Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

THAM NHŨNG VÀ TIỀM NĂNG KINH DOANH CÓ LÚC ĐI ĐÔI VỚI NHAU



http://blogs.reuters.com/globalinvesting/2012/12/07/corruption-and-business-potential-sometimes-go-together/

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Alice Baghdjian, Reuters

Trong tuần vừa qua, các nước như Uzbekistan, Bangladesh và Việt Nam vừa vui vừa buồn cũng sau khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2012.
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng được biên soạn bởi cơ quan giám sát Minh bạch Quốc tế có trụ sử tại Berlin, đo lường mức độ cảm nhận tham nhũng trong các lĩnh vực công tại 176 quốc gia và cả ba nước trên đều nằm ở gần cuối bảng.
Uzbekistan đứng vị trí thứ 170 với Turkmenistan (thứ hạng cao biểu thị mức độ tham nhũng cao). Việt Nam được xếp hạng 123, đồng hạng cùng với các nước như Sierra Leone và Belarus, trong khi đó Bangladesh đứng hạng 144.
Những phát hiện trên đều không có gì ngạc nhiên. Nhưng chúng ta nên xem xét việc này. Cả ba quốc gia trên được cho là có nền kinh tế và tăng trưởng tốt nhất trong vòng hai thập kỷ tới. Đó là theo kết quả của một nghiên cứu khác được công bố trong cùng một tuần.
Trong một bảng nghiên cứu do công ty tư vấn rủi ro chính trị Maplecroft thực hiện, cả ba nước Uzbekistan, Việt Nam và Bangladesh đều lọt vào top 20 nước có triển vọng tăng trưởng kinh doanh tốt nhất, và xếp hạng cao hơn cả Hoa Kỳ.


Maplecroft đánh giá hiệu suất tăng trưởng, môi trường và tiềm năng của 175 quốc gia dựa trên một loạt các chỉ số, bao gồm cả các loại số nhân khẩu học, sự cởi mở đối với thương mại và các dòng vốn, cũng như sự ổn định về kinh tế vĩ mô.
Maplecroft cũng tính đến các vấn đề liên quan đến tham nhũng trong chương trình nghiên cứu của họ, và mô tả tham nhũng là một nguy cơ tiềm tàng ảnh hướng đến sự tăng trưởng của mỗi quốc gia:
Môi trường pháp lý và quy định nghèo nàn tiếp tục làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trong … nền kinh tế ở Trung Á như Uzbekistan.
Tham nhũng ở Việt Nam là một nguy cơ rất cao, mạng lưới kinh doanh tại đây được gắn liền với sự bảo trợ thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bangladesh được cho là nước có tham nhũng cao, trong đó quyền hành của chính phủ đan xen giữa hai đảng lớn của nước này. Điều này đã để lại một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào đầu tư và viện trợ nước ngoài.
Tuy nhiên, danh sách này xếp hạng Việt Nam ngay bên dưới Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia trong nhóm hàng đầu về triển vọng kinh doanh. Bangladesh đứng hạng thứ năm, các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil trong nhóm BRIC [Brazil, Russia, India, China] đứng vị trí thứ 6. (Brazil đứng thứ 69 trong danh sách tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, cao hơn nhiều so với Uzbekistan hay Bangladesh). Uzbekistan, nơi mà lãnh đạo Islam Karimov từ thời Liên Xô đã từng cai trị với bàn tay sắt, đứng vị trí thứ 20 trong bảng nghiên cứu Maplecroft về triển vọng tăng trưởng.
Maplecroft cho biết những lý do dẫn đến điều này nằm trong các đặc điểm mạnh mẽ liên quan đến chỉ số tăng trưởng và các chỉ số nhân khẩu học. Và điều này cũng làm cho các nước trên bị xếp ở cuối bảng trong danh sách tham nhũng.
Theo Said Hirsh, Phó Giám đốc Maplecroft:
Điều này phần lớn là do tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ của họ kể từ năm 2005 với mức trung bình khoảng 7% mỗi năm, và IMF dự kiến ba nước trên sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong thời gian trung hạn tới đây – đặc biệt là trường hợp của Việt Nam và Bangladesh.
Các xu hướng nhân khẩu học trong tương lai và tác động của chúng về kích thước của tầng lớp trung lưu và lực lượng lao động cũng giúp họ xếp hạng cao hơn, ông Hirsh nói. Ví dụ, dân số trong độ tuổi làm việc tại Bangladesh sẽ tăng trung bình khoàng 2% mỗi năm trong vài thập kỷ tới, và tầng lớp trung lưu của nước này có thể sẽ tăng đến 20% mỗi năm trong 10 năm tới – nhiều hơn gấp đôi mức so với mức trung bình trên toàn cầu.
Tham nhũng và triển vọng tăng trưởng tốt có thể là hai người bạn thân khó chịu với nhau, nhưng các kết quả của hai bảng nghiên cứu trên gợi ý rằng thái độ lắm mưu đôi khi lại là triệu chứng của một nền kinh tế chuyển động nhanh, không bị kiềm chế. Chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp hạng Trung Quốc và Ấn Độ đứng thứ 80 và 94 nhưng lại là hai nước có mức phát triển nhanh nhất thế giới, và Maplecroft xếp hạng hai nước này đứng thứ 1 và 2 về tiềm năng tăng trưởng kinh doanh cũng không đáng ngạc nhiên.

Phát triển kinh tế: Tham nhũng hay minh bạch?

http://www.business-standard.com/india/news/filthy-rich-clean-richer/494907/

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Katrina Hamlin, Business Standard
Ngày 08 tháng 12, 2012

Tham nhũng là một cách đầu tư dơ bẩn rất tuyệt vời
Một danh sách các quốc gia tham nhũng nhất thế giới được Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố ngày 5 tháng Mười hai vừa qua, trong đó bao gồm một số nước có nền thị trường phát triển nhanh nhất trong một thập kỷ qua. Tham nhũng có thể chưa là yếu tố mạnh đủ để làm trệch hướng tăng trưởng hoặc xua đuổi các nhà đầu tư, nhưng điều đó không có nghĩa là tham nhũng sẽ không trở lại ám ảnh các nền kinh tế sau này.
Ví dụ, hai nước Trung Quốc và Việt Nam được xếp hạng rất thấp trong bảng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2012. Cả hai nước này đã nằm trong 2/3 ở cuối bảng trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ, hai nước này đã đạt mức tăng trưởng kinh tế rất mạnh nhất. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc đã đạt mức trung bình trên 10% mỗi năm và Việt Nam đạt mức 7% mỗi năm. Thậm chí chỉ số tham nhũng ở Indonesia cũng rất tệ nhưng nước này đã có mức tăng hơn 5% mỗi năm – so với hai nước trong sạch hơn là Anh và Hoa Kỳ chỉ đạt tăng trưởng chưa đến 2%.
Miến Điện có thể lặp lại mức tăng trưởng tương tự như hai nước trên trong một thập kỷ tới. Đất nước từng bị cô lập này đã nằm dưới đáy trong bảng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng trong 10 năm qua, và được coi là nước “rất tham nhũng”. Năm nay Miến Điện nằm ở hạng 172 trong 176 nước mặc dù chính phủ nước này đã đưa ra một số hứa hẹn cải cách. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đổ xô chạy vào nước này, với Intel trở thành công ty đa quốc gia mới nhất bắt đầu có những hoạt động ở đó. Các nhà đầu tư đều biết rằng các nền kinh tế dơ bẩn nhất vẫn có thể làm giàu, và làm giàu một cách nhanh chóng.
Tham nhũng có thể không phá hủy sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó có thể ngăn chặn phân chia đồng đều những lợi ích trong xã hội. Chỉ số chứng khoán của Trung Quốc ở Thượng Hải chỉ tăng trung bình ba phần trăm mỗi năm trong một thập kỷ qua, mặc dù nước này có mức tăng trưởng rất mạnh. Và việc này có thể buộc các nhà đầu tư phải trả giá sau này. Hệ thống bán lẻ lớn nhất Wal-Mart và Rolls-Royce đều bị lôi kéo vào các cuộc điều tra về những hoạt động của họ tại các thị trường mới nổi, trong khi Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Hoa Kỳ đang điều tra một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc gian lận đang có tên trên sàn chứng khoán ở thị trường Mỹ, và sẽ đưa ra quyết định liệu các công ty này vẫn còn được chào đón ở Hoa Kỳ nữa hay không.
Bên cạnh đó, các nền kinh tế minh bạch hơn dường như là những nước giàu nhất thế giới. Chỉ một phần ba các nước đứng đầu bảng trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng được có tên trong danh sách mười quốc gia giàu nhất trong năm 2011, tính theo GDP bình quân đầu người. Điều đó cho thấy rằng trong thời gian lâu dài, sự gán ghép không thể xảy ra được. Vấn đề là không phải là Trung Quốc và Việt Nam phát triển như thế nào mặc dù cả hai nước có mức tham nhũng rất cao, nhưng điểm chính là hai nước này có thể phát triển đến mức nào nếu như không có tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét