Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Lịch Sử Từ Một Góc Nhìn Trung Lập? Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Lịch Sử Từ Một Góc Nhìn Trung Lập?
Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeWNjVG9KSVQzbWs/edit?usp=sharing

… Việt Nam ngày nay vẫn là một nước nghèo, được xếp vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước có nhiều tiềm năng to lớn. Việt Nam có dân số trẻ vì 70 % người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển và đổi mới đất nước. Di sản văn hóa phong phú và độc đáo cũng trở thành nguồn lực cho phát triển du lịch, dịch vụ… Hơn 4 triệu người Việt Nam sống ở 70 nước trên thế giới luôn hướng về quê hương, họ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Họ mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm thay đổi cách thức quản lí và điều hành đất nước bằng cách xây dựng thể chế chính trị kiểu mới.
Từ 1945 đến nay, đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ độc quyền lãnh đạo. Một số nguyên tắc được đặt ra từ thời điểm đó đến nay vẫn không có gì thay đổi: Các đảng phái chính trị khác bị cấm không được phép hoạt động, trừ đảng cộng sản, sùng bái lãnh tụ vẫn được duy trì, báo chí thuộc quyền quản lí của Nhà nước, các quyền tự do bị hạn chế bằng các đạo luật mơ hồ thiếu cơ sở…

NGUYỄN PHÚ ĐỨC, NGUYỄN XUÂN PHONG VÀ NGUYỄN TIẾN HƯNG VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐỆ NHỊ CỌNG HOÀ

Lâm Lễ Trinh


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcV9tbmRTN2ttSHM/edit?usp=sharing


…“We betrayed you”
(W.Westmoreland)

Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Công sản và Quốc gia liên hệ đến giai đoạn hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975. Về cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp lại và phỏng vấn một số nhân vật chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu, đại tướng Cao Văn Viên (tác giả của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên internet và đăng trên báo.

Chuyện tháng 4. GS Lâm Văn Bé


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSWF1Z091WER3WUU/edit?usp=sharing

… Lịch sử nhiều khi bị thay đổi. Không phải vì sự kiện lịch sử thay đổi, nhưng sự kiện lịch sử khi được tường thuật, nhận định, lại bị thay đổi bởi chính kiến, thành kiến, tư lợi.
Khi xưa, sử quan viết sử để phục vụ cho một triều đại cầm quyền, hôm nay người viết sử hay nghiên cứu sử lại bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm chi phối. Đem tâm tình viết lịch sử và đọc lịch sử là chuyện muôn đời.
Sự gian trá, ngụy tạo tài liệu lịch sử lại càng trầm trọng hơn với thông tin điện tử. Thông tin trên internet hôm nay là sản phẩm đôi khi của tưởng tượng, nếu không là sự lập lại thành thật những dữ kiện đã bị nhào nặn, vô tình hay cố ý qua các trung gian.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể đa nghi về mọi sự việc, nhưng đôi khi, việc sử dụng óc phân tích, sự thông minh để phân biệt hư thực là điều cần thiết...

Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 và câu chuyện một luận văn..
Nguyễn Vĩnh Nguyên


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN0ZnZGhHTmo2QWs/edit?usp=sharing

… Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 vừa được trao tối 24.3.2014 tại Sài Gòn. Hạng mục Giải giáo dục năm nay gây chú ý đặc biệt khi chủ nhân là một nhà giáo dục người Mỹ có tư tưởng cấp tiến, một tên tuổi không xa lạ gì với những ai quan tâm đến Chương trình Fulbright, ông Thomas J. Vallely.


Năm 1994, ông Thomas J. Vallely với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè đồng nghiệp Việt Nam, đã tham gia thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Hiệu quả của chương trình giáo dục trên đóng góp vào nguồn nhân sự trí thức trẻ, nhân lực quản trị kinh tế theo xu hướng tiến bộ của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy. 20 năm sau, ông được mời tham gia trong một nỗ lực chung của Việt Nam và Mỹ ở dự án xây dựng Đại học có tên Fulbright Việt Nam.

Ông Thomas cho biết, dự án thú vị trên được truyền cảm hứng từ chính tư tưởng cải cách giáo dục, canh tân văn hóa của cụ Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. Qua việc phân tích, cắt nghĩa về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh trong việc chọn cải cách giáo dục làm trọng tâm canh tân, quyết định quỹ đạo phát triển đất nước, ông Thomas J. Vallely chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập đó là tự tách mình ra khỏi mối tương quan với giáo dục hiện đại của thế giới phát triển bên ngoài. Ông gọi đó là một “cạm bẫy tinh thần”, một sự tự cô lập trong cái gọi là “ngoại lệ Việt Nam”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét