Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương



Ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương...

Theo tục truyền, vua Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Linh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra một người con gọi là Lộc Tục. Sau, Ðế Minh truyền ngôi cho con trưởng làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Ranh giới nước Xích Quỷ lúc bấy giờ phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (tức Hồ Nam), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục, phía Ðông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (Tức là năm 2879 trước Tây Lịch) và lấy con gái Ðộng Ðình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, gọi là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Ðế Lai tên là Âu Cơ đẻ ra một lần 100 con trai. Sau này, Lạc Long Quân chia cho nàng 50 con để dắt lên núi, còn 50 con, ông đưa về hướng biển Nam Hải.

Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, sáng lập ra nước Việt Nam sau này...

"Vật đổi sao rời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích

Nước nguồn cây cối, đạo người nên nhớ đạo Hùng Vương".

Hai câu thơ khuyết danh này như muốn nhắc nhở chúng ta về công đức của tổ tiên. Ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, chúng ta không biết là ngày húy nhật của vua Hùng Vương nào, chỉ biết rằng người xưa đã biết chọn một ngày để con cháu về sau muôn đời có dịp tụ họp nhau lại mà nhớ đến tổ tiên, nhớ đến công đức của người đã sáng lập ra dòng họ, nhất là sáng lập ra quốc gia.



Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền đây là mộ của vua Hùng thứ 6.



Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ý NGHĨA LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzanZTVFhKNE5BYTA/edit?usp=sharing


… Hôm nay là ngày mồng 10 tháng 3, tức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, một đại lễ của dân tộc Tiên Rồng suốt mấy ngàn năm qua. Đây là một truyền thống "uống nước nhớ nguồn" trong nền văn hiến Việt, từng bị vùi dập suốt nhiều thập niên dưới sự cai trị của đảng cộng sản VN nhưng vẫn được người Việt hải ngoại duy trì trên những quốc gia tạm dung.

… Trải qua nhiều triều đại, ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vẫn là một đại lễ lớn của một dân tộc tự hào mình là "con Rồng cháu Tiên". Trước năm 1975, trong khi trên đất Bắc không có đại lễ này, thì tại miền Nam Việt Nam, các chính quyền VNCH vẫn long trọng xem ngày Giỗ Tổ là một quốc lễ, các cơ quan và trường học được nghỉ một ngày để tham dự các lễ hội. Suốt 30 năm sau ngày 30/4/1975, đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương gần như vắng bóng trên toàn đất nước, nhưng tại hải ngoại, các cộng đồng người Việt vẫn nỗ lực tổ chức ngày lễ này nhằm mục đích nhắc nhở nhau về nguồn cội của dân Việt, chung sức quang phục quê hương và dựng lại nền văn hiến của dân tộc.



Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương, Chủ Đề Nghìn Năm Giữ Nước


09/04/2014



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSkt6QUVlNkZtNHc/edit?usp=sharing




Đại lễ Quốc Tổ Hùng Vương ngày 5 tháng 4 năm 2014


… Westminster (Bình Sa)- - Tại công viên Siegle 14072 Chestnut St. Westminster vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 5 tháng 4 năm 2014, Hội Đền Hùng cùng các hội đoàn, đoàn thể và cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam California đã long trọng tổ chức Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương 4893 Việt Lịch năm 2014 với chủ đề "Nghìn Năn Giữ Nước." Tham dự buổi lễ có: Hội Đồng Liên Tôn, qúy vị đại diện tinh thần các tôn giáo, cùng các hội đoàn như: Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long; cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt; Trưng Vương; Hội Bà Triệu; Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt; Ban Tù Ca Xuân Điềm; Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ; Võ Đường Việt Võ Đạo, Cộng Đồng San Diego, Cộng Đồng Los Angerles; Ca Đoàn Vui Sống; Trung Tâm Văn Hóa Minh Đức; các Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng; Quảng Ngãi...


Hùng Vương


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYi1Ic2hyNGRTNU0/edit?usp=sharing

… Truyền thuyết khởi đầu

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương"[1].

Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân."[2].

Sách "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên)



Tại sao giỗ tổ Hùng vương là ngày 10 tháng 3


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVjMwc0RPVkVzRXM/edit?usp=sharing


… Bách Việt là tên gọi của 1 siêu tộc người có địa bàn cư trú khắp Đông nam Á, miền Hoa nam và bang ASSAM của Ấn độ.

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

- Câu đối trên đã xác định:Vua Hùng hay Hùng vương là tổ của cả dòng giống Bách Việt, Người Việt nam ngày nay là hậu duệ của chi tộc LẠC VIỆT, là chi duy nhất bảo lưu quốc thống của tổ tiên dòng giống HÙNG..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét