Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Alan Phan - Tháng Tư Đen và Đỏ

Alan Phan - Tháng Tư Đen và Đỏ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzalFSSnNsc083V3c/edit?usp=sharing

… Những bài học quá đắt cho hơn 3 triệu sinh mạng và cả chục triệu mảnh đời tan nát vì chiến tranh “proxy” của các cường quốc. Những chính trị gia và gia đình thì dĩ nhiên hưởng lợi trong mọi tình thế, dù phục vụ ông chủ nào, dưới bất cứ hình thức nào. Trong khi đó, xứ sở bị tụt hậu khoảng 80 năm so với các nước láng giềng, và thu nhập của người dân tụt xuống gần cuối bảng của Á Châu. Niềm hãnh diện duy nhất của Việt Nam hiện nay là thuộc hàng top ten trên thế giới về lượng tiêu thụ bia rượu và thuốc lá nhiều nhất cho mỗi đầu người.

Đỗ Ngọc Uyển -Tội Ác Cộng sản: Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaEZqeVBJeUdCQ0k/edit?usp=sharing

… Đi Vào Bất Tử

165,000 quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã chết dưới đòn thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đã ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đã chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đã chết mà chỉ tan mờ đi như hình ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đã nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:

“Old soldiers never die; they just faded away.”

Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.

“And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”
“Good bye,”

Đây cũng chính là hình ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đã đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.

Và những hình ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lý được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Trần Đông Phong – Ngày 29, 30 tháng 4 năm 1975 và Đôi điều suy ngẫm.




Chiến Sĩ vô Danh - HÙNG CA SỬ VIỆT - Trung Tâm ASIA 2011

Ca Khúc chương trình ca nhạc DVD HÙNG CA SỬ VIỆT của Trung Tâm Asia.

Nhạc Phẩm : Chiến sĩ vô danh
Nhạc Sĩ :Phạm Duy
Hợp Ca Nữ của TT.Asia và Ca Ðoàn Ngàn Khơi



Trần Đông Phong – Ngày 29, 30 tháng 4 năm 1975 và Đôi điều suy ngẫm.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzc3ctSmV1U28yQjA/edit?usp=sharing

… Trong khi ông Hạp đang còn đứng trong văn phòng thì ông nghe ông Ngô Đình Nhu, đang đứng trước cửa sổ nhìn ra đường và nói một mình: Nếu chế độ này bị lật đổ thì chính phủ kế tiếp sẽ do nhóm Quân Đội lãnh đạo. Cái chính phủ của Quân Đội do người Mỹ đưa lên thì giỏi lắm là chỉ sau một “chu kỳ” miền Nam sẽ thua cộng sản. Một khi mà cộng sản chiếm được miền Nam thì ít nhất là sau 3 “chu kỳ” nữa nhân dân Việt Nam mới thoát được ách cộng sản. [Mạn đàm với cựu Đại Tá Nguyễn Ngọc Khôi tại Garden Grove, California ngày 22 tháng 9 năm 2005].

Lê Tân Văn - THÁNG TƯ ĐEN NỐI DÀI ĐOẠN TRƯỜNG CẢI TẠO

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZHg3VENWNmJiWDg/edit?usp=sharing


… Ðoạn trường nghĩa đen là đứt ruột, do tích ở truyện Sưu Thần: “Có người bắt được hai con vượn con; ngày thường đem ra nhà bỡn chơi. Con vượn mẹ mỗi ngày cứ đến gần cây đầu nhà, trông vào nhà kêu thảm. Tới lâu, con vượn mẹ kêu mãi mà chết, rơi xuống ở gốc cây. Người ta đem vào mổ ra thời thấy trong ruột nó đứt ra từng tấc. Nhân đó, phàm sự gì bi thảm quá người ta nói là đoạn trường”.
Giặc Cộng cướp miền Nam VN vào tháng 4-1975 đã là một sự bi thảm rồi. Ðoạn trường nối dài sự bi thảm bởi sự bắt đi cải tạo các Quân Cán Chính với 3 mục đích thâm hiểm của Cộng Sản tiếp sau Tháng 4 đen này.

HỒI KÝ TÙ CẢI TẠO CỦA ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY HÙNG

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUDNhR0QyTnJWM1U/edit?usp=sharing

http://www.chinhviet.net/ZOldWeb/15HoiKy/08HoiUcTuCaiTao/0010/00HoiUcTuCaiTao.html

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

TÂM THƯ TỪ LỰC LƯỢNG DÂN TỘC QUẬT KHỞI

TÂM THƯ TỪ LỰC LƯỢNG DÂN TỘC QUẬT KHỞI


LỰC LƯỢNG DÂN TỘC QUẬT KHỞI
NHÂN BẢN – VĂN MINH – THIỆN ĐỨC
http://www.trinhanmedia.com/

Trích yếu: Chính thức giới thiệu Lực Lượng Dân Tộc Quật Khởi

Ngày 25-4-2014

Kính thưa các vị lãnh đạo tinh thần,
các bậc tiền bối, các anh chị, các thanh thiếu niên, và đồng bào.
Năm 1975, đảng CSVN đã tạm thời thắng lợi. Thắng lợi bằng bạo lực sắt máu đàn áp, bằng thủ đoạn hèn hạ chia rẽ, bằng miệng lưỡi dối trá lường gạt, bằng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” cám dỗ những người yêu nước nhẹ dạ. Đảng CSVN đã tạm thời thắng lợi.

Nhưng rồi cũng từ 1975, đảng CSVN đã để lộ chân tướng cho chúng ta thấy rõ là tập đoàn CSVN chỉ có thể cưỡng đoạt lãnh thổ và khống chế toàn dân bằng bạo lực và chúng đã không đủ khả năng để xây dựng đất nước.

Làm sao CSVN có thể "giải phóng" được đất nước khỏi sự áp chế của bạo lực khi chúng là hiện thân của bạo lực ? Làm sao CSVN có thể "giải phóng" được đất nước khỏi sự nghèo đói khi chính chúng chỉ có thể sinh tồn trong môi trường nghèo đói ? Làm sao CSVN có thể "giải phóng" được đất nước khỏi sự ngu dốt khi chính chúng áp dụng chính sách ngu dân, là tận diệt ánh sáng sự thật ? Làm sao CSVN có thể "giải phóng" được đất nước khỏi sự lũng đoạn khi chính nó là hiện thân của vô thần vô giáo? Làm sao CSVN có thể mang quyền tự chủ lại cho đất nước khi chính chúng chủ trương đi theo đàn anh Trung Cộng, dâng hiến phần đất giang sơn biển đảo cho giặc Tàu phương Bắc ? Làm sao CSVN có thể bảo vệ Tổ Quốc khi chính nó từ chối Tổ Quốc ?

Đúng! CSVN đã chiến thắng nhưng chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ thành công, trong công cuộc "giải phóng" đất nước như chúng đã từng rêu rao. CSVN đã chiếm được lãnh thổ nhưng chúng sẽ không bao giờ chiếm được lòng dân, như vậy làm sao chúng có thể mang hạnh phúc an bình đến cho đồng bào ?

Đã 39 năm cưỡng chiếm miền Nam nhà cầm quyền CSVN càng lúc càng lộng hành hơn. Đất nước biển đảo càng ngày càng teo nhỏ dần. Chủ quyền đất nước đang rơi dần vào bàn tay Trung Cộng phương Bắc. Dân trí càng lúc càng lu mờ hơn. Dân đức càng lúc càng suy đồi hơn. Dân tâm càng lúc càng tan nát hơn. Dân sinh càng lúc càng cơ cực hơn. Dân quyền càng lúc càng bị dày đạp hơn. Nhìn lại, đất nước đang bên bờ vực thẳm, đang nằm trong hiểm họa Hán hóa mất nước.

* Vì nhu cầu sinh tồn của dân tộc;
* Vì nhu cầu hạnh phúc của đồng bào;
* Vì danh dự của tổ quốc;
* Vì trách nhiệm tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền;
* Vì trách nhiệm tranh đấu cho tự do hoành pháp của tất cả tôn giáo;
* Vì trách nhiệm tranh đấu cho sự tự do phát biểu chính kiến của tất cả đảng phái, đoàn thể, hội nhóm;
* Vì thực trạng sai lầm tệ hại của chủ thuyết cộng sản và sự bất lực quá mức của nhà cầm quyền CSVN trước mộng bành trướng xâm lăng của Trung Cộng;
* Vì tiếng kêu xé lòng của 90 triệu đồng bào ruột thịt;

Chúng tôi, những người con dân Việt Nam, thành viên của Lực Lượng Dân Tộc Quật Khởi, một lực lượng dân tộc được thành lập và hoạt động bí mật âm thầm gần 15 năm qua, hôm nay đây, vì nhu cầu đấu tranh chung, LLDTQK xin công khai tuyên bố trước lịch sử và đồng bào là chúng tôi kiên quyết đứng ra nhận lãnh trách nhiệm dựa trên những khao khát của toàn dân, hòa cùng lực lượng dân tộc giải thể Đảng CSVN cứu nguy và xây dựng lại Việt Nam.

Với phương thức đấu tranh:

- Dàn trận địa ngay trong đời sống;
- Xây chiến khu trong mỗi lòng người;
- Biến hạch nhân thành lực lượng lớn ...

cùng tâm niệm “Bảo mật và bảo toàn lực lượng”, không cao ngạo khoe khoang thành tích, không khiêu khích đối phương vô lối, LLDTQK đã hoạt động thích ứng rất hữu hiệu dưới sự đàn áp, khủng bố của bạo quyền CSVN và hàng ngũ công an dư luận viên đông đảo được bạo quyền CSVN đào tạo.

LLDTQK, trong giai đoạn đầu đã âm thầm triển khai những mâu thuẫn nội bộ cùng vạch trần những dối trá thủ đoạn của bạo quyền đến quần chúng. LLDTQK cũng đã âm thầm tạo cơ hội học hỏi, bảo trợ ý chí tiến thân của thanh niên, khuyến khích những hoạt động trên các trang mạng và Face Book. Chiến hữu LLDTQK cũng là những người đi kết nối lại giềng mối đạo đức, xây dựng lại niềm tin trong từng gia đình, trong lòng từng người dân Việt.

Đến thời điểm này, lòng uất hận đã át đi những sợ hãi, nên đồng bào đã dám đương đầu lại với súng ống đàn áp, và cộng thêm những cướp bóc trắng trợn của tập đoàn lãnh đạo, chắc chắn ngày toàn dân vùng lên giải thể CSVN rất gần. Và chúng ta đã chuẩn bị như thế nào cho cái ngày lịch sử ấy ?

Thưa đồng bào,

Một tin vui xin gửi đến đồng bào là lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu, lá cờ vàng dân tộc đã hiện diện và sánh cùng lá cờ các quốc gia bạn suốt 39 năm nay trong các diễn đàn của Liên Minh Á Châu Thái Bình Dương (Asian Pacific League for Freedom and Democracy) và Liên Minh Thế Giới cho Tự Do Dân Chủ (World League for Freedom and Democracy), hậu thân của Liên Minh Á Châu Chống Cộng và Liên Minh Thế Giới Chống Cộng.

Với những nỗ lực ngoại giao đi tìm hậu thuẫn từ các quốc gia bạn trên quốc tế, LLDTQK đã được Liên Minh Á Châu Thái Bình Dương cho Tự Do Dân Chủ chính thức yểm trợ. Yểm trợ LLDTQK tức là yểm trợ công cuộc đấu tranh giải trừ CSVN của tất cả chúng ta.

Thời điểm đã đến, LLDTQK thiết tha kêu gọi sự tiếp tay của những người yêu nước chân chính, chúng ta hãy cùng nhau chung sức cứu nước và dựng nước. Tất cả cho Tổ Quốc và Đồng Bào Việt Nam.

Kính thưa các vị lãnh đạo tinh thần,
các bậc trưởng thượng và đồng bào,

Vì nhu cầu chung nên LLDTQK đã quyết định chỉ định chiến hữu Bùi Anh Thư là người duy nhất đại diện LLDTQK để tiếp xúc với các đoàn thể bạn, với các giới chức tại các quốc gia trên thế giới. Ngoài chiến hữu Bùi Anh Thư phải chính thức xuất hiện, các chiến hữu còn lại của LLDTQK vẫn giữ nguyên tình trạng hoạt động âm thầm bí mật theo Đề Cương cuả tổ chức

Vì vấn đề an ninh, và để tránh tình trạng bị địch xâm nhập, lủng đoạn tổ chức, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín LLDTQK, bất cứ cá nhân nào tự xưng là thành viên của LLDTQK đều là giả danh.

LLDTQK khẳng định sức mạnh đấu tranh có được là từ lòng dân, và do dân. Chúng ta đấu tranh không vì thù hận mà chúng ta đấu tranh vì sự sống còn của Tổ quốc. Chúng ta đấu tranh để giải thể ĐCSVN, vì ĐCSVN là tay sai của Trung Cộng, còn CSVN là giang san Tổ Quốc sẽ không còn, chứ chúng ta không đấu tranh để trả thù, để đào sâu thêm những đau thương của dân tộc.

Chúng ta phải Tự Lực, không ủy thác mệnh nước cho ngoại bang. Không vì quan hệ ngoại giao mà chúng ta bị tùy thuộc vào đồng minh. Bài học “đồng minh” trong quá khứ của VNCH đã đưa miền Nam vào một khúc quanh nghiệt ngã.

Việt Nam mới của chúng ta phải là một xã hội Nhân Bản Văn Minh Thiện Đức, phải được xây dựng trên nền tảng chính trị dân chủ chung dự, kinh tế thị trường hữu trách, và xã hội đa nguyên thiện đức.

Xin cùng thề nguyện,
Ngày nào chúng ta còn hơi thở, ngày đó chúng ta còn giữ lời thề vì dân mà đấu tranh, vì dân mà xây dựng.

Chào quyết thắng,

LLDTQK
25-4-2014

LLDTQK@gmail.com

Nguyễn Quý Đại - 39 năm nhìn lại



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNTJwZVJXUFVEYXc/edit?usp=sharing

… Nhiều người về thăm lại quê hương, mỗi người một hoàn cảnh riêng. Nhưng nên nhìn lại những ngày khó quên của 30/4/1975 , tại sao chúng ta rời Việt Nam làm kiếp người lưu vong? Dù ngày nay Việt Nam có đổi mới, nhưng địa ngục vẫn còn đó, nếu cờ đỏ sao vàng còn tung bay trên vùng trời Việt Nam! Là còn cảnh chậm tiến, lạc hậu do một đảng CS độc quyền cai trị “cán bộ” thiếu văn hóa bất lực, chỉ biết tham nhũng và hưởng thụ… “Việt Nam bây giờ cần ngay chính những công dân đang sinh sống trong nước lên tiếng và tranh đấu cho lẽ phải. Bởi lẽ bên ngoài dù có ủng hộ hay hoạt động đến đâu cũng không mấy tạo được sự thay đổi bằng chính những người trong nước.”


Tháng tư 1975 nhìn lại.






QUỐC HẬN 30/4 NĂM 2014


Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

NHỮNG HÌNH ẢNH KHÓ QUÊN TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI SÀI-GÒN

http://www.authorstream.com/player.swf?fb=0&nb=1&pl=as&ap=0&c=dfdfdf&p=1787200_635025797708693750&fi=1

THÁNG TƯ ĐEN… …VỌNG ĐẤT TRỜI

THÁNG TƯ ĐEN…
…VỌNG ĐẤT TRỜI


Đỏ là đỏ trái tim non
Tại sao đỏ hết giang sơn ngậm ngùi
Tháng tư đen, vọng đất trời
Nén nhang thiên cổ cho người tha hương
---

Tháng tư đen
Này, tim ta máu đỏ
Trời đất đen
Ai nhuộm đỏ trời Nam?

Cúi đầu thật thấp
Vì đâu vinh?
Vì đâu nhục?

Ngửa mặt lên cao
Làm sao nhớ?
Làm sao quên?

Biếc trời xanh…
Hư vô là bất tận
Làm sao không ngó xuống mảnh linh hồn?
Hay chỉ là dư âm trong tiếng hát
Hận trong lòng chôn nỗi nhớ nhung suông…

Tím thời gian
là rũ rượi không gian
Cờ xếp lại
Ủ ê đời chiến sĩ

Cờ thôi bay, giang son nằm đáy huyệt
Làm sao không chua xót chuyện vuông tròn
Nay chỉ còn dư âm trong kỷ niệm
Mảnh linh hồn, vạn nẻo, nhớ nhung suông…

Vọng tượng đài
Nỗi buồn xuyên thế kỷ
Biếc trời xanh
Đỏ ửng mạch tim non


Đỏ làm chi?
Từ tim hay từ lửa?
Đốt hồn ai, thử thách kẻ can trường

Tháng tư đen
Đỏ bừng cơn uất hận
Hạt mưa đen
Dòng máu đỏ còn tuôn

Biếc trời xanh
Hay tím cả thời gian
Hỏi nhân loại:
Cớ sao mình vong quốc?

Đen trời xanh
Và đỏ cả không gian
Trách lịch sử:
Tạo nên đời mất nước…

DNN April 2014

PHAN KHÔI - Một bài vận văn rất có giá trị về lịch sử-Hà Nội Chánh khí ca

(Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s. 777 (4.10.1928)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeFFCR0lCODNHZnM/edit?usp=sharing

… Năm Tự Đức thứ 35 (1882) là năm Nhâm Ngọ, cách nay 48 năm, Hà Nội thất thủ, quan tổng đốc bấy giờ là cụ Hoàng Diệu tử tiết. Sau khi cụ thác mấy ngày thì ở Hà Nội có bài nầy truyền ra; và người ta đọc lại đọc đi cho đến bây giờ.
Trước khi Văn Thiên Tường chết theo nhà Tống, có đặt một bài ca gọi là Chánh khí ca, kể sự mình giúp vua nhà Tống không thành công và phải chết, chớ không chịu hàng nhà Nguyên. Hà Nội Chánh khí ca là do nghĩa đó và nói việc xảy ra ở Hà Nội.
Bài nầy, theo người ta nói, của ông Ba Giai là một nhà văn sĩ ở Hà Nội lúc bấy giờ làm ra…

(Đọcthêm :http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_th%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_kh%C3%AD_ca)

Tân chính khí ca

https://drive.google.com/file/d/1UFMJMCcEEryfmr2rlP79mI8CLX-VQND26dqDM71u21sZMLFo26Eho-fdAtXb/edit?usp=sharing

… Chính khí ca là thi phẩm ca tụng sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu khi Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1882. Tuẫn tiết là tự hủy thân xác và chết vì nghĩa lớn, vì lý tưởng mà mình theo đuổi. Nghĩa lớn nhất trong đời người là nghĩa đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc. Tuẫn tiết là nét đặc thù của một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Riêng Việt Nam, nhiều cuộc tuẫn tiết rất anh hùng đã diễn ra trong lịch sử, đặc biệt nhất vào năm 1975, khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ…

THƯA CÔ - EM CŨNG MUỐN TIN NHƯNG KHÔNG THỂ.

https://drive.google.com/file/d/1qpUMmDVP50RkpQBb9IgUDs_6KyHzYCpbkSDDHWQzns7zNmMoVnUjey6yVYyN/edit?usp=sharing

… “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước, thì không phải. Thưa cô! em nghĩ như vậy…”

Kính thưa Cô.

Đến tận bây giờ, gõ những giòng E-mail trần tình này gửi đến Cô em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết "Lịch Sử" hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… và hôm nay em cũng không phải gõ mail này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Lịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Học Đường Việt Nam?

Nhớ về cách mạng tháng Tám: Cách mạng hay cướp chính quyền?
Phạm Cao Dương

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMUI5WmlEV3NCMjA/edit?usp=sharing

..Lịch Sử Nào Cho Tuổi Trẻ Học Đường Việt Nam?
Đây là hai câu hỏi liên hệ đến biến cố 19 tháng 8 năm 1945 và luôn khoảng thời gian kéo dài đến ngày 2 tháng 9 năm này. Chúng phản ảnh sự khác biệt về quan điểm giữa hai miền Nam – Bắc trong thời chia cắt, nói riêng, và giữa người Việt cộng sản và người Việt không cộng sản, nói chung. Khác biệt này không những được thấy rõ trong sinh hoạt chánh trị, truyền thông mà luôn cả trong chương trình học và các sách giáo khoa nữa.

NHỮNG HÌNH ẢNH KHÓ QUÊN TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI SÀI-GÒN –

Tháng 4 năm 1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSGNDNHh4czJjdWc/edit?usp=sharing

.. Ngày 21 - 4 - 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương

Cảm tưởng về ngày 30-4


( Nhã Thuyên, Nguyễn Viện, Liêu Thái, Yên Thao, Bắc Phong, Nguyễn Tôn Hiệt, Trần Mộng Tú, GS Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Chính, Phùng Nguyễn, Trần Trung Đạo, Chân Phương, Nguyễn Hưng Quốc, Đinh Từ Bích Thúy, Lưu Nguyễn Đạt, Phan Xuân Sinh, Trần Vũ)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMXdaWnVITzMyb1E/edit?usp=sharing

… Nguyễn Thị Thanh Bình thực hiện
Tháng 4/1975 với quá lắm những cuộc đời mất mát thương đau. Hơn 3 triệu những người con từ hai phía anh em có chung một Mẹ Việt Nam đã bỏ mình lãng phí hiến dâng. Trên 600 ngàn người chết không một nấm mồ vùi sâu dưới biển đông và hải tặc, cho những khát vọng không cùng của tự do. Cả 300 ngàn người thất trận trong chớp nhoáng một tháng đã lãnh đòn thù, cho những cấm cố tù đày hoặc biền biệt rừng sâu…


Câu chuyện 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSXpoYWdFc1k4cGM/edit?usp=sharing

16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa

16 tấn vàng là ngân khoản dự trữ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cất trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào thời điểm tháng 4 năm 1975, khoảnh khắc cuối cùng của sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Số vàng này gồm 1.234 thoi, trị giá 220 triệu đô-la Mỹ theo tỷ giá vào thời điểm đó.
16 tấn vàng này gắn liền với tên tuổi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn cuối cùng của chế độ, người đã phải chịu một tin đồn kéo dài suốt hơn 30 năm…

Huỳnh Bửu Sơn - Người giữ chìa khóa kho vàng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeUhvY01IekVBTWs/edit?usp=sharing


… Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng.
Lần kiểm kê cuối cùng
Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng

http://www.voatiengviet.com/content/article-16-tan-vang-04-12-2012-147209025/1118724.html


Trang Web Nguyễn Tấn Dũng nói về vụ 16 tấn vàng.

http://nguyentandung.org/wikileaks-tiet-lo-ve-van-chuyen-16-tan-vang-sang-my.html

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV0prcUNvWW1YV1U/edit?usp=sharing

… Cùng lúc, trên báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh (phảt hành hôm 30 tháng 3 năm 2014) người ta đọc được lời kêu gọi “những nhà hảo tâm xa gần giúp đỡ” để làm một con đường nho nhỏ – cũng ở Bến Tre:
Do điều kiện ngân sách eo hẹp nên đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa thể đáp ứng được mong muốn của người dân. “Chúng tôi hi vọng các nhà hảo tâm xa gần chung tay giúp đỡ kinh phí xây dựng tuyến lộ Bờ Gồng để bà con không còn phải lặn lội vất vả mỗi ngày, nhất là những lúc mưa gió trở trời!” Ông Trần Văn Chận - Chủ tịch UBND xã An Hiệp chia sẻ.
Sự kiện những quan chức Việt Nam thản nhiên, sống trên nỗi khốn cùng (“phải lặn lội vất vả mỗi ngày”) của bà con – thực ra – không chỉ giới hạn ở Hà Giang hay ở bến Tre, và cũng chả phải là chuyện mới mẻ gì ráo trọi. Hơn hai mươi năm trước tác giả Thái Như đã nói đến hiện tượng “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục: Chỉ có loài sâu trong thân con sư tử mới ăn được thịt của con sư tử!”

Đắng lòng học sinh miền núi ăn cơm với lá rừng


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbkpFMGxhZW52NFU/edit?usp=sharing

… Câu chuyện học sinh vùng núi phía Bắc phải bắt chuột để cải thiện bữa ăn đã khiến nhiều người rơi nước mắt. Hình ảnh các cháu bé hồn nhiên tâm sự là may mắn lắm thì mỗi tuần mới bắt được 2 con chuột để làm thức ăn đã khiến nhiều người ám ảnh mãi.
Và nay là các cháu bé mới vào lớp 1 phải ăn bữa cơm trưa là chút cơm với thức ăn là lá rừng. Cái nghèo, cái đói bám vận vào gia đình các em nhưng các em vẫn cần đi học. Tác giả Mai Thanh Hải kể lại câu chuyện đắng lòng mà anh chứng kiến tại điểm trường Tiểu học Háng Gàng ở Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái). Đó là câu chuyện về cháu bé Mùa A Tếnh (mới 6 tuổi, người HMông) đang học lớp 1 tại đây.

Nhìn Lại Vấn Đề Lịch Sử

Thống Nhất Đất Nước Dưới Ách Nô Lệ Mác-Lênin: 'Công Lớn' Hay TộiÁc Tầy Trời?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQnppNkpLN1FGdzg/edit?usp=sharing

… Kể từ khi miền Nam thất thủ, mỗi năm đến 'Tháng Tư Đen' thì VC lại 'đánh trống khua chiêng' om sòm, ca ngợi 'Đại Thắng Mùa Xuân' của chúng. Từ quốc nội ra hải ngoại, tất cả cơ sở tuyên truyền VC cùng bọn bồi bút, liên tục 'nói như vẹm'. Chúng sử dụng những tài liệu ngụy tạo ─ trích dẫn từ sách báo thiên tả ─ để tung ra lập luận hồ đồ, cho rằng Hồ Chí Minh (HCM) và đảng CSVN có 'công lớn' trong cuộc chiến (1954-1975) 'chống Mỹ cứu nước', 'giải phóng miền Nam' và 'thống nhất đất nước'.
Do đó, để góp phần vào việc soi sáng vấn đề lịch sử nêu trên, trong bài viết này chúng tôi đặt trọng tâm vào 5 điểm chính yếu dưới đây:
● Đúng hay sai: HCM, Lê Duẩn và đảng CSVN can trọng tội, cấu kết với Nga-Tàu chia đôi đất nước, rồi lại khởi xướng chiến tranh để 'nhuộm đỏ' miền Nam Tự Do ─ qua chiêu bài 'thống nhất đất nước'?
● Đúng hay sai: Thống nhất DƯỚI ÁCH NÔ LỆ Mác-Lênin thì thà chấp nhận đất nước chia đôi, để miền Nam được Tự Do No Ấm, còn hơn là cả nước sa vào thảm họa Cộng Sản sau 20 năm chiến tranh 'núi xương sông máu'?
● Nhìn lại bài học lịch sử 'Trịnh Nguyễn Phân Tranh' kéo dài khoảng 200 năm trời: Chẳng lẽ Vua Quan thời bấy giờ không có 'nhiệt tâm' thống nhất đất nước như HCM, Lê Duẩn và đảng CSVN?
● Hoa kỳ hay Tàu Cộng, nước nào đích thực là 'đế quốc xâm lược', luôn luôn có ý đồ thôn tính VN?
● Miền Nam hay miền Bắc, nơi nào thật sự bị kìm kẹp, dân chúng lầm than nghèo khổ, cần được giải phóng để thiết lập thể chế Dân Chủ Tự Do ─ thực sự là 'của dân, do dân, vì dân'?

Hồ Sơ Nạn Nhân Cộng Sản


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzekVJUUlJMjkyTjA/edit?usp=sharing

… Trang Nạn Nhân Cộng Sản của Vietlist.us dùng để thu thập và tàng trữ tài liệu tội ác của Cộng Sản Việt Nam của từ ngày thành lập đảng đến nay. Nếu quý độc giả có tài liệu liên quan đến tội ác của Cộng Sản dù là CS Việt Nam hay CS Thế giới xin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mọi cách chia xẽ cho mọi người cùng biết. Trân trọng.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Y tế VN bất lực trong vụ bệnh sởi?

Y tế VN bất lực trong vụ bệnh sởi?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVDd0dXRYcXZmWHM/edit?usp=sharing

… Con số hơn 100 trẻ tử vong do bệnh sởi được chính thức công bố cho thấy hệ thống y tế Việt Nam ‘bất lực’, một chuyên gia y tế cộng đồng từ Úc nhận định.
Theo số liệu chính thức được ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Y tế dự phòng, công bố trên báo chí Việt Nam thì đến nay đã có 108 em nhỏ tử vong do bệnh sởi.
Trong lúc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa công bố dịch vì chưa đủ yếu tố kỹ thuật.

Trúc Giang MN - Thực Trạng Đau Lòng Của Nền Y Tế Việt Nam Ngày Nay

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRmZBckNpUWpVeFk/edit?usp=sharing

… Con người không ai thoát khỏi cái vòng khổ lụy: sinh lão bịnh tử. Trong đời, ít nhất cũng phải có mặt một lần ở bịnh viện, đó là lúc chào đời tại nhà bảo sanh.

Các tổ chức xã hội, các nhà cầm quyền đều có bổn phận phải chăm sóc đời sống của công dân, mức độ quan tâm chăm sóc tốt, xấu, ít nhiều, được thể hiện qua hai cơ quan là giáo dục và y tế của quốc gia.

Nền giáo dục XHCN của VN hiện tại đã bị phá sản, ngành y tế quốc gia đang đổ vở dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sự quá tải của các bịnh viện hiện nay đã đưa đội ngũ cán bộ y tế đến tình trạng vô trách nhiệm, xem thường mạng sống con người, thái độ hống hách kiêu căng và tham ô. Bịnh viện quá tải đã có từ lâu, gây ra biết bao nhiêu cái chết oan ức, tức tưởi, tạo thành chuyện dài một ngàn lẻ một câu chuyên thương tâm, đau lòng trong dân gian, thế mà đảng CSVN vẫn vô cảm, sống chết mặc bây. Nếu không kịp thời chữa trị thì những oan hồn uổng tử sẽ về báo oán, đòi mạng, khiến cho đảng CSVN không sớm thì muộn, cũng phải nhập phe với oan hồn uổng tử mà vào địa ngục…

Y tế Việt Nam Cộng Hòa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTG9RUktpdWhfVWs/edit?usp=sharing

… Dịch vụ y tế bắt đầu ở cấp xã. Mỗi xã có một ủy viên y tế và một nữ hộ sinh, thường gọi là "cô đỡ" trông coi và giúp đỡ sản phụ ở thôn quê. Ủy viên y tế làm việc dưới sự giám sát của Hội đồng xã.[4]
Ở cấp quận thì có Chi y tế dưới sự điều hành của cán sự y tế. Mỗi tỉnh thì có một bệnh viện thuộc Ty y tế. Trưởng ty y tế là một bác sĩ phụ trách chương trình y tế trong tỉnh. Giám đốc bệnh viện cũng là một bác sĩ y khoa. Bệnh nhân nhập viện vào các bệnh viện công cộng không phải trả tiền. Những bệnh viện công cộng lớn gồm có Bệnh viện Chợ Rẫy, Vì Dân, Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, và Bệnh viện Từ Dũ.
Tổng số bệnh viện dân sự toàn quốc vào năm 1965 là 101 cơ sở với 25.000 giường. Riêng thủ đô Sài Gòn có 11 bệnh viện công cộng cung cấp gần 5.000 giường.[5] Tính vào năm 1970 thì trên toàn quốc có hơn 570.000 ca nhập viện.[6]

Bộ Y tế (Việt Nam)ngày nay

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdC1hRjJBbmM5SEE/edit?usp=sharing

… Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Quy trình ngược của Bộ công thương


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV2dTOWk1R3hINGM/edit?usp=sharing


… Mặc Lâm: Thưa GS mới đây nhân vụ dưa hấu tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thành, Lạng Sơn thì ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương nói rằng sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn của Trung Quốc nghiên cứu đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này. GS nghĩ sao về phương án mà dại diện Bộ công thương đưa ra?
GS Võ Tòng Xuân: Nói như thế là cái ông này bất lực. Ông Bộ Công thương này rất bất lực từ trước đến giờ. Ổng không có các bộ phận đi khắp nơi trên thế giới tìm thị trường hoặc mở thị trường cho một sản phẩm nào của Việt Nam. Ổng cứ ở nhà và ổng có một cái quỹ để mà xúc tiến thương mại. Qũy này tôi không biết mấy ổng sài như thế nào nhưng mà tôi nghe phong phanh là lâu lâu tổ chức cho một số doanh nghiệp đi chơi, rồi cũng đóng tiền cho ổng, nhưng tổ chức đi chơi cũng lấy cái quỹ đó. Đi chơi vậy thôi chứ không phải đi tìm thị trường hay mở thị trường, cho nên cuối cùng là các doanh nghiệp cũng mù tịt không có thông tin thị trường.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

" Tiếp tục chuyện dài 39 năm sau..."


Tưởng Năng Tiến – Chuyện Ông Tuân Nguyễn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR0I3VEc3ZlY2RGs/edit?usp=sharing


… Hồi đó là một thời. Bây giờ là thời thế khác. Người Việt hôm nay ăn nói và hành xử (đã) khác xưa chăng? Đ...mẹ, không dám (khác) đâu. Đọc thử poster giới thiệu Hoàng Hưng, cách đây chưa lâu, của một “nhà thơ đương đại” là biết liền chớ gì:

Tên thật Hoàng Thụy Hưng, con một gia đình trí thức Hà Nội, có thơ đăng báo từ năm 11 tuổi… Mười tám thi đỗ vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội… ông đã bỏ học, tình nguyện lên Tây Bắc…Hai mươi ba tuổi, ông về dậy văn cấp ba tại Hải Phòng… Về Hà Nội … Hoàng Hưng rẽ sang một hướng khác: ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo.

Nghe cứ y như thể Hoàng Hưng đang là một thanh niên trí thức, lý tưởng, tràn đầy nhiệt huyết (bỗng) đâm ra đổ đốn, giao du toàn với bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi đến năm 1982 vì “một lý do đáng tiếc” không tiện nói (kiểu như móc túi hay giựt đồ và bị bắt gặp quả tang) ông phải bước vào trại cải tạo vậy!

Cái được mô tả là “thành phần phức tạp,” và “lý do đáng tiếc” – khiến Hoàng Hưng phải vào tù – được chính ông tường thuật như sau, qua RFA:

Cái lý do trực tiếp của nó là khi tôi cầm trong tay tôi bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982 khi tôi từ Thành Phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhà thơ Hoàng Cầm có tặng tôi bản thảo chép tay Về Kinh Bắc…Tôi không nghĩ là nó có vấn đề gì nhưng không ngờ họ lại bắt tôi và họ bảo tôi lưu truyền văn hóa phẩm phản động…

Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành xử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng,” chưa chỉ thẳng vào mặt, và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.

Võ Tá Hân - Tiền đồng có quá nhiều số 0


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN2hldDJCSG9henc/edit?usp=sharing


… Trước hết thì cái “biển số” đó đã đưa đến một sự “lạm phát” về danh từ. Ngày nay, khi nói đến “đồng” thì dường như nó cùng nghĩa với “ngàn” và có người dùng “đồng” để viết tắt cho “ngàn đồng”. Danh hiệu “triệu phú” ngày nay đã mất giá, vì ngay việc trở thành “tỷ phú” (tiền đồng) cũng không còn là điều khó khăn như xưa. Ngày trước, tôi thường nghe nói rằng cứ một ngàn “tỷ” thì gọi là …"ức” (trillion), nhưng dường như trong nước hiện không dùng từ này mà vẫn gọi là “ngàn tỷ”. Tuy nhiên 1.000 tỷ đồng cũng chỉ hơn 47 triệu đôla Mỹ, một số tiền không lớn lắm trên thương trường quốc tế. Vậy thì sau “ngàn tỷ” rồi đây sẽ lại tiếp tục tiến đến “vạn tỷ”, “triệu tỷ” rồi đến ... "tỷ tỷ" chăng?

Việt–Nga hợp tác để đối trọng với Trung Quốc


Stephen Blank nghiên cứu viên cao cấp về nước Nga tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại của Mỹ ở Washington, DC.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ29oZXktWFdGclE/edit?usp=sharing

… Cuộc khủng hoảng ở Ukraina hiện nay không nên dẫn chúng ta đến cái nhìn sai lầm về chính sách của Nga tại Đông Nam Á. Thường thì các chính sách của Nga ở Đông Nam Á không gây được nhiều sự chú ý.

Việc Nga chú trọng vào khu vực châu Á tiết lộ các họa tiết quan trọng cũng như phản ứng của nước này đối với sức mạnh đang lên của Trung Quốc và xu hướng an ninh Đông Nam Á. Nếu chúng ta nhìn kỹ thì sẽ thấy rõ hơn các chính sách của Nga ở châu Á cũng như chính sách đối ngoại nói chung. Đặc biệt là các chính sách này cho thấy Moscow đang tìm kiếm sứ độc lập và tính linh hoạt trong các chiến thuật cũng như sự phụ thuộc vào năng lượng và các vụ mua bán vũ khí. Nga xem đây là những công cụ để họ tìm cách tận dụng trong các chương trình nghị sự liên quan đến an ninh khu vực. Hơn nữa, họ cũng đang tìm kiếm vị thế quyền lực tương đương như các cường quốc khác và rằng Nga đang theo đuổi chiến lược đầy rủi ro để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc ở châu Á.
Một mặt thì Nga hỗ trợ Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ và mặt khác thì ra sức tìm cách hạn chế sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á.

Nợ công sắp tới “lằn ranh đỏ”

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ0NKVmo3YzZnTEE/edit?usp=sharing

…- Theo số liệu chính thức của Chính phủ, nợ công VN tính đến hết năm 2012 chiếm 55,7% GDP. Như vậy, hiện nay nợ công đã lên đến khoảng 90 tỉ USD. Quốc hội cũng đã đặt ra “ngưỡng an toàn” hay “giới hạn đỏ” về nợ công (65% GDP), tuy nhiên với việc thâm hụt ngân sách và đầu tư như hiện nay, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tiến tới “giới hạn đỏ”. Đó là chưa kể nếu gộp cả nợ của DNNN thì chúng ta đã vượt “giới hạn đỏ”. Do vậy theo tôi, đã đến lúc bàn bạc nghiêm túc về nợ công. Không nên đặt vấn đề tỉ lệ nợ trên GDP bao nhiêu là an toàn nữa, mà cần xem xét tính bền vững của nợ công và tốc độ tăng như hiện nay có ổn không.

Phải trả lãi khoảng 6 tỉ USD/năm

* Ông tính toán như thế nào khi cho rằng con số nợ công nếu tính đầy đủ có thể đã vượt trần cho phép?
- Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.

Những gì cản trở tiềm lực Việt nam ?

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140409
"Diễn đàn Kinh tế"
Nhà nước làm bậy, tư nhân bị thiệt, kinh tế bị kềm hãm

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQlNZTWNOa2t3S2s/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Thưa ông, báo chí ở trong nước có nói đến một vấn đề được đại diện của Ngân hàng Thế giới nhắc tới là những khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng như sự tắc nghẽn khiến kinh tế Việt Nam không đạt tiềm năng của mình.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi mừng là báo chí có tường thuật khuyến cáo của giới hữu trách thuộc Ngân hàng Thế giới về những khoản nợ không sinh lời, khó đòi và sẽ mất. Họ cũng nói về số liệu mơ hồ của núi nợ, nhiều ít thế nào thì chưa ai rõ, và còn nêu nghi vấn về khả năng giải quyết của Công ty Quản lý Tài sản VAMC được lập ra năm ngoái. Trong phúc trình, Ngân hàng Thế giới cho là cơ quan này thiếu phương tiện đắp vốn cho ngân hàng và có tiến độ chấn chỉnh quá chậm. Họ cảnh báo về các vấn đề phá sản, vỡ nợ và việc bảo vệ chủ nợ như những chướng ngại cần khai thông để tái cấu trúc khoản nợ của doanh nghiệp.

- Trong phạm vi tài chính công quyền đó, ta còn thấy ra khả năng xoay trở rất hẹp của lãnh đạo kinh tế Việt Nam vì giới hạn của ngân sách. Thứ nhất, tiêu chí về bội chi ngân sách năm 2013 đã được nâng từ 4,8% lên tới 5,3% Tổng sản lượng GDP, tức là cao gấp bội so với chỉ tiêu 4,5%. Lý do bội chi ở đây là thất thu về thuế khóa do việc giảm thuế doanh nghiệp để kích thích sản xuất. Việc cải tổ tài chính công, trong đó thuế khóa phải tăng và các khoản công chi phải giảm, là một sự thúc bách khó xử. Nếu kết hợp thêm loại nợ nước ngoài thì ta mới thấy ra vấn đề về dài.

Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành xử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng,” chưa chỉ thẳng vào mặt, và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 39 năm sau..." " So sánh “Luật Người Cày Có Ruộng” với “Cải Cách Ruộng Đất” của hai miền Nam-Bắc Việt Nam trước1975"


" Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 39 năm sau..."


" So sánh “Luật Người Cày Có Ruộng” với “Cải Cách Ruộng Đất” của hai miền Nam-Bắc Việt Nam trước1975"


Lúa gạo và kinh tế thị trường nửa mùa


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVTV3anB6Ri1Oc0k/edit?usp=sharing


…Việt Nam sản xuất dư thừa lúa gạo, thiếu dự báo thị trường tiêu thụ và việc không tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường khiến cho nông dân trồng lúa lao đao.

Áp lực giảm giá

Chưa khi nào tình hình tiêu thụ lúa gạo lại bấp bênh như hiện nay. Việt Nam đang đứng trước áp lực giảm giá gạo xuất khẩu vì nguồn cung dư thừa trên thế giới và đặc biệt Thái Lan có ý định bán ra mỗi tháng 1 triệu tấn gạo với giá hạ hơn Việt Nam.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2014 giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng lượng gạo xuất khẩu 1,2 triệu tấn, Trung Quốc mua tới 40% và kế đó là Philippines chi phối 30% nhờ các hợp đồng cũ từ năm ngoái. Cùng với các tin tức này, kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long đã không kềm được giá lúa cho nông dân. Nông dân lời rất ít còn những hộ không có đất đi thuê ruộng làm thì chắc chắn đã bị lỗ vốn. Được biết đa số hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long canh tác ít hơn 1 héc-ta, do vậy nhiều hộ phải đi thuê đất để làm. Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn An Giang đưa ra các số liệu ước tính


TS Alan Phan: Chính sách làm hại thị trường xuất khẩu gạo


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbHBsUzB5dEtnekU/edit?usp=sharing



Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan cho biết, chính những chính sách của Chính phủ thay vì hỗ trợ lại làm hại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trước thực tế, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do Thái Lan xả kho tạm trữ lúa gạo lên đến 20 triệu tấn, có khả năng Thái Lan sẽ bán số lượng gạo này với giá thành thấp hơn so với gạo Việt Nam và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, đặc biệt bị thu hẹp tại Trung Quốc, nơi được đánh giá đã “cứu” xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2013 vừa qua.



PHÚT NGHỈ NGƠI
Nhóm thợ cắt lúa trên cánh đồng ấp Giồng Trôm, xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre tranh thủ lúc trời mát để nghỉ ngơi sau khi cắt xong một vạt lúa. Được biết, năm nay tại xã An Ngãi Tây, nông dân được mùa lúa, một số hộ trong mô hình thí điểm trồng giống lúa OC 10 do Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thực hiện đạt năng suất khoảng 7 tấn/ha; đồng thời được công ty Lương thực Bến Tre ký hợp đồng thu mua với giá cao hơn giá thị trường 1.5 – 2%. Diên Tùng


Báo chí trong nước:

Cuộc chiến giá gạo châu Á - Việt Nam phải đối mặt



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZEJ2Wm81U1VQN1E/edit?usp=sharing


Trao đổi với Đất Việt, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.


Cuộc chiến giá gạo: Việt Nam sẽ thua vì... phụ thuộc?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbnhoOUdTWU5XU2s/edit?usp=sharing



Cuộc chiến giá gạo châu Á: Việt Nam phải đối mặt Cuộc chiến giá gạo: Ai hưởng lợi trên nước mắt nông dân?

Nông dân thiệt đơn, thiệt kép

TS Nguyễn Ngọc Kính e ngại Việt Nam khó mà cạnh tranh được bởi vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp đang phụ thuộc nước ngoài quá nhiều. Do vậy nếu hạ giá thấp quá, người nông dân thiệt đơn thiệt kép?!.


Cuộc chiến giá gạo: Ai hưởng lợi trên nước mắt nông dân?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzME9rdF9DR3pmZ1E/edit?usp=sharing


.. Chi nghìn tỷ tạm trữ lúa gạo, nông dân thêm khổ? Cuộc chiến giá gạo châu Á: Việt Nam phải đối mặt

Dân mù tịt thông tin, doanh nghiệp lo kiếm lời

Mới đây Thái Lan đã lên kế hoạch bán 1 triệu tấn gạo mỗi tháng, gần gấp đôi lượng gạo xuất khẩu trung bình tháng năm ngoái. Theo đó Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan dự đoán giá gạo tham chiếu tại nước này, vốn đã thấp hơn Việt Nam và Ấn Độ, có thể giảm thêm 11%, xuống 350 USD một tấn vào tháng 5.

Trước thực tế này, giới chuyên môn lo ngại một cuộc chiến về giá đang hiện hữu. Theo GS Võ Tòng Xuân, tình trạng này sẽ dẫn đến việc Việt Nam sẽ phải tiếp tục hạ giá hơn nữa để tham gia vào thị trường, trong khi vốn giá đã quá rẻ mạt..


So sánh “Luật Người Cày Có Ruộng” với “Cải Cách Ruộng Đất” của hai miền Nam-Bắc Việt Nam trước1975

Vương Kim Hùng.


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzc09hV1Q3UW5kbkk/edit?usp=sharing



… Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết vào ngày 20-07-1954, nước Việt Nam tạm thời phân chia hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng sản, Miền Nam theo thể chế Cộng Hòa. Mỗi Miền đều đưa ra những sách lược, đường lối để phát triển đất nước, hầu giúp cho người dân được cơm no áo ấm, cùng với những tiện nghi công ích mà họ được hưởng. Riêng tại Miền Nam có luật “Người Cày Có Ruộng”. Còn miền Bắc đã áp dụng luật “Cải Cách Ruộng Đất” trước ngày chia đôi đất nước.

Để biết rõ bản chất từng chế độ áp dụng qua chính sách ruộng đất, miền nào thật sự đem lại tự do, cơm no, áo ấm cho người dân, hãy so sánh “Luật Người Cày Có Ruộng và Luật Cải Cách Ruộng Đất” của hai miền Nam - Bắc


Người Cày Có Ruộng 26-3 Và Những Con Tem


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMW1yQWE4WFpDaHc/edit?usp=sharing



Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi".

Báo chí Hoa Kỳ thời bấy giờ cũng hết lời ca ngợi. Tờ Washington Evening Star gọi đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật". Còn tờ New York Times cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thể kỷ 20".

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương



Ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương...

Theo tục truyền, vua Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Linh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra một người con gọi là Lộc Tục. Sau, Ðế Minh truyền ngôi cho con trưởng làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Ranh giới nước Xích Quỷ lúc bấy giờ phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (tức Hồ Nam), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục, phía Ðông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (Tức là năm 2879 trước Tây Lịch) và lấy con gái Ðộng Ðình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, gọi là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Ðế Lai tên là Âu Cơ đẻ ra một lần 100 con trai. Sau này, Lạc Long Quân chia cho nàng 50 con để dắt lên núi, còn 50 con, ông đưa về hướng biển Nam Hải.

Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, sáng lập ra nước Việt Nam sau này...

"Vật đổi sao rời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích

Nước nguồn cây cối, đạo người nên nhớ đạo Hùng Vương".

Hai câu thơ khuyết danh này như muốn nhắc nhở chúng ta về công đức của tổ tiên. Ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, chúng ta không biết là ngày húy nhật của vua Hùng Vương nào, chỉ biết rằng người xưa đã biết chọn một ngày để con cháu về sau muôn đời có dịp tụ họp nhau lại mà nhớ đến tổ tiên, nhớ đến công đức của người đã sáng lập ra dòng họ, nhất là sáng lập ra quốc gia.



Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền đây là mộ của vua Hùng thứ 6.



Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ý NGHĨA LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzanZTVFhKNE5BYTA/edit?usp=sharing


… Hôm nay là ngày mồng 10 tháng 3, tức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, một đại lễ của dân tộc Tiên Rồng suốt mấy ngàn năm qua. Đây là một truyền thống "uống nước nhớ nguồn" trong nền văn hiến Việt, từng bị vùi dập suốt nhiều thập niên dưới sự cai trị của đảng cộng sản VN nhưng vẫn được người Việt hải ngoại duy trì trên những quốc gia tạm dung.

… Trải qua nhiều triều đại, ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vẫn là một đại lễ lớn của một dân tộc tự hào mình là "con Rồng cháu Tiên". Trước năm 1975, trong khi trên đất Bắc không có đại lễ này, thì tại miền Nam Việt Nam, các chính quyền VNCH vẫn long trọng xem ngày Giỗ Tổ là một quốc lễ, các cơ quan và trường học được nghỉ một ngày để tham dự các lễ hội. Suốt 30 năm sau ngày 30/4/1975, đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương gần như vắng bóng trên toàn đất nước, nhưng tại hải ngoại, các cộng đồng người Việt vẫn nỗ lực tổ chức ngày lễ này nhằm mục đích nhắc nhở nhau về nguồn cội của dân Việt, chung sức quang phục quê hương và dựng lại nền văn hiến của dân tộc.



Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương, Chủ Đề Nghìn Năm Giữ Nước


09/04/2014



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSkt6QUVlNkZtNHc/edit?usp=sharing




Đại lễ Quốc Tổ Hùng Vương ngày 5 tháng 4 năm 2014


… Westminster (Bình Sa)- - Tại công viên Siegle 14072 Chestnut St. Westminster vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 5 tháng 4 năm 2014, Hội Đền Hùng cùng các hội đoàn, đoàn thể và cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam California đã long trọng tổ chức Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương 4893 Việt Lịch năm 2014 với chủ đề "Nghìn Năn Giữ Nước." Tham dự buổi lễ có: Hội Đồng Liên Tôn, qúy vị đại diện tinh thần các tôn giáo, cùng các hội đoàn như: Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long; cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt; Trưng Vương; Hội Bà Triệu; Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt; Ban Tù Ca Xuân Điềm; Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ; Võ Đường Việt Võ Đạo, Cộng Đồng San Diego, Cộng Đồng Los Angerles; Ca Đoàn Vui Sống; Trung Tâm Văn Hóa Minh Đức; các Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng; Quảng Ngãi...


Hùng Vương


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYi1Ic2hyNGRTNU0/edit?usp=sharing

… Truyền thuyết khởi đầu

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương"[1].

Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân."[2].

Sách "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên)



Tại sao giỗ tổ Hùng vương là ngày 10 tháng 3


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVjMwc0RPVkVzRXM/edit?usp=sharing


… Bách Việt là tên gọi của 1 siêu tộc người có địa bàn cư trú khắp Đông nam Á, miền Hoa nam và bang ASSAM của Ấn độ.

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

- Câu đối trên đã xác định:Vua Hùng hay Hùng vương là tổ của cả dòng giống Bách Việt, Người Việt nam ngày nay là hậu duệ của chi tộc LẠC VIỆT, là chi duy nhất bảo lưu quốc thống của tổ tiên dòng giống HÙNG..

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Bài Diễn Văn Về Đạo Đức của Phan Châu Trinh

Bài Diễn Văn Về Đạo Đức của Phan Châu Trinh

Phan Chu Trinh - Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ3QweHpwc1pNa2c/edit?usp=sharing



… Thưa anh em đồng bào, nay tôi đã được gặp anh em đông đủ ở đây, tôi xin anh em cho phép tôi được giải bày đôi chút ý kiến về “Đạo đức luân lý Đông Tây” mà mong rằng anh em để ý hiểu cho. Đáng lẽ theo thời nay, không thiếu chi vấn đề rất quan trọng làm rung động các dân tộc trên toàn cầu, tôi có thể nói chuyện cùng anh em được, thế mà tôi lại không lựa đến mấy vấn đề mới mẻ ấy, chỉ chọn lấy cái vấn đề “Đạo đức và luân lý” rất tầm thường mà rất cũ kỹ thế này.
Tôi chọn lấy vấn đề này, là vì tôi tưởng rằng từ xưa đến nay bất cứ dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh, đã đứng cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế giới thì chẳng những thuần nhờ sức mạnh thôi, mà phải nhờ cái đạo đức làm gốc nữa; nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn đứng lên khỏi bị người đè lên trên thì lại cần có một đạo đức vững chặt hơn dân tộc đang giàu mạnh hơn mình.

10 Đại học hàng đầu Thế Giới

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdmRQWUc5ZWJfWTQ/edit?usp=sharing


… Ngày 3/10/2013 vừa qua, báo The Times Higher Education ở Anh công bố bảng xếp hạng đại học World University Rankings 2013-2014. Đây là một phân hạng dựa vào 13 tiêu chỉ để tính điểm cho mỗi đại học trong tổng số hơn 20.000 đại học trên khắp thế giới. Các tiêu chỉ bao gồm việc giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và tầm nhìn quốc tế.
Bảng xếp hạng 400 đại học hàng đầu thế giới được công bố ở:

http://www.timeshighereducation.co.uk/world-university-rankings/2013-14/world-ranking

Để dễ so sánh, dựa vào danh sách của 400 đại học hàng đầu thế giới, tác giả xin trình bày và phân tích như sau:

10 Đại học hàng đầu Thế Giới 2013-2014:

Chỉ có 2 quốc gia có đại học nằm trong 10 đại học hàng đầu (top 10), đó là Hoa Kỳ và Anh quốc. Hoa Kỳ chiếm 7 đại học, với đại học số 1 thế giới là California Institute of Technology, và Anh quốc chiếm 3 đại học mà đại học hàng đầu University of Oxford xếp đồng hạng 2 thế giới cùng với Đại học Harvard.


Đến trường
Đến trường Thời gian chụp : 4-4-2014 tại Xã Bảo Thạnh Huyện Ba Tri.Bến Tre
Tác Giả: Lâm Viên Lâm Viên Đỗ


Giao Chỉ - Bia Đá Đợi Chờ, 39 Năm Sau

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYkVUc1RrZlkzQlU/edit?usp=sharing



… Lễ khánh thành bức tường tưởng niệm bẩy vị anh hùng tuẫn tiết 30 tháng tư 1975 tổ chức 10 giờ sáng thứ bẩy ngày 5 tháng 4-2014. Tại Viện Bảo Tàng Việt Nam số 1650 Senter Rd, San Jose CA 95112. Lối vào trên đường Pheland. Tôi riêng nghĩ rằng dù gọi là bức tường nhưng ý nghĩa như một mộ bia tập thể cho 7 vị anh hùng. Gọi là khánh thành nhưng mang hình thức một ngày tang lễ muộn màng gần nửa thế kỷ. Tôi viết bài này tặng cho các bạn trẻ đã hoàn tất một công tác ý nghĩa từ cả hai cõi âm dương.

Tháng tư 75, năm cùng tháng tận.

Tháng 4 năm 2014 tại Hoa Kỳ tôi ghi lại chuyện 39 năm về trước. Cuối tháng 12 năm 1974 Bắc quân dốc toàn lực tổng tấn công miền Nam. Trận mở đầu thăm dò đánh Phước Long. Địch vừa đánh vừa nhìn qua Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ án binh bất động. Sau Paris, tù binh đã trở về, quốc hội Mỹ quay lưng nhìn về hướng khác. Khi Sông Bé, thị trấn đầu tiên của Nam Việt Nam kêu cứu. Saigon chỉ còn trong tay một phần của liên đoàn 81 để gửi lên tiếp viện. Những người lính biệt kích anh hùng mỏi mệt vừa từ mặt trận Phước Thành được kéo về tưởng chừng sau 3 tháng hành quân nay tạm nghỉ. Nào ngờ lại được trực thăng vận xuống giữa vùng lửa đạn để đánh trận tuyệt vọng tại Phước Long. Ngày 6 tháng 1 năm 1975 Phước Long hoàn tòan thất thủ. Đây là trận mở đầu cho cuộc chiến tranh kết thúc. Kể từ Genève 54 chia đôi đất nước, sau 21 năm từ chiến tranh chính trị đến chiến tranh quân sự, miền Nam lại thua trận chỉ trong 3 tháng mở đầu của năm 1975.

Sài Gòn xưa cần được bảo tồn và phát triển

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza0JxOVlQU3hsZFE/edit?usp=sharing

… Cưỡng đoạt hồn đô thị
Tại hội thảo “Bảo tồn di sản và phát triển đô thị bền vững” do Viện Nguyên cứu phát triển TPHCM tổ chức, TS. Fanny Quertamp Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – một dự án hợp tác cấp địa phương giữa Vùng Rhône – Alpes và TPHCM) cho biết, từ năm 1993-2013, trong khu trung tâm TPHCM có đến 207 công trình xây dựng có giá trị di sản bị phá bỏ hoặc biến dạng.
Cụ thể, năm 1993, trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Lyon và TPHCM, hàng loạt công trình nhà ở có giá trị di sản ở khu vực quận 1, quận 3, TPHCM đã được khảo sát. 377 công trình được các chuyên gia lúc đó cho là có giá trị di sản đã được PADDI tái khảo sát năm 2013 với kết quả thật buồn: chỉ có 14 công trình được trùng tu, 96 công trình được giữ gìn, 35 công trình ít biến đổi, 9 công trình xuống cấp, 207 (chiếm 56,3%) công trình bị phá bỏ hoặc biến dạng và 9 công trình chưa xác định.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Những nẻo đường Việt Nam – Bốn vùng chiến thuật

Những nẻo đường Việt Nam – Bốn vùng chiến thuật











Tưởng Năng Tiến – Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập



Tưởng Năng Tiến – Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNUNaT294eWJqWkk/edit?usp=sharing


… Nơi bìa sau cuốn sách, ngoài những tác phẩm chính đã xuất bản của tác giả, còn có in tựa bản thảo “những sáng tác bị công an tịch thu” (gồm ba cuốn tiều thuyết, hai tập thơ, một tập truyện ngắn, và một kịch bản phim truyện) khi họ đến bắt ông tại nhà – vào năm 1968.



Gần nửa thế kỷ qua, Hội Nhà Văn Việt Nam chưa bao giờ đặt câu hỏi về chuyện giam giữ Bùi Ngọc Tấn, và những sáng tác bị tịch thu (vĩnh viễn) kể trên. Trong bài tham luận, đọc tại thành phố Hải Phòng, vào ngày 25/11/2005, Bùi Ngọc Tấn đã kết luận bằng một “đề nghị” nhỏ:


“Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói ở đây là ý kiến về Hội Nhà văn. Hội Nhà văn là một hội chính trị, nghề nghiệp như điều lệ Hội đã định rõ. Việc bảo vệ hội viên của mình nằm trong trách nhiệm của Hội. Giờ đây bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi ra đời và bị thu hồi tiêu huỷ đã được hơn năm năm, một thời gian đủ để có thể thẩm định về nó.



Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQklhQmVNUXFlXzQ/edit?usp=sharing


Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”


Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.".


Cho đến nay, công tác 'cải cách' vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.


Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay. Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.



TRẦN BÍCH SAN- NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
TỪ 1945 ĐẾN 1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNmN0MHRCZk90eWs/edit?usp=sharing

… Ngày 09/03/19945 Nhật đảo chính Pháp, Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Nhật tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc Đông Dương. Hai ngày sau, 11/03/1945, Viện Cơ Mật Triều Đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hiệp Ước Bảo Hộ năm Nhâm Tuất 1884 với Pháp, Việt Nam khôi phục chủ quyền. Ngày 17/04/1945, Bảo Đại (1) cử Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Bộ, Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Bộ, và học giả Trần Trọng Kim (2) được giao việc thành lập chánh phủ (3). Hoàng Xuân Hãn (4), Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật trong nội các Trần Trọng Kim, sau khi nhậm chức đã cùng các giáo sư tên tuổi (5) bắt tay ngay vào việc soạn thảo một chương trình giáo dục dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ để thay thế chương trình giáo dục Pháp Việt (Enseignement Franco-Indigiène). Chỉ hơn một tháng sau, Chương Trình Hoàng Xuân Hãn hoàn thành và được Hoàng Đế Bảo Đại ban hành bằng dụ số 67 ngày 03/06/1945. Đây là chương trình giáo dục Việt Nam đầu tiên được áp dụng trên toàn quốc niên khóa 1945-1946 (6).

NHÌN LẠI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG HÒA

Tài liệu sưu tầm.

Quê Hương

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMFBFcVByN2dyQTQ/edit?usp=sharing

...Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Nguyễn Thanh Liêm - Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbHlJV0FZTURVX2M/edit?usp=sharing


… Học Thế Nào - xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67. Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:...


Lâm Văn Bé - Giáo dục Việt Nam không giống ai

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeTlDanBSQ2hfSTg/edit?usp=sharing

…Trong hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung Ương đảng khóa XI họp vào tháng 10 năm 2012 để thảo luận về cải tổ giáo dục, Tiến sĩ Hoàng Tụy, một nhà giáo lão thành và nhà toán học quốc tế đã phát biểu : Giáo dục của ta đang lạc điệu không giống ai, sự «không giống ai» nầy đôi khi chúng ta tự coi là bản sắc độc đáo để tự hào và cố gìn giữ. Sự lạc hướng, lạc điệu nầy nhìn từ gốc vấn đề tức là từ triết lý giáo dục, tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói cách khác, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người…

Cũng trong buổi hội thảo nầy, bà Nguyễn thị Bình, nguyên Phó Chủ Tịch nước, một trong số ít người của Phong Trào Giải Phóng Miền Nam còn «sống sót » đã tuyên bố : Giáo dục VN đi ngược quy luật và GS Nguyễn Xuân Hãn, Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Quốc Gia đã nói rõ hơn một tác hại trầm trọng của chánh sách giáo dục: Chương trình và sách giáo khoa hiện nay có hại cho học sinh. (Hoàng Tụy. Giáo dục của ta đang lạc điệu /giaoduc.net.vn ngày 01/10/2012)

Chuyện giáo dục VN là chuyện dài bất tận. Trong giới hạn trang giấy, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề chính yếu mà nói theo ngôn từ cộng sản là những vấn đề «nổi cộm, bức xúc». Trái với thông lệ, bài viết căn cứ vào một số tài liệu xuất xứ từ trong nước và càng trái với thông lệ hơn, trong lãnh vực giáo dục, chúng tôi ít tìm thấy những bài viết ca tụng, thổi phồng thành tích, trừ những văn bản của chính phủ hay của các văn nô. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi có đủ can đảm bỏ nhiều thời giờ để tổng hợp một số vấn đề mà giáo sư Hoàng Tụy gọi là « không giống ai».

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Lịch Sử Từ Một Góc Nhìn Trung Lập? Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Lịch Sử Từ Một Góc Nhìn Trung Lập?
Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeWNjVG9KSVQzbWs/edit?usp=sharing

… Việt Nam ngày nay vẫn là một nước nghèo, được xếp vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước có nhiều tiềm năng to lớn. Việt Nam có dân số trẻ vì 70 % người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển và đổi mới đất nước. Di sản văn hóa phong phú và độc đáo cũng trở thành nguồn lực cho phát triển du lịch, dịch vụ… Hơn 4 triệu người Việt Nam sống ở 70 nước trên thế giới luôn hướng về quê hương, họ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Họ mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm thay đổi cách thức quản lí và điều hành đất nước bằng cách xây dựng thể chế chính trị kiểu mới.
Từ 1945 đến nay, đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ độc quyền lãnh đạo. Một số nguyên tắc được đặt ra từ thời điểm đó đến nay vẫn không có gì thay đổi: Các đảng phái chính trị khác bị cấm không được phép hoạt động, trừ đảng cộng sản, sùng bái lãnh tụ vẫn được duy trì, báo chí thuộc quyền quản lí của Nhà nước, các quyền tự do bị hạn chế bằng các đạo luật mơ hồ thiếu cơ sở…

NGUYỄN PHÚ ĐỨC, NGUYỄN XUÂN PHONG VÀ NGUYỄN TIẾN HƯNG VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỆ NHỊ CỌNG HOÀ

Lâm Lễ Trinh


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcV9tbmRTN2ttSHM/edit?usp=sharing


…“We betrayed you”
(W.Westmoreland)

Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Công sản và Quốc gia liên hệ đến giai đoạn hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975. Về cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp lại và phỏng vấn một số nhân vật chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu, đại tướng Cao Văn Viên (tác giả của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên internet và đăng trên báo.

Chuyện tháng 4. GS Lâm Văn Bé


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSWF1Z091WER3WUU/edit?usp=sharing

… Lịch sử nhiều khi bị thay đổi. Không phải vì sự kiện lịch sử thay đổi, nhưng sự kiện lịch sử khi được tường thuật, nhận định, lại bị thay đổi bởi chính kiến, thành kiến, tư lợi.
Khi xưa, sử quan viết sử để phục vụ cho một triều đại cầm quyền, hôm nay người viết sử hay nghiên cứu sử lại bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm chi phối. Đem tâm tình viết lịch sử và đọc lịch sử là chuyện muôn đời.
Sự gian trá, ngụy tạo tài liệu lịch sử lại càng trầm trọng hơn với thông tin điện tử. Thông tin trên internet hôm nay là sản phẩm đôi khi của tưởng tượng, nếu không là sự lập lại thành thật những dữ kiện đã bị nhào nặn, vô tình hay cố ý qua các trung gian.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đa nghi về mọi sự việc, nhưng đôi khi, việc sử dụng óc phân tích, sự thông minh để phân biệt hư thực là điều cần thiết...

Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 và câu chuyện một luận văn..
Nguyễn Vĩnh Nguyên


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN0ZnZGhHTmo2QWs/edit?usp=sharing

… Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 vừa được trao tối 24.3.2014 tại Sài Gòn. Hạng mục Giải giáo dục năm nay gây chú ý đặc biệt khi chủ nhân là một nhà giáo dục người Mỹ có tư tưởng cấp tiến, một tên tuổi không xa lạ gì với những ai quan tâm đến Chương trình Fulbright, ông Thomas J. Vallely.


Năm 1994, ông Thomas J. Vallely với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè đồng nghiệp Việt Nam, đã tham gia thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Hiệu quả của chương trình giáo dục trên đóng góp vào nguồn nhân sự trí thức trẻ, nhân lực quản trị kinh tế theo xu hướng tiến bộ của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy. 20 năm sau, ông được mời tham gia trong một nỗ lực chung của Việt Nam và Mỹ ở dự án xây dựng Đại học có tên Fulbright Việt Nam.

Ông Thomas cho biết, dự án thú vị trên được truyền cảm hứng từ chính tư tưởng cải cách giáo dục, canh tân văn hóa của cụ Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. Qua việc phân tích, cắt nghĩa về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh trong việc chọn cải cách giáo dục làm trọng tâm canh tân, quyết định quỹ đạo phát triển đất nước, ông Thomas J. Vallely chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập đó là tự tách mình ra khỏi mối tương quan với giáo dục hiện đại của thế giới phát triển bên ngoài. Ông gọi đó là một “cạm bẫy tinh thần”, một sự tự cô lập trong cái gọi là “ngoại lệ Việt Nam”.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Kỳ án Nhã-Thuyên và chuyện con gián đất.

Kỳ án Nhã-Thuyên và chuyện con gián đất.

Thà giết lầm còn hơn bỏ sót.

Kỳ Án Nhã Thuyên - Thư Hiên



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ05TU1Q5NGZGQk0/edit?usp=sharing






… Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Thoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép…

...

“Tổng tấn công”


Dẫu hết tháng 5/2013 Nhã Thuyên không còn là giảng viên của khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nữa nhưng cô vẫn tiếp tục bị “truy đuổi” bằng một loạt bài báo xuất hiện trên các tờ Văn nghệ TPSG, Nhân dân, Quân đội Nhân dân… Căn cứ để “họ” truy đuổi cô là luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ xuất sắc từ năm 2010. “Đầu tiên là một bài báo của Chu Giang trên tờ Văn nghệ TPSG vào khoảng 26, 27/5 (bài Có giải thiêng lịch sử được không? của tác giả Chu Giang, Tuần báo Văn nghệ TPSG, trang 16, số 256 – HTN). Tôi nghe đồn sẽ có 5 kỳ, nhưng thực tế họ đăng 4 kỳ. Nhưng loạt bài này chưa tạo được sự ầm ĩ nào với truyền thông, cho đến khi xuất hiện hai bài trên Nhân Dân và Quân đội Nhân dân vào khoảng tháng 7/2013”, Nhã Thuyên nhớ lại.

“Đánh” trên truyền thông chưa đủ. Trong hội nghị lý luận phê bình lần thứ 3 của Hội nhà văn Việt Nam tại Tam Đảo (4, 5/6/2013), nhà phê bình Chu Giang (tức nhà văn Nguyễn Văn Lưu) còn đăng đàn để cảnh báo hiện tượng kích động phản loạn của luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên). Quan điểm này được GS Phong Lê hưởng ứng bằng cách “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” (nguồn: http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/mot-goc-nhin-phan-van-hoa-va-phi-chinh-tri/250927.html).





https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZUNaeVVwZE1JQmc/edit?usp=sharing


NHẬN XÉT PHẢN BIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC


Đề tài: Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn

hóa

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60.22.34

Người thực hiện: Đỗ Thị Thoan

Người nhận xét: PGS.TS. Ngô Văn Giá


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS29oWWtzU21yZUU/edit?usp=sharing



Chuyện con gián đất.

(Tổng hợp tin tức)


Gián đất làm thuốc





https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQldZTmtKZ1psbUE/edit?usp=sharing


.. Gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…, tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker, vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…


...

Thiệt hại dân phải tự chịu

Ông Nguyễn Hữu Trượng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết, Sở mới nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ vào ngày 18/3, trước đó vào chiều 17/3, ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã gọi điện thoại chỉ đạo Sở, sau đó Sở đã có văn bản trình UBND đề nghị UBND chỉ đạo thiêu hủy toàn bộ số gián đất hiện đang nuôi ở các hộ.

Trao đổi cụ thể với PV báo Đất Việt về hướng xử lý số gián đất đang được nuôi tại các hộ gia đình, ông Vũ Thái Ninh - Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Bắc Ninh) cho biết, sáng ngày 18/3,UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND 2 huyện Gia Bình, Lương Tài và các sở ngành liên quan thực hiện việc thiêu hủy số gián đất đang nuôi, trứng gián và giá để nuôi gián đất. Thời hạn thiêu hủy phải xong trước ngày 21/3.

Theo ông Ninh, khi xuống kiểm tra người dân cũng nhận thức ra việc đem trứng gián từ Trung Quốc về nhân nuôi là việc làm sai quy định. "Tôi nghĩ trong việc xử lý này sẽ không có gì khó khăn", ông Ninh nhận định.