Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Alan Phan - Lực Chuyển 4: Gia Công Trong Sản Xuất Công Nghiệp

Alan Phan - Lực Chuyển 4: Gia Công Trong Sản Xuất Công Nghiệp

(Lợi Thế Cạnh Tranh Về Nhân Công Rẻ Của Các Quốc Gia Mới Nổi Sẽ Biến Dạng)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNk5JWlZRaVJERTg/edit?usp=sharing

… Bắt đầu vào giữa thập niên 80’s, tiền FDI bắt đầu dồn dập đổ vào Trung Quốc với 2 mục tiêu chính: lợi dụng phí sản xuất thấp của Trung Quốc để tạo lợi thế giá rẻ cho sản phẩm (outsourcing) và chiếm giữ vị thế khởi đầu cho một thị trường lớn với 1.3 tỷ dân số (market position). Kết hợp với bản chất doanh thương truyền thống của người dân Trung Quốc, dòng tiền FDI này là hai lý do chính đã tạo một sóng thần kỳ diệu và chỉ 25 năm sau, thế giới bắt đầu nói về một siêu cường kinh tế có thể đuổi kịp Âu Mỹ trong vòng 2 thập kỷ tới.

Công thức chiến lược của Trung Quốc cũng không mới mẻ gì. Bắt đầu là Nhật rồi Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…các nền kinh tế này đã hoá rồng một cách khá đơn giản: lợi dụng đầu tư, công nghệ và thị trường xuất khẩu từ Âu Mỹ, cộng hưởng với nhân công rẻ, đất đai, thuế vụ…khuyến mãi từ các chánh phủ địa phương; sản xuất hàng loạt theo gia công, hàng chất lượng rẻ như quần áo, đồ gia dụng…, để tạo thị phần rồi gia tăng hiệu năng để tiến lên những sản phẩm giá trị cao hơn. Với bản tính cần cù và văn hoá chắt chiu, Nhật, Hàn, Đài Loan…bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với những đại gia Âu Mỹ trên sân quốc tế trong những công nghiệp vốn là đặc quyền của Âu Mỹ như ô tô, điện tử, thiết bị công nghệ…

Sự thành công của Trung Quốc trong giai đoạn đầu ấn tượng hơn nhờ số lượng nhân công và tiến trình toàn cầu hoá của nền kinh tế tài chánh. Một ngôn từ bắt đầu thông dụng khi mô tả Trung Quốc như là “cơ xưởng của thế giới”. Nhiều quốc gia mới nổi khác cũng bắt chước và sao y chiến lược gia công này gồm Việt Nam, Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ…

…. Don’t Cry For Me, Argentina

Có nhiều bạn đọc muốn biết suy nghĩ của cá nhân tôi về chương trình biến Việt Nam thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Theo phân tích, công thức chiến lược này đã được copy từ Trung Quốc và đem ra áp dụng cho Việt Nam đã hơn 10 năm qua. Cho đến nay, chắc ai cũng có thể nhận ra kết quả.

Từ 5 năm nay, Trung Quốc đang loay hoay tháo gỡ những vướng mắc gây ra bởi mô hình phát triển này (ô nhiễm môi trường trầm trọng, tạo ra cách biệt giàu nghèo nhiều bất ổn, suy sụp văn hoá an sinh truyền thống, kiểm soát bởi nhóm tư bản đỏ, đe doạ bởi đủ loại bong bóng tài sản và nợ xấu, không tạo được sự sáng tạo và kiến thức cần cho nền kinh tế mới…và nhiều nữa). Họ đã không thành công và mọi chuyên gia đang tiên đoán về một suy thoái luỹ tiến.

Có thể lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan hơn các bậc thầy, tôi không biết. Nhưng nếu không có thay đổi cốt lõi cơ chế bằng hành động, tôi không muốn nấn ná ở lại quê hương nhìn kết quả sau cùng của trận đấu. Tôi sẽ đợi các bạn bên bờ kia bờ Thái Bình Dương, cùng làm ly cà phê để suy ngẫm về định mệnh và có lẽ sẽ cùng nhau hát bài .… Hận Đồ Bàn?

Alan Phan

Phạm Thị Hoài - Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội

Tháng 8 3, 2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRERmbDJyckVrWjA/edit?usp=sharing


…Song trước những bàn luận xôn xao, ông Phạm Quang Nghị đã trả lời phỏng vấn của báo Tiền phong, giải thích thêm, rất giản dị, về món quà đặc biệt đó: “Ngoài ra, trước khi sang Mỹ, tôi được biết, ngài John McCain từng gặp nhiều quan chức Việt và nhắn nhủ nhờ thành phố Hà Nội giữ gìn vệ sinh cho khu vực xung quanh tấm bia ở hồ Trúc Bạch. Và đó cũng là lý do tôi muốn tặng ông ấy tấm ảnh.”





Thưa nước Mỹ, thưa ngài Thượng Nghị sĩ John McCain trước đây là tên giặc lái Jchn Sney Macan bị chúng tôi bắt sống, Hà Nội xin báo cáo là theo nguyện vọng của ngài, tình hình vệ sinh ở khu vực xung quanh chỗ ngài giơ tay đầu hàng được chúng tôi ngày đêm đảm bảo. Ảnh chụp đây làm chứng.

Hình như nhà văn trào phúng Mỹ Mark Twain từng định kể câu chuyện này, song cuối cùng bỏ cuộc vì không dám tin rằng nó còn thuộc sở trường của mình.


Angela Merkel's historical China map flap


Vụ xôn xao về bản đồ Trung Quốc cổ của Thủ tướng Đức Angela Merkel


( Song ngữ: Anh-Việt)


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN042RWpOTHRZNG8/edit?usp=sharing



According to an antique-maps website, d'Anville's map was based on earlier geographical surveys done by Jesuit missionaries in China and represented the "summation of European knowledge on China in the 18th-century."


Theo một trang web về bản đồ cổ, bản đồ d’Anville’s được vẽ dựa trên các khảo sát địa lý trước đây do các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc thực hiện và thể hiện “tổng kết kiến thức của châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18″.

The map showed, according to its original Latin caption, the so-called "China Proper" -- that is, the Chinese heartland mostly populated by ethnic Han people, without Tibet, Xinjiang, Mongolia, or Manchuria. The islands of Taiwan and Hainan -- the latter clearly part of modern China, the former very much disputed -- are shown with a different colour border.


Theo chú thích gốc bằng tiếng Latin, bản đồ cho thấy cái gọi là “Trung Quốc thuần tuý”– tức là, phần lỏi của Trung Quốc với dân cư chủ yếu là người tộc Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ lẫn Mãn Châu. Hai đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ với đường biên khác màu - Hải Nam thì rõ ràng là một phần của Trung Quốc hiện đại, còn Đài Loan thì còn rất nhiều tranh cãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét