Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

THÁNG TƯ ĐEN… …VỌNG ĐẤT TRỜI

THÁNG TƯ ĐEN…
…VỌNG ĐẤT TRỜI


Đỏ là đỏ trái tim non
Tại sao đỏ hết giang sơn ngậm ngùi
Tháng tư đen, vọng đất trời
Nén nhang thiên cổ cho người tha hương
---

Tháng tư đen
Này, tim ta máu đỏ
Trời đất đen
Ai nhuộm đỏ trời Nam?

Cúi đầu thật thấp
Vì đâu vinh?
Vì đâu nhục?

Ngửa mặt lên cao
Làm sao nhớ?
Làm sao quên?

Biếc trời xanh…
Hư vô là bất tận
Làm sao không ngó xuống mảnh linh hồn?
Hay chỉ là dư âm trong tiếng hát
Hận trong lòng chôn nỗi nhớ nhung suông…

Tím thời gian
là rũ rượi không gian
Cờ xếp lại
Ủ ê đời chiến sĩ

Cờ thôi bay, giang son nằm đáy huyệt
Làm sao không chua xót chuyện vuông tròn
Nay chỉ còn dư âm trong kỷ niệm
Mảnh linh hồn, vạn nẻo, nhớ nhung suông…

Vọng tượng đài
Nỗi buồn xuyên thế kỷ
Biếc trời xanh
Đỏ ửng mạch tim non


Đỏ làm chi?
Từ tim hay từ lửa?
Đốt hồn ai, thử thách kẻ can trường

Tháng tư đen
Đỏ bừng cơn uất hận
Hạt mưa đen
Dòng máu đỏ còn tuôn

Biếc trời xanh
Hay tím cả thời gian
Hỏi nhân loại:
Cớ sao mình vong quốc?

Đen trời xanh
Và đỏ cả không gian
Trách lịch sử:
Tạo nên đời mất nước…

DNN April 2014

PHAN KHÔI - Một bài vận văn rất có giá trị về lịch sử-Hà Nội Chánh khí ca

(Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s. 777 (4.10.1928)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeFFCR0lCODNHZnM/edit?usp=sharing

… Năm Tự Đức thứ 35 (1882) là năm Nhâm Ngọ, cách nay 48 năm, Hà Nội thất thủ, quan tổng đốc bấy giờ là cụ Hoàng Diệu tử tiết. Sau khi cụ thác mấy ngày thì ở Hà Nội có bài nầy truyền ra; và người ta đọc lại đọc đi cho đến bây giờ.
Trước khi Văn Thiên Tường chết theo nhà Tống, có đặt một bài ca gọi là Chánh khí ca, kể sự mình giúp vua nhà Tống không thành công và phải chết, chớ không chịu hàng nhà Nguyên. Hà Nội Chánh khí ca là do nghĩa đó và nói việc xảy ra ở Hà Nội.
Bài nầy, theo người ta nói, của ông Ba Giai là một nhà văn sĩ ở Hà Nội lúc bấy giờ làm ra…

(Đọcthêm :http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_th%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_kh%C3%AD_ca)

Tân chính khí ca

https://drive.google.com/file/d/1UFMJMCcEEryfmr2rlP79mI8CLX-VQND26dqDM71u21sZMLFo26Eho-fdAtXb/edit?usp=sharing

… Chính khí ca là thi phẩm ca tụng sự tuẫn tiết của Hoàng Diệu khi Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1882. Tuẫn tiết là tự hủy thân xác và chết vì nghĩa lớn, vì lý tưởng mà mình theo đuổi. Nghĩa lớn nhất trong đời người là nghĩa đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc. Tuẫn tiết là nét đặc thù của một số nước Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản. Riêng Việt Nam, nhiều cuộc tuẫn tiết rất anh hùng đã diễn ra trong lịch sử, đặc biệt nhất vào năm 1975, khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ…

THƯA CÔ - EM CŨNG MUỐN TIN NHƯNG KHÔNG THỂ.

https://drive.google.com/file/d/1qpUMmDVP50RkpQBb9IgUDs_6KyHzYCpbkSDDHWQzns7zNmMoVnUjey6yVYyN/edit?usp=sharing

… “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước, thì không phải. Thưa cô! em nghĩ như vậy…”

Kính thưa Cô.

Đến tận bây giờ, gõ những giòng E-mail trần tình này gửi đến Cô em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết "Lịch Sử" hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… và hôm nay em cũng không phải gõ mail này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét