Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Tưởng Năng Tiến – Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập



Tưởng Năng Tiến – Hội Nhà Văn & Văn Đoàn Độc Lập



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNUNaT294eWJqWkk/edit?usp=sharing


… Nơi bìa sau cuốn sách, ngoài những tác phẩm chính đã xuất bản của tác giả, còn có in tựa bản thảo “những sáng tác bị công an tịch thu” (gồm ba cuốn tiều thuyết, hai tập thơ, một tập truyện ngắn, và một kịch bản phim truyện) khi họ đến bắt ông tại nhà – vào năm 1968.



Gần nửa thế kỷ qua, Hội Nhà Văn Việt Nam chưa bao giờ đặt câu hỏi về chuyện giam giữ Bùi Ngọc Tấn, và những sáng tác bị tịch thu (vĩnh viễn) kể trên. Trong bài tham luận, đọc tại thành phố Hải Phòng, vào ngày 25/11/2005, Bùi Ngọc Tấn đã kết luận bằng một “đề nghị” nhỏ:


“Vấn đề cuối cùng tôi muốn nói ở đây là ý kiến về Hội Nhà văn. Hội Nhà văn là một hội chính trị, nghề nghiệp như điều lệ Hội đã định rõ. Việc bảo vệ hội viên của mình nằm trong trách nhiệm của Hội. Giờ đây bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi ra đời và bị thu hồi tiêu huỷ đã được hơn năm năm, một thời gian đủ để có thể thẩm định về nó.



Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQklhQmVNUXFlXzQ/edit?usp=sharing


Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”


Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.".


Cho đến nay, công tác 'cải cách' vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.


Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay. Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.



TRẦN BÍCH SAN- NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
TỪ 1945 ĐẾN 1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNmN0MHRCZk90eWs/edit?usp=sharing

… Ngày 09/03/19945 Nhật đảo chính Pháp, Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Nhật tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc Đông Dương. Hai ngày sau, 11/03/1945, Viện Cơ Mật Triều Đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hiệp Ước Bảo Hộ năm Nhâm Tuất 1884 với Pháp, Việt Nam khôi phục chủ quyền. Ngày 17/04/1945, Bảo Đại (1) cử Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Bộ, Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Bộ, và học giả Trần Trọng Kim (2) được giao việc thành lập chánh phủ (3). Hoàng Xuân Hãn (4), Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật trong nội các Trần Trọng Kim, sau khi nhậm chức đã cùng các giáo sư tên tuổi (5) bắt tay ngay vào việc soạn thảo một chương trình giáo dục dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ để thay thế chương trình giáo dục Pháp Việt (Enseignement Franco-Indigiène). Chỉ hơn một tháng sau, Chương Trình Hoàng Xuân Hãn hoàn thành và được Hoàng Đế Bảo Đại ban hành bằng dụ số 67 ngày 03/06/1945. Đây là chương trình giáo dục Việt Nam đầu tiên được áp dụng trên toàn quốc niên khóa 1945-1946 (6).

NHÌN LẠI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG HÒA

Tài liệu sưu tầm.

Quê Hương

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMFBFcVByN2dyQTQ/edit?usp=sharing

...Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Nguyễn Thanh Liêm - Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbHlJV0FZTURVX2M/edit?usp=sharing


… Học Thế Nào - xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67. Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:...


Lâm Văn Bé - Giáo dục Việt Nam không giống ai

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeTlDanBSQ2hfSTg/edit?usp=sharing

…Trong hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung Ương đảng khóa XI họp vào tháng 10 năm 2012 để thảo luận về cải tổ giáo dục, Tiến sĩ Hoàng Tụy, một nhà giáo lão thành và nhà toán học quốc tế đã phát biểu : Giáo dục của ta đang lạc điệu không giống ai, sự «không giống ai» nầy đôi khi chúng ta tự coi là bản sắc độc đáo để tự hào và cố gìn giữ. Sự lạc hướng, lạc điệu nầy nhìn từ gốc vấn đề tức là từ triết lý giáo dục, tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói cách khác, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người…

Cũng trong buổi hội thảo nầy, bà Nguyễn thị Bình, nguyên Phó Chủ Tịch nước, một trong số ít người của Phong Trào Giải Phóng Miền Nam còn «sống sót » đã tuyên bố : Giáo dục VN đi ngược quy luật và GS Nguyễn Xuân Hãn, Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Quốc Gia đã nói rõ hơn một tác hại trầm trọng của chánh sách giáo dục: Chương trình và sách giáo khoa hiện nay có hại cho học sinh. (Hoàng Tụy. Giáo dục của ta đang lạc điệu /giaoduc.net.vn ngày 01/10/2012)

Chuyện giáo dục VN là chuyện dài bất tận. Trong giới hạn trang giấy, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề chính yếu mà nói theo ngôn từ cộng sản là những vấn đề «nổi cộm, bức xúc». Trái với thông lệ, bài viết căn cứ vào một số tài liệu xuất xứ từ trong nước và càng trái với thông lệ hơn, trong lãnh vực giáo dục, chúng tôi ít tìm thấy những bài viết ca tụng, thổi phồng thành tích, trừ những văn bản của chính phủ hay của các văn nô. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi có đủ can đảm bỏ nhiều thời giờ để tổng hợp một số vấn đề mà giáo sư Hoàng Tụy gọi là « không giống ai».

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét