Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Tưởng Năng Tiến – T.T.X.V.H vs. T.T.X.V.N


Tưởng Năng Tiến – T.T.X.V.H vs. T.T.X.V.N


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVRwVjhFazRPVGs/edit?usp=sharing

…“Ngày 14/9/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị đề cao cơ quan Việt nam Thông tấn xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước, ca ngợi cơ quan này là đã tỏ ra sắc bén, giao thêm cho nó nhiệm vụ và quyền hạn thay mặt chính phủ ra ‘tuyên bố,’ ‘cải chính’ và ‘bác bỏ’ khi cần thiết. Ông còn chỉ thị cho mọi cơ quan thông tin báo chí khác trong cả nước phải đưa tin ‘chính thống’ theo Việt nam Thông tấn xã, được coi là mẫu mực, khuôn phép của nền báo chí Việt nam.

Ngay sau đó, ông Dũng lên đường đi thăm một số nước châu Âu, trong đó có nước Hungari. Đi theo ông có một đoàn báo chí, trong đó quan trọng nhất là phóng viên Thông tấn xã, để đưa tin về các cuộc thăm của ông thủ tướng.

Vậy mà ...

ngày 19/9 sau khi ông Dũng gặp Chủ tịch Quốc hội Hungari là ông Bela Kotona, Thông tấn xã Việt nam lại đưa tin chính thức rằng: ‘ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp bà Chủ tich quốc hội Hungari Szili Katalin (!) và chúc mừng bà vừa được bầu vào Chức vụ cao quý này(!)’.

Thật ra bà Szili Katalin đã từ nhiệm chúc vụ này từ ngày 14/9.

Đưa tin như thế, cứ như chửi vào mặt cả ông Katona và bà Katalin!

Thật là lạ lùng ! Thật là kinh khủng ! Thật không thể tưởng tượng được!” …

Nguyễn Xuân Nghĩa - Toàn Cầu Á Ngại


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWHp0YVA4bFpSd1E/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Chúng ta đi vào phần tổng kết và chú ý đến hoàn cảnh của Việt Nam. Ông nhận định thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng Việt Nam nói chung đang quan tâm đến tình hình an ninh Đông hải, đây là nỗi lo chính đáng.

- Nhưng tại Đông Á, Trung Quốc hung hăng nhất thì cũng có các vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm nhất ở bên trong mà lại làm nhiều nước lo ngại nhất. Chưa giải quyết được bài toán sinh tử trong nội bộ, lãnh đạo Bắc Kinh lại gây phản ứng phòng thủ chung của nhiều quốc gia, từ khối Đông Nam Á tới Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ. Đấy là bối cảnh chung cho Việt Nam và cho thấy một sự thật bất ngờ là Việt Nam không đơn độc. Tuy nhiên, người Việt Nam sẽ sai lầm lớn nếu ôm ấp giấc mơ đang được nói tới là "Thoát Trung - Hướng Mỹ".

Vũ Hoàng: Ông vẫn có thói quen gây sốc với những phát biểu có vẻ nghịch lý ngượng ngạo! Xin đề nghị ông giải thích cho nhận xét đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết là về ngôn từ. Chỉ có Trung Quốc mới nghĩ hay tự xưng là quốc gia "trung tâm thiên hạ". Ta không nên dùng chữ "Trung" của họ mà dùng chữ Hoa đã quen thuộc và chính xác hơn, như Hoa kiều, Tân hoa xã hay "Hoa quân nhập Việt" thởi 1945. Dùng khái niệm của Trung Quốc thì làm sao "thoát Trung" ngay từ trong tiềm thức và tâm lý?

- Thứ hai, Việt Nam dại dột hướng về Trung Hoa từ 90 năm nay, khi người Cộng sản theo Hồ Chí Minh coi Trung Quốc là hậu phương kể từ năm 1924 rồi gặt thành quả 1954 và ngày nay bị Trung Quốc uy hiếp. Chúng ta cần giải ảo và nhìn ra trách nhiệm và sự sai lầm cũ.

- Thứ ba là chuyện "hướng Mỹ". Kinh nghiệm của 60 năm qua, nhất là của sáu năm vừa rồi, phải cho thấy Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam hay nhiều xứ khác trước hết là vì quyền lợi của nước Mỹ và khi quyền lợi bất đồng thì họ sẵn sàng thay đổi chính sách sau một kỳ bầu cử. Hoa Kỳ nói đến việc chuyển trục về Đông Á mà hiện đang loay hoay chưa biết giải quyết các bài toán bên trong theo hướng nào trong khi vẫn không muốn Trung Quốc bị nội loạn. Họ sẽ không thay mặt người Việt làm nhiệm vụ be bờ ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc trong khi chính người Việt còn thiếu sự nhất trí với nhau, và lãnh đạo ở Hà Nội lại sợ người dân hơn là sợ Trung Quốc!

- Vì vậy, trở lại chuyện thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, người Việt phải trở về đầu nguồn, từ sự xuất hiện và bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam. Sự bành trướng đó cũng là sự bành trướng của Trung Quốc. Sau đó là yêu cầu cải cách kinh tế và chính trị Việt Nam để ra khỏi mẫu mực, khuôn khổ mà cũng là ách nô lệ của Trung Quốc.

- Với nền kinh tế tôi gọi là "Bắc thuộc" hiện nay của Việt Nam, Bắc Kinh chẳng mất một viên đạn cũng có thể biến xứ này thành một quận huyện hay một bãi rác để hủy thải phế vật của họ.

- Khi thấy toàn cầu đều xoay vần trong những biến động lớn, có lẽ Việt Nam phải trở về thực tế ngàn đời là trông cậy vào người dân của mình. Nguyên tắc dân chủ có thể phát triển được tiềm lực đó và trước hết, giới hạn được những sai lầm của lãnh đạo.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc tổng kết này.

Sống trong sợ hãi – câu chuyện của một nhà báo freelancer

Francesca Borri - Columbia Journalism Review


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUDNCWXRlV2Iwbjg/edit?usp=sharing

… James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo. Cuộc đời làm báo của Foley rất thăng trầm khi Foley từng làm cho Stars and Stripes, tờ báo chuyên về tin quân sự, trước khi phải xin nghỉ ở tờ báo năm 2011 vì sử dụng cần sa. Cùng năm đó, Foley bị Qaddafi bắt ở Libya vài tháng trước khi được thả ra. Foley bị các tay súng bắt ở Syria từ tháng 11-2012. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL hay ISIS tuỳ cách viết) nói chặt đầu Foley để gửi thông điệp đối với chính phủ Mỹ sau khi Obama ra lệnh không kích ISIL cách đây gần 1 tuần để chặn đà tiến của nhóm này (chính phủ Iraq có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu Mỹ không can thiệp). Nhóm ISIL từng yêu cầu chính phủ Mỹ trả tiền chuộc 1 triệu USD cho Foley nhưng chính phủ Mỹ từ chối. ISIL hiện đe doạ sát hại cả ba người Mỹ khác mà nhóm này đang giam dữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét