Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Tưởng Năng Tiến – Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc

Tưởng Năng Tiến – Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbUNvUUFuclQxVUU/edit?usp=sharing

… Hôm 28 tháng 7 vừa qua, trên trang Mõ Làng có bài viết “Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014’: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên "Việt Tân". Chỉ mới bị “nghi ngờ” thôi nhưng “nạn nhân” đã bị đám dân phòng (trên mạng) đã thi nhau ném đá tơi bời, hoa lá:
… Sau khi vài chục ngàn mạng đã bị treo ngược lên xà nhà thì thánh đế bỗng hồi tâm. Năm 1956, Người đã nhỏ lệ trước quốc dân cùng với lời xin lỗi vì chủ trương “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” của Đảng và Nhà Nước.

Ba mươi năm sau, năm 1986, Đảng và Nhà Nước lại dũng cảm đổi mới và sửa sai thêm lần nữa. Tuy tiến rất chậm nhưng ta tiến chắc. Nhờ vậy, đám dân phòng trên mạng – xem ra – ôn hoà và đỡ sắt máu hơn bọn dân quân ngày trước thấy rõ.

Thiệt là may phước cho nhà văn Nguyên Ngọc!

Nguyễ n Quý Đại - PHAN CHU TRINH và CUỘC ĐỜI CÁCH MẠNG
( 1872-1926 )


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzazc0cnhGR2ZQdDA/edit?usp=sharing

… Trong lúc Tây Phương họ học toán, phát triển văn-minh, khoa-học, kỹ-thuật tiến bộ, người ta dùng kỹ nghệ nặng như đóng tàu, đúc súng..đem lại đời sống phồn thịnh .Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp cùng nhau đi vào miền Nam, tới Bình Định gặp quan tỉnh khảo học trò bài thơ "Chí Thành Thông Thánh " và bài phú " Danh Sơn Lương Ngọc " ; Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm bài phú . Phan Chu Trinh làm bài thơ " Chí Thành Thông Thánh " nói rõ về thời sự để đánh thức học sinh và đồng bào đang ngủ quên

Chí thành thông thánh
Việc đời ngoảnh lại thành không
Còn đâu giọt lụy non sông khóc người
Muôn dân luồn cúi tôi đòi
Văn chương bát cổ say hoài giấc mơ
Mặc ai chửi rủa tha hồ,
Xích xiềng này biết bao giờ tháo xong ?
Anh em còn chút máu nồng
Hãy đem văn ấy đọc cùng nhau nghe..
(Á nam Trần Tuấn Khải dịch)

Bài thơ và phú đó gây phản ứng mạnh tại trường thi, mục đích cảnh tỉnh học trò sĩ tử còn mê muội với từ chương thi phú, ham công danh quên đất nước đang chìm trong vòng nô lệ. Đó cũng là cách vận động gây tiếng vang trong giới trí thức và quần chúng.
Chính quyền địa phương truy lùng tác giả các bài trên, nhưng các cụ đã đi xa vào tới Nha Trang, xem hạm đội Nga do đô đốc Rojestvensky chỉ huy tạm thả neo chờ ngày cấp cứu Lữ Thuận (Lu Shun) …


Trần Gia Phụng - Phan Châu Trinh và công cuộc vận động duy tân

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbUFzWXRWSGJDZnc/edit?usp=sharing

…. Ông từ bỏ hoạn lộ, lúc bấy giờ là một con đường có thể dẫn ông đến vinh hoa phú quý. Ông dấn thân bước vào sinh hoạt chính trị đầy gian khổ, chông gai và bất định. Ông về Quảng Nam, cùng hai người bạn thân là Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) và Trần Quý Cáp (1870-1908) tổ chức cuộc du hành về phương nam năm 1905, vừa để tìm hiểu tình hình, vừa để cổ xuý tân học.

Tại sao về phương nam trước? Chưa có tài liệu nào giải thích cụ thể việc chọn lựa nầy. Chúng ta chỉ có thể suy đoán là lúc đó Nam Kỳ nằm dưới chế độ thuộc địa trực trị của chính quyền Pháp, có thể có nhiều thay đổi rộng lớn hơn miền Bắc đang ở trong hệ thống bảo hộ của Pháp, như miền Trung là nơi các ông đang sinh sống, nên các ông muốn tìm hiểu tại chỗ những thay đổi của Nam Kỳ.

Khi đi ngang qua Bình Định, chính quyền tỉnh đang tổ chức kỳ thi tuyển sinh, cả ba ông đều vào dự thi, lấy tên chung là Đào Mộng Giác. Đề thi bài thơ là “Chí thành thông thánh” và đề thi bài phú là “Danh sơn lương ngọc” (dùng vần: Cầu lương ngọc tất danh sơn). Phan Châu Trinh làm bài thơ, còn Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp làm bài phú. Cả hai bài nầy đều đả kích lối học từ chương khoa cử, thức tỉnh đồng bào ra khỏi sự mê muội của hệ tư tưởng Tống Nho, vạch trần sự bất lực của triều đình Việt Nam, lên án chế độ bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp, kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu. Hai bài nầy có thể xem là lời tuyên cáo của phong trào Duy tân theo đường lối Phan Châu Trinh.

Phan Châu Trinh
Tác giả: Vu Gia


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ2pRVnR5dHBIX2s/edit?usp=sharing

… Nhớ hồi mới ở Nhật Bản về, ông dẫn anh cử nhân trẻ Nguyễn Bá Trác đến thăm nhà cụ Phủ Trân. Thực tâm, ông và Nguyễn Bá Trác muốn đến thăm Phan Khôi, con trai cụ Phủ Trân hơn là thăm cụ Phủ Trân, dù cụ rất tốt, biết đạo biết đời, từ dân tới quan chưa ai có một lời đàm tiếu, trái lại họ rất qúy nhân cách của cụ. Cụ chỉ là vị quan của xứ thuộc địa mà dám cãi lộn với quan Pháp, rồi trả lại áo mũ, từ quan về quê nhà vui thú ruộng vườn khi chưa vào tuổi bốn mươi.
Từ khi biết những chàng trai trẻ đất Quảng này, ông thường nói với mọi người rằng, sau lớp ông thì Phan Khôi và Nguyễn Bá Trác là cặp tiến sĩ tương lai. Thú thật, ông rất phục tài và chí của hai người bạn trẻ này.
Vừa bước vào đến sân, cụ Phủ vui mừng bước ra ra chào khách với câu nói vui: "Cửu bất kiến quân, quân dĩ trọc". Phan Khôi cũng kịp bước ra. Mọi người mừng rỡ bước vào nhà trò chuyện, không ai nhắc tới đầu tóc của Phan Châu Trinh. Dĩ nhiên đầu tóc ông không trọc như câu bông đùa của cụ Phủ, nhưng đã cắt ngắn bờm xờm trong vành khăn nhiễu quấn, khác với hầu hết mọi người dân Việt Nam, nhất là những người bước vào cửa Khổng sân Trình lúc bấy giờ.
Trong ba ngày, ông và cụ Phủ trò chuyện về thế nước, về việc khai hóa dân trí, lập hội buôn, hội học để cạnh tranh với người ngoài. Những việc ông nói, cụ Phủ thấy cũng có phần đúng, bởi trong việc làm ăn buôn bán, dân ta chẳng biết gì, mặc dù thánh nhân từng dạy "Phi thương bất phú". Chuyện này từ đâu? Sách vở ông đã đọc nhiều, nhưng cụ Phủ cũng chẳng hề kém cạnh, nên hai người mãi đàm đạo như không muốn dứt ra. Cả hai cùng nhất trí rằng, khi nhà Lê xác lập đã đưa văn hóa Đại Việt phát triển lên đỉnh cao, đó là tổ chức thi cử Nho học đển kén chọn nhân tài ra làm quan, điều hành bộ máy nhà nước. Ruộng đất tư hữu phát triển. Kinh kỳ đã xuất hiện phố phường được Nguyễn Trãi ghi lại trong cuốn Dư địa chí. “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến", điều ấy đã nói lên nhân dân ta ngày đó đã không chỉ có biết làm cho nền nông nghiệp phát triển mà còn phát triển cả tiểu thủ công nghiệp. Thời kỳ này (thế kỷ XV), Nho giáo được đề cao và cũng chính vì đề cao quá mà tư tưởng bảo thủ "dĩ nông vi bản" đã chi phối mạnh. Ngay cả vua Lê Thánh Tông còn mạt sát giới thương nhân thì làm sao dân đen không lấy việc khai thác đất đai, trồng cây, chăn nuôi duy trì nền kinh tế?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét