Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tưởng Năng Tiến – T.T.X.V.H vs. T.T.X.V.N


Tưởng Năng Tiến – T.T.X.V.H vs. T.T.X.V.N


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVRwVjhFazRPVGs/edit?usp=sharing

…“Ngày 14/9/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị đề cao cơ quan Việt nam Thông tấn xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước, ca ngợi cơ quan này là đã tỏ ra sắc bén, giao thêm cho nó nhiệm vụ và quyền hạn thay mặt chính phủ ra ‘tuyên bố,’ ‘cải chính’ và ‘bác bỏ’ khi cần thiết. Ông còn chỉ thị cho mọi cơ quan thông tin báo chí khác trong cả nước phải đưa tin ‘chính thống’ theo Việt nam Thông tấn xã, được coi là mẫu mực, khuôn phép của nền báo chí Việt nam.

Ngay sau đó, ông Dũng lên đường đi thăm một số nước châu Âu, trong đó có nước Hungari. Đi theo ông có một đoàn báo chí, trong đó quan trọng nhất là phóng viên Thông tấn xã, để đưa tin về các cuộc thăm của ông thủ tướng.

Vậy mà ...

ngày 19/9 sau khi ông Dũng gặp Chủ tịch Quốc hội Hungari là ông Bela Kotona, Thông tấn xã Việt nam lại đưa tin chính thức rằng: ‘ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp bà Chủ tich quốc hội Hungari Szili Katalin (!) và chúc mừng bà vừa được bầu vào Chức vụ cao quý này(!)’.

Thật ra bà Szili Katalin đã từ nhiệm chúc vụ này từ ngày 14/9.

Đưa tin như thế, cứ như chửi vào mặt cả ông Katona và bà Katalin!

Thật là lạ lùng ! Thật là kinh khủng ! Thật không thể tưởng tượng được!” …

Nguyễn Xuân Nghĩa - Toàn Cầu Á Ngại


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWHp0YVA4bFpSd1E/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Chúng ta đi vào phần tổng kết và chú ý đến hoàn cảnh của Việt Nam. Ông nhận định thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng Việt Nam nói chung đang quan tâm đến tình hình an ninh Đông hải, đây là nỗi lo chính đáng.

- Nhưng tại Đông Á, Trung Quốc hung hăng nhất thì cũng có các vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm nhất ở bên trong mà lại làm nhiều nước lo ngại nhất. Chưa giải quyết được bài toán sinh tử trong nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh lại gây phản ứng phòng thủ chung của nhiều quốc gia, từ khối Đông Nam Á tới Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ. Đấy là bối cảnh chung cho Việt Nam và cho thấy một sự thật bất ngờ là Việt Nam không đơn độc. Tuy nhiên, người Việt Nam sẽ sai lầm lớn nếu ôm ấp giấc mơ đang được nói tới là "Thoát Trung - Hướng Mỹ".

Vũ Hoàng: Ông vẫn có thói quen gây sốc với những phát biểu có vẻ nghịch lý ngượng ngạo! Xin đề nghị ông giải thích cho nhận xét đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết là về ngôn từ. Chỉ có Trung Quốc mới nghĩ hay tự xưng là quốc gia "trung tâm thiên hạ". Ta không nên dùng chữ "Trung" của họ mà dùng chữ Hoa đã quen thuộc và chính xác hơn, như Hoa kiều, Tân hoa xã hay "Hoa quân nhập Việt" thởi 1945. Dùng khái niệm của Trung Quốc thì làm sao "thoát Trung" ngay từ trong tiềm thức và tâm lý?

- Thứ hai, Việt Nam dại dột hướng về Trung Hoa từ 90 năm nay, khi người Cộng sản theo Hồ Chí Minh coi Trung Quốc là hậu phương kể từ năm 1924 rồi gặt thành quả 1954 và ngày nay bị Trung Quốc uy hiếp. Chúng ta cần giải ảo và nhìn ra trách nhiệm và sự sai lầm cũ.

- Thứ ba là chuyện "hướng Mỹ". Kinh nghiệm của 60 năm qua, nhất là của sáu năm vừa rồi, phải cho thấy Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam hay nhiều xứ khác trước hết là vì quyền lợi của nước Mỹ và khi quyền lợi bất đồng thì họ sẵn sàng thay đổi chính sách sau một kỳ bầu cử. Hoa Kỳ nói đến việc chuyển trục về Đông Á mà hiện đang loay hoay chưa biết giải quyết các bài toán bên trong theo hướng nào trong khi vẫn không muốn Trung Quốc bị nội loạn. Họ sẽ không thay mặt người Việt làm nhiệm vụ be bờ ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc trong khi chính người Việt còn thiếu sự nhất trí với nhau, và lãnh đạo ở Hà Nội lại sợ người dân hơn là sợ Trung Quốc!

- Vì vậy, trở lại chuyện thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, người Việt phải trở về đầu nguồn, từ sự xuất hiện và bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam. Sự bành trướng đó cũng là sự bành trướng của Trung Quốc. Sau đó là yêu cầu cải cách kinh tế và chính trị Việt Nam để ra khỏi mẫu mực, khuôn khổ mà cũng là ách nô lệ của Trung Quốc.

- Với nền kinh tế tôi gọi là "Bắc thuộc" hiện nay của Việt Nam, Bắc Kinh chẳng mất một viên đạn cũng có thể biến xứ này thành một quận huyện hay một bãi rác để hủy thải phế vật của họ.

- Khi thấy toàn cầu đều xoay vần trong những biến động lớn, có lẽ Việt Nam phải trở về thực tế ngàn đời là trông cậy vào người dân của mình. Nguyên tắc dân chủ có thể phát triển được tiềm lực đó và trước hết, giới hạn được những sai lầm của lãnh đạo.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc tổng kết này.

Sống trong sợ hãi – câu chuyện của một nhà báo freelancer

Francesca Borri - Columbia Journalism Review


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUDNCWXRlV2Iwbjg/edit?usp=sharing

… James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo. Cuộc đời làm báo của Foley rất thăng trầm khi Foley từng làm cho Stars and Stripes, tờ báo chuyên về tin quân sự, trước khi phải xin nghỉ ở tờ báo năm 2011 vì sử dụng cần sa. Cùng năm đó, Foley bị Qaddafi bắt ở Libya vài tháng trước khi được thả ra. Foley bị các tay súng bắt ở Syria từ tháng 11-2012. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL hay ISIS tuỳ cách viết) nói chặt đầu Foley để gửi thông điệp đối với chính phủ Mỹ sau khi Obama ra lệnh không kích ISIL cách đây gần 1 tuần để chặn đà tiến của nhóm này (chính phủ Iraq có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu Mỹ không can thiệp). Nhóm ISIL từng yêu cầu chính phủ Mỹ trả tiền chuộc 1 triệu USD cho Foley nhưng chính phủ Mỹ từ chối. ISIL hiện đe doạ sát hại cả ba người Mỹ khác mà nhóm này đang giam dữ.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Quan điểm mới về quốc phòng của Nhật Bản

Quan điểm mới về quốc phòng của Nhật Bản

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd29GNk9hZGEwV1U/edit?usp=sharing

Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Tác phẩm mới nhất của ông là Presidential Leadership and the Creation of the American Era.
Nguyên tác: Japan´s Self-Defense Defense
Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch.
© 2014 Bản tiếng Việt Đỗ Kim Thêm

http://www.project-syndicate.org/commentary/joseph-s--nye-explains-why-the-abe-government-s-new-military-doctrine-is-a-positive-development

Joseph S. Nye
Joseph S. Nye, a former US assistant secretary of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is University Professor at Harvard University. He is the author, most recently, of Presidential Leadership and the Creation of the American Era.

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Tham Nhũng và Khủng Hoảng

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Đồ Cổ Tống-Thanh Của Trung Quốc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUUhIUjlSUjI2b0k/edit?usp=sharing

… Khi Tập Cận Bình mở chiến dịch bài trừ tham nhũng, từ ruồi con đến cọp lớn đều bị diệt, ta có thể nêu câu hỏi: "Phải chăng, nếu không diệt tham nhũng thì lãnh tụ mới lên từ gần hai năm nay không thể đưa công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc qua một hướng tốt đẹp hơn?"

Nếu hiểu rõ thực tế ngàn năm của xứ này, điều cần thiết cho người Việt Nam vì đang bị Trung Quốc uy hiếp, ta có thể nhìn ra một quy luật khác. Tham nhũng là một thuộc tính của hệ thống chính trị Trung Quốc và đưa đến sự thịnh suy hay lẽ hợp tan của quốc gia này.




Theo bản đồ này, nếu Tây tạng, Tân Cương, Nội Mông lấy lại độc lập thì Trung Cộng chẳng còn bao nhiêu diện tích. Nếu duy trì sự cai trị thì phải duy trì bạo lực và nuôi sống đạo quân đông đúc, vừa phải duy trì hải quân to lớn ngốn nhiều tiền của để “bảo vệ Biển Đông”, cùng lúc đối phó với bạo loạn trong nước, chỉ cần kinh tế sa sút lúc cạnh tranh mậu dịch ló dạng với quốc tế đây là thời điểm những cái vòi bạch tuộc của Bắc Kinh phải co lại nếu không muốn bị chặt đứt.

Alan Phan và “những đêm chờ sáng”


Ngày: 18 / 08 / 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQXZGRjh2OWtuYmM/edit?usp=sharing

…- Bức tranh xã hội hiện lên nhiều màu xám đang hủy hoại nhân tính con người, ông lý giải điều đó như thế nào dưới góc độ một nhà kinh tế, nhà văn?

- Tất cả đều bắt nguồn từ kinh tế. Con người Việt Nam có thể không xấu, nhưng tội lớn nhất là tội nghèo. Nghèo đủ thứ, xấu vì nghèo, hư hỏng vì nghèo, vô văn hóa vì nghèo. Đói quen rồi thấy đồ ăn trên bàn buffet là giành giật nhau, vì quá khứ, hiện tại dạy cho họ như vậy. Sống trong khu ổ chuột lúc nào cũng ngập nước, đầy rác thì chuyện tiểu tiện ngoài đường là bình thường. Nếu bỏ họ vào một vilas sang trọng thì họ có tiểu ngoài gốc cây không? Tất cả đều quy về kinh tế. Khi dân có tiền, cuộc sống sẽ thay đổi. Nếu chính phủ cứ tiếp tục tham nhũng, đút vào túi mình thay vì lo cho dân thì xứ sở này vẫn tiếp tục vô văn hóa.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Alan Phan - Lực Chuyển 5: Năng Lượng và Khoáng Sản

Alan Phan - Lực Chuyển 5: Năng Lượng và Khoáng Sản


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMjlPYjVMUDZXWHc/edit?usp=sharing


… Theo sự tiên đoán của International Energy Agency (IEA), Mỹ sẽ là quốc gia có số lượng dầu khí lớn nhất thế giới vào 2017 và có khả năng xuất khẩu qua châu Âu để gỡ rối dùm đồng minh đang chịu gộng kềm ép giá và bóp chẹt tiêu thụ từ Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là giá dầu thế giới đã không hề tăng khi ISIS (phiến quân Sunni ở Iraq) chiếm đóng vài ba nhà máy lọc dầu lớn của Iraq hay khi Israel và Hamas gây chiến ở Gaza.

Khi vũ khí dầu khí đã bị Mỹ vô hiệu hóa thì kinh tế cũng như chính trị toàn cầu sẽ mang nhiều thay đổi sâu rộng. Chỉ trong vòng 5 năm sắp đến, vị trí chiến lược của Trung Đông hay sức mạnh tài nguyên của Nga sẽ không phải là vấn đề “sống chết” của tư bản và kinh tế Mỹ. Nguồn lực của Mỹ, mềm hay cứng, sẽ đổ vào những lĩnh vực quan trọng hơn để cạnh tranh trong nền kinh tế mới: kiến thức, công nghệ, dịch vụ, bản quyền, giải trí, tài chánh, an sinh, quân sự. Nơi đây, bộ não của nhân viên được ưu đãi hơn cơ bắp.

Khoảng cách trong xã hội Mỹ không còn là chuyện giàu nghèo mà là khoảng cách trí tuệ giữa hai thành phần công dân. Nhân rộng lên, khoảng cách giữa một quốc gia thịnh vượng và một nghèo hèn là mức dộ dân trí, văn hóa và văn minh…

Đỗ Thái Nhiên - NUÔI BỆNH


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVHRpbkVLTnlaRkk/edit?usp=sharing


…«Lương y như từ mẫu » .Trái với lưong y là gian y . Gian y không quyết tâm chữa bệnh. Gian y chỉvận dụng những kiến thức y khoa của họ nhằm duy trì bệnh tình của con bệnh ởvào trạng thái không tăng, không giảm. Thời gian trị bệnh càng kéo dài, tiền thù lao dành cho gian y càng gia tăng. Đó là nội dung cốt lõi của tội phạm nuôi bệnh.

Từ sức khỏe của con người, chúng ta hãy hướng mắt nhìn về sức khỏe của quốc gia. Khi kinh tế quốc gia khủng hoảng, quốc gia lâm bệnh kinh tế . Quốc gia cũng có thể cùng lúc lâm nhiều trọng bệnh khác nhau: bệnh giáo dục, bệnh ngoại giao, bệnh quốc phòng… Đời sống của mỗi quốc gia là một chao đảo bất tận giữa ổn định và bất ổnđịnh ; phát triển và suy trầm ; bệnh thái và thường thái. Vì vậy, sức khỏe của mỗi quốc gia cần được chăm sóc bởi một vị thâỳ thuốc. Thầy thuốc kia chính là nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền là gian y, quốc gia tồn tại lơ mơ giữa một phần sống, chín phần chết . Nhà cầm quyền là lương y, quốc gia thịnh vượng trên căn bản công bằng và hợp lý.

Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization)



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzakVJWFpzUzlIREE/edit?usp=sharing


… Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm vừa qua trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hoá”.

Tháng 9 năm 2010, trong một bài viết trên tờ Wall Street, Andrew Krepinevich, Chủ tịch Trung tâm Định ước Ngân sách và Chiến lược (the Center for Strategic and Budgetary Assessments) cũng cảnh báo Trung Cộng đang tiến hành “Phần Lan hóa” Thái Bình Dương: “Liên Xô chưa bao giờ thành công “Phần Lan hóa” Châu Âu. Nhưng sự đe dọa vừa trở lại từ phía Trung Cộng, quốc gia này đang cố gắng “Phần Lan hóa” Tây Thái Bình Dương. Cách phát triển quân sự của một quốc gia mở ra cánh cửa cho thấy ý định của nó, và Trung Cộng rõ ràng đang tìm kiếm để gây hiệu quả tuần tự nhưng quyết định vào cán cân quân sự Mỹ-Trung. Mục đích của Trung Cộng là ngăn chận Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi lâu dài trong khu vực – và để lôi kéo các đồng minh dân chủ của Mỹ vào quỹ đạo của nó.” …


Mời tham dự giới thiệu Chính Luận Trần Trung Đạo tại Washington DC





Trân trọng kính mời quý Cộng Đồng, Tổ chức, Đoàn thể và đồng hương tham dự buổi giới thiệu Chính Luận Trần Trung Đạo của nhà văn nhà thơ Trần Trung Đạo.

Chương trình sẽ được thực hiện vào lúc 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều ngày Thứ Bảy 13 tháng 9 năm 2014 tại Providence Center 7525 Marc Drive, Falls Church, VA 22042.

Mọi chi tiết xin liên lạc với đại diện Ban Tổ Chức tại một trong những số phone sau đây: Ông Nguyễn Mậu Trinh 301-461-8490, Bà Lê Tống Mộng Hoa 703-354-0051, Ông Nguyễn Ngọc Bích 703-971-9178, Nhà Việt Nam 240-688-2024.


Nhà văn nhà thơ Trần Trung Đạo sẽ đến từ Boston. Anh là tác giả của hàng chục tác phẩm thuộc nhiều thể loại thơ, văn, tâm bút, tiểu luận, chính luận trong đó có thi phẩm nổi tiếng Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười. Lần này qua Chính Luận Trần Trung Đạo, nhà văn Trần Trung Đạo tập trung vào ba vấn đề chính gồm Hiểm họa Trung Cộng, Thực trạng Việt Nam và chính sách tẩy não của CSVN.


Chương trình được sự bảo trợ của Cộng Đồng Việt-Nam vùng WDC-MD-VA, Hội Thân Hữu Quảng Đà Miền Đông Bắc Hoa Kỳ, Nhà Việt-Nam HTĐ, Văn Bút Miền Đông, Tam-Cá-Nguyệt-San Cỏ Thơm, Hội Văn Hóa Bắc Mỹ, Hội Cao Niên, Cao Trào Nhân Bản, Tổ-hợp Xuất-bản Cành Nam, Vietnam Film Club, Thân Hữu Cố Đô Huế, SBTN-DC, báo Kỷ-Nguyên Mới, Phố Nhỏ, Saigon Nhỏ, tủ sách Tiếng Quê Hương. Đài Truyền Hình Việt Nam Vùng Hoa Thịnh Đốn.

Ban tổ chức trân trọng kính mời.


T.M. Ban Tổ Chức
Nguyễn Mậu Trinh

Tưởng Năng Tiến – Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc

Tưởng Năng Tiến – Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbUNvUUFuclQxVUU/edit?usp=sharing

… Hôm 28 tháng 7 vừa qua, trên trang Mõ Làng có bài viết “Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014’: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên "Việt Tân". Chỉ mới bị “nghi ngờ” thôi nhưng “nạn nhân” đã bị đám dân phòng (trên mạng) đã thi nhau ném đá tơi bời, hoa lá:
… Sau khi vài chục ngàn mạng đã bị treo ngược lên xà nhà thì thánh đế bỗng hồi tâm. Năm 1956, Người đã nhỏ lệ trước quốc dân cùng với lời xin lỗi vì chủ trương “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” của Đảng và Nhà Nước.

Ba mươi năm sau, năm 1986, Đảng và Nhà Nước lại dũng cảm đổi mới và sửa sai thêm lần nữa. Tuy tiến rất chậm nhưng ta tiến chắc. Nhờ vậy, đám dân phòng trên mạng – xem ra – ôn hoà và đỡ sắt máu hơn bọn dân quân ngày trước thấy rõ.

Thiệt là may phước cho nhà văn Nguyên Ngọc!

Nguyễ n Quý Đại - PHAN CHU TRINH và CUỘC ĐỜI CÁCH MẠNG
( 1872-1926 )


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzazc0cnhGR2ZQdDA/edit?usp=sharing

… Trong lúc Tây Phương họ học toán, phát triển văn-minh, khoa-học, kỹ-thuật tiến bộ, người ta dùng kỹ nghệ nặng như đóng tàu, đúc súng..đem lại đời sống phồn thịnh .Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp cùng nhau đi vào miền Nam, tới Bình Định gặp quan tỉnh khảo học trò bài thơ "Chí Thành Thông Thánh " và bài phú " Danh Sơn Lương Ngọc " ; Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm bài phú . Phan Chu Trinh làm bài thơ " Chí Thành Thông Thánh " nói rõ về thời sự để đánh thức học sinh và đồng bào đang ngủ quên

Chí thành thông thánh
Việc đời ngoảnh lại thành không
Còn đâu giọt lụy non sông khóc người
Muôn dân luồn cúi tôi đòi
Văn chương bát cổ say hoài giấc mơ
Mặc ai chửi rủa tha hồ,
Xích xiềng này biết bao giờ tháo xong ?
Anh em còn chút máu nồng
Hãy đem văn ấy đọc cùng nhau nghe..
(Á nam Trần Tuấn Khải dịch)

Bài thơ và phú đó gây phản ứng mạnh tại trường thi, mục đích cảnh tỉnh học trò sĩ tử còn mê muội với từ chương thi phú, ham công danh quên đất nước đang chìm trong vòng nô lệ. Đó cũng là cách vận động gây tiếng vang trong giới trí thức và quần chúng.
Chính quyền địa phương truy lùng tác giả các bài trên, nhưng các cụ đã đi xa vào tới Nha Trang, xem hạm đội Nga do đô đốc Rojestvensky chỉ huy tạm thả neo chờ ngày cấp cứu Lữ Thuận (Lu Shun) …


Trần Gia Phụng - Phan Châu Trinh và công cuộc vận động duy tân

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbUFzWXRWSGJDZnc/edit?usp=sharing

…. Ông từ bỏ hoạn lộ, lúc bấy giờ là một con đường có thể dẫn ông đến vinh hoa phú quý. Ông dấn thân bước vào sinh hoạt chính trị đầy gian khổ, chông gai và bất định. Ông về Quảng Nam, cùng hai người bạn thân là Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) và Trần Quý Cáp (1870-1908) tổ chức cuộc du hành về phương nam năm 1905, vừa để tìm hiểu tình hình, vừa để cổ xuý tân học.

Tại sao về phương nam trước? Chưa có tài liệu nào giải thích cụ thể việc chọn lựa nầy. Chúng ta chỉ có thể suy đoán là lúc đó Nam Kỳ nằm dưới chế độ thuộc địa trực trị của chính quyền Pháp, có thể có nhiều thay đổi rộng lớn hơn miền Bắc đang ở trong hệ thống bảo hộ của Pháp, như miền Trung là nơi các ông đang sinh sống, nên các ông muốn tìm hiểu tại chỗ những thay đổi của Nam Kỳ.

Khi đi ngang qua Bình Định, chính quyền tỉnh đang tổ chức kỳ thi tuyển sinh, cả ba ông đều vào dự thi, lấy tên chung là Đào Mộng Giác. Đề thi bài thơ là “Chí thành thông thánh” và đề thi bài phú là “Danh sơn lương ngọc” (dùng vần: Cầu lương ngọc tất danh sơn). Phan Châu Trinh làm bài thơ, còn Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm bài phú. Cả hai bài nầy đều đả kích lối học từ chương khoa cử, thức tỉnh đồng bào ra khỏi sự mê muội của hệ tư tưởng Tống Nho, vạch trần sự bất lực của triều đình Việt Nam, lên án chế độ bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp, kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu. Hai bài nầy có thể xem là lời tuyên cáo của phong trào Duy tân theo đường lối Phan Châu Trinh.

Phan Châu Trinh
Tác giả: Vu Gia


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ2pRVnR5dHBIX2s/edit?usp=sharing

… Nhớ hồi mới ở Nhật Bản về, ông dẫn anh cử nhân trẻ Nguyễn Bá Trác đến thăm nhà cụ Phủ Trân. Thực tâm, ông và Nguyễn Bá Trác muốn đến thăm Phan Khôi, con trai cụ Phủ Trân hơn là thăm cụ Phủ Trân, dù cụ rất tốt, biết đạo biết đời, từ dân tới quan chưa ai có một lời đàm tiếu, trái lại họ rất qúy nhân cách của cụ. Cụ chỉ là vị quan của xứ thuộc địa mà dám cãi lộn với quan Pháp, rồi trả lại áo mũ, từ quan về quê nhà vui thú ruộng vườn khi chưa vào tuổi bốn mươi.
Từ khi biết những chàng trai trẻ đất Quảng này, ông thường nói với mọi người rằng, sau lớp ông thì Phan Khôi và Nguyễn Bá Trác là cặp tiến sĩ tương lai. Thú thật, ông rất phục tài và chí của hai người bạn trẻ này.
Vừa bước vào đến sân, cụ Phủ vui mừng bước ra ra chào khách với câu nói vui: "Cửu bất kiến quân, quân dĩ trọc". Phan Khôi cũng kịp bước ra. Mọi người mừng rỡ bước vào nhà trò chuyện, không ai nhắc tới đầu tóc của Phan Châu Trinh. Dĩ nhiên đầu tóc ông không trọc như câu bông đùa của cụ Phủ, nhưng đã cắt ngắn bờm xờm trong vành khăn nhiễu quấn, khác với hầu hết mọi người dân Việt Nam, nhất là những người bước vào cửa Khổng sân Trình lúc bấy giờ.
Trong ba ngày, ông và cụ Phủ trò chuyện về thế nước, về việc khai hóa dân trí, lập hội buôn, hội học để cạnh tranh với người ngoài. Những việc ông nói, cụ Phủ thấy cũng có phần đúng, bởi trong việc làm ăn buôn bán, dân ta chẳng biết gì, mặc dù thánh nhân từng dạy "Phi thương bất phú". Chuyện này từ đâu? Sách vở ông đã đọc nhiều, nhưng cụ Phủ cũng chẳng hề kém cạnh, nên hai người mãi đàm đạo như không muốn dứt ra. Cả hai cùng nhất trí rằng, khi nhà Lê xác lập đã đưa văn hóa Đại Việt phát triển lên đỉnh cao, đó là tổ chức thi cử Nho học đển kén chọn nhân tài ra làm quan, điều hành bộ máy nhà nước. Ruộng đất tư hữu phát triển. Kinh kỳ đã xuất hiện phố phường được Nguyễn Trãi ghi lại trong cuốn Dư địa chí. “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến", điều ấy đã nói lên nhân dân ta ngày đó đã không chỉ có biết làm cho nền nông nghiệp phát triển mà còn phát triển cả tiểu thủ công nghiệp. Thời kỳ này (thế kỷ XV), Nho giáo được đề cao và cũng chính vì đề cao quá mà tư tưởng bảo thủ "dĩ nông vi bản" đã chi phối mạnh. Ngay cả vua Lê Thánh Tông còn mạt sát giới thương nhân thì làm sao dân đen không lấy việc khai thác đất đai, trồng cây, chăn nuôi duy trì nền kinh tế?

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ John McCain

Tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ John McCain

STATEMENT BY SENATOR JOHN McCAIN IN HANOI, VIETNAM

http://www.mccain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmVUYWFpaElnV3M/edit?usp=sharing

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain (R-AZ) hôm nay tuyên bố sau một cuộc họp báo tại Hà Nội, Việt Nam:

"Tôi là Thượng nghị sĩ John McCain, và luôn luôn là một niềm vui của tôi khi được trở lại Việt Nam. Tôi đến đây cùng đồng viện của tôi là Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, bang Rhode Island.

"Chúng tôi đã đến Hà Nội vào một thời điểm quan trọng: Năm tới là kỷ niệm 20 năm bình thường hóa mối quan hệ của chúng ta. Đối với những người trong chúng ta tham gia vào quá trình đó, sự tiến bộ mà chúng ta đã thực hiện trong thời gian qua là điều đáng kinh ngạc. Đồng thời, chúng ta cũng nhận ra rằng chúng ta có thể làm được nhiều hơn với nhau nữa như hai đối tác, và chúng ta cần một chương trình làm việc thật to lớn vào năm tới, đặc biệt là trong khung cảnh của sự rắc rối gần đây ở Biển Đông.

TS Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVDRuaUpsY0pjRzg/edit?usp=sharing

… Theo tôi, hiện nay, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố chính là kiều hối, FDI, ODA. Trong đó, kiều hối tương đối ổn định vì người Việt ở nước ngoài dù không tăng số lượng nhưng mỗi năm vẫn chuyển về nước khoảng 10-12 tỷ USD chính thức, thậm chí có thể nhiều hơn trong các kênh không chính thức. Nó là phần quan trọng giúp GDP tương đối vững vàng.
Về đầu tư nước ngoài (FDI) phía Chính phủ đang ưu đãi rất tốt trong vấn đề đất đai, giấy phép, thuế… Trong những ngành cần nhiều nhân công rẻ hoặc để đón đầu Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP), các dự án FDI sẽ gia tăng. Ngoài ra, thời gian gần đây, khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tương đối ổn định.
Tuy nhiên, ở khía cạnh đối ngược, nền kinh tế nội địa đang suy giảm, doanh nghiệp nội “vất vưởng”, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng gặp khó. Thành ra triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn là 50-50 khi doanh nghiệp nước ngoài mua lại những “xác chết” bất động sản. Đây là một đánh cược, ai có máu phiêu lưu thì nhảy vào.

Kinh Tế Trung Quốc Vào Khúc Quanh Và Có Thể Lật

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZjhnalhZOVB0Zms/edit?usp=sharing

… Muốn hiểu rõ rủi ro của Trung Quốc trong giai đoạn tới, chúng ta cần biết
1) vài định lý kinh tế của mọi quốc gia hay thời đại, rồi
2) đối chiếu với thực tế chính trị của xứ này và rà soát lại
3) xem lãnh đạo Bắc Kinh có thể làm những gì để giải quyết các bài toán kinh tế xã hội tích lũy từ mấy chục năm nay. Kết luận hợp lý của tiến trình này là Bắc Kinh không có nhiều giải pháp, và có làm gì thì cũng đi vào một khúc quanh dễ lật.

Trong giới hạn của một bài viết, "Hồ Sơ Người-Việt" sẽ cố trình bày một cách đơn giản một thực tế vô cùng phức tạp - đề tài của một cuốn sách!



Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Dịch Ebola : Căn bệnh bí ẩn đe dọa miền Tây Châu Phi.




Ebola virus disease


http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs103/en/

Dịch Ebola : Căn bệnh bí ẩn đe dọa miền Tây Châu Phi.

Trọng Thành.

Kể từ đầu năm đến nay, bệnh dịch Ebola bùng phát tại miền Tây Châu Phi khiến 111 người tử vong. Hôm qua, 08/04/2014, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh cáo đây là một trong các đợt dịch đáng sợ nhất kể từ khi virus xuất hiện cách đây 40 năm. Theo Phó tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới Keiji Fukuda, cần phải từ hai đến bốn tháng nữa mới có thể đánh giá được liệu dịch Ebola có được dập tắt. Hiện tại, chưa có bất cứ vaccin và phương thức đặc hiệu nào để điều trị virus Ebola.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS0tObjM0NGVsam8/edit?usp=sharing

Dịch Bệnh Ebola: Bệnh Chứng và Phòng Ngừa

Khánh Ngọc

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Ebola, WHO thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng. Đến nay (1/8/2014) đã có 729 người tử vong vì vi rút này.
1. Bệnh do vi rút Ebola là gì?
Bệnh do vi rút Ebola (Ebola virus disease), từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola (Ebola haemorrhagic fever), là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%.
Dịch bệnh EVD được phát giác lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Vi rút Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976.
Tại Công Gô, vi rút được phát giác ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của vi rút này.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOXRPNWZCd0Utb28/edit?usp=sharing




Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Tưởng Năng Tiến – Những Trận Chiến Bất Nhân


Tưởng Năng Tiến – Những Trận Chiến Bất Nhân


Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Nguyễn Trãi

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUW1UdlVlbUZWczQ/edit?usp=sharing

… Và cái lọai “chiến tranh nhân dân” (bất nhân) này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam với những ngư dân làm cột mốc sống giữa biển khơi, thay cho những thanh niên xung phong (như cột tiêu sống) trên mọi nẻo đường đầy dẫy bom đạn – giữa thế kỷ trước. Và ai mà “lỡ dại” lên tiếng than phiền về thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền thì thế nào cũng bị nhốt tù, như trường hợp của nhà báo Tạ Phong Tần:
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên cho hay: “Thời gian vừa qua, đặc biệt hơn 10 ngày nay, tàu cá TQ xâm phạm nhiều lần trong vùng biển nước ta. Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200 tàu cá TQ khai thác trong vùng biển nước ta”.
Cái đau của người Việt Nam là thông tin này do “ngư dân báo về” chớ không phải do Hải quân hay Cảnh sát biển phát hiện. Câu “ngư dân báo về” khiến người đọc hình dung ra bối cảnh lúc đó ngư dân với những chiếc tàu nhỏ bé trang bị thô sơ đang ở ngoài biển xa đối mặt với tàu to đùng tối tân của Trung Quốc, còn lực lượng có chức năng bảo vệ ngư trường, ngư dân và lãnh hải thì ngồi trong bờ… chờ nghe báo cáo.

Tôi không rõ những vị lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay như qúi ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, ông Trung Tướng Thứ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm , hay ông Đại Tá Nguyễn Trọng Huyền có bị vấn đề về não bộ hoặc trí nhớ hay không nhưng tôi biết chắc (chắn) điều này: cái thời mà qúi vị huyễn hoặc và lừa mị để đẩy dân Việt vào chỗ chết (rồi thản nhiên phủi tay) đã qua rồi. Không ai có thể lường gạt mọi người mãi mãi.
Tưởng Năng Tiến

Cứu Agribank để tránh sụp đổ dây chuyền


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRHdFQmgydVNKS0E/edit?usp=sharing

… Tổng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Agribank khoảng 40.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1/4 tổng nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Kiểm toán Nhà nước vừa chính thức báo động tình trạng nguy ngập của Agribank. Những giải pháp nào có khả năng được nhà nước thực hiện để cứu ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam khỏi bị sụp đổ và gây ảnh hưởng dây chuyền.
Cần bao nhiêu bài học Vinashin, Vinalines nữa
Nếu để cho Agribank phá sản thì chính phủ phải đợi một thời gian nữa. Phải tới ngày 1/1/2015 Luật Phá sản sửa đổi bổ sung mới có hiệu lực thi hành. Luật mới có nội dung qui định vấn đề phá sản của các tổ chức tín dụng.
Tuy vậy vấn đề không đơn giản, Agribank là Ngân hàng thương mại quốc doanh gần như lớn nhất trong hệ thống với tổng tài sản lên tới 500.000 tỷ. Agribank đã có lịch sử 26 năm, qui chế của nó có nhiều lần điều chỉnh nhưng luôn luôn là quốc doanh. Kể từ 2011 Agribank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tổng vốn điều lệ của Agribank là 29.605 tỷ đồng và trên thực tế số vốn này đã bị mất hết, không những thế tổng nợ xấu và nợ khó đòi còn vượt vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ. Điều đáng lưu ý, những khoản cho vay có vấn đề của Agribank không phải là tín dụng phát triển nông nghiệp mà ở các lĩnh vực bất động sản hoặc đầu tư ngoài ngành…

Alan Phan - Giá Trị Tài Chánh Của Biển Đông

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzX2VneDBBV3Zzb1E/edit?usp=sharing

… Theo Bloomberg, đây là cốt lõi của vấn đề Biển Đông:
- Dưới thềm biển, có khoảng 190 ngàn tỷ foot khối (cubic foot) khí đốt. Con số này sẽ thoả mãn nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc trong một thế kỷ. Hiện nay, giá khí đốt khoảng $2.5 mỗi ngàn cubic feet, thị giá tổng cộng của số lượng trên là 475 tỷ US đô la.
- Ngoài khí đốt, tiềm năng của Biển Đông còn nằm trong số 11 tỷ thùng dầu (barrels) dự trữ, đủ để cung cấp nhu cầu về dầu hoả của Trung Quốc trong 5 năm. Thị giá của dự trữ tính theo $100 mỗi thùng là 1,100 tỷ US đô la.
- Lưu lượng hàng hoá vận chuyển qua Biển Đông lên đến 5.3 ngàn tỷ US đô la mỗi năm. Lực lượng nắm giữ quyền kiểm soát có thể thu tô hay tạo những khủng hoảng chiến lược trị giá vô kể cho quyền lực kinh tế. Nếu dùng con số 1 phần ngàn của tổng số, tô thu về có thể đạt 5.3 tỷ mỗi năm. Trung bình 100 năm là 530 tỷ US đô la.
- Số lượng hải sản đánh bắt từ Biển Đông có thể lên đến 10% lượng cung của toàn thế giới. Hiện nay, 10% tương đương với 6 tỷ hay 600 tỷ cho 100 năm.
- Nếu chỉ tính nhẩm giá trị của 4 tài nguyên kể trên, tôi có con số tổng cộng là 2 ngàn 705 tỷ US đô la hay tổng số GDP của Việt Nam ước tính cho 14 năm tới.

Công nghệ đang khiến nền giáo dục đại chúng hiện tại trở nên lỗi thời ra sao?

Sơn Trần - Tech in Asia

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR1RGUFlXWGZ2Ync/edit?usp=sharing

Từ lúc ra đời cho đến nay, mô hình giáo dục đại chúng của chúng ta đã hầu như không có một thay đổi lớn nào.Về cơ bản mô hình này duy trì việc giảng dạy dựa trên một giáo trình được chuẩn hóa, và hiệu quả giáo dục được đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra được thống nhất trên quy mô lớn, thường là toàn quốc, hay thậm chí là toàn thế giới.
Giờ đây mô hình giáo dục này đang đứng trước cơ hội và thách thức chưa từng có về việc phải thay đổi. Sự bùng nổ của các khóa học trực tuyến cùng việc sử dụng các thiết bị điện tử như tablet, e-textbook trong giảng dạy và học tập đã giúp người dạy và người học tiết kiệm thời gian và chi phí. Quan trọng hơn thế, Big Data, một công nghệ có khả năng thu thập và phân tích thông tin phản hồi của người học rất mạnh được dự đoán sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người nhìn nhận về việc dạy và học từ trước đến nay.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Nguyễn Văn Tuấn - Món quà cho ông John McCain


Nguyễn Văn Tuấn - Món quà cho ông John McCain
August 4, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQktjZTZjdi1kNzA/edit?usp=sharing

… Đọc bài viết khá dài này (1), phải chú ý lắm mới biết món quà ông Phạm Quang Nghị tặng Thượng nghĩ sĩ John McCain là gì. Thì ra đó là hai bức hình: một hình chụp cái bia dựng bên hồ Trúc Bạch sau khi ông John McCain bị bắt tại đó vào năm 1967, và một hình ghi lại viên phi công đang giơ tay đầu hàng. Tôi không rõ viên phi công đó là ai, có phải là John McCain? Tôi tò mò tìm hiểu cái bia đó viết gì, thì thấy hơi sốc …
Tấm bia đó rất khó tìm, nhưng một bản chụp lại và post trên trang blog hoangsaparacels.blogspot.com. Tấm bia viết nguyên văn như sau (có chỗ không rõ nên tôi để trong […]).
“NGÀY 26 10 1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHỦ […]”
Chú ý những chữ như “tên”, cũng may là không có hai chữ “giặc lái” phía sau! Tấm bia ngắn nhưng có ít nhất 2 thông tin sai một cách hiển nhiên. Tên ông John Sidney McCain bị viết sai là “JOHN SNEY MA CAN”. Ông ấy là sĩ quan hải quân, nhưng tấm bia ghi là thiếu tá không quân. Hèn gì khi đưa cho ông McCain tấm hình, ông ấy nói “tôi cảm thấy không thể hài lòng (người phiên dịch đã dùng một từ khá mạnh là “bị xúc phạm”). Ngài có biết không, tôi là thiếu tá hải quân chứ không phải là thiếu tá không quân. Tôi thuộc lực lượng không quân của hải quân. Các ngài đã ghi vào tấm bia này không đúng”…

Món quà ông Phạm Quang Nghị tặng TNS McCain

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/189997/mon-qua-ong-pham-quang-nghi-tang-tns-mccain.html

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd1NMNUJFazA4VWM/edit?usp=sharing


…Trong quan hệ Việt - Mỹ, thời điểm tháng 7 được đánh dấu bởi những sự kiện quan trọng: 15-7-1995 hai nước thiết lập quan hệ bình thường hóa; 25-7-2013, hai nước ký tuyên bố chung cấp cao, xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Và lần này, cũng vào dịp nửa cuối tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có lời mời một đoàn do cấp Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam dẫn đầu sang thăm.
Tháp tùng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị lần này, chúng tôi có dịp được dự một cuộc gặp đặc biệt lôi cuốn và đầy ấn tượng giữa Thượng nghị sĩ John McCain với vị khách tới từ Việt Nam…

Đảng cộng sản Việt Nam còn nói láo nữa thôi? Đài truyền hình Nga phỏng vấn người lính Xô Viết bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOS1lWVhDR3FIMXM/edit?usp=sharing


… Có người cho rằng ông Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain đã bị sỉ nhục khi nhận món quà quái gở này, nhưng trên thực tế chính Phạm Quang Nghị và đảng CSVN mới bị sỉ nhục, vì họ không hề biết rằng từ năm 2008, một cựu sĩ quan Nga tên Yury Trushyekin, đã tuyên bố trên báo chí và truyền hình Nga rằng ông ta mới chính là người bắn hạ máy bay và bắt sống ông Mc Cain.

Mặc cho đảng CSVN tìm mọi cách giấu diếm việc quân đội Liên Xô và Trung Quốc đã trực tiếp tham gia chiến tranh VN suốt 1 thập niên từ 1960 đến 1970, Trung Quốc và Nga ngày nay chẳng ngần ngại nói ra sự thật đó.

Ông Yury Trushyekin cho biết trong suốt thập niên 1960 -1970, đã có hàng ngàn binh lính và sĩ quan Nga được điều động sang miền Bắc Việt Nam để giúp quân cộng sản Bắc Việt chống Mỹ. Đa phần làm công tác cố vấn, ngoài ra còn có mặt trực tiếp tại chiến trường để huấn luyện cho bộ đội CSVN cách sử dụng những vũ khí mà Nga cung cấp.

Ông trưng ra hình ảnh, hộ chiếu và cả 1 bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng.

Nguyễn Văn Tuấn - Bằng cấp của các bộ trưởng Việt Nam, China, Mĩ, và Úc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSXZ5WlZ6VU00TTg/edit?usp=sharing


Khoảng 2 năm trước, do tính tò mò, tôi đếm số thành viên nội các VN, Mĩ và Úc, và so sánh trình độ học vấn qua bằng cấp của họ. Kết quả cho thấy 13/26 người có bằng tiến sĩ (www.tuanvietnam.net/2010-08-08-trinh-do-hoc-van-bo-truong). Nhân dịp thấy một danh sách thành viên Nội các mới, tôi đếm lại và so sánh với các nước China, Mĩ và Úc. Kết quả tóm lược trong bảng dưới đây cho thấy vài xu hướng thú vị.


Nước Tiến sĩ Cao học (thạc sĩ) Cử nhân Không có bằng cấp đại học hay không biết
Việt Nam (27) 12 5 10 0
China (25)* 5 8 12 0
USA (22) 2 4 16 0
Canada (37) 1 5 26 5
Úc (18) 0 3 12 3
* Chỉ tính 25 người trong Bộ Chính trị.

Việt Nam: Nội các 2011-2016 có 27 thành viên, kể luôn 5 phó thủ tướng. Trong số này, có 12 (44%) người có bằng tiến sĩ, 5 thạc sĩ, và 10 người là cử nhân. Sẵn dịp, tôi có đếm phân bố bằng cấp của 16 thành viên Bộ Chính trị. Thật thú vị, trong số 16 vị, 8 vị (tức 50%) có bằng tiến sĩ. Tính tương đối, trình độ học vấn của Bộ Chính trị còn cao hơn cả Nội các Chính phủ!

Alan Phan - Lực Chuyển 4: Gia Công Trong Sản Xuất Công Nghiệp

Alan Phan - Lực Chuyển 4: Gia Công Trong Sản Xuất Công Nghiệp

(Lợi Thế Cạnh Tranh Về Nhân Công Rẻ Của Các Quốc Gia Mới Nổi Sẽ Biến Dạng)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNk5JWlZRaVJERTg/edit?usp=sharing

… Bắt đầu vào giữa thập niên 80’s, tiền FDI bắt đầu dồn dập đổ vào Trung Quốc với 2 mục tiêu chính: lợi dụng phí sản xuất thấp của Trung Quốc để tạo lợi thế giá rẻ cho sản phẩm (outsourcing) và chiếm giữ vị thế khởi đầu cho một thị trường lớn với 1.3 tỷ dân số (market position). Kết hợp với bản chất doanh thương truyền thống của người dân Trung Quốc, dòng tiền FDI này là hai lý do chính đã tạo một sóng thần kỳ diệu và chỉ 25 năm sau, thế giới bắt đầu nói về một siêu cường kinh tế có thể đuổi kịp Âu Mỹ trong vòng 2 thập kỷ tới.

Công thức chiến lược của Trung Quốc cũng không mới mẻ gì. Bắt đầu là Nhật rồi Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…các nền kinh tế này đã hoá rồng một cách khá đơn giản: lợi dụng đầu tư, công nghệ và thị trường xuất khẩu từ Âu Mỹ, cộng hưởng với nhân công rẻ, đất đai, thuế vụ…khuyến mãi từ các chánh phủ địa phương; sản xuất hàng loạt theo gia công, hàng chất lượng rẻ như quần áo, đồ gia dụng…, để tạo thị phần rồi gia tăng hiệu năng để tiến lên những sản phẩm giá trị cao hơn. Với bản tính cần cù và văn hoá chắt chiu, Nhật, Hàn, Đài Loan…bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với những đại gia Âu Mỹ trên sân quốc tế trong những công nghiệp vốn là đặc quyền của Âu Mỹ như ô tô, điện tử, thiết bị công nghệ…

Sự thành công của Trung Quốc trong giai đoạn đầu ấn tượng hơn nhờ số lượng nhân công và tiến trình toàn cầu hoá của nền kinh tế tài chánh. Một ngôn từ bắt đầu thông dụng khi mô tả Trung Quốc như là “cơ xưởng của thế giới”. Nhiều quốc gia mới nổi khác cũng bắt chước và sao y chiến lược gia công này gồm Việt Nam, Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ…

…. Don’t Cry For Me, Argentina

Có nhiều bạn đọc muốn biết suy nghĩ của cá nhân tôi về chương trình biến Việt Nam thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Theo phân tích, công thức chiến lược này đã được copy từ Trung Quốc và đem ra áp dụng cho Việt Nam đã hơn 10 năm qua. Cho đến nay, chắc ai cũng có thể nhận ra kết quả.

Từ 5 năm nay, Trung Quốc đang loay hoay tháo gỡ những vướng mắc gây ra bởi mô hình phát triển này (ô nhiễm môi trường trầm trọng, tạo ra cách biệt giàu nghèo nhiều bất ổn, suy sụp văn hoá an sinh truyền thống, kiểm soát bởi nhóm tư bản đỏ, đe doạ bởi đủ loại bong bóng tài sản và nợ xấu, không tạo được sự sáng tạo và kiến thức cần cho nền kinh tế mới…và nhiều nữa). Họ đã không thành công và mọi chuyên gia đang tiên đoán về một suy thoái luỹ tiến.

Có thể lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan hơn các bậc thầy, tôi không biết. Nhưng nếu không có thay đổi cốt lõi cơ chế bằng hành động, tôi không muốn nấn ná ở lại quê hương nhìn kết quả sau cùng của trận đấu. Tôi sẽ đợi các bạn bên bờ kia bờ Thái Bình Dương, cùng làm ly cà phê để suy ngẫm về định mệnh và có lẽ sẽ cùng nhau hát bài .… Hận Đồ Bàn?

Alan Phan

Phạm Thị Hoài - Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội

Tháng 8 3, 2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRERmbDJyckVrWjA/edit?usp=sharing


…Song trước những bàn luận xôn xao, ông Phạm Quang Nghị đã trả lời phỏng vấn của báo Tiền phong, giải thích thêm, rất giản dị, về món quà đặc biệt đó: “Ngoài ra, trước khi sang Mỹ, tôi được biết, ngài John McCain từng gặp nhiều quan chức Việt và nhắn nhủ nhờ thành phố Hà Nội giữ gìn vệ sinh cho khu vực xung quanh tấm bia ở hồ Trúc Bạch. Và đó cũng là lý do tôi muốn tặng ông ấy tấm ảnh.”





Thưa nước Mỹ, thưa ngài Thượng Nghị sĩ John McCain trước đây là tên giặc lái Jchn Sney Macan bị chúng tôi bắt sống, Hà Nội xin báo cáo là theo nguyện vọng của ngài, tình hình vệ sinh ở khu vực xung quanh chỗ ngài giơ tay đầu hàng được chúng tôi ngày đêm đảm bảo. Ảnh chụp đây làm chứng.

Hình như nhà văn trào phúng Mỹ Mark Twain từng định kể câu chuyện này, song cuối cùng bỏ cuộc vì không dám tin rằng nó còn thuộc sở trường của mình.


Angela Merkel's historical China map flap


Vụ xôn xao về bản đồ Trung Quốc cổ của Thủ tướng Đức Angela Merkel


( Song ngữ: Anh-Việt)


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN042RWpOTHRZNG8/edit?usp=sharing



According to an antique-maps website, d'Anville's map was based on earlier geographical surveys done by Jesuit missionaries in China and represented the "summation of European knowledge on China in the 18th-century."


Theo một trang web về bản đồ cổ, bản đồ d’Anville’s được vẽ dựa trên các khảo sát địa lý trước đây do các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc thực hiện và thể hiện “tổng kết kiến thức của châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18″.

The map showed, according to its original Latin caption, the so-called "China Proper" -- that is, the Chinese heartland mostly populated by ethnic Han people, without Tibet, Xinjiang, Mongolia, or Manchuria. The islands of Taiwan and Hainan -- the latter clearly part of modern China, the former very much disputed -- are shown with a different colour border.


Theo chú thích gốc bằng tiếng Latin, bản đồ cho thấy cái gọi là “Trung Quốc thuần tuý”– tức là, phần lỏi của Trung Quốc với dân cư chủ yếu là người tộc Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ lẫn Mãn Châu. Hai đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ với đường biên khác màu - Hải Nam thì rõ ràng là một phần của Trung Quốc hiện đại, còn Đài Loan thì còn rất nhiều tranh cãi.

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Tưởng Năng Tiến – Những Người Viết Láo & Những Người Viết Báo


Tưởng Năng Tiến – Những Người Viết Láo & Những Người Viết Báo

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTmNRdG91ejdxRUk/edit?usp=sharing

… Chả hiểu sao cứ mỗi khi nghe nói đến danh xưng “nhà báo chân chính” và “thiên chức cao qúi” của họ là tôi lại nghĩ ngay đến “cung cách tác nghiệp” của những người làm báo ở xứ sở của mình, cùng với một tiếng thở dài – cố nén!

Chớ có người làm báo nào ở Việt Nam chạy đến nơi xẩy ra tai họa không vậy, Trời? Sao không: trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, hai nhà báo của chúng ta đã có ngay mặt tại hiện trường – và bị công an đánh cho bầm dập, đánh cho tơi tả, “đánh cho chết mẹ mày đi” – dù họ chỉ đến “với tinh thần ủng hộ chủ trương của tỉnh,” và cho công tác “tuyên truyền có định hướng” của nhà nước, chứ không phải để lên tiếng bênh vực cho những nông dân đang bị đẩy vào bước đường cùng…


Việt Nam dưới bóng Trung Quốc


http://www.asiasentinel.com/opinion/vietnam-shadow-china/

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWk0xQzF0dExOY2c/edit?usp=sharing

… Việc Trung Quốc đặt dàn khoan dầu gần bờ biển Việt Nam chỉ đơn thuần khẳng định sự nghi ngờ của nhiều người Việt rằng Bắc Kinh chưa bao giờ buông tha đất nước của họ. Mối nghi ngờ này trở nên tệ hơn do sự mất lòng tin của người Việt Nam đối với chính phủ của họ, rằng nó tham nhũng và có khả năng "bán" Việt Nam cho Trung Quốc, chưa nói đến chuyện vi phạm nhân quyền.
Người Việt Nam ở trong và ngoài nước rất trân trọng sự độc lập của nước nhà. Một nước nhỏ như Việt Nam có quyền tự hào khi vẫn giữ được nền độc lập sau khi đã đối mặt với nhiều nỗ lực xâm lược lặp đi lặp lại. Nhưng với nhiều người Việt, những người lãnh đạo hiện tại đã thể hiện rằng họ không phù hợp để cai trị quốc gia.
Nếu không có gì khác, sự cố dàn khoan dầu có thể truyền cảm hứng cho nhiều người dân và quan chức để thay đổi cách thức mà đất nước đang hoạt động, nhằm tìm cho Việt Nam một cách thức mới để tự khẳng định mình trước Trung Quốc và trên sân khấu toàn cầu.

Phỏng vấn tiến sĩ Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris

2014-07-31

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaDJncVpOWVRuTXc/edit?usp=sharing


Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo vừa kết thúc chuyến viếng thăm điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam, từ ngày 21 đến ngày 31.7.2014
Trong cuộc Họp báo trưa ngày 31.7 tại Hà Nội, ông xác nhận “những vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam” và ông đã bị “ngăn cấm gặp gỡ một số người cần gặp trong chuyến đi”.
Liền sau cuộc họp báo của ông, từ Paris chúng tôi đã kết nối đường dây phỏng vấn ông khi ông đang ngồi trên xe ra phi trường rời Việt Nam về lại Âu châu. Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn ..

Tuyên bố báo chí về Chuyến thăm Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng,
Heiner Bielefeldt

Hà Nội, Việt Nam, 31/7/2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVjQ2SXBpNXFvM0k/edit?usp=sharing


Press Statement on the visit to the Socialist Republic of Viet Nam by the Special Rapporteur on freedom of religion or belief

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSGxRV202NTNIVEU/edit?usp=sharing