng hô biến đổi nhanh chóng là vậy. Câu: Thưa bố mẹ... nay là của hiếm. Trong Huế hay TP Hồ Chí Minh câu đó vẫn còn hiển hiện trong đời sống thường nhật.
Đó là các cháu nhỏ còn người lớn thì sao? Cứ vào chợ thì sẽ thấy. Chợ chính là khuôn mặt văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Từ sản vật, cách bài trí đến giao tiếp qua lời ăn tiếng nói. Rồi cách chào bán, thưa gửi hiện rất rõ. Câu "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" chắc lâu rồi cũng không còn đất để tồn tại ở Thủ đô "hoa lệ".

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

ĐÀN CỪU VÀ BẦY SÓI

...

Sói hay cừu?

Quay lại với ông già Alan. Nhiều người hỏi thế ông là sói hay cừu? Tôi cũng muốn hoang tưởng cho mình là một con sói thông minh kiểu The Lone Wolf của văn chương Âu Mỹ. Nhưng tôi biết cá tính mình không bao giờ có thể làm sói, dù lãnh tụ hay theo đàn. Mà mình cũng không phải là cừu để làm nạn nhân của ai. Ở tuổi này, tôi chỉ có thể làm một con khỉ già, sống trên những tàng cây cao, tránh xa nanh vuốt của loài sói.

Và những đêm sáng trăng, đứng trên xa, nhìn tiếng hú gọi đàn của bầy sói và tiếng la hét kinh hoàng của đàn cừu, tôi mới hiểu tại sao Joseph Conrad nói về The Heart of Darkness. Không làm gì hơn ngoài một tấm lòng bất nhẫn… nhưng phải lặng im chấp nhận quy luật và chu kỳ của thiên nhiên.

Alan Phan.//


December 17, 2012 By Alan Phan

15 December 2012
T/S Alan Phan

Một sự cố lúc lên 10 tuổi tạo nên một cảm nhận sâu sắc khiến tôi hiểu rõ mình hơn. Kiên, một thằng bạn thân luôn cặp kè bên tôi qua nhiều năm trường lớp, cùng tôi tạo cặp bài trùng giang hồ trong thế giới nhỏ bé của tuổi học trò. Cho đến một ngày, vì sự khích bác của một đứa con gái cùng học, chúng tôi chửi nhau và kết thúc bằng một cuộc vật lộn, giữa tiếng reo hò của nhóm.

Kiên lớn xác hơn tôi, nên sau một hồi, nó nằm trên và đấm liên tiếp vào mặt tôi. Sưng bầm, đau đớn, tôi loay hoay mò tìm được một cục đá lớn, đập thẳng vào trán nó. Máu phọt ra, Kiên sợ khóc rống và tôi cũng sợ, khóc theo. Sau khi lãnh thêm nhiều roi vọt từ thầy giám thị đến ông bố, chúng tôi làm lành và nắm tay nhau, hứa không bao giờ để một đứa nào, trai hay gái, làm sứt mẻ tình bạn. Nhất là một đứa con gái mập, mặt rỗ và hôi hám. Chúng tôi không hiểu ma quỷ nào đã khiến chúng tôi ngu thế.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

BÊN THẮNG CUỘC. HUY ĐỨC

ĐỌC SÁCH:

https://docs.google.com/file/d/1cOeIj9F0nQH4CmL_Rrgo5byuf9aSCLoYf_qqueb3dQCXI4AYB2YYcY-tDDb1/edit

TRUNG QUỐC ẨN NÚP PHÍA SAU MÀU SƠN TRẮNG



http://www.strategypage.com/htmw/htsurf/articles/20121211.aspx

Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Strategy Page
Ngày 11 tháng 12, 2012

Gần đây nhiều nước đã cực lực phản đối thông báo của Trung Quốc về các quy định mới, sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng Một tới đây, bao gồm việc hải quân Trung Quốc sẽ tuần tra và hộ tống hoặc trục xuất tàu nước ngoài trong vùng Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đã rất thông minh về cách ứng xử của họ đối với việc này. Trung Quốc không có kế hoạch phủ lớp sơn màu xám lên các tàu hải quân để ngăn chặn và quấy rối các tàu nước ngoài, ngược lại, họ đã sử dụng lớp sơn trắng của các tàu tuần duyên. Màu sơn trắng và các sọc đỏ dọc trên thân tàu được quốc tế công nhận là màu sơn của tàu tuần duyên. Điều này ít nhất là không mang lại nhiều đe dọa so với các tàu chiến. Trung Quốc cũng kêu gọi các tàu dân sự (trong đó chủ sở hữu của các tàu này hiểu rằng từ chối giúp đỡ không phải là cách mà họ có thể lựa chọn) nhập cuộc ngăn chắn các tàu nước ngoài. Vì vậy, nếu các tàu chiến nước ngoài nổ súng để đe dọa và xua đuổi các tàu quấy rối này thì ngay lập tức họ trở thành những kẻ xấu.
Trung Quốc có khoảng ba tàu tuần duyên hạng nặng 1.500 tấn (được biết đến với tên gọi “máy cắt” theo cách nói của người Mỹ) đang được xây dựng, một phần trong số 36 chiếc trong đơn đặt hàng. Tất cả các tàu này thuộc Cơ quan Giám sát Biển Trung Quốc (China Marine Surveillance – CMS). Bảy trong số các tàu mới này có kích thước của tàu hộ tống (1.500 tấn), trong khi phần còn lại là các số nhỏ hơn (15 chiếc có trọng lượng 1.000 tấn và 14 chiếc có trọng lượng 600 tấn). Trong một thời gian dài, việc tuần tra ven biển được thực hiện bởi lược lượng hải quân. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, lực lượng tuần duyên đã có được nhiều tàu mới hơn. Kế hoạch giao 36 chiếc tàu cho CMS sẽ được hoàn thành trong vòng hai năm tới. Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển giao lại các loại tàu chiến nhỏ hơn (tàu hộ tống loại nhỏ) cho các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau chịu trách nhiệm về an ninh biển. Ngày 1 tháng Một tới đây Trung Quốc sẽ chính thức ra lệnh kiểm soát các bờ biển tại các đảo không có người ở, cũng như các bãi đá ngầm và rạn san hô ở khu vực Biển Đông. Điều này sẽ làm cho rất nhiều các khu vực được xem là thuộc vùng biển quốc tế, được Trung Quốc đưa vào chủ quyền của nước này. Và hiện Trung Quốc đang cần thêm tàu để có thể thực hiện những hoạt động này.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

THAM NHŨNG VÀ TIỀM NĂNG KINH DOANH CÓ LÚC ĐI ĐÔI VỚI NHAU



http://blogs.reuters.com/globalinvesting/2012/12/07/corruption-and-business-potential-sometimes-go-together/

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Alice Baghdjian, Reuters

Trong tuần vừa qua, các nước như Uzbekistan, Bangladesh và Việt Nam vừa vui vừa buồn cũng sau khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2012.
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng được biên soạn bởi cơ quan giám sát Minh bạch Quốc tế có trụ sử tại Berlin, đo lường mức độ cảm nhận tham nhũng trong các lĩnh vực công tại 176 quốc gia và cả ba nước trên đều nằm ở gần cuối bảng.
Uzbekistan đứng vị trí thứ 170 với Turkmenistan (thứ hạng cao biểu thị mức độ tham nhũng cao). Việt Nam được xếp hạng 123, đồng hạng cùng với các nước như Sierra Leone và Belarus, trong khi đó Bangladesh đứng hạng 144.
Những phát hiện trên đều không có gì ngạc nhiên. Nhưng chúng ta nên xem xét việc này. Cả ba quốc gia trên được cho là có nền kinh tế và tăng trưởng tốt nhất trong vòng hai thập kỷ tới. Đó là theo kết quả của một nghiên cứu khác được công bố trong cùng một tuần.
Trong một bảng nghiên cứu do công ty tư vấn rủi ro chính trị Maplecroft thực hiện, cả ba nước Uzbekistan, Việt Nam và Bangladesh đều lọt vào top 20 nước có triển vọng tăng trưởng kinh doanh tốt nhất, và xếp hạng cao hơn cả Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

CƯỚP GIẬT SÀI-GÒN: RUN SỢ, LÃNH CẢM HAY CHIẾN ĐẤU?


Tác giả: Duy Chiến

Tiếng cô gái la thất thanh. Lạ thay, dòng người đi qua bình thản như không. Những người chạy xe phía trước nghe tiếng xe bọn cướp rú ga tăng tốc còn ngoan ngoãn nép vào cho chúng vọt lên tẩn thoát.
Thời gian gần đây, tình hình trật tự trị an ở TP.HCM đã xảy ra tới mức báo động. Bọn cướp đã "nâng cấp" một cách đáng sợ: Từ chỗ giật đồ của người đi đường, cùng lắm là đạp cho ngã lăn ra để người bị cướp giật không đuổi theo; nay chúng nâng lên một cấp, chém trước, lấy đồ sau! Chưa bao giờ người dân TP lo sợ mỗi khi đi ra đường như bây giờ...
Chặt tay vì xe... không nổ máy
Chủ tịch UBND TP.HCM đã phải lên tiếng trước hiểm họa kinh hoàng sau vụ chị Thúy bị chặt tay ở chân cầu Sài Gòn. Những tên cướp không lấy được chiếc xe SH đắt tiền của nạn nhân không phải vì bị ai ngăn cản, mà vì chiếc xe lúc ấy... không chịu nổ máy!
Có nhiều ý kiến được đưa ra trước thực trạng cướp giật leo thang, "nâng cấp" khát máu, tàn bạo. Các chuyên gia cho rằng do kinh tế bị khó khăn, suy giảm, số doanh nghiệp đóng cửa làm gia tăng người thất nghiệp, ảnh hưởng dây chuyền đến toàn xã hội.
Các nhà giáo dục than phiền, do sự băng hoại của đạo đức xã hội, giáo dục cộng hưởng với những khó khăn về kinh tế. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cho rằng, do công tác tuyên truyền pháp luật bị hạn chế, tệ nạn xã hội gia tăng, số thanh niên hư hỏng nhiều, rơi vào vòng xoáy ăn chơi, đua đòi, hút chích v.v....

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

TÂM SỰ HAI DÒNG SÔNG

...Nhưng trường hợp cướp nước của Hoàng Hà và Dương Tử thì sao? Và nhìn lên cõi đó, nhiều dòng sông Á châu trên cao nguyên Thanh Tạng và Hy Mã Lạp Sơn cũng gặp vấn đề tương tự... Hay Mekong và sông Hồng, nếu bị khống chế ở trên, thì bài toán an ninh và kinh tế sẽ ra sao?

Hạ hồi phân giải hay Thất thủ Hạ Bì?.//

Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Chuyện Nước Nôi Của Nước Mỹ

Nếu không có gì thay đổi – mà thay đổi không dễ - sau ngày 11 Tháng 12 Hoa Kỳ sẽ có thêm một tranh chấp nữa. Lần này là giữa hai dòng sông Mississippi và Misouri.... Hậu quả sẽ là miếng cơm manh áo và một bong bóng về giá lương thực.


Hãy nói về bối cảnh của một chuyện bị lãng quên: thế giới cần lúa mì và ngô bắp. Cùng với gạo, ngô và mì là hai nguồn lương thực quan trọng nhất cho cả người và vật và nhiều ngành kinh tế. Đa số các quốc gia trồng trọt hai loại mể cốc này thì sản xuất bao nhiêu là ăn hết bấy nhiêu. Chỉ có bảy nước dư mì và bốn nước dư bắp để xuất cảng. Trong số này, Hoa Kỳ là đại gia đáng kể.

Mà chúng ta cũng hiểu rằng có gạo là có dân. Hoặc lương thực mới là sản phẩm sinh tử, không có thì chết. Chứ xăng dầu chỉ là sản phẩm chiến lược.

Ai theo dõi chuyện kinh tế đều thấy rằng trên thị trường thương phẩm (commodities market, gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, lương thực và kim loại) thì giá ngũ cốc đã tăng, khoảng 20% kể từ tháng này. Lý do chính yếu là thời tiết. Mùa Hè khô cạn tại nhiều quốc gia của Bắc bán cầu (Âu Châu, Nga và Hoa Kỳ) đánh sụt sản lượng ngũ cốc, trong đó quan trọng nhất là ngô và mì.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

NGƯỜI PHỤ NỮ THÁCH THỨC BẠO QUYỀN

BÙI VĂN NAM SƠN

HANNAH ARENDT

...Nói cách khác, khi con người tập hợp lại để đưa ra những quyết định thì tập hợp ấy trở thành không gian thể hiện quyền lực. Những quyết định sẽ vô nghĩa, nếu không có những kẻ tuân lệnh và thực hiện chúng. Câu hỏi nghiêm trọng đặt ra qua bài học điển hình của tội ác phátxít: những kẻ “chỉ” tuân lệnh thôi thì có phải chịu trách nhiệm hay không? Arendt dứt khoát trả lời: “Trong thế giới chính trị của người lớn, từ “tuân lệnh” chỉ là một cách nói khác của sự tán đồng và ủng hộ”. Mọi hình thức bạo quyền đều dựa trên sự tán đồng công khai hoặc thầm lặng của số đông, và không thành viên nào trong số đông ấy có thể rũ bỏ trách nhiệm...

Người phụ nữ thách thức bạo quyền Nhắc đến “nguyên tắc trách nhiệm” của Hans Jonas (Chỉ có thể hy vọng khi biết sợ!), ta không thể không nhớ đến một nhân vật cùng thời: Hannah Arendt (1906 – 1975), khuôn mặt nữ khá hiếm hoi trong hàng ngũ những nhà tư tưởng hàng đầu thế kỷ 20, chung quanh mối quan hệ giữa quyền lực và trách nhiệm.



“Sự tầm thường của cái ác”

Gốc Do Thái, bà phải hai lần chạy tránh hoạ phátxít: năm 1933, sang Pháp sau khi Hitler lên cầm quyền, rồi năm 1941 sang Mỹ khi nước Pháp bị Hitler chiếm đóng. Từ trải nghiệm bản thân, bà đi sâu nghiên cứu các cơ chế quyền lực, suy ngẫm về những hậu quả của chúng và đặt lại vấn đề trách nhiệm của xã hội trước những hậu quả ấy. Theo dõi phiên toà xét xử Eichmann, tay trùm phátxít thân tín của Hitler, bà đưa ra nhận xét nổi tiếng: Eichmann là một tay quan liêu đầy tham vọng, hiện thân cho sự “tầm thường của cái ác”. “Tầm thường”, vì hắn ta chỉ hành động đơn thuần theo mệnh lệnh, và lạnh lùng xem việc giết người hàng loạt chỉ từ giác độ của sự hiệu quả và quán tính của bộ máy tổ chức.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

GIỚI TRUNG LƯU SUY THOÁI CÓ CÒN CHO TỰ DO DÂN CHỦ SỐNG SÓT ĐẶNG CHĂNG?

Tương lai lịch sử trên thế giới có lẽ chúng ta
cũng cần biết qua :


G S Tôn Thất Trình




Sau đây là phần lớn suy tư của Francis Fukuyama , chánh chuyên viên Trung Tâm Dân
Chủ - Democracy, Phát Triễn – Development và Quyền Lực Thống Trị của Luật Lệ- Rule of
Law, viện đại học Stanford, Bắc Ca Li-Hoa Kỳ, tác giả sách mới trước đây Nguồn gốc Trật tự
Chánh trị từ Thời Tiền Nhân loại đến Cách Mạng Pháp- The Origin of Political Order from
Prehuman Times to the French Revolution .

Phần I.

Vài điều lạ lùng đang xảy ra trên thế giới ngày nay. Khủng hoảng tài chánh tòan cầu khởi sự
năm 2008 và khủng hỏang đang tiếp diễn của đồng euro, cả hai là sản phẩm của kiểu mẩu tư bản
tài chánh điều hòa nhẹ nhàng, đã trổi dậy ba chục năm vừa qua. Tuy vậy, dù rằng tức giận lan
tràn về vụ Wall Street giúp đở thóat khỏi tình thế khó khăn, cũng không thấy cánh tả chủ
nghĩa dân túy Hoa Kỳ - American populism bừng lên to lớn phản ứng lại. Có thể hình dung
được phong trào Chiếm đóng- Occupy Wall Street sẽ kéo ra thêm , nhưng phong trào dân
túy mới động năng nhất đến nay lại là Đảng Trà – Tea Party phái hửu , mà mục tiêu chánh là
quốc gia điều hòa cố tìm cách bảo vệ dân giả bình thường khỏi tay các kẻ đầu cơ tài chánh. Điều
tương tự cũng đang xảy ra ở Âu Châu, tại đây tả phái đang thiếu máu và các đảng hửu
phái đang di chuyễn.

THUYẾT ĐẤU TRÍ


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2012-12-05

Trong một chương trình chuyên đề cách đây hai tuần, chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trình bày các xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc.


AFP photo

Nhà toán học Thomas C. Schelling nói chuyện với sinh viên tại trường Đại học Maryland sau khi ông được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho việc sử dụng lý thuyết đấu trí để giải quyết xung đột hôm 10 Tháng 10 năm 2005.

Nội dung của tiết mục này được nhiều thính giả chú ý, và câu hỏi được nêu ra là các nước có thể làm gì để ứng phó với động thái của lãnh đạo xứ này?

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Hôm 21 Tháng 11 vừa qua, ông có phân tích các thủ thuật đàm phán ngoại giao và thương thuyết kinh tế của lãnh đạo Trung Quốc với nhiều nhận xét gây chú ý về nỗi khó khăn của các nước trong tiến trình hợp tác với Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh đó, thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết các nước đối tác có thể làm gì khi thương thuyết với Trung Quốc hầu bảo vệ được quyền lợi của họ?

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

TƯ DUY VIỆT CÓ ĐANG LẠC ĐIỆU?


Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Thứ hai, 3 tháng 12, 2012

Điểm qua 100 người được trang Foreign Policy chọn làm ‘những khối óc toàn cầu’ năm 2012 điều đầu tiên tôi nhận thấy là không có ai từ Việt Nam.
Các tên tuổi người Việt hoặc gốc Việt ở nước ngoài mà báo chí trong nước nhắc đến như gương sáng trong nhiều lĩnh vực cũng không lọt vào danh sách ‘100 global thinkers’.
Không thể nói 90 triệu người Việt Nam trên toàn cầu thuộc nhóm không suy nghĩ gì.
Nhưng có vẻ như các bộ óc Việt trong và ngoài nước đang lo những chuyện khác, không ‘cộng hưởng’ cùng nhân loại.
Hoặc chúng ta cũng nặng lòng ưu tư về các việc riêng, việc chung và có nhiều hoạt động nhưng vì tiếng nói quá yếu nên thế giới không biết đến.
Ta cũng có thể bác bỏ ‘bảng phong thần’ của Bấm Foreign Policy và cho rằng họ thiên vị.
Thế giới nghĩ gì?

KHÔNG CÒN LÀ DỰ ĐOÁN KINH TẾ NỮA

Alan Phan


Khi không biết đích đến là đâu, thì con đường nào cũng đều đến đích.

Thấm thoát đã năm hết Tết đến. Mùa của các dự đoán kinh tế cho 2013 bắt đầu.Các chuyên gia kinh tế kiếm cơm nhờ mùa này. Cá nhân tôi có 12 tờ báo đặt hàng; chưa kể đến những diễn thuyết tham luận tại các diễn đàn và hội thảo. Khi tôi từ chối vì thực ra không còn gì để dự đoán…ai cũng ngạc nhiên. Như Tết mà không có bánh mứt dưa hành, Xuân không có trẩy lộc mai đào…và báo Xuân không có dự đoán.

Các năm trước, những chuyên gia kinh tế kiếm tiền quá dễ. Trừ những anh chị phải lạc quan vì nhận chỉ thị hay tiền thưởng, bất cứ ai vô tư phán xét đều thấy rõ lối đi của chiếc xe kinh tế Việt.

Quá dễ để tiên đoán

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

ĐẬP TAN CÁC HUYỀN THOẠI VỀ VIỆT NAM


http://www.nytimes.com/2012/08/12/opinion/sunday/what-we-dont-know-about-vietnam-can-still-hurt-us.html?

Tác giả: Liên-Hằng Nguyễn

Người dịch: Dương Lệ Chi
11-08-2012

Khi cuộc chiến ở Afghanistan kéo dài mà không nhìn thấy chiến thắng dứt khoát cho Hoa Kỳ, và quân đội Mỹ bắt đầu rút quân, so với cuộc chiến Việt Nam một lần nữa lại được bàn tán khắp nơi, 50 năm sau khi cả Washington và Hà Nội đã quyết định tăng cường lực lượng ở miền Nam, Việt Nam. “Chỉ lướt qua các từ ngữ quan trọng về chiến tranh Việt Nam”, Tom Engelhardt đã viết trong tạp chí Mother Jones, lưu ý “có ‘vũng lầy’ ” và “ý tưởng về chiến thắng ‘trái tim và lý trí’” cũng như “quả bom có thể, hay trong kỷ nguyên của chúng ta, có thể cho máy bay không người lái, ‘các mật khu’ ở nước ngoài” và thậm chí ”phiên bản một người đàn ông Mỹ Lai”. Mặc dù những điều tương tự này đặc biệt hấp dẫn các nhà bình luận – những người xem cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan thậm chí còn vô nghĩa hơn cuộc chiến ở Việt Nam và chủ trương một sự rút quân nhanh – nhưng họ sai lầm nghiêm trọng.
Trong nhiều vấn đề rút ra từ những bài học ở Việt Nam và áp dụng vào Afghanistan, đó là lịch sử của chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử của cuộc chiến này liên tục thay đổi khi có bằng chứng mới xuất hiện, đặc biệt là từ phía bên kia. Do không chú ý nhiều về việc tìm hiểu động cơ của kẻ thù, các động lực bên trong và các mối quan hệ đối ngoại, chúng ta luôn có một hình ảnh không đầy đủ và thiếu chính xác về cuộc chiến tranh đó.
Nếu chúng ta muốn học hỏi từ quá khứ, thì nên từ bỏ bức màn tre mà từ lâu đã giấu việc Bắc Việt ra quyết định, để xua tan một số huyền thoại hằn sâu về cuộc chiến tranh thường được viện dẫn đó.
Người ta thường tin rằng miền Bắc Việt quyết định đi đến chiến tranh trong năm 1959-1960 là để cứu cuộc nổi dậy ở miền nam khỏi bị diệt trừ và Đảng Cộng sản có được sự ủng hộ không mệt mỏi của người dân Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng bằng chứng gần đây tiết lộ rằng, quyết định của đảng đi đến chiến tranh ở miền Nam, Việt Nam, có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề ở trong nước. Chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý từ các vấn đề trong nước, gồm một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn phá, một phong trào trí thức bất đồng chính kiến và một kế hoạch của chính phủ không thành công để chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

NHỮNG GÌ ĐÃ THỰC SỰ XẢY RA TẠI VIỆT NAM: MIỀN BẮC, MIỀN NAM, VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA MỸ



Tháng 12 2, 2012

Frederik Logvall

Trần Ngọc Cư dịch

Bài tiểu luận này chủ yếu bình luận về cuốn Hanoi’s War (Cuộc chiến của Hà Nội) của sử gia người Mỹ gốc Việt Liên Hằng T. Nguyễn, nhưng qua đó tác giả Frederik Logvall cũng điểm lại một số quan điểm sử học thịnh hành về cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Cho đến nay, những sách nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam (hay Chiến tranh Mỹ tại Việt Nam) đều xoay quanh vị trí trung tâm của Mỹ trên chiến trường này và được viết bởi các tác giả Mỹ là chính. Theo Logvall, tính đột phá của Hanoi’s War là nhìn cuộc chiến qua tiến trình hoạch định chiến lược của Hà Nội, đặt cặp bài trùng Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vào vị trí trung tâm của tiến trình này, đồng thời mô tả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp như những nhân vật đang bị đào thải ra vị trí bên lề trong giai đoạn cuối của cuộc xung đột. Trở ngại chính của Liên Hằng T. Nguyễn khi cố gắng đưa ra sử quan mới của mình là bà không tiếp cận được các nguồn tư liệu trực tiếp (primary sources), tức các hồ sơ lưu trữ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, hay các nguồn tin cấp cao. Ở điểm này, chắc chắn bà Liên Hằng cũng chia sẻ nỗi khổ tâm của các sử gia Việt Nam nếu họ có tham vọng viết về “Chiến tranh Mỹ tại Việt Nam”, Chiến tranh Biên giới Việt-Trung, v.v… dưới ánh sáng sử học như một khoa học khách quan và lạnh lùng chứ không phải là một công cụ tuyên truyền của giới thống trị.
Trần Ngọc Cư
____________

KHI VÀO HÚNG HẮNG



Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Tổng thống Barack Obama đã tái đắc cử và đảng Dân Chủ chiếm thêm nghế trong Quốc hội dù kinh tế chưa khởi sắc, thất nghiệp còn cao và lợi tức trung bình của người dân bị sụt trong nhiệm kỳ đầu của ông. Người ta đã luận bàn về các nguyên nhân của nghịch lý này. Do tài năng của đảng Dân Chủ hay khiếm khuyết của đảng Cộng Hoà? Vì sự chuyển dịch dân số và đổi thay văn hoá khiến thiểu số da màu và các đề tài xã hội như thuốc ngừa thai hay quyền hôn nhân đồng tính đã có ảnh hưởng hơn xưa? Câu trả lời thật ra chỉ có ích cho cuộc tranh cử tới. Riêng người viết vẫn trở lại truyền thống tự bắn vào chân rồi tự vả vào miệng của phe Cộng Hoà, được trình bày từ đầu năm nay qua bài "Bầy voi Donner và cuộc hành trình bi hài của đảng Cộng Hòa..." (số ra ngày 30 Tháng Giêng).

Hãy để bầy voi dày xéo nhau mà ngó về tương lai.

Hoa Kỳ xoay về chốn cũ với hệ thống chính trị hai đầu. Đảng Dân Chủ kiểm soát Hành pháp và Thượng viện, đảng Cộng Hoà giữ đa số tại Hạ viện và chiếm 30 ghế Thống đốc của 50 tiểu bang. Tình trạng lưỡng cực ấy tiếp tục cuộc tranh luận về ngân sách và nội trị, với biệt tài của Obama và đảng Dân Chủ là dấy lên tinh thần tranh cử trong quần chúng. Và như mọi khi, đảng Cộng Hoà sẽ lại mắc bẫy nữa. Chuyện hai phe giằng co bên bờ vực ngân sách là hài kịch thời sự.

Nhưng trong bốn năm tới, Tổng thống Barack Obama sẽ dẫn nước Mỹ về đâu?

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

NGÀY INTERNET ĐEN VÌ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM


NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
03/12/2012

Kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân Quyền, thứ Hai ngày 10/12/2012, nhóm khởi xướng mời các trang web, blog, mạng xã hội cùng tham gia “Ngày Internet Đen vì Quyền Con Người ở Việt Nam – Internet Blackout Day for Human Rights in Vietnam”.



Ngày 10/12/2012:

Các trang web và blog hãy cùng:
- chuyển banner màu đen
- đăng thông tin và poster của ngày Internet Blackout
- hiện pop-up với thông điệp nhân quyền trên nền đen
Các trang Facebook hãy cùng:
- chuyển cover picture qua màu đen, và
- sử dụng poster có phông màu đen với một thông điệp về Quyền Con Người ở Việt Nam.
Mục tiêu:
Trong ngày Internet Blackout, chúng ta cùng nhau truyền tải những thông điệp đa dạng, những nguyện vọng và quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, nhằm kêu gọi sự chú ý của cộng đồng mạng và quốc tế về nhân quyền ở Việt Nam.
Tham gia:
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ https://www.thtndc.info/
Nhật Ký Yêu Nước https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1
Dân Luận http://danluan.org/
Con Đường Việt Nam http://conduongvietnam.org/
X-cafevn.org http://www.x-cafevn.org/
Dân Làm Báo http://danlambaovn.blogspot.com/
Quảng Trường Xanh
CLB Nhà Báo Tự Do (http://clbnbtd.info/)
Phía Trước – www.phiatruoc.info
Cách thức:
Trang event và các trang web tham gia sẽ cung cấp các mẫu poster và cover picture. Các cá nhân và tổ chức tham gia có thể thêm thông điệp về nhân quyền họ muốn truyền tải, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi không đưa ra một thông điệp cụ thể nào, để những cá nhân và tổ chức hưởng ứng có thể truyền tải bất kỳ thông điệp nhân quyền có ý nghĩa nhất đối với họ, và như vậy, để đảm bảo sự đa dạng trong các thông điệp được truyền tải.
Đây là một chương trình mở. Bên cạnh ý tưởng cơ bản về việc để nền màu đen, mọi sáng kiến khác đều được hoan nghênh và ủng hộ.

SỞ HỮU CỦA TOÀN DÂN


December 2, 2012

By Alan Phan

Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.
Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân. Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ.
May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm. Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.

Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông hoàn toàn đúng luật.

Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.


Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chỉ có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan). Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi một phiên tòa quóc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.

Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của xã hội.

Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.

Alan Phan

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

MẠC KÍNH VŨ TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVII


ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Khoa Việt Nam học – Đại học Sư phạm Hà Nội

Là vị vua thứ 4 và cũng là vị vua cuối cùng của nhà Mạc suốt thời hậu kỳ[1], Mạc Kính Vũ đã trở thành tâm điểm chú ý của biết bao nhà nghiên cứu xưa nay khi bàn về sự tồn vong của nhà Mạc. Trong vai trò là vị vua đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Mạc suốt 85 năm tồn tại[2], Mạc Kính Vũ đã tiếp nối đường hướng ngoại giao của các vị vua nhà Mạc trước đó trong mối quan hệ với triều đình phong kiến Trung Hoa như thế nào? Có nét gì mới trong mối quan hệ ấy không? Và liệu mối quan hệ với Minh triều, Thanh triều thời bấy giờ có ảnh hưởng gì đến sự sụp đổ của nhà Mạc nửa sau thế kỷ XVII? Đó là những vấn đề đặt ra và cũng là mối quan tâm mà chúng tôi muốn bàn đến trong bài tham luận này.
Tương quan lực lượng giữa nhà Mạc và triều đình phong kiến Trung Hoa thế kỷ XVII
Lúc bấy giờ, sau khi bị đánh bật khỏi kinh đô Thăng Long vào năm 1592, con cháu nhà Mạc đã tập hợp lại thành thế lực cát cứ chống lại triều Lê Trung Hưng suốt 85 năm trời. Điều đáng nói là chính trong bối cảnh đó, có không ít người dân vẫn nương theo ngọn cờ của nhà Mạc, ủng hộ nhà Mạc trong việc khôi phục, củng cố thế lực. Về điều này, sách Đại Việt sử ký toàn thư đã viết: “Từ tháng 3 năm 1593, Mạc Kính Chỉ đã thất bại, nhưng ở khắp nơi, con cháu, dư đảng nhà Mạc nổi dậy chiếm cứ các địa phương xưng bá…chống lại họ Trịnh quyết liệt…Mạc Kính Liễn lập Mạc Kính Cung ở châu Văn Lan làm người nối nghiệp họ Mạc, đặt niên hiệu là Càn Thống năm thứ nhất, nhiều người còn giữ hai lòng, chưa quy phục hết, nghe Kính Cung lập nên rủ nhau theo[3]” hay Lê Qúy Đôn trong Đại Việt thông sử cũng đã phải thừa nhận rằng: “Lúc này, lòng người dân vùng Đông Bắc hãy còn theo ngụy (tức nhà Mạc) nghe tin Mạc Kính Cung lên ngôi, dẫn nhau đến quy phục. Từ sông Nhị Hà trở về Bắc, can qua nối tiếp dấy lên, khói lửa không dứt, nhóm lớn thì kết thành 30 đảng, đông tới vài nghìn người, nhóm nhỏ cũng thành 10 toán, 7 – 8000 người…Quân giặc tới đâu, dân đến hùa theo, liên kết với nhau cùng nổi dậy…Nhân dân các huyện thuộc Hải Dương, Kinh Bắc đều dựng cờ xí hưởng ứng với giặc[4]”. Rõ ràng là dù nhà Mạc bấy giờ đang lâm vào thế yếu nhưng những gì mà vương triều Mạc gây dựng được trước đó trong công cuộc trị quốc, an dân sau những biến loạn của đất nước cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI là một thực tế không thể nào phủ nhận. Và dư âm của giai đoạn dài khá thịnh vượng ấy của vương triều Mạc vẫn còn đó trong tâm thức của biết bao người, hướng lòng người về phía nhà Mạc lúc này đây. Điều đó góp phần giúp chúng ta lý giải được tại sao sau khi vương triều Mạc bị sụp đổ, trong suốt một thời gian dài, nhân dân trên hầu khắp miền Bắc – cương vực của Bắc triều cũ vẫn ủng hộ họ.
Trong khi đó, bản thân triều đình vua Lê chúa Trịnh đang lâm vào khó khăn về mọi mặt: kinh tế thì bị tàn phá nặng nề, nông dân thì bị bần cùng lưu vong, đói kém khắp mọi nơi. Thêm vào đó, triều đình lại luôn phải gồng mình lên chống chọi lại những cuộc tranh giành quyền bính trong nội bộ vương triều[5]. Dựa vào sự suy yếu ấy của họ Trịnh, cộng với sự ủng hộ của nhân dân thì nhà Mạc đã nhanh chóng thiết dựng được một số căn cứ chống đối, cát cứ ở địa phương như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, trong đó Cao Bằng được xem là trung tâm hoạt động của nhà Mạc thời hậu kỳ.

2 BÀI GIẢI CHO VIỆT NAM ?


November 29, 2012

BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012

1. Giữ thêm 50 năm nữa?



“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”

“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.
“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”
“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.
“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.
“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.
“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”
“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.
“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái ly có thay đổi không?”. Giáo sư lại hỏi.
“Không ạ”. Các sinh viên trả lời.
“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”
Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt ly xuống!’
“Chính xác!” giáo sư nói: “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.
1. 2. Chúng ta đã lớn lên chưa?

Một người đàn ông đi ngang qua một chú voi đang bị xích, đột nhiên ông dừng lại và tự hỏi tại sao một chú voi lớn như vậy lại không tự làm đứt một sợi dây thùng nhỏ buộc ở chân và trốn thoát. Thậm chí còn không có cả dây xích và lồng giữ. Hiển nhiên là chú voi hoàn toàn có thể làm được, bất cứ lúc nào chú muốn nhưng vì một lý do nào đó chú đã không làm như vậy.
Người đàn ông đã đến gặp người quản tượng gần đó và hỏi anh ấy vì lý do tại sao con voi vẫn đứng yên ở đó và không bao giờ bỏ đi. Người huấn luyện voi trả lời: “À, khi mà con voi này còn nhỏ và bé hơn bây giờ, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kích cỡ dây thừng giống như bây giờ để trói chúng. Ở độ tuổi đó, các sợi dây vẫn đủ sức để giữ chúng. Khi mà voi lớn lên, chúng tin rằng chúng không có đủ khả năng phá được dây. Con voi này luôn tin rằng sợi dây có thể giữ chúng lại và không bao giờ thử trốn thoát”.



Người đàn ông đã rất ngạc nhiên. Những con vật to lớn như vậy đều có khả năng làm được, nhưng chúng đã không bao giờ tin và sẽ mãi mắc kẹt ở nơi này.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

NẠN "Ỷ THẾ LÀM LIỀU".

...Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Không muốn chơi chữ trong một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng thật sự đấy là "sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả sự nghiệp của đảng", một sự phá sản dây chuyền từ văn hóa đến chính trị, luật pháp và kinh tế rồi kinh doanh. Người ta chỉ có hy vọng giải quyết được vấn đề nợ nần này khi lãnh đạo công khai hóa mọi chuyện, người dân có tự do thông tin và có quyền phê phán và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm. Những chuyện ấy chưa có thì người dân tiếp tục là nạn nhân, kinh tế tiếp tục bị khủng hoảng...



Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa - Ngày 121128
Diễn đàn Kinh tế RFA

Ỷ thế đảng và nhà nước để làm liều, lời thì bỏ túi, lỗ thì dân chịu

Những tin tức dồn dập vào cuối năm cho thấy núi nợ rất lớn của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước của Việt Nam, bên trong là nhiều khoản nợ xấu, loại khó đòi và sẽ mất. Nói về nợ nần, người ta cũng quan ngại về núi nợ có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng sau nhiều năm được bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Được yêu cầu trình bày về các vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói về một hiện tượng ông gọi là "ỷ thế làm liều".

Lạc quan thiếu cơ sở

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo số 336/BC-CP của Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội ngày 16 Tháng 11 có nói đến tình trạng ngập nợ của các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. Đồng thời, người ta cũng nhắc đến núi nợ rất cao và có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Theo dõi mục Diễn đàn Kinh tế từ nhiều năm nay, thính giả của chúng ta có thấy ông trình bày về các hiện tượng này từ những năm 2007 và 2008, tức là cách nay bốn năm năm rồi. Nghĩa là những hiện tượng bất thường này đã có nguyên nhân sâu xa từ lâu. Thưa ông, vì sao lại như vậy?

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

BÀN VỀ CƠN SỐT KHỔNG TỬ HIỆN NAY.


Lưu Hiểu Ba
November 27, 2012

Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay

Lời giới thiệu của người dịch

1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.

2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin, lãnh tụ Nga có khuynh hướng độc tài.*

3. Cơn sốt Khổng Tử mà Lưu nói tới vẫn kéo dài đến nay. Viện Khổng Tử (gần như Viện Goethe, Hội Đồng Anh…) công cụ của quyền lực mềm trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc, mở cơ sở đầu tiên năm 2004, đến nay đã có hơn 320 Học viện được thành lập trên thế giới, trong đó 1/5 là ở Mỹ.**

4. Đọc bài này, rất có thể người đọc sẽ nêu câu hỏi: Liệu có điểm gì giống nhau giữa Viện Khổng Tử và Viện Trần Nhân Tông, Giải Khổng Tử và Giải Trần Nhân Tông được nhắc tới gần đây với ít nhiều nghi ngại hay không.

5. Bản dịch này dựa trên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Trung. Bản tiếng Anh có tựa “Yesterday’s Stray Dog Becomes Today’s Guard Dog” (Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà) do Thomas E. Moran dịch, in trong cuốn No Enemies, No Hatred (Không thù, không ghét) tuyển tập luận văn và thơ Lưu Hiểu Ba, do Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Lưu Hà biên tập, xuất bản năm 2012 tại Anh Quốc. Bản tiếng Trung có tựa “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”(Tạc nhật táng gia cẩu, kim nhật khán môn cẩu, thấu thị đương hạ Trung Quốc đích “Khổng Tử nhiệt”), xuất bản lần đầu trên vào ngày 2/9/2007 trên boxun.com. P.T.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

ĐỢI CHỜ GODOT


November 27, 2012 By Alan Phan
23 November 2012

T/S Alan Phan

Tôi nhớ năm đầu của đại học, trong môn Nghệ Thuật 101, tôi phải xem một vở kich của Samuel Beckett tựa đề là Waiting for Godot. Tóm lược của kịch bản là hai anh lãng tử dưới gốc cây xồi trọc lá, nói chuyện và tranh luận về đủ mọi đề tài trong khi đợi một người tên là Godot mà họ có hẹn.


Vài nhân vật khác cũng đi ngang chỗ đợi, tương tác cùng hai nhân vật chính, rất phức tạp và mâu thuẫn như trong một giấc mơ. Cuối cùng, Godot không bao giờ xuất hiện, vì có lẽ ông chỉ là một nhân vật tưởng tượng của hai anh lãng tử trên.
Vở kịch bắt đầu khoảng 10 phút là tôi quay ra ngủ ngon lành. Chuyện vớ vẩn của 2 anh “khùng” không liên quan gì đời sống hay cảm xúc của tôi. Ngược lại, con bé đi “date” cùng, có một mùi nước hoa nhè nhẹ như hoa lài cộng hưởng với mùi con gái vừa lớn. Cho nên khi đó, Godot thực đang ngồi cạnh tôi, đẹp tuyệt vời và những lời lảm nhảm trên sân khấu chỉ làm tôi khó chịu.
Ba năm sau, tôi tình cờ coi lại vở kịch. Hôm đó, tôi vừa thất tình, vừa bị cảm cúm, mệt ngất ngư nhưng không muốn nằm trên giường than thân trách phận. Lần này tôi có chút đồng cảm hơn với 2 chàng lãng tử. Họ loay hoay trong những hành động vô nghĩa và vớ vẩn vì chung quanh họ, từ môi trường đến những con người giao thoa đều thể hiện cái “hư không” trong nội tại của mình. Chúng ta ăn uống, suy nghĩ, đàm thoại, yêu ghét, làm việc, lo lắng…vì đây là những kỹ năng xã hội đã huấn luyện và trao trách cho chúng ta. Trong khi đó, chúng ta vẫn cứ hy vọng là Godot sẽ đến và sẽ đem một vài ý nghĩa gì đó cho cuộc sống. Dĩ nhiên, Godot (theo suy diễn là God hoặc idiot?) không bao giờ xuất hiện.

MỘT THẾ HỆ THẤT NGHIỆP


Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh....

* Thành một đôi ta rất đá vàng *



"Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" là một thành ngữ thông dụng trong truyện võ hiệp Kim Dung. Nhưng đấy cũng có thể là một sự thật kinh tế mà các cô cậu vừa đỗ cử nhân chưa mấy chú ý....

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày sáu Tháng 11, thời sự kinh tế Hoa Kỳ bàng hoàng nhắc đến vực thẳm ngân sách "fiscal cliff". Đấy là khi mà một quyết định của Quốc hội khóa 112 từ Tháng Tám năm ngoái có thể tự động cắt giảm công chi và tăng thuế kể từ đầu năm tới. Một tuần trước ngày bầu cử, cột báo thường xuyên này đã nhắc đến chuyện đó trong bài "Đắc Cử Bên Bờ Vực - Nhìn Vào Hố Sâu Tài Chánh Sau Khi Thắng Cử".

Bây giờ, Hành pháp và Thượng viện Dân Chủ cùng Hạ viện Cộng Hoà còn 34 ngày để tìm ra giải pháp thỏa hiệp - giảm chi bao nhiêu và tăng thuế những ai, cỡ chừng nào - hầu tránh một rủi ro suy trầm cho năm tới. Nếu kinh tế bị giảm mất 500 tỷ đô la, như giới làm luật đã ước tính trên nguyên tắc, thì sản xuất và thất nghiệp sẽ bị hậu quả bất lợi trong hơn một năm, trước khi tình hình có thể sáng sủa hơn nhờ hệ thống công chi thu được chấn chỉnh. "Trong hơn một năm" có nghĩa là cận kề cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014. Không ai muốn cử tri uống thuốc đắng cho lành bệnh khi mình có thể thất cử vì toa thuốc đắng ấy.

TRUNG QUỐC TÌM KIẾM SỰ CHIA RẼ TRONG KHỐI ASEAN


26/11/2012

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước

James Hookway, WSJ

BANGKOK –Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã mang nhiều tiềm năng chi tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng đến Thái Lan, chỉ một ngày sau khi Hội nghị Thượng đỉnh khu vực tại Campuchia kết thúc trong gay gắt về việc 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên làm thế nào để tiếp cận với các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo hôm thứ Tư tuần trước tiếp tục tập trung mục tiêu xây dựng quan hệ mạnh mẽ quan hệ song phương với từng quốc gia ASEAN, chiến lược mà một số nhà phân tích cho rằng nhằm ngăn chặn các nước trong khu nêu lên cùng một tiếng nói về những căng thẳng ở vùng biển giàu tài nguyên này. Không đi sâu vào các chi tiết cụ thể hoặc đề cập đến vụ tranh chấp, ông Ôn Gia Bảo nói với các phóng viên tại Bangkok rằng “tình hình trong khu vực đã trở nên phức tạp hơn, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Thái Lan trong việc phát triển và thắt chặt hợp tác ở cấp độ khu vực”.
Trong một số những thứ khác, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho biết bà đã yêu cầu Trung Quốc đầu tư thêm 50 USD tỷ vào cảng công nghiệp biển sâu mà Thái Lan đã giúp phát triển với chính phủ Miến Điện ở Dawei, phía nam Miến Điện, cũng như phòng chống lũ lụt và các dự án đường sắt. Bà Yingluck cũng cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận dự kiến mua một số lượng gạo dự trữ lớn nhất ở Thái Lan, nhằm hỗ trợ hàng tỷ đô cho nền kinh tế nông thôn của Thái Lan.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, BÙI VIỆN VÀ CAO TĂNG TÂY TẠNG TENZIN DRODON

PHẠM VŨ

1/- NƯỚC TA LỠ THỜI CƠ “DUY TÂN”: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1828-1871)
Chí sĩ, danh sĩ, kiến trúc sư, quê làng Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An. Con đông y sĩ Nguyễn Quốc Thư. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, cha mất sớm, ông theo học chữ Hán với cụ Tú Giai. Năm 1855, nhà thờ xứ Tân Ấp mời ông dạy chữ Hán, từ đó ông học chữ Pháp và Quốc ngữ với các giáo sĩ.
Năm 1858, giám mục Gauthier (ta gọi là Ngô Gia Hậu) đưa Trường Tộ sang Pháp. Trên đường sang Pháp, ông có ghé La Mã yết kiến Giáo Hoàng, rồi đến Paris. Ba năm sau (1861) ông về nước. Người Pháp có ý dùng ông làm tay sai, nhưng giàu lòng yêu nước, ông từ chối không nhận chức tước gì cả.
Ở ẩn nơi quê nhà, Trường Tộ lần lượt gửi lên triều đình vua Tự Đức nhiều bài điều trần giá trị, đè nghị triều đình cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…Các điều trần của ông nếu được áp dụng sẽ là một ách lược lớn, biến Việt Nam thành một nước hùng cường, tạo nên chuyển biến quan trọng trong lịch sử giữ nước của dân tộc.ta. Ông từng nói rõ lý do khiến ông viết bản điều trần:
<…Hàn công nói: “Biết không nói là kẻ bất nhân, nói mà không nói hết là kẻ bất nghĩa. Thế cho nên thân tôi tuy ở chốn giang hồ mà lòng vẫn gửi nơi lăng miếu. Tôi thạt không nỡ nhìn thấy nước nhà đổ nát, trăm họ lưu ly, cho nên không xét phận hèn mọn mà dám phạm vào lỗi nói ngay thẳng. Nếu cho lời tôi là khi trá, hoặc có ai xúi giục, thì xin đem tờ biểu này treo ở Quốc môn để sau này làm chứng”.>
(Điều trần thời sự)
Hoặc ngụ lòng qua mấy câu thơ thắm thiết:
“Nhật mộ tuy vô hồi chiếu xứ
Quì hoa tự hữu hưởng dương thần”.
Dịch nghĩa:
Vừng nhật dù không quày dọi lại
Lòng quì vẫn cứ hướng theo mà.
Ngày 22-11-1871, ông mất, hưởng dương 44 tuổi. Nguyễn Trường Tộ còn để lại đời hơn 14 bản trần tình về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.
Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ (Thiên hạ đại thế luận) In trong Nam Phong tạp chí.
(Tháng 2-3 năm Tự Đức 16, tức tháng 3-4 năm 1836)
Tôi là Nguyễn Trường Tộ, bề tôi nước Đại Nam, đã từng trốn ra nước ngoài, xin đem những điều mà tôi đã biết và thấy một cách chính xác về sự thế trong thiên hạ, mạo tôi kính bẩm. Trộm nghĩ việc trong thiên hạ chỉ có “thể” mà thôi…
Hãy nói về thiên đạo trước. Khí đất từ Bắc đến Nam, vận trời từ Tây sang Đông…

VẤN ĐỀ VỚI THẾ CHIẾN LƯỢC NGÕNG TRỤC, ĐÓNG CHỐT CỦA HOA KỲ

GS Tôn Thất Trình

Vì vậy tuy không biết gì nhiều về quân sự, chúng tôi vẫn cố gắng lạm bàn ý kiến phần lớn về chiến lược quân sự của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay và tương lai của giáo sư khoa học chánh trị Robert S. Ross, viện đại học Boston, đồng thời là Phó Trung tâm John King FairBank Center về Nghiên cứu Tàu- Chinese Studies, viện đại học Harvard, nguyệt san Ngọai Giao – Foreign Affairs đăng tải số các tháng 11- 12 năm 2012. Trong chuyến viếng thăm Đông Nam Á sắp tới, tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ hai Obama có thay đổi gì chánh sách “mới” thế chiến lược Ngõng trục, Đóng Chốt- Pivot nhiệm kỳ một không đây ?

Chánh sách mới ( so với thời tổng thống Bush) theo Ross là không cần thiết và chống lại phong phú

Kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở toang nền kinh tế Trung Quốc vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã thành công tăng thêm quyền lực, tài sản và sức mạnh quân sự, trong lúc đó vẫn duy trì cộng tác và liên hệ thân thiện với các quốc gia khác, ngoại trừ Đặng Tiểu Bình bênh Khmer Đỏ xâm lăng miền Bắc Việt Nam, tàn phá 20 thị trấn nhỏ lớn Việt Nam. Nhưng cách đây vài năm, Trung Quốc tuồng như thay đổi đường lối, cư xử theo một phương cách tha hóa, làm các lân bang lánh xa và tạo dựng một nghi ngờ ở ngọai quốc. Tháng 12 năm 2009, Trung Quốc chống lại hòa giải ở Hội Nghị Thay Đổi Khí Hậu Liên hiệp Quốc, làm phật lòng các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ. Rồi thì, sau khi Hoa Kỳ bán võ khí cho Đài Loan tháng giêng 2010, Chánh phủ Trung Quốc ngưng đàm phán an ninh cao cấp Hoa Kỳ – Trung Quốc lần đầu tiên và tuyên bố nhũng trừng phạt chưa bao giờ thấy, đánh vào các công ty Hoa Kỳ có ràng buộc với Đài Loan ( dù nay vẫn chưa rỏ rệt là các trừng phạt có gây ra tai hại đáng kể không ). Cũng vào tháng bảy năm 2010, Bắc Bình nổi giận phản đối các dự tính thao diễn hải quân của Hoa Kỳ và Nam Hàn ở Hòang Hải ( Biển Vàng ) – Yellow Sea. Tháng 11, Trung Quốc phê bình gay gắt Nhật Bổn bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc đã va chạm dữ dội tàu Bảo An Bờ biển – coast guard ship Nhật ở vùng bờ biển còn tranh chấp. Để đối đầu những lọat hồi đoạn bất ổn này, Bắc Bình đã thốt ra những lời thù địch quá đáng đối với các quốc gia dân chủ và đặt ra những trừng phạt kinh tế đối với Na Uy – Norway, sau khi Ủy Ban Nobel tưởng thưởng Liu Xiao Bo – Lưu tiểu Ba ( ? ) nhà họat động tích cực cho Tàu Dân Chủ giải thưởng Nobel Hòa Bình, tháng 10 năm 2012. Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, Trung Quốc đã mất đi phần lớn những gì Trung Quốc tích tụ được sau nhiều năm bàn luận về “ Nâng cao Hòa Bình- Peaceful Rise” .

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

SỨC MẠNH CỦA TỰ DO

Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama tại Đại học Rangoon

Tác giả : BBC

Trong chuyến thăm 6 giờ đồng hồ đến Miến Điện, Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài diễn văn tại Đại học Rangoon vào chiều ngày 19/11. BBC Việt ngữ lược dịch và trân trọng giới thiệu:

Tôi rất vinh hạnh được đến đây ở trường đại học này và là tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đến thăm đất nước các bạn.









 Hội trường đại học Rangoon ken đặc khán giả nghe bài nói chuyện của Obama


Tôi đến đây vì tầm quan trọng của đất nước này. Các bạn nằm ở ngã ba đường của đông Á và nam Á. Các bạn tiếp giáp với quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có lịch sử trải dài suốt mấy ngàn năm và các bạn có khả năng quyết định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Tôi đến đây vì lòng kính trọng dành cho trường đại học này. Chính tại ngôi trường này mà phong trào đấu tranh chống lại chế độ thực dân bắt đầu bén rễ. Chính tại đây Tướng Aung San đã biên tập một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Chính tại đây mà Ngài U Thant đã tìm hiểu về hoạt động của thế giới trước khi trở thành lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc.

Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin của nước Mỹ vào phẩm giá con người. Trong suốt các thập niên vừa qua, hai nước chúng ta là những kẻ xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói rằng chúng tôi vẫn luôn tràn đầy hy vọng về người dân của đất nước này. Các bạn đã đem đến cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi đã chứng kiến lòng can đảm của các bạn.

Myanmar trong 'xoay trục' Mỹ


Tác giả: Nguyễn Huy theo asiatimes

Nhấn mạnh và thực thi cái gọi là chiến lược "xoay trục" từ Trung Đông sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến công du bốn ngày tới Đông Nam Á. Ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới Myanmar.
Chuyến đi của Obama còn đánh dấu bởi sự kiện tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Campuchia, nơi ông dự kiến sẽ gặp gỡ Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Cuộc gặp diễn ra giữa lúc vị tổng thống Mỹ có những thương thảo gay cấn với đảng Cộng hòa về vấn đề tài chính, và nguy cơ bạo lực tồi tệ nhất trong bốn năm qua giữa Israel và chính phủ Hamas ở dải Gaza có khả năng leo thang thành cuộc xung đột lớn hơn.
Việc Obama rời Washington trong một thời điểm quan trọng như vậy chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng lớn mà chính phủ ông đặt vào chiến lược "xoay trục". Nhà Trắng thích gọi chiến lược ấy là "tái cân bằng" hướng về châu Á. Sự quan trọng của châu Á còn được khẳng định thêm lần nữa với thực tế đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống Mỹ kể từ khi ông được tái đắc cử ngày 6/11.
"Quyết định đi tới châu Á của Obama ngay sau khi đắc cử nói lên tầm quan trọng mà ông đặt ở khu vực này cũng như vị trí trung tâm của nó với rất nhiều lợi ích an ninh quốc gia và những ưu tiên của chúng tôi", Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Obama trong một bài phát biểu về chính sách cho biết.
"Cách tiếp cận của chúng tôi có căn cứ từ một định hướng đơn giản", ông Donilon nói với khán giả tại Trung tâm nghiên cứu An ninh và Quốc tế (CSIS). "Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, có lợi ích gắn bó chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị châu Á. Thành công của Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với thành công của châu Á".

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Một đánh giá ba phần về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc


Phạm Gia Minh dịch

12.11.2012

Tóm tắt: Bài tiểu luận này thách thức quan điểm đang thịnh hành về cái đuợc xem là “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai”của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Quan điểm này khẳng định rằng hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc có khả năng củng cố năng lực đất nước nhằm quản trị có hiệu quả xã hội thông qua những thích ứng về định chế và điều chỉnh chính sách. Những phân tích cuộc khủng hoảng gần đây vẫn còn tiếp tục được tiết lộ ra về Bạc Hi Lai cho thấy các vết nhơ trong hệ thống chính trị Trung Quốc, đó là tình trạng dung túng người thân và phe cánh cùng những mối liên kết kiểu bảo trợ – đỡ đầu trong quá trình lựa chọn các nhà lãnh đạo; tham nhũng tràn lan, sự lũng đoạn quyền lực chính trị bởi một nhóm quan chức cấp cao ở các công ty thuộc sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sự coi thường pháp luật của giới chóp bu và thất bại tiềm tàng trong các thỏa thuận mặc cả giữa các phe phái cạnh tranh lẫn nhau trong hàng ngũ lãnh đạo đảng.
Bài tiểu luận cho thấy rằng “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai “của Đảng Cộng sản Trung Quốc thực ra chỉ là một hệ thống trì trệ xét cả trên lý luận và thực tiễn bởi lẽ, hệ thống này chống đối lại những thay đổi mang tính dân chủ rất cần thiết ở quốc gia này. Luận điểm về chế độ độc đoán chuyên quyền có tính bền bỉ và dẻo dai có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng Trung Quốc là một thể thống nhất vững chắc đang đặt ra những vấn đề liên quan tới sự thất bại của nó trong việc đánh giá các xu hướng thay đổi dường như có tính nghịch lý ở quốc gia này. Trong tiểu luận, những nghịch lý đó được khắc họa bởi ba quá trình phát triển đồng thời, cụ thể là: (1) Lãnh đạo yếu nhưng phe phái mạnh, (2) Chính phủ yếu nhưng nhóm lợi ích mạnh và, (3) Đảng yếu nhưng đất nước mạnh.
Không nên nhầm lẫn giữa tính bền bỉ và dẻo dai của đất nước Trung Quốc (nếu căn cứ vào vị thế của giới trung lưu đang hình thành, sự khôn ngoan, sắc bén của các nhóm lợi ích mới và tính năng động của toàn xã hội) với năng lực và tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc để điều hành đất nước. Bài tiểu luận này đưa ra kết luận cho rằng nếu như Đảng Cộng sản vẫn muốn lấy lại lòng tin của quần chúng và tránh một cuộc cách mạng hướng từ dưới lên thì đảng này phải tránh quan điểm về một “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai”, đồng thời đi theo đường lối chuyển đổi dân chủ một cách có hệ thống với những bước đi dũng cảm về phía bầu cử dân chủ trong nội bộ đảng, thiết lập sự độc lập của tòa án và dần dần mở cửa cho truyền thông chủ đạo

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

CHÍNH CHỦ, CHÍNH CHUYÊN


Tham nhũng, giao thông và đất đai luôn là những vấn đề nóng bỏng với người dân. Bởi thế mà mới đây, Nghị định số 71 của CP quy định chế tài xử phạt người tham gia giao thông không có giấy tờ chính chủ (đối với ô tô, xe máy), giữa lúc Quốc hội khóa XIII đang kỳ họp nóng bỏng, bỗng trở thành tâm điểm dư luận.
Chính chủ và không... chính chuyên
Trước hết bởi Nghị định 71 quy định xử phạt với số tiền quá cao, so với Nghị định số 34 (cũ), so với thực tiễn đời sống người dân luôn bất ổn, khi mà xăng, ga, điện nước..., luôn tăng giảm phập phù.
Thứ hai, Nghị định 71 vừa mài sắc, lập tức "chiến" ngay, khiến người dân la vang trời.
Thứ ba, cùng một văn bản mang tính chế tài, mà ngay trong cơ quan chức năng- ngành công an, mỗi người hiểu một kiểu. Vậy hàng triệu người dân, trình độ dân trí khác nhau, sẽ hiểu để thực hiện ra sao?
Khái niệm chính chủ ngay lập tức tủm tỉm đi vào đời sống hài hước, đàm tiếu của nhân gian, của những người thích đùa. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, còn gọi là Bọ Lập, chủ blog nổi tiếng Quê Choa, người đàn ông phong nhã hào hoa, đã có ngay bài viết hóm hỉnh Vợ chính chủ.
Bởi hôn nhân thực tế- không có giấy kết hôn, tức giấy chính chủ, không được pháp luật công nhận- ở xã hội ta chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

HOA KỲ: “ĐỒNG MINH LÀ NỀN TẢNG TRONG NỖ LỰC TÁI CÂN BẰNG TẠI CHÂU Á”


http://online.wsj.com/article/SB10001424127887323353204578126592329167294.html?mod=googlenews_wsj

Đặng Khương chuyển ngữ, Laura Meckler, WSJ
Bangkok, Thái Lan – Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hạ cánh xuống thủ đô Thái Lan, một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, trong một chuyến đi cấp tốc đến châu Á. Chuyến đi này sẽ bao gồm cuộc gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Miến Điện và sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ đến nước này.
Chuyến đi của ông sẽ kết thúc ở Campuchia, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, một diễn đàn mà Hoa Kỳ sử dụng để đẩy mạnh sự ảnh hưởng của họ trong khu vực.
Tổng thống Obama sẽ có mặt ở khu vực châu Á chỉ vỏn vẹn ba ngày, tranh thủ thời gian giữa các cuộc đàm phán Quốc hội về ngân sách vào hôm thứ Sáu và ngày nghỉ truyền thống trước Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Tư tới đây.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết rằng chuyến đi này rất quan trọng đối với nỗ lực của ông Obama nhằm tách khỏi sự chú ý từ Trung Đông sang trục châu Á, nơi mà tổng thống đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng kinh tế và chính trị – một phần nhằm đối trọng lại với sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhưng ngay cả khi ông công du đến châu Á thì mặt khác ông phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, giữa lúc bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra giữa Israel và Hamas.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

NGUYỄN XUÂN NGHĨA: TOÀN CẦU BỊ CHIẾU BÍ


Nguyễn-Xuân Nghĩa

Chúng ta đang sống trong một thế giới đảo điên....

Hoa Kỳ mất hai năm và sáu tỷ Mỹ kim cho tổng tuyển cử, để cuối cùng thì quay vào chân tường: ách tắc chính trị! Nhưng không chỉ có nước Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất sau Hoa Kỳ là Trung Quốc và Âu Châu cũng đang bị chiếu bí. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chuyện ly kỳ này.


Ách Tắc Hoa Kỳ


Trong cuộc tổng tuyển cử 2012 tại Hoa Kỳ, ngoài chức vụ cầm đầu Hành pháp tốn mất hai tỷ tranh cử, dân Mỹ còn bầu lại cơ chế Lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Kết quả thì Quốc hội khóa 113 là sao bản của Quốc hội khóa 112 được bầu lên từ năm 2010: đảng Cộng Hoà vẫn nắm chắc Hạ viện, đảng Dân Chủ giữ nguyên Thượng viện, nhưng chưa đủ 60 ghế để vượt qua thủ tục câu giờ "filibuster" và làm chủ nghị trình. Trong 50 Tiểu bang, có 30 Thống đốc bên Cộng Hoà, với khá nhiều quyền lực khả dĩ hạn chế tầm ảnh hưởng của Tổng thống.

Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Barack Obama không được rộng tay như với Quốc hội khóa 111 khi ấy hoàn toàn do đảng Dân Chủ kiểm soát từ 2008 đến 2010. Dù là từ nay sẽ khỏi cần xin phiếu nữa, ông Obama chưa thể tung hoành và hoàn tất công trình cải tạo xã hội của ông. Những mâu thuẫn và đình trệ tới độ tê liệt của hai năm vừa qua có thể lại tái diễn.

Nhìn trong trường kỳ thì Hoa Kỳ vừa trải qua một sự chuyển dịch văn hóa.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

TỪ XUÂN HƯƠNG ĐẾN VÔ KỴ, CẤU TRÚC PHÊ BÌNH HAY PHÊ BÌNH CẤU TRÚC LUẬN ĐỖ LONG VÂN




NGUYỄN QUỐC TRỤ.

TƯỞNG NIỆM ĐỖ LONG VÂN.

http://www.tanvien.net/Tuong_niem/do_long_van.html

Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Đỗ Long Vân, tác giả Truyện Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương... đã mất tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được tin, qua mấy dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng Ba, 1998.
Ngay từ trước 1975, ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng cấp: được đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện như là "lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?) tới những năm tháng du học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ: Joseph Huỳnh Văn, Phạm Kiều Tùng, hình như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong bọn, Nguyễn Đạt (gọi là em út, vì nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa là hầu hết anh em trong nhóm Tập San Văn Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ báo, chỉ có Joseph Huỳnh Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang "cẩm nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm na, những bài Cầm Dương Xanh của anh, tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ Lâm, để đổi lấy một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất, mức độ ABC, của nó.
Tôi chỉ còn giữ được một kỷ niệm về Đỗ quân, về Nguồn Nước Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản, thời gian tôi đang phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết bài giới thiệu.
Phải nói rõ một điều: Đỗ Long Vân, cũng như tôi, và nhiều người khác nữa, đều có chung một số ông thầy. Và cái trường phái võ học/văn chương đang thịnh hành hồi đó là cơ cấu luận, với những đại gia như Roland Barthes, Claude Lévi-Strauss... Khi đọc Nguồn Nước Ẩn, trí óc tôi còn tràn ngập những hình ảnh, những chiêu thức phê bình văn chương, thí dụ như, phê bình là siêu-ngôn ngữ, phê bình là một bản văn (choàng, cover) trên một bản văn, là sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm lại, tôi không đọc tác phẩm của Đỗ quân, mà chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản xuất ra một chiêu thức kỳ tuyệt như thế.
Vẫn là câu chuyện Cửu Dương Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ công của Trương Tam Phong, tổ sư Võ Đang. Tuy thoát thai từ Cửu Dương Công, nhưng Miên Chưởng, Thái Cực Quyền/Kiếm... là hoàn toàn do Trương Tam Phong tổ sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu Dương thần công chỉ đạt tới mức siêu việt của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang trong mình tất cả những võ công chính tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu không có Trương Tam Phong, không có Cửu Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong Tàng Kinh Các, hay mãi mãi "ở trong dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân lý văn chương/võ học, theo ý nghĩa của Borges, khi ông viết về Kafka: mỗi nhà văn phải sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Bản thân Borges ảnh hưởng nặng nề Kafka, nhưng giữa những ngụ ngôn của ông, và của Kafka là một khoảng cách vời vợi.
Buổi sáng đó, Đỗ quân rời núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở đường Tự Do, Sài-gòn); khi một người nào đó, cùng ngồi bàn, nhắc tới bài điểm sách, và cho rằng, đây là những lời khen tác giả Nguồn Nước Ẩn, ông nhìn tôi, cười: Bạn ơi, bạn đâu có khen tôi, mà là khen Roland Barthes.

Tatyana Tolstaya, trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Chúng ta quá cách xa, những con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân, khi ông còn cũng như khi ông đã mất. Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau 1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần lớn là khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngoài này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu: Thôi để cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi....
NQT

Từ Xuân Hương đến Vô Kỵ, cấu trúc phê bình hay phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân

14:17 | 27/07/2012

NGUYỄN MẠNH TIẾN

“Sự định cơ cấu đã trở nên cái phần cám dỗ nhất của phê bình”

Đ.L.V


Chân dung Đỗ Long Vân qua nét vẽ của Đinh Cường

Văn học miền Nam Việt Nam 1954 - 1975, tiếp nhận lý thuyết phương Tây vào nghiên cứu văn học đến từ nhiều suối nguồn. Trong đấy, trường phái lý thuyết chủ đạo hiện tượng luận, như thái sơn bắc đẩu, là bá chủ của hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học (1). Song, bên cạnh, các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học khác vẫn kiến tạo được sinh quyển riêng để tồn tại, phát triển, nên cũng có thành tựu với nhiều công trình độc đáo. Trong đấy, tiêu biểu có phê bình văn học theo cấu trúc luận (2).

Đỗ Long Vân, có thể xem là “minh chủ” của phê bình văn học cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy. Chỉ có điều, vị minh chủ cô đơn ấy, một mình một phái, song không vì thế mà phê bình cấu trúc ở miền Nam mất tiếng nói. Đỗ Long Vân tài hoa và uyên bác, với một văn thể uyển chuyển, mạnh, nhanh như đao Đồ Long vẫn khiến quần hùng văn bút phải kính nể. Đọc trở lại Đỗ Long Vân, chỉ qua hai công trình: Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương và Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung (3), chúng tôi sẽ lần giở ngược trở lại vào cấu trúc phê bình văn học, như chính là phê bình cấu trúc luận của Đỗ Long Vân. Hy vọng, qua đấy, tái diễn giải nhằm giới thiệu thêm/lại bậc cao thủ Đỗ Long Vân, người xuất hiện sớm nhất, mở ra phê bình văn học cấu trúc/cơ cấu luận tại Việt Nam.

1.

Như là một kẻ có cơ may được chiêm ngắm cơ cấu của Đồ Long đao, cái bí kíp phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân sẽ dần được vén mở khi chúng ta tìm cách trả lời cho câu hỏi: suối nguồn nào đã cộng thông vào trong tư tưởng, phương pháp phê bình văn học Đỗ Long Vân?

Câu hỏi vừa tuôn ra lập tức va phải câu trả lời là bởi chính sự tiếp nhận rất sớm cấu trúc luận ở miền Nam trong học đường, cũng như nhiều ngành khoa học khác nhau. Thật vậy, lời xác nhận của một người học trò cũ trường miền Nam, nhà nghiên cứu triết học có thẩm quyền bậc nhất hiện nay Bùi Văn Nam Sơn về sự phổ biến tư tưởng cấu trúc luận trong học đường, cho thấy, cấu trúc luận được biết đến ở miền Nam thời trước là khá phổ biến (4). Cấu trúc luận, vì thế, được tìm hiểu (5), áp dụng trong nhiều ngành khác nhau như triết học (6), ngữ học (7), dân tộc học (8) và nghiên cứu, phê bình văn học (9).

Như vậy, một cách sơ thảo, vẫn cho thấy gương mặt tiếp nhận cấu trúc luận ở miền Nam thời bấy giờ được hằn lên những đường nét tương đối rõ. Đồng thời, phải nói thêm về Đỗ Long Vân, người có một mối liên hệ tư tưởng khá mật thiết với cấu trúc luận, mà trong đấy rõ nhất là dấu ấn của R.Barthes và xa hơn là C.Lévy- Strauss (10). Cấu trúc luận, vì thế, qua ngả Pháp, chảy về Đỗ Long Vân trên đất Việt, thành nguồn nước ẩn giúp ông kiến tạo nên các tác phẩm phê bình văn học, mà rồi đây, sẽ thành của gia bảo trong cái gia tài vốn hiếm muộn, nhỏ lẻ là phê bình cấu trúc luận tại Việt Nam.

Theo đúng quy luật của kẻ dò đường, phê bình văn học Việt Nam, mỗi khi muốn đưa vào thành công một lý thuyết, một phương pháp phê bình mới, buộc phải thử lửa với những đứa con kiêu kỳ, khó hiểu, không dễ chiều nên cao giá của văn học Việt Nam như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm hay hiện tượng cắc cớ Hồ Xuân Hương. Đỗ Long Vân chọn Hồ Xuân Hương. Người đẹp sắc sảo, nửa kín nửa hở, vừa mặn mà lại chua chát, quen mặt nhưng khó tán ấy là đối tượng ve vãn của nhiều hảo thủ phê bình, tay chơi lý thuyết ở Việt Nam. Phê bình phân tâm học cũng đã chọn Xuân Hương để dương danh, lập uy và đã thành công. Bậc tiên chỉ Nguyễn Văn Hanh mở đường vào lòng nàng bằng phân tâm học Freud, để từ đấy, sẽ trở nên nổi tiếng với quan điểm cơ giới: ẩn ức - thăng hoa - sáng tạo. Đỗ Lai Thúy, người phân tâm học đến sau từ một hướng khác với Jung đã có với nàng một khung trời riêng, một “hoài niệm phồn thực”. Phê bình phân tâm học chọn Hồ Xuân Hương và thành công vang dội. Nay, phê bình cấu trúc luận Đỗ Long Vân cũng quyết định chọn Xuân Hương, và Đỗ Long Vân cũng được nàng chiều lòng mà để lại một giọt máu-mực, chảy lan tràn, đẫm mộng mơ nhưng chặt chẽ trong tác phẩm phê bình xuất sắc Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương.

Đọc Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương cũng như Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung, chúng tôi chọn cách đọc lộn ngược, đọc từ cuối tác phẩm đọc lên. Đọc lộn ngược nhưng không phải như Tây Độc, vì luyện nhầm, luyện không nổi, luyện sai bí kíp đến nỗi “tẩu hỏa nhập ma”, suốt đời chúc đầu xuống đất. Ngược lại, đọc lộn ngược là con đường lớn để hiểu bí kíp phê bình Đỗ Long Vân, phải đọc từ cuối sách, nơi mà trong khoảng đất/giấy đã cạn dòng, họ Đỗ mới để lộ thực chiêu, làm lộ ra quan niệm phê bình một cách hiển ngôn. Đọc những trang cuối tác phẩm phê bình Hồ Xuân Hương, chúng ta ngày nay hẳn phải kinh ngạc với họ Đỗ khi vào thời điểm những năm 60 thế kỷ trước, ở đất nước Việt Nam mà lý thuyết luôn luôn đến rất muộn nhưng Đỗ Long Vân đã sớm xác quyết một quan niệm phê bình hiện đại chủ nghĩa, trên văn bản rất cụ thể.

Trên căn nền của cấu trúc luận, Đỗ Long Vân đã kêu gọi đoạn tuyệt với lối phê bình mà ông gọi là “giảng văn” cứ lấy “tiểu sử, hoàn cảnh cụ thể (sinh lý, văn học, chính trị, xã hội) tác giả đã sống” để cắt nghĩa văn bản. Đỗ Long Vân chọn theo “một giả thuyết mới của phê bình, trước hết “phải trả cho tác phẩm sự mạch lạc của nó”. Giả thuyết của lối phê bình mới mà Đỗ Long Vân nói tới, chúng ta hiểu đích xác là phê bình văn bản hiện đại. Chính bởi thế, trong tình thế ngày hôm nay, chúng ta càng nhận thấy rõ ý nghĩa lớn lao ở những dòng sau đây của Đỗ Long Vân khi ông viết về “cái hay” của phương pháp phê bình mới, mà cụ thể là phê bình cấu trúc luận: “trở lại tác phẩm, tra vấn tác phẩm đến cùng, tìm nghĩa tác phẩm ngay trong chính tác phẩm”. Hiện đại hóa phê bình văn học Việt Nam, như vậy, có thể nói diễn ra ngay từ những năm 60 thế kỷ trước với phê bình hiện tượng học và cấu trúc luận. Nhưng một nhà cấu trúc luận thì khác một nhà hiện tượng luận. Cùng là trở về ngôi nhà của hữu thể văn bản đấy, nhưng nhà hiện tượng luận, như Lê Tuyên chẳng hạn, sẽ kiến tạo nghĩa cho tác phẩm bằng cách rọi phóng ý hướng tính của mình lên tác phẩm. Đọc văn học của nhà hiện tượng luận, vì thế, là lối đọc dựng xây, đọc kiến tạo nghĩa, làm nên một sinh thể tác phẩm mới, mang dấu ấn của riêng mình. Nhà cấu trúc luận như Đỗ Long Vân thì không thế. Đỗ Long Vân quan sát, soi xét vào, tháo rời các yếu tố dựng nên tác phẩm. Sau đó, tìm kiếm những “thường tố”, tức cái yếu tố chính “được dùng nhiều nhất” trong tác phẩm. Tiếp theo, Đỗ Long Vân viết: “lấy những thường tố ấy, tìm chỗ ăn khớp với nhau giữa chúng và xếp chúng lại. Xếp chúng lại rồi, nghĩa là sau khi đã duy nhất chúng, người ta có cái người ta gọi là cơ cấu của tác phẩm”. Ở một chỗ khác, Đỗ Long Vân lại viết: “phân tích, phối hợp, ấy là những động tác căn bản của cơ cấu luận”. Nói theo ngôn ngữ cấu trúc luận kiểu Barthes, Đỗ Long Vân đã thực hành hai thao tác nền tảng của cấu trúc luận là chia nhỏ (découpage) và tái cấu (agencement) (11).

2.

Hoạt động phê bình văn học của Đỗ Long Vân, vì thế, được chúng tôi hình dung trong kinh lịch một cao thủ võ hiệp, tỉ mẫn ngồi chiêm nghiệm, kiếm tìm các bí kíp đã dựng xây nên tuyệt đỉnh công phu tác phẩm văn học. Trong một thời khắc trầm tư phê bình lóe sáng, họ Đỗ đã tìm thấy cấu trúc dựng nên tuyệt tác văn học. Tỷ dụ như, đọc Hồ Xuân Hương, Đỗ Long Vân đã: “xếp cơ cấu thơ Hồ Xuân Hương quanh trực giác của một nguồn nước ẩn”. Thế giới thơ nàng Hồ là một thế giới bị vây khổn, hay khác đi, thế giới ưỡn mình ra giữa trăm chiều ướt át. Tháo rời các chi tiết trong thơ Xuân Hương, Đỗ Long Vân gặp cái “thường tố”: mọi sự trong thơ Xuân Hương đều “chảy nước”. Nước trong thơ nàng gọi về sự âm ỷ, liên lỉ khi thì chảy nhừa nhựa như giọt mủ mít, khi thì ồn ào, tuôn trào, dữ dội trong cái nên thơ một lạch đào nguyên, hay cám cảnh, bi ai trong phận bảy nổi ba chìm giữa nồi nước bỏng. Nước “tăn teo”. Nước “dòng thông”. Nước “lộn giời”. Nước “cực lạc”. Nước “vỗ tông tông”. Nước “vỗ phập phồng”. Nước “lõm bõm”. Nước “trắng xóa”. Nước “phẳng lặng lờ”. Hay có khi, nước là “nguồn ân”, “bể ái”. Nước như “giếng thanh tân”, như “giọt hữu tình”, như “lăn tăn”… Nói gọn lại, nước-Xuân-Hương là “kết-tinh-thể của đào nguyên”. Có thể nói, với phát hiện ra cái nhân vĩnh cữu trong thơ Hồ Xuân Hương là dự phóng bất tận nơi nguồn nước ẩn, Đỗ Long Vẫn đã trả lời cho vấn đề cốt lõi, tìm thấy “cái nhân nguyên ủy” dựng nên thế giới nghệ thuật đa diện, lắm sắc màu, nhiều cám dỗ trong thi giới nữ sỹ Hồ Xuân Hương.

Là người, ai cũng có trong mình nguồn nước ẩn. Khi đêm thanh, lúc ngày dài, vui chóng, buồn chầy, cái nguồn nước ẩn, ẩm ướt tự nhiên nhi nhiên trong người chúng ta vẫn mời mọc, giục giã, cất tiếng gọi sâu thẳm đòi để được hiện hữu. Nhưng người đời, vì vướng víu giữa nhiều cấm kỵ, lắm ràng buộc đã không dám thừa nhận một nguồn nước ẩn giấu kín trong mình. Người đành sống vong thân với số kiếp xa nguồn đến vĩnh cữu. Hồ Xuân Hương không thế, cá tính nàng quyết liệt. Nàng muốn mình là một triển diễn đến vô tận nguồn ân bể ái. Nàng đòi cho được quyền lợi hiện hữu sống động với nguồn nước ẩn trong mình. Xuân Hương muốn nguồn nước ẩn mãi phún trào. Thơ Hồ Xuân Hương, do đó, để tâm tình sáng lên mặt chữ.

Sống giữa nguồn nước ẩn thôi thúc, giục giã, réo gọi, Hồ Xuân Hương rơi vào tình thế phải bạo động chữ nghĩa để làm hiện hữu nhục tình. Thơ nàng Hồ, vì thế, toàn hiện ra trong những tình cảnh oái ăm của sự mời gọi, của cái cơ sự đã/luôn chín nẫu, mà chỉ cần khẽ chạm vào thì sẽ có ngay một nguồn nước ẩn phún trào: con ốc nhồi nằm chờ “bóc yếm”, quả mít khát chín đợi “cắm cọc”, cái quạt da dù thiếu luôn khát khao “chành ra ba góc”, đã là trai thì “khom khom cật”, đã là gái thì “ngửa ngửa lòng”… thế giới, cuộc đời hiện lên như gói vào cái toàn thể “mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”. Từ con người nội giới, Hồ Xuân Hương rọi phóng ý thức cá nhân của mình ra thế giới bên ngoài. Vì thế, thơ nàng nuôi giữ một tín niệm thành khẩn về sự vật thế giới cũng được tạo tác từ một nguồn nước ẩn. Thế giới trong thơ Xuân Hương, vì thế, đầy ham muốn triển nở sự phồn sinh lên cảnh vật. Đỗ Long Vân gọi đấy là sự “bạo động làm sái cảnh” trong thơ Xuân Hương. Cảnh vật nếu vốn bình thường, đi vào thơ Xuân Hương, qua một nguồn nước ẩn đàn bà, cảnh trở nên bất thường vì đã bị nàng cố tình “vặn cổ chữ nghĩa”: “chín mõm mòm”, “xanh om”, “vỗ tông tông”, “rung lắc cắc”… Ngôn ngữ thơ Xuân Hương, vì thế, đầy mê hoặc, lưỡng ý, thậm chí đa ý, làm ướt át cả thế giới mơ tưởng của người đọc. Đọc Xuân Hương, do vậy, có niềm sướng khoái của hành vi ăn trái cấm, hay, được tắm tẩy tự do trong nguồn nước ẩn hiểm nguy, cấm kị một cách an toàn, hợp pháp, viên mãn. Chung kết lại, bí mật thơ Xuân Hương, sự mê hoặc hay khó hiểu, xối trộn lại, khuôn trọn vào chỉ một cái: cấu-trúc-nguồn-nước-ẩn.

Đến Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung, ngay vào đầu, Đỗ Long Vân đã tung ra một nhận định quan trọng, thể hiện viễn kiến phê bình của ông khi cho rằng, nền văn học miền Nam khoảng mười năm đầu, đáng kể nhất là phong trào võ hiệp. Một tia nhìn táo bạo về địa vị tiểu thuyết võ hiệp. Cái điều mà, phải mất vài chục năm sau, giới nghiên cứu văn học nói chung mới nhận trở lại ý nghĩa tiểu thuyết võ hiệp trong đời sống văn học nước nhà. Tiểu thuyết võ hiệp, với vô số tác phẩm, trong đấy, Kim Dung nổi bật lên trong tư cách võ lâm minh chủ của sự viết. Đọc Kim Dung, Đỗ Long Vân bằng chưởng cấu trúc luận đã xuyên qua cái phức tạp, đập tan cái đồ sộ, đa sắc màu của tiểu thuyết, vét hết lớp sóng chữ trùng điệp sang một bên để nhìn thấy cái lõi nền dựng nên tiểu thuyết võ hiệp, cả cổ điển lẫn lối mới, đó là võ học. Cấu trúc của tiểu thuyết võ hiệp chính là võ học.

Với cái nhìn lối mới cấu trúc luận kiểu Đỗ Long Vân về tiểu thuyết võ hiệp, người ta có thể tiến tới định nghĩa tiểu thuyết võ hiệp như là truyện kể về võ học. Tiểu thuyết võ hiệp, do vậy, là hí trường rộng lớn để những tuyệt kỹ võ học chấn động giang hồ như Bắc minh thần công, Nhất dương chỉ, Giáng long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp… triển diễn, phiêu lưu. Võ học, vì thế, là “yếu tố của truyện kể”. Các tác phẩm của Kim Dung thường có sự tái lặp lại các tuyệt kỹ võ học, mà chỉ cần nhắc đến tên môn võ ấy thôi là đã có cả một quá khứ hào hùng hiện về. Võ học, do đó, nới rộng văn bản làm thành tình thế liên văn bản cho truyện kể. Giang hồ vốn đang yên lặng, bỗng nhiên tao loạn vì một lối giết người của môn võ bí mật, tưởng thất truyền nay tái xuất giang hồ. Nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp, vì thế, hiện ra như là một lối lấp đầy, làm sân nền cho võ học hiển hiện và khai triển. Bản sắc người anh hùng, do vậy, được võ học đảm bảo. Nói khác đi, võ học kiến tạo bản sắc người anh hùng. Mộ Dung Phục dám gạt bỏ tất cả, trở thành một con người bất cận nhân tình, lạnh lùng tàn bạo, vì chỉ còn biết có mưu đồ mượn võ học phục vụ quyền lợi cá nhân, khôi phục quyền lực dòng họ. Đoàn Dự kiến tạo bản sắc khác, khinh thường tất thảy võ học, chỉ biết đến tình yêu, nên trở thành một kẻ thư sinh phong nhã suốt đời nuôi dưỡng lý tưởng tình yêu và cái đẹp. Võ học, vì thế, như tấm gương chiếu tướng, nhân vật đi qua là hiện nguyên hình. Một câu truyện võ hiệp, thường khi vẫn bắt đầu từ chỗ truy tìm, sở hữu bí kíp võ công xảo diệu, danh chấn giang hồ, hay có khi, chỉ là một thứ binh khí có công lực siêu phàm. Thế cho nên, chỉ vì Đồ Long đao, Ỷ Thiên kiếm mà giang hồ đẫm máu. Ỷ Thiên Đồ Long ký, vì thế, là câu chuyện được cấu trúc trên nền tảng giang hồ chánh tà nhị phái truy tìm Đồ Long đao, tranh giành Ỷ Thiên kiếm. Hoặc như Anh hùng xạ điêu, Cửu âm chân kinh là bí kíp mà xoay quanh nó tấn kịch giang hồ tranh đoạt đồ sộ được tái hiện, và người anh hùng khù khờ Quách Tĩnh được dựng xây lên giữa màn kịch đầy bất trắc và bất ngờ ấy.

Cái nhìn cấu trúc luận về tiểu thuyết võ hiệp là võ học, cấp cho Đỗ Long Vân một đôi mắt phê bình riêng, để từ đấy, bằng một lối độc đáo, nhìn ra chân tướng nghệ thuật, hay sát hơn, cách tân nghệ thuật của Kim Dung. Nếu trong truyện võ hiệp cổ điển, chỉ cần sở hữu một môn võ tuyệt kỹ thì có thể dễ dàng chế ngự anh hào giang hồ, thì võ hiệp Kim Dung không đơn giản thế. Võ học trong Kim Dung không phải là tuyệt đối. Môn võ nào cũng tiềm ẩn những yếu điểm của nó. Võ học, vì thế, không là tất cả. Võ học còn lệ thuộc tình thế sử dụng võ học. Đấy là chất nền gây bất ngờ trong truyện Kim Dung, và là bí mật nghệ thuật mà Kim Dung hấp dẫn người đọc. Lăng ba vi bộ có thể giúp chàng thư sinh Đoàn Dự khuất phục ác nhân, võ nghệ đầy mình Nam hải ngạc thần, nhưng Lăng Ba vi bộ nếu gặp một trận thế hỗn loạn, toàn những kẻ võ công loàng xoàng, đánh không ra chiêu, ra thức thì Lăng ba vi bộ trở nên vô dụng. Hoặc khác, cũng chàng Đoàn Dự, Lục mạch thần kiếm vô địch thiên hạ được triển khai một cách phập phù lúc có lúc không khiến độc giả luôn thót tim mỗi khi Đoàn Dự lâm trận. Tính bất toàn của võ học trong truyện kể Kim Dung đã trở nên yếu tố khớp trục, xoay trái, lật phải, ẩy lên, hạ xuống chuyển vận liên tục để tình tiết truyện kể luôn luôn vận hành, đồng thời biết rẽ ngoặt đúng lúc làm câu truyện không thể đoán định. Một câu truyện tưởng đã sa lầy, cùng khốn, lập tức được cứu vãn khi một môn võ, bí kíp khác lạ đột ngột xuất hiện. Võ học luôn đóng vai trò đòn bẩy, bôi trơn, tạo lực cho cả một tòa cấu trúc truyện kể đi lên phía trước.

Võ học, trong Kim Dung, hơn thế, được chia làm hai thể. Hiển thể của võ học là chiêu thức, ẩn thể của võ học là nội lực. Chiêu thức có tinh vi đến đâu cũng không bằng nội lực. Kiều Phong chỉ đi một bài võ nhập môn của trẻ em là Thái tổ trường quyền cũng đủ khuất phục cao thủ giang hồ ở trận chiến khốc liệt Tụ Hiền Trang. Chính nội lực mới là cái diệu dụng của võ học. Vì nội lực là bản thể của võ học, nên với kẻ tầm thường thì rèn kiếm để dùng, cao thủ hơn dùng diệp kiếm, một cái lá có thể giết người, cao thủ đến cùng tột thì phải là kiếm quang, kiếm khí, kiếm ý. Đông Tà, vì thế, chỉ bằng tiếng đàn, tiếng sáo có thể giết người. Truyện Kim Dung nhìn từ võ học, đã chuyển võ học từ chiêu thức ngoại thân vào tâm ý nội thân. Học võ đại đạo là chế định được tâm ý, sai sử được nội lực. Dụng võ như thế là đi đến cùng tột, chế ngự tâm, đấu nội lực mới mong hùng bá thiên hạ. Hùng bá thiên hạ, do vậy, cũng là hùng bá, chế ngự được chính con người mình. Võ học do đó là võ đạo.

Người anh hùng trong tiểu thuyết võ hiệp cổ điển, từ tạ thầy xuống núi đã là một cao thủ giang hồ, vô địch thiên hạ. Người anh hùng cổ điển hành đạo là dùng võ học để trừ gian, diệt ác, thực thi cái đạo lý duy nhất đúng của mình. Người anh hùng của Kim Dung đến với võ học phần lớn là những tay mơ, kinh lịch giang hồ không có mà võ học thì vài chiêu gà, vịt. Chính trường đời đen bạc dạy người anh hùng của Kim Dung cái đạo lý giang hồ, và sự tình cờ, cơ ngẫu ở đời đưa chàng đến với những võ công tuyệt luân. Từ đấy, tổng thể truyện võ hiệp của Kim Dung là chính con đường trở thành bậc cao thủ phủ trùm uy đức lên bốn biển của người anh hùng. Trên nền kinh nghiệm ở đời mà người hùng trong tiểu thuyết Kim Dung va vấp, ý nghĩa truyện kể lóe sáng. Vô Kỵ trước khi thống nhất chánh tà hai phái thì chàng đã là một thế mâu thuẫn nửa tà nửa chánh. Mẹ là ma đầu khét tiếng, cha thì thuộc chánh phái lẫy lừng, Vô Kỵ là một lưỡng thể tà chánh. Vô Kỵ với một cuộc đời đầy bầm dập đã hiểu ra, tà không hẳn là xấu, chánh không hẳn là đường hoàng. Một Tạ Tốn của ma giáo có khi lại đầy nghĩa tình, một Diệt Tuyệt của chánh phái lại là kẻ giết người không gớm tay, không tình không nghĩa. Chánh tà trong tiểu thuyết cổ điển là thế lưỡng phân tuyệt đối. Tà chánh đối đầu. Người danh môn chánh phái bao giờ cũng là kẻ nắm chân lý. Chánh tà trong Kim Dung khác hẳn, là một thế phức hợp, khi tách rời khi hòa nhập, khó có thể phân biệt. Tà chánh tương giao. Tà chánh đều có lý của mình để tồn tại. Thước đo giá trị con người trong tiểu thuyết Kim Dung, vì thế, không nằm ở môn phái anh thuộc về. Giá trị con người nằm ở một chữ tình. Người anh hùng đúng nghĩa trong Kim Dung bao giờ cũng nặng tình. Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc người anh hùng, vì thế, A Châu dịu hiền, Kiều Phong quang minh lỗi lạc mới chịu chết thảm khốc và oan khuất. Nhưng Kiều Phong hay A Châu vẫn sáng lên rực rỡ vì cả hai sống trọn vẹn đầy nghĩa-tình. Mộ Dung lạnh lùng, không cần và không bao giờ có tình yêu thì hóa điên. Vương Ngữ Yên, Đoàn Dự là những kẻ khù khờ, ngây thơ, trong sáng trên giang hồ, chỉ biết mỗi chữ tình thì được tất cả. Cơ cấu, vì thế, là cơ cấu nghĩa tình. Và cơ cấu, vì thế, bao giờ cũng nên thơ. Trên nền cơ cấu, có cả một tòa chi tiết liên tục được tháo gỡ và kiến tạo, làm thành cái phồn sinh, đầy màu sắc ở đời. Đọc Đỗ Long Vân, như vậy, làm chúng ta nhớ V.Ia. Propp. Propp đọc cổ tích, thấy được cổ tích cơ cấu từ 31 chức năng nền tảng. Mọi tình tiết, nhân vật của kho tàng cổ tích thần kỳ, do vậy, chỉ là phần phụ được tháo lắp, đắp đổi trên nền 31 chức năng căn nền ấy. Vậy, diễn giải cơ cấu võ học của họ Đỗ cũng có thể nghĩ đến một hệ chức năng mới, mà từ những chức năng ấy, mọi tiểu thuyết võ học sẽ được kiến tạo. Vấn đề lý thú này, vẫy gọi những nghiên cứu đồ sộ hơn trong tương lai.

Như vậy, siêu vượt mọi cái nhìn trong lối nhìn Đỗ Long Vân, cái nhìn cấu trúc là cái nhìn bản thể, quy định và triển khai mọi lối nhìn. Từ cái nhìn cấu trúc, mọi lớp nghĩa và đặc trưng nghệ thuật văn học được hiện lên rõ nét, từ-một-cấu-trúc-nền.

3.

Sau cùng, đọc Đỗ Long Vân còn là đọc bút pháp phê bình văn học. Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng lừng lẫy hẳn phải nhìn thấy cốt cách thi ca hơn người trong ngòi bút phê bình Đỗ Long Vân nên mới gọi ông là “nhà thơ ngậm ngùi đi vào biên khảo” (12). Thụy Khuê ở Paris, khi nhắc đến bút pháp đẹp đến tột cùng của người mơ mộng Bachelard, đã liên tưởng ngay đến Đỗ Long Vân (13). Ở miền Nam thời ấy, không ngẫu nhiên, họ Đỗ có khi còn được xưng tụng là “Vô Kỵ của phê bình”.

Đỗ Long Vân, trên cái nền lý tính được dựng lên từ lõi phê bình chặt chẽ (cấu trúc) được khảo cổ từ văn bản, một lối văn uyển chuyển nhưng mạnh mẽ được triển khai. Một lối văn nhiều câu đơn, hình ảnh liên tưởng tuôn trào, từ ngữ gọt giũa và liên tục được làm mới, nên, đẹp khỏe và cường tráng. Cái cường tráng của sự phún trào quanh một nguồn nước ẩn, hay sự cường tráng của lối vần vũ một Long-Vân- rồng-trong-mây.

Đọc một phê bình văn học được nuôi dưỡng bằng thi tính trên nền lý tính kiểu Đỗ Long Vân, người đọc, vì thế, có thêm cái khoái thích của kẻ được dâng hiến bữa tiệc từ ngữ. Thứ từ ngữ được triết học rèn luyện chứ không phải thứ từ ngữ phê bình “làm văn”, thiếu mỹ học phê bình, kiểu phê bình học trò cấp 3 nối dài phổ biến hiện nay, với cái chiêu mọn thuần túy bản năng, trực giác đem cảm thụ văn học.

Đỗ Long Vân, một người sống hướng nội, khép kín, âm thầm, đã kết thúc hiện hữu tài hoa, uyên bác của mình trong một cuộc đời đầy bi kịch. Nếu thi ca đã có lão thi sỹ khùng điên tưng bừng Bùi Giáng thì phê bình văn học có Đỗ Long Vân cũng là một người điên, nhưng là cái điên im lặng đến nhức nhối. Đỗ Long Vân được biết đến là một con người sống thu mình, hiền lành đến nhẫn nhịn, tội nghiệp ở đời. Mà thời ông sống thì quá nhiều sóng gió. Bi kịch gia đình đã khiến Đỗ Long Vân thành kẻ lang thang. Ông sống nhiều năm khoai sắn không đủ bữa cuối đời trong một căn nhà trọ nghèo nàn ở thành phố Hồ Chí Minh. Người ta vẫn gặp ông trong bộ dạng rách rưới, đứng như trời trồng, như mất hồn, cấm khẩu ở các ngã ba đường. Về cuối đời, ông chết đói (14).

Tái diễn giải trở lại Đỗ Long Vân, là tái diễn giải một sự lãng quên quan trọng phê bình văn học cấu trúc luận ở Việt Nam, ở ngay chặng có ý nghĩa nhất, lần đầu tiên tiếp nhận cấu trúc luận vào phê bình văn học, và với đại diện chói sáng nhất – Đỗ Long Vân. Phê bình văn học, vì thế, thường sáng lên như ngọn đuốc soi đường xuyên qua những đại dương hiện hữu gầy mòn. Soi từ Xuân Hương đến Vô Kỵ, qua Đỗ Long Vân để tìm đến giữa di sản phê bình văn học của chúng ta.

N.M.T
(SH281/7-12)




Chú thích:

(1) Xem: Trịnh Nữ, “Phê bình hiện tượng học ở Việt Nam”, Văn nghệ trẻ, H, 52/2011 & 1/2012, hoặc trên: http://triethoc.edu.vn; Nguyễn Mạnh Tiến, Lê Tuyên trong cái nhìn mơ mộng [Hay là phê bình hiện tượng học văn học tại Việt Nam], Hội thảo Nghiên cứu - Phê bình văn học hiện nay, Viện văn học, H, 2012.

(2) Structuralisme được Đỗ Long Vân và các đồng nghiệp của ông ở miền Nam trước đây dịch là Cơ cấu luận, được dịch ở miền Bắc và phổ biến trên cả nước sau 1975 là Cấu trúc luận hoặc Chủ nghĩa cấu trúc.

(3) Đỗ Long Vân: Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương (Trình Bày, S, 1966; Văn học, S, 108/1970); Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung (Trình Bầy, S, 1967) (bản số hóa đã được Talawas thực hiện), các trích dẫn ngoặc kép trong bài không dẫn nguồn đều từ hai tác phẩm này. Ngoài ra, bạn đọc quan tâm, có thể theo dõi thêm các công trình khác của Đỗ Long Vân như: “Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên”, Văn học, S, số 189/1974 (bản rút gọn từ Nghiên cứu văn học, S, 6-7-8/1968); “Thơ trong cõi người ta”, Văn học, S, 99/1969; và…

(4) Xem: Bùi Văn Nam Sơn, Hồi niệm và viễn cảnh (Nhân cuốn “Triết học Kant” của GS. Trần Thái Đỉnh được tái bản lần 3), trong Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Văn hóa thông tin, H, tr.12.

(5) Vài mốc quan trọng của việc tiếp nhận cấu trúc luận ở miền Nam thời ấy, với: chuyên san Những vấn đề cơ cấu luận (Tư tưởng, S, 1969); Trần Thiện Đạo và loạt bài viết giới thiệu cấu trúc luận trên tạp chí Văn, in lại trong tập Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc (Tri thức, H, 2008); Nguyễn Văn Trung với các bài viết về cấu trúc luận trên Bách Khoa: “Đặt lại vấn đề văn minh với Claude Lévy-Strauss”, “Tìm hiểu cơ cấu luận”, in lại trong tập Nhận định V, Nam Sơn, S, 1969; J.Pouillon, “Thử tìm một định nghĩa cho thuyết cơ cấu” (Trần Thái Đỉnh dịch), Tân Văn, S, 1968; Trần Thái Đĩnh, “Quan niệm cơ cấu trong các khoa học nhân văn”, Bách khoa, S, 126 – 271/1968…

(6) Kim Định (1973), Cơ cấu Việt Nho, Nguồn Sáng, S.

(7) Đại diện lớn của giới nghiên cứu ngôn ngữ miền Nam theo cấu trúc luận gồm: Trần Ngọc Ninh, Cơ cấu Việt ngữ (tập 1), Lửa thiêng, S, 1973 (các tập sau được in ở Hoa Kỳ); Lê Văn Lý, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu xb, S, 1972; Phạm Hữu Lai, Ferdinand de saussure và Ngữ học cơ cấu, Ngữ học xb, S, 1974; Phạm Hữu Lai, Dẫn vào lý thuyết ngữ pháp: Nguyên tắc và đơn vị, Tủ sách ngữ học xb, S, 1975. Ở miền Bắc, Cao Xuân Hạo cũng là nhà ngữ học cấu trúc đã để lại rất nhiều công trình quan trọng.

(8) Thật đáng chú ý khi dân tộc học cả hai miền Bắc, Nam Việt Nam bị chia cắt thời bấy giờ, lại có chỗ thống nhất trong việc sử dụng cơ cấu luận vào nghiên cứu dân tộc học, và đã để lại nhiều công trình kinh điển. Ở miền Bắc, Từ Chi nổi tiếng với công trình mẫu mực về cấu trúc luận Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền Bắc Bộ (Etudes Vietnamiennes, H, 61/1980; Khoa học xã hội, H, 1984). Ở miền Nam, nhiều công trình thời danh về dân tộc học cấu trúc luận cũng xuất hiện như Bửu Lịch với Vấn đề thân tộc (Viện khảo cổ, Tổng bộ văn hóa xã hội, H, 1966), Nhân chủng học và lược khảo thân học (Lửa thiêng, H,1971); Trần Đỗ Dũng với Luân-lý và tư-tưởng trong huyền-thoại: một quan-niệm văn-minh mới theo Claude Lévi-Strauss (Trình Bày, S, 1967).

(9) R.Barthes, “Thế nào là phê bình” (Vũ Đình Lưu dịch), Văn học, S, 38/1965; Roland Barthes, “Văn chương nhìn theo cạnh khía một cơ cấu để hoàn thành một chức vụ” (Vũ Đình Lưu dịch), Văn học, S, 40/1965; Trần Thái Đĩnh, “Thuyết cơ cấu và phê bình văn học”, Bách khoa, S, 289 - 294/1969;…

(10) Giáo sư Đỗ Long Vân, người gốc Hà Nội, di cư vào Nam, từng theo học nhiều năm ở Sorbonne vào đúng thời điểm mà cấu trúc luận đang gây thanh thế to lớn trong học giới Pháp. Cùng với Lê Tuyên, Nguyễn Văn Trung, ông là lứa giáo sư văn học danh tiếng một thời được L.m Cao Văn Luận mời về nhằm xây dựng Viện Đại học Huế thời bấy giờ.

(11) Roland Barthes, “L’activité structuraliste”. Les lettres nouvelles, 1963; http://www.structuralisme.fr.

(12) Xem Nguyễn Đạt, Căn nhà trọ của ông Đỗ, nguồn: http://www.tienve.org.

(13) Thụy Khuê, Phê bình văn học thế kỷ XX (Phần 16 & 17: Bachelard & G. Bachelard: Nước và mơ), nguồn: http://thuykhue.free.fr.

(14) Chúng tôi trong giới hạn của mình, chưa tìm thấy tư liệu tin cậy đề cập đến cuộc đời Giáo sư Đỗ Long Vân. Những chi tiết liên quan đến cuộc đời Đỗ Long Vân được sử dụng trong bài viết này, phần lớn chúng tôi biết được thông qua trao đổi với học trò, bạn hữu Đỗ Long Vân là Họa sỹ Nguyễn Hữu Ngô, Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan, Nhà nghiên cứu Bửu Ý ở Huế. Nhân đây, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà nghiên cứu.

http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=3370#more-3370