Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Chúc Mừng Năm Mới 2021

 


Thân Kính Chúc Quý Bằng Hữu và Gia Quyến một năm mới An Khang và nhiều Sức Khỏe.

Bản tin ngày Thứ năm 31 tháng 12 năm 2020

Câu chuyện cuối năm 2020

Gs. Chu Chỉ Nam – Cách Mạng hay cải cách cho Việt Nam

(Bài do Gs viết năm 2005)

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/18BV4PnN56ieyNQ_zBI1QE0zqiiWGDYyc/view?usp=sharing

Nhìn vào tình hình Việt Nam hiện nay, gần như tất cả mọi người đều đồng ý là phải có thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào?  Thay đổi đến mức độ một cuộc cách mạng hay chỉ thay đổi trong vòng cải cách ?

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề.

I)                  Cách mạng là gì ? Cải cách là gì ?

 Cách mạng là một cuộc thay đổi rộng lớn, có tính chất tòan phần và mau lẹ. Trong khi đó cải cách là một cuộc thay đổi nhỏ, có tính cách bán phần và chậm. Trền phương diện chính trị và xã hội, cách mạng nhằm thay đổ cả một chế độ. Trong khi đó, cải cách  vẫn duy trì chế độ và chỉ chủ trương thay đổi một vài cơ chế nhỏ của chế độ. Nhìn theo bình diện cơ cấu, cách mạng chủ trương thay đổi 3 cơ cấu chính của một xã hội. Đó là: thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự hiện hành của xã hội đó. Trong khi cải cách chủ trương vẫn giữ thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội; nếu có thay đổi là thay đổi một vài cơ cấu nhỏ, một vài nhân sự của chế độ này.

8 sự kiện nổi bật châu Á năm 2020

Hải Lam

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1GwfGwuISkkYA8QE7OaqMDm2YnIs0N1kc/view?usp=sharing

Năm 2020 đang khép lại, dưới đây là một số sự kiện nổi bật ở châu Á theo góc nhìn của tờ SCMP.

Huỳnh Ái Tông - Độc giả sách báo miền Nam là những ai?

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1GXYUMQWTZNlzY0jc1jwYB2iuMu9-Y2GB/view?usp=sharing

Chúng ta đọc lại hồi ký “41 Năm Làm Báo” của Hồ Hữu Tường để biết độc giả ở Miền Nam đối với báo chí như thế nào, đó là thời kỳ báo Nam Phong của Thượng Thư Phạm Quỳnh vào khoảng năm 1917

Huỳnh Ái Tông (Văn học miền Nam 1954-75, Q.1)

“Cha mẹ tôi là tá điền của người cậu bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậu bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí này (Nam Phong). Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 31 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ndtBuwRyDnDAOkc58cgY-IvSL35fIqyG/view?usp=sharing

5 viễn cảnh nước Mỹ trước Trung Quốc nếu Biden đắc cử, theo các chuyên gia

Tiểu Mai  DKN 

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1SEZj9DQwLkuFYKTt9d7ZA3vUTT20d7tN/view?usp=sharing

Tác giả Madeline Osburn trích dẫn nhận định của 5 chuyên gia phác họa những viễn cảnh u ám của nước Mỹ trước một chính sách ngoại giao Trung Quốc yếu nhược của Joe Biden, nếu ứng viên Đảng Dân chủ trở thành tân tổng thống.

Dưới đây là nguyên văn bài viết được đăng trên tờ The Federalist:

Khi Donald Trump ra tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông tuyên bố sẽ tiến hành cải tổ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, điều mà ông cho là đang tàn phá các nhà máy của Mỹ, làm thất thoát hàng triệu việc làm của người dân Mỹ. Trong suốt chính quyền của mình, ông đã không ngừng chống lại quốc gia cộng sản này trước những yêu sách phi pháp của họ ở khu vực Thái Bình Dương, việc họ tước đoạt trắng trợn quyền tự trị của Hồng Kông và việc họ che đậy sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán.

 

Thái Hà (Cai Xia) -  Một Đảng Thất Bại : Một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh

The Party That Failed - An Insider Breaks With Beijing

Thái Hà (Cai Xia)

CAI XIA là Giáo sư tại Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2012. Bài luận này được dịch từ tiếng Trung bởi Stacy Mosher.

 Dịch từ bản tiếng Anh của Stacy Mosher

Foreign Affairs, số tháng 1 và 2 -2021, The Party That Failed An Insider Breaks With Beijing Cai Xia (foreignaffairs.com)

Người dịch: Huỳnh Hoa

https://drive.google.com/file/d/1ONY5xkeAqjXYVcJjX8a9ecSV_5Ys8XBE/view?usp=sharing

Khi Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên cầm quyền năm 2012, tôi tràn trề hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư một trường uy tín chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đủ hiểu biết lịch sử để kết luận rằng thời điểm Trung Quốc mở cửa hệ thống chính trị đã qua rồi. Sau một thập niên trì trệ, ĐCSTQ cần cải cách hơn bao giờ và Tập, tỏ dấu hiệu cho thấy là người có thiên hướng thay đổi, dường như sẽ là người dẫn dắt cuộc cải cách đó.

Nguyễn Quang Duy - Tự do báo chí dưới thời Tổng thống Trump.

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1nMjfdOPRO368NbjohOdQdGNUv7lV-DVQ/view?usp=sharing

Chúng ta thường nghe nói: “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, nó có thể đúng ở nhiều nước nhưng không đúng ở Mỹ.

Tổng thống Mỹ có quyền ký sắc lệnh và Quốc Hội Mỹ có quyền ban hành đạo (dự) luật, nhưng người dân có quyền thách thức mọi sắc lệnh và đạo luật để luật pháp phải luôn trong vòng Hiến Pháp cho phép.

Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Mỹ nêu rõ: “Quốc hội không được quyền ra luật… ngăn cản tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc ngăn cản hội họp ôn hòa, hoặc cấm đoán người dân khiếu nại về việc làm của chính phủ.”

Khái niệm đã thế nên một bài viết ngắn không thể đi sâu vào chi tiết của từng vấn đề, tôi chỉ xin đưa ra một bức tranh tổng quát để có thể hình dung được quyền tự do báo chí tại Mỹ.

7 khủng hoảng lớn tiềm ẩn trong năm 2021 của Trung Quốc

Đông Phương - Ngọc Trân

31/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1wS7GQObp-Q7n4Bbag6WrTtjsVq4TDnVk/view?usp=sharing

Mặc dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như dịch bệnh ở Trung Quốc đã dịu đi, nền kinh tế cũng dần tăng trưởng, và mọi thứ dần trở lại bình thường, nhưng có lẽ sự thực không phải vậy. Có ít nhất 7 rủi ro hoặc khủng hoảng đang rình rập dưới vẻ ngoài “yên bình” này của Trung Quốc, và chúng rất có khả năng sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ cuối năm nay đến cuối năm sau.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 30 tháng 12 năm 2020

Jackhammer Nguyễn - Trường hợp Vũ Đức Đam: Thất bại của ảnh hưởng phương Tây đối với giới lãnh đạo CSVN

30/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1EjYkiOb0XWXuz1Y3KoRgX2dHxdRLTbzg/view?usp=sharing

Hàng nội được trọng hơn hàng ngoại

Đương kim phó thủ tướng Vũ Đức Đam là một người được phương Tây tư bản chủ nghĩa đào tạo. Sau khi học hết trung học tại Việt Nam ông được sang Vương quốc Bỉ học kỹ sư. Nước Bỉ nằm ngay sát trung tâm tư bản chủ nghĩa và thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới, Amsterdam.

So sánh với các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, ông Đam là người duy nhất được đào tạo như thế, dù ông không phải là UV Bộ Chính trị. Các ông khác, nếu có học ở nước ngoài thì học ở các nước cộng sản cũ, trước khi bức màn sắt sụp đổ, như các ông Nguyễn Phú Trọng (Liên Xô), Vương Đình Huệ (Slovakia), Phạm Minh Chính (Rumani), Nguyễn Thiện Nhân (CHDC Đức).

Trúc Chi  -Nhà tù Mỹ,  Nhà tù Việt

30/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1tNbm9bkSKE_nbKgHQIybuxrx69O_DdVL/view?usp=sharing

Nhà tù Mỹ biến một tội phạm thành người tốt và có ích cho chính phủ Việt Nam.  Thế còn với nhà tù XHCN những người tốt này sẽ ra sao?

Tù Mỹ

Hiếu PC một cái tên bỗng nhiên lại được nhắc đến khi Hiếu về đầu quân cho một công ty an ninh mạng Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.

Người ta nhắc đến nhiều vì Hiếu là một cựu tội phạm mạng nổi tiếng đã từng ngồi tù 7 năm ở Mỹ trước khi được trả tự do và về Việt Nam cách đây vài tháng.

Không ít người cho rằng Hiếu-một cựu tội phạm- lại đầu quân cho chính phủ Việt Nam với ít nhiều mỉa mai.

Lee Nguyen  - Chủ nghĩa thực dân mới của Việt Nam trên đất Campuchia

Kỳ 2: Khai thác và buôn lậu gỗ

Campuchia cấm xuất, Việt Nam vẫn “nhập”.

30/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1OfqzX3WlHHASvv6z0R55ODEL-vy66H15/view?usp=sharing

Bài viết dựa trên dữ liệu và báo cáo điều tra của các tổ chức quốc tế Global Witness (Anh), Environmental Investigation Agency (Anh), World Bank; các tổ chức phi chính phủ Campuchia LICADHO, Adhoc Cambodia, Sahmakum Teang Tnaut; các tờ báo của Campuchia Cambodia Daily, Phnompenh Post; và các nguồn uy tín khác.

Tác giả sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân mới” (neo-colonialism) dựa trên các định nghĩa của học giả Kwame Nkrumah, cũng như định nghĩa của học giả Sandra Halperin trên từ điển Britannica. Theo đó, chủ nghĩa thực dân mới là việc một quốc gia kiểm soát và bóc lột một quốc gia kém phát triển hơn dựa trên những công cụ gián tiếp như đầu tư, viện trợ, cho vay… Một ví dụ thường được dẫn chiếu, mặc dù gây tranh cãi, là sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi. Tác giả hiểu rằng việc gọi ảnh hưởng của Việt Nam ở Campuchia là “chủ nghĩa thực dân mới” cũng sẽ gây ra những tranh cãi tương tự.

Chính Luận Trần Trung Đạo – Diễn biến, Chống diễn biến và Tự diễn biến hòa bình

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1m9jfsfrngTYuoq93_Rg3yEi4CQ0zFI5w/view?usp=sharing

Tháng 4/1994, trước làn sóng cách mạng dân chủ diễn ra tại Đông Âu, “diễn biến hòa bình” vốn là một đe dọa, đã được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa lên hàng nguy cơ, và là một trong bốn nguy cơ hàng đầu trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Từ đó đến nay, đại hội X sang đại hội XI cũng như trong các văn kiện đảng, tập huấn, hội nghị, sách vở của nhà xuất bản chính trị quốc gia nhiều lần nhắc nhở đến nguy cơ này.

Định nghĩa “diễn biến hòa bình”

Theo Từ điển Bách khoa xuất bản tại Việt Nam 2005, diễn biến hòa bình được định nghĩa: “Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v… Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ…”

Bs. Quỳnh Lan: Chích ngừa Covid

30/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1boYME-CLAr2ryJpdeo_zpV5TNGbyguAY/view?usp=sharing

Thật sự mà nói khi mình mới biết về vắc xin COVID thì cảm thấy hồi hộp và sợ hãi. Có nhiều lần đã trò chuyện với các đồng nghiệp nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú là quá trình phát triển gấp rút ko biết có an toàn hay ko? Thử nghiệm thì chỉ được vài tháng nên còn rất nhiều vấn đề chưa hiểu rõ. Cho nên mình rất hiểu và thông cảm khi người dân không tin tưởng. Đó là phản ứng bình thường đối với thông tin mới và đây cũng là thời gian nhiều stress và uncertainty. Nhưng sau khi tìm hiểu thêm và đọc nội dung/kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng thì mình thấy an tâm hơn và đã quyết định tiêm trong khi các cuộc thử nghiệm không có các bà mẹ đang cho con bú.

Mình là bác sĩ làm trong bệnh viện, thường chăm sóc bệnh nhân COVID nên được tiêm vào đợt đầu tiên. Từ lúc FDA phê duyệt cấp phép sử dụng khẩn cấp thì đã có gần 2 triệu người được tiêm ở Mỹ.

Thế giới đầy ma quỷ… vẫn có thiên thần xuất hiện

29/12/2020

https://vietquoc.org/the-gioi-day-ma-quy-van-co-thien-than-xuat-hien/#more-34057

Một quả bom tấn nổ ở thành phố Nasville tiểu bang Tennesese làm hư hại trụ sở dữ liệu công ty AT&T trong ngày Giáng Sinh  25/12/2020, tin tức đưa lên truyền hình với hình ảnh đổ nát pha lẫn tiếng chuông nhà thờ vang vọng đâu đó làm cho cảnh Giáng Sinh buồn với đại dịch virus Vũ Hán lại càng ảm đạm thêm.

Hằng năm Lễ Giáng Sinh người thân tụ họp bên cây Noel vui vẻ trò chuyện nồng ấm. Đặc biệt trẻ em chạy tung tăng chờ đến giờ mở quà Noel… Năm nay, những gói quà Giáng Sinh được đưa đến trước cửa rồi lái xe đi như xe tài xế Amzon giao hàng… tình thương Giáng Sinh năm 2020 được gói trọn trong im lặng, tức tưởi dưới áp lực của đại dịch Virus Vũ Hán.

Những kiến thức của Tiến sĩ Bonnie Henry nói về đại dịch Coronavirus-2

29/12/2020

https://vietquoc.org/nhung-kien-thuc-cua-tien-si-bonnie-henry-noi-ve-dai-dich-coronavirus-2/#more-34058

Bác sĩ Henry là chuyên viên Y tế Tỉnh bang British Columbia, Canada là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm vị trí này. Bà cũng là giáo sư tại Đại học British Columbia. Bà am tường kiến ​​thức về dịch tễ học và là chuyên viên y tế công cộng và y tế dự phòng. Bà ấy cũng đến từ Prince Edward Island (PEI).

Những kiến thức của Tiến sĩ Bonnie Henry nói về đại dịch virus Vũ Hán:

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 30 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1KZCsD8tYHDM5BZRmxgmGs_7DFs0Pjjqv/view?usp=sharing

Trung Quốc chặn thông tin về cuộc điều tra nguồn gốc virus corona

Vũ Hán có thể đã nhiễm virus cao gấp 10 lần công bố chính thức

30/12/2020

https://drive.google.com/file/d/10cNt6Rafe2JumuOwC3LVGHdTiukbs01M/view?usp=sharing

Hơn một năm kể từ ca nhiễm virus corona ở người đầu tiên được ghi nhận, một cuộc điều tra của AP cho thấy chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tất cả các nghiên cứu về nguồn gốc của virus, họ chặn một số thông tin, trong khi lại tích cực thúc đẩy các giả thuyết cho rằng nguồn gốc của virus có thể là từ bên ngoài Trung Quốc.

AP thấy rằng chính phủ Trung Quốc tài trợ hàng trăm nghìn đô la cho các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của virus ở miền nam Trung Quốc. Nhưng theo các tài liệu nội bộ mà AP thu thập được, chính phủ giám sát các kết quả nghiên cứu và yêu cầu rằng việc công bố bất kỳ dữ liệu hoặc kết quả nghiên cứu nào cũng phải được sự chấp thuận của một lực lượng chuyên trách mới do nội các Trung Quốc quản lý, nhận lệnh trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhờ một vụ lộ thông tin hiếm hoi từ nội bộ chính phủ Trung Quốc, hàng chục trang tài liệu chưa từng được công bố đã xác nhận điều mà nhiều người đã nghi ngờ từ lâu: Có cuộc trấn áp thông tin theo lệnh từ cấp cao nhất.

Nguyễn Hoàng Dũng – Hoa Kỳ trước giờ G

30/12/2020

https://drive.google.com/file/d/175a7t_Xti4Vg3Ulih4hoa4CzYb0NT2lK/view?usp=sharing

Bài viết trước đã cố gắng tiên lượng những gì có thể xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, từ sau ngày 14/12/2020 cho tới trước ngày 6/1/2021. Kỳ này xin được tiếp tục với những kịch bản khả dĩ có thể xảy ra vào ngày 6/1/2021, khi cả Thượng viện (TV) lẫn Hạ viện (HV) Hoa Kỳ (HK) họp phiên đặc biệt kiểm đếm và bình xét phiếu Đại cử tri (ĐCT) từ 50 tiểu bang và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (HTĐ, District of Columbia) để bầu chọn chính thức chức vụ tổng thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2021 - 2025. Bởi đây là cuộc bầu cử chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 244 năm lập quốc HK, cho nên cần lưu tâm đến bối cảnh khác thường của nó trước khi muốn phân tích những diễn tiến trong ngày 6/1/2021 này

Joe Biden lại hớ hênh hay cố tình hớ hênh?

Đông Bắc

https://drive.google.com/file/d/1pTOqXwNOOeHFg5-vdPzIyZiuhCCbXSLT/view?usp=sharing

Khi cuộc chiến pháp lý của Tổng thống Trump vẫn đang tiếp tục thì chính quyền “giả định” Joe Biden ngày 30/12 tiếp tục gọi bà Kamala Harris là “tổng thống đắc cử” thay vì “phó tổng thống đắc cử”. Liệu có phải nằm trong “kế hoạch” dự trù của Đảng Dân chủ?

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Joe Biden “lỡ miệng” nói như vậy, và phải chăng nằm trong “lộ trình” toan tính của Đảng Dân chủ. Ngay từ ngày 16/9, Joe Biden đã làm dấy lên những lo ngại về thể lực và tâm trí của ông cho chức vụ tổng thống, khi ông trả lời các phóng viên ở thành phố Tampa (Florida) rằng, Nhà Trắng sẽ do Thượng nghị sĩ Kamala Harris và ông lãnh đạo, sẽ tạo thêm cơ hội không chỉ cho các cựu chiến binh mà cả các gia đình quân nhân.

Ông Joe Biden phát biểu: “Chính quyền Harris-Biden sẽ khởi động lại nỗ lực đó và tạo điều kiện hơn cho các vợ/chồng quân nhân và các cựu chiến binh trong sự nghiệp có ý nghĩa…”. 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 29 tháng 12 năm 2020

Lee Nguyen  - Chủ nghĩa thực dân mới của Việt Nam trên đất Campuchia

Kỳ 1: Chiếm đất

Khi chính quyền Campuchia móc ngoặc với doanh nghiệp Việt Nam, người dân bản xứ lâm vào cảnh khốn cùng.

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VQG-lDlTN-7sFqseje3ic7dLEHcgi7vb/view?usp=sharing

Ở Ka Nat Thum, dân làng bị lừa mất đất nông nghiệp một cách không tự nguyện thông qua việc điểm chỉ ngón tay cái. Một công ty đã giết trâu để tổ chức một bữa tiệc. Dân làng được mời đến, họ được yêu cầu điểm chỉ lên một tờ giấy. Dân làng nói rằng họ không biết tờ giấy viết gì, nhưng được công ty giải thích là biên bản trợ cấp thuốc và quần áo cũ. Cuối cùng, dấu điểm chỉ hóa ra là chữ ký để giao đất cho công ty.

Từ năm 2013, VRG đã kiểm soát hơn 130.000 ha đất ở Campuchia – một khu vực rộng tương đương thành phố Delhi (Ấn Độ) hoặc Los Angeles (Mỹ), và gấp hơn 13 lần giới hạn sở hữu đất mà pháp luật Campuchia cho phép. Không có đất để canh tác, nhiều gia đình bị rơi vào cảnh nghèo khó. Ở tỉnh Ratanakiri, dân làng nói rằng thực phẩm khan hiếm đến nỗi họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi con cái đi làm phu ở đồn điền cao su của VRG.

Việt Nam – Năm 2020 là năm thành công nhất trong 5 năm qua?!

Thanh Bình

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1l2XoaoWTb_bH5F9OviSO6tUn4Uxe6HiV/view?usp=sharing 

Có lẽ thành tích năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua là đã được tính trên việc giả định loại trừ những hệ lụy mà dịch Covid đã – đang xảy ra tại Việt Nam.

“Mặc dù không hoàn thành một số chỉ tiêu, chủ yếu do nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với kết quả thành tích đặc biệt có ý nghĩa để nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, niềm tin với Đảng, tính ưu việt của chế độ” – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhận định.

Với phát biểu trên, cho thấy rất có khả năng ông Nguyễn Xuân Phúc lại được Đảng tin cậy để phân công ông tái nhiệm vị trí Thủ tướng ở nhiệm kỳ mới sắp tới đây của Quốc hội.

Có thật là năm 2020 là năm thành công nhất trong 5 năm qua?

Heimkhemra Suy - Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?

Nguồn: Heimkhemra Suy, “No simple solution to China’s dominance in Cambodia”, East Asia Forum, 26/12/2020.

Trần Hùng biên dịch

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1hpi45DqvgjwCuIC0nC6iPT4PAm86R5eu/view?usp=sharing

Campuchia cung cấp thực phẩm, dầu thô và các tài nguyên khoáng sản khác cho Trung Quốc. Và trong khi các công ty Trung Quốc ở Campuchia tạo ra một số việc làm, sự tương tác hạn chế với các công ty trong nước có nghĩa là có rất ít cơ hội phát triển kỹ năng cho công nhân Campuchia. Điều này khiến các ngành do Trung Quốc thống trị ở Campuchia như sản xuất hàng may mặc trở nên mong manh và không bền vững. Các khoản đầu tư đáng kể của Trung Quốc cũng đổ vào sòng bạc và bất động sản, nơi lợi ích chủ yếu chảy vào túi một vài tầng lớp có đặc quyền trong xã hội Campuchia.

Đáng tiếc là viện trợ và đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia lại thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, điều có thể góp phần gây ra nạn tham nhũng, các cách làm không đúng chuẩn và suy thoái môi trường trên diện rộng. Tập đoàn Ưu Liên (Union Development Group) của Trung Quốc được cho là đã phá 36.000 ha rừng trong công viên quốc gia lớn nhất Campuchia, Botum Sakor, để phát triển các dự án. Và một nửa trong số 4,6 triệu ha đất đang cho thuê của Campuchia là dành cho các công ty Trung Quốc.

Truong Nguyen Nam Huy  - Tiểu luận Harvard

ByIAN BUI

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1zRpaQOGdEdjZeskGx3_pOioNOLlP71dC/view?usp=sharing

Dù vô cùng thù ghét cộng sản, năm 1981 bố tôi phải gia nhập Đảng Cộng sản để được ra khỏi quân đội và kiếm được việc làm trong guồng máy Nhà nước. Đến năm 1993, bố tôi được học bổng du học Nga, nhờ vậy gia đình tôi sang định cư ở Moscow. Nơi đây chúng tôi được hưởng ít nhiều không khí tự do. Không còn bị gò bó bởi chính quyền Việt Nam, bố tôi và một người khác mở một xưởng may nhỏ, mướn căn hộ một phòng, và gửi chị em tôi học tại những trường danh giá ở Moscow. Với nhiều người, đây là một câu chuyện có cái kết tốt đẹp, và dĩ nhiên tôi luôn cảm tạ trời đất đã ban phước cho gia đình mình. Nhưng tôi vẫn cảm thấy bất ổn khi nghĩ đến việc bố mẹ đã phải chối bỏ lòng vị kỷ và bao dung để tìm tự do.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 29 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1bRCvb3KhZQB4o66VjDt7X6_lqVkwqusK/view?usp=sharing

Trung Quốc dẹp im tiếng nói và viết lại lịch sử Covid ra sao?

BBC News

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/116K3igYjASculD0ee2UgvObH-bo9ffFC/view?usp=sharing

China has celebrated victory over the coronavirus this year

Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với hai thách thức lớn; một căn bệnh không rõ đe dọa xé toạc dân số và làn sóng những tiếng nói trên mạng kể cho thế giới chuyện gì đang xảy ra.

Vào cuối năm 2020, điểm qua các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát chi ra rằng dường như cả hai vấn đề trên đều nằm trong tầm kiểm soát.

Phóng viên BBC là Kerry Allen và Zhaoyin Feng cùng ghi nhận lại những người kiểm duyệt trên mạng của chính phủ Trung Quốc, những người đã làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết để ngăn các thông tin tiêu cực, về người dân cố gắng vượt qua Vạn lý tường lửa và cách bộ máy tuyên truyền viết lại câu chuyện.

Doanh nghiệp Trung Quốc ‘khốn khổ’ với các chính sách của ông Tập

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1_sRfEQX8Hh4oJ3-gi3xmuWisQlUWgAMv/view?usp=sharing

Sự can thiệp của Bắc Kinh vào các ngân hàng sẽ gây ra cuộc khủng hoảng tiền mặt đối với Trung Quốc. Việc quan chức có thể can thiệp vào quyết định cho vay vô hình chung đặt số phận của doanh nghiệp vào tay đảng và chính phủ, theo Nikkei.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ “cấm các công ty độc quyền và ngăn chặn việc mở rộng vốn một cách tùy tiện” với lý do hạn chế thị phần của các công ty độc lập khổng lồ. Việc này đã tập trung nguồn lực và quyền lực vào tay ĐCSTQ, chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.

Theo Nikkei, nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy một thông cáo từ Suning Appliance Group, nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc, nói rằng họ “đã chuyển tiền vào tài khoản của mình để mua lại trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào ngày 16/12”.

Đỗ Kim Thêm -Tóm lược các biến cố quan trọng xảy ra trong năm 2020

Đỗ Kim Thêm

28-12-2020

https://drive.google.com/file/d/1Tg3z95_Uimsr3RTZ6FLhjIbEpIhrgo-T/view?usp=sharing

Afghanistan bắt gián điệp ĐCSTQ hé lộ bàn tay ma quỷ Bắc Kinh

Đại Minh

29/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1BMUYZU-8ViWe-u32Wda3sc232tN5bFV2/view?usp=sharing

Rõ ràng, các yêu cầu của Afghanistan đã đặt ĐCSTQ vào tình thế khó xử. Một mặt, nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh công khai xin lỗi, không những thể diện của họ bị tổn hại, họ còn bị kết tội thông đồng với các tổ chức khủng bố, và danh tiếng quốc tế vốn đã khét tiếng của họ sẽ càng thêm thảm hại. Mặt khác, nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh không chịu xin lỗi công khai và chuyển trách nhiệm cho 10 người Trung Quốc, ngoài việc không thể dứt bỏ được ràng buộc của chính mình, họ cũng sẽ không thể bảo toàn thể diện, đồng thời cũng sẽ để cho những gián điệp phục vụ cho ĐCSTQ hiểu rõ vị trí của họ trong mắt ông chủ. Đây là lý do tại sao ĐCSTQ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, đang cố gắng hết sức để thuyết phục Tổng thống Ghani giữ bí mật, bởi vì bí mật có không gian cho họ hoạt động, mới có thể giữ thể diện của họ.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 12 năm 2020

Chuẩn bị bắt Lê Thanh Hải – cái cớ để Nguyễn Phú Trọng bám ghế?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/10geXFH8kuZcIQIEnLNqyeJXCrvI9LoR7/view?usp=sharing

Đây là kịch bản cũng có khả năng, đặc biệt nếu ông Trọng hứa sẽ bàn giao vị trí chủ tịch nước sớm để dập tắt những chỉ trích rằng sức khoẻ yếu sẽ khiến ông không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi ở lại thành công, ông có thể giúp tổng bí thư mới củng cố quyền lực trong khi chuẩn bị một người khác có thể hợp tác suôn sẻ với tổng bí thư mới để tiếp quản chức chủ tịch nước của mình.

Việc tính người kế nhiệm đến nay vẫn còn đang trong bí mật. Liệu các tính toán của ông Trọng như thế nào cũng cần phải chờ xem.

Trần Văn Chánh - Hiện Trạng Dân Trí, Quan Trí Và Dân Khí Của Người Việt

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1AIBhD0o3cRrOU4Xs9A__af8FFS_y0Klc/view?usp=sharing

Với sự phân tích khách quan về dân trí, quan trí và dân khí cùng vài gợi ý đề nghị sơ lược như trên, các nhà đương cuộc có trách nhiệm hiện nay tất yếu đang phải đứng trước một trong hai lựa chọn quyết định mang tính lịch sử: Hoặc quý vị cứ tiếp tục ngu dân và làm thui chột dân khí bằng tất cả những gì cũ kỹ đã làm từ trước tới nay (như trấn áp dân chủ…) để tiếp tục giữ được chính quyền nhưng dân tộc thì bị lụn bại; hoặc quyết tâm chuyển hướng sang phương châm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, mà trong tình hình hiện nay, “chấn dân khí” là vô cùng quan trọng, để đất nước Việt Nam trở nên hùng cường có thể sánh vai cùng các bè bạn năm châu trên thế giới.

Từ Thức - Seadrift, Một Bi Kịch Việt Mỹ

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1YMHR6torcOwZdBK9KUJFZ5n-GC3fhvBV/view?usp=sharing

Đã đến lúc, muộn còn hơn không, phải có một cuốn phim giải thích, cho những người không theo dõi thời sự hiểu: nếu không có Cộng sản, người Việt Nam, vốn gắn liền với ruộng vườn, làng xóm, không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ làng lên tỉnh, chưa nói chuyện hy sinh tính mạng, trèo lên thuyền, vượt biển tìm đất sống, nơi xứ lạ quê người.

Chúng ta cần, khẩn cấp, một cuốn phim để nói với thế giới chúng tôi là ai, tại sao chúng tôi phải trôi giạt chân trời, góc biển. Chỉ có ngôn ngữ điện ảnh làm được chuyện đó, nhưng phải có một cuốn phim đáng gọi là một tác phẩm điện ảnh. Không phải là những phim tài liệu, tuyên truyền ngây ngô, chắp vá.

Ngày nay, lớp trẻ Việt Nam đã có nhiều người theo học nghề phim ảnh, không lẽ không có ai đủ khả năng? Và nhiều người Việt thành công, trở thành triệu phú ở nước ngoài, nên nghĩ tới chuyện tài trợ một dự án nghệ thuật có ý nghĩa, có tầm vóc, hơn là bỏ tiền làm những chuyện đồng bóng, vụn vặt, vớ vẩn.

Huy Phương - Văn hóa… phong bì!

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1kbAShQwEZahrBhcgU2cqhW79qGSDOjAl/view?usp=sharing

Chuyện kể một bác sĩ trước giờ mổ bệnh nhân, đã muối mặt làm lơ không nhìn giáo sư y khoa cũ của mình là thân nhân đi theo người bệnh để nhận phong bì mấy triệu bạc. Ngày hôm sau, ông bác sĩ giải phẫu này tìm đến nhà người thầy cũ, trả lại phong bì, và xin lỗi, chua xót nói với thầy: “Xin thầy tha lỗi cho con. Hôm qua nếu họ biết con là người quen của thầy, không nhận phong bì của thầy thì thân nhân của thầy sẽ bị nguy hiểm. Trong một ca mổ con không thể làm gì khác hơn, phải chi cho chuyên viên gây mê, y tá, y công… để cho họ làm tốt cho người nhà của thầy!”

Đối với  các cơ quan nhà nước như quan thuế, công an và cả tòa án thì “ngày” của họ là tất cả mọi ngày trong năm. Điều ơn nghĩa trong văn hóa Việt Nam trở thành thứ “văn hóa phong bì” hối lội trắng trợn ngày nay.

Trần Tái Phùng  - Mỹ "triệt hạ" tham vọng siêu cường công nghệ của Trung Quốc Việt Nam hưởng lợi

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1ZxzOgN3vvPj6HWYvG38cXseeL7N9z3A3/view?usp=sharing

Một số ý kiến cho rằng Việt Nam đang là điểm đến của nhiều công ty trên thế giới vì chi phí thấp, nhưng không hẳn là như vậy. Chi phí sản xuất ở Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Việt Nam được chọn vì ngành sản xuất và công nghiệp đang dịch chuyển sang sản xuất cấp cao. Điều đó được thể hiện qua việc Việt Nam đang có nhiều công ty công nghệ cao đến từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Ngoài ra, không nên quên rằng các công ty lớn trên thế giới đã đến Việt Nam. Google và Microsoft đều tìm cách chuyển nhà máy đến Việt Nam hoặc ít nhất là ra khỏi Trung Quốc. Tháng 4/2020, Google đã bắt đầu sản xuất điện thoại mới Pixel 4A tại Việt Nam. Điện thoại Pixel 4A có ý nghĩa rất lớn vì đây là sản phẩm bán chạy thứ 6 ở thị trường Mỹ. Microsoft cũng có những động thái đầu tiên hướng tới sản xuất dòng máy tính Surface mới tại Việt Nam trong quý 2/2020. Vì vậy, rất có thể Việt Nam sẽ trở một công xưởng sản xuất toàn cầu mới.

Thủy điện hay di sản: Lào sẽ mất Luang Prabang?

27/12/2020

 (Hydropower vs Heritage: Will Laos Lose Luang Prabang?)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – December 23, 2020

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/12/thuy-ien-hay-di-san-lao-se-mat-luang.html

Dự án đập Mekong khác đe dọa cố đô hoàng gia đinh mất tình trạng Di sản Thế giới UNESCO.

Kế hoạch đầy rủi ro của chánh phủ Lào để xây một đập khổng lồ trên sông Mekong, gần một cách nguy hiểm với khu Di sản Thế giới UNESCO nổi tiếng ở Luang Prabang, cho thấy việc xem thường trách nhiệm pháp lý của họ để bảo vệ khu nổi tiếng, theo các chuyên viên bảo tồn.

Minja Yang, nguyên phó giám đốc của Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO, nói với The Diplomat, “Tôi không thể hiểu vì sao chánh phủ không suy nghĩ 1 giây để cỗ vũ một đập như thế, nó sẽ biến khu Di sản Thế giới thành một cái hồ hay hồ chứa.  Ảnh hưởng sẽ tàn khốc.”

Liệu đại dịch Covid-19 sớm kết thúc sau chủng ngừa?

Joaquin Nguyễn Hòa

27-12-2020

https://drive.google.com/file/d/1EZOZrqOh-tQL8LGyeaHJUFb8z8-qAXXr/view?usp=sharing

Như vậy hai khối dân cư thịnh vượng nhất thế giới là Bắc Mỹ và châu Âu đã bắt đầu một tiến trình để kết thúc đại dịch mà người ta hy vọng là toàn bộ dân chúng trong hai khối này sẽ được chủng ngừa trong năm 2021.

Nhưng một số người quan tâm đến việc tiêm chủng như tỷ phú Bill Gates, lo ngại rằng đại dịch sẽ không chấm dứt khi chỉ có những nước giàu mạnh được tiêm chủng. Hiện vẫn chưa có kế hoạch hay phương tiện tài chính nào rõ ràng để tiêm chủng cho người dân ở những nước nghèo trên thế giới.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 28 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/12d9W_o5lNdEGRnYdnYKkDbQ985ZJZoVx/view?usp=sharing

Chiến tranh Tình báo Trung - Mỹ: ĐCS Trung Quốc phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ

Đông Phương

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1KY7FBQ4ABh0sFGWF9lQB-_3X9_fdTlDI/view?usp=sharing

Ông Douglas Wise, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và thúc giục toàn bộ cộng đồng tình báo phải tiến hành đánh giá thiệt hại xung quanh vụ OPM và các vụ tấn công mạng khác. Một số người lo lắng rằng vì ĐCSTQ đã nắm rõ các yêu cầu và quy trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, ĐCSTQ có thể lọc dữ liệu OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và chèn gián điệp của ĐCSTQ vào chính phủ Hoa Kỳ.

Việc nghiên cứu dữ liệu OPM đã mang lại cho ĐCSTQ cơ hội chưa từng có để quan sát kỹ cách hoạt động của hệ thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đồng thời do mạng lưới điệp viên ở Trung Quốc mà CIA dày công thiết lập đã bị phá hủy hoàn toàn, nên Hoa Kỳ đã mắt nhắm mắt mở khi giao dịch với ĐCSTQ, khiến những tranh cãi về vấn đề làm thế nào để đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chính phủ Hoa Kỳ ngày càng gay gắt.

2021 - Kịch bản nào cho Biển Đông ?

Thùy Dương  RFI

28/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VmoGaiLe1Fjcm_1N-jS77u6GP0J5xIjs/view?usp=sharing

Năm 2021 là năm chính quyền Mỹ có thay đổi lớn, rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại đã đưa ra các đề xuất và dự đoán chính sách của chính quyền Biden tới đây, trong đó có một chủ đề nổi bật là chính sách Mỹ-Trung, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng.

Nhà phân tích chính sách hàng hải, Mark J Valencia, một nhà bình luận và tư vấn chính trị, trên trang mạng châu Á, Asia Times, ngày 23/12/2020 đưa ra “Một vài kịch bản ở Biển Đông vào năm 2021” từ tệ hại nhất đến tích cực nhất, từ ít khả năng xảy ra nhất đến dễ thành hiện thực nhất.

Liệu có khả năng xảy ra chiến tranh do xung đột ở Biển Đông?

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 27 tháng 12 năm 2020

Gõ kẻng trước Đại hội – N.P Trọng “đe dọa” cánh Miền nam

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1AzniSvmnae23v6MYZW9PuQqzk0n4C9iB/view?usp=sharing

Nhà văn, nhà báo tự do Võ Thị Hảo, từ Berlin, CHLB Đức cho rằng tham nhũng quyền lực gây ra tai hại lớn nhất cho các quốc gia:

“Tôi nghĩ tham nhũng quyền lực là tham nhũng lớn nhất để lại những hậu quả tai hại nhất đối với tất cả mọi đất nước, cũng như mọi người dân ở trên thế giới này.

Và cái đầu tiên quan trọng là phải chống tham nhũng quyền lực bằng thể chế, cũng như phải có những lực lượng đối lập, có những người phản biện và phải đưa ra trước công luận cũng như là công lý.

“Chính ông ấy một mặt thì “đốt lò”, nhưng mặt khác lại tạo ra những việc cho sự độc tài ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và dẫn tới tham nhũng quyền lực cực kỳ lớn".

Lê Văn Đoành - Từ Hội nghị Trung ương 15 tới Đại hội XIII, ai sẽ “chết trên chấm phạt đền”?

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1ecJXZeIzRczxulyzGjDT9gjDjM533JXZ/view?usp=sharing

Hội nghị Trung ương 14 khép lại hôm 18/12/2020 mà không đạt kết quả. Xem như “bán kết 1” bất phân thắng bại. Nhân sự mà Bộ Chính trị trình, đã bị BCH Trung ương yêu cầu soạn lại, tiếp thu, bổ sung và sửa đổi vì chưa phù hợp. Chỉ có 19 vị tai to mặt bự sẽ lọt vào “ngôi vua tập thể”, trong khi có đến 61 tỉnh thành đều muốn có đại diện của mình, cho nên không gay cấn mới là lạ.

Những gì Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng phán ra, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của Đảng ra rả, nhưng thực tế nó đi ngược. Yêu cầu không dính tham nhũng thì nó ăn hết, không chừa thứ gì. Cấm chạy chức chạy quyền, nó công khai bán ghế. Đưa ra tiêu chuẩn đạo đức lối sống trong sáng, nó lại xây lâu đài, biệt phủ, vợ lẽ, bồ nhí… đủ cả. Bảo không được tham vọng quyền lực, nó lại chia phe đánh nhau một mất một còn.

Quách Hạo Nhiên - Tổng kết cuối năm: Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1yFUwSyXwe-5tGWLC2spMbkq-rS9Cljma/view?usp=sharing

Thế nên, nhìn lại và nhìn sâu vào bên trong để hiểu và nhận ra mình đang là ai, đang ở đâu và làm gì là thao tác nhận thức quan trọng nhất lúc này. Nếu không mọi hứa hẹn sẽ chỉ là hoang tưởng và ảo vọng.

Cách đây mấy mươi năm Lưu Quang Vũ từng nói:


“Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp
Bằng áp phích trên tường bằng những lời đanh thép
Phải mang cho mọi người áo mặc cơm ăn
Phải có nhà trường cửa sổ trời xanh
Những bàn tay dám làm, những tấm lòng dám thật
Cuộc đời chẳng dừng chân một phút
Những điều hôm qua tưởng tuyệt vời tốt đẹp
Đến nay thành không đủ nữa rồi
Những người tốt tự bằng lòng với hôm nay
Mai sẽ là kẻ xấu…!”

Liệu rằng, đến giữa thế kỷ 21 ai sẽ dũng cảm tự nhận mình là người tốt hay kẻ xấu trước quốc dân đồng bào?

Góc nhìn quốc tế: Quan hệ Việt - Trung năm 2020 và 2021

Lê Minh

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VKnMZNtnBhr4F3OPI_o0GSN1TQuBh1z1/view?usp=sharing

Quan hệ Mỹ-Trung luôn tác động mạnh mẽ tới quan hệ Việt-Trung

Quan hệ Mỹ-Trung có khả năng ít đối đầu hơn nếu Biden nắm quyền, so với thời Trump. Việt Nam sẽ thấy rằng áp lực của Hoa Kỳ trong việc "đứng về bên nào" sẽ giảm xuống dưới thời Biden. Căng thẳng sẽ vẫn còn giữa Bắc Kinh và Washington, khi cả hai bên tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác. 

Trung Quốc có ý muốn ngăn Việt Nam lọt vào quỹ đạo của Mỹ. Trong khi chính quyền giả định Biden đánh giá Việt Nam là “đối tác chiến lược” và điều này có thể là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong ASEAN.

Theo ông Thayer, không có khả năng quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở nên thân thiện, đến mức sẽ phát triển với cái giá phải trả là Việt Nam. Nói cách khác, khó có khả năng hình thành một G2 (Nhóm 2) mà trong đó Mỹ chấp nhận Đông Nam Á/Việt Nam rơi vào ảnh hưởng tuyệt đối của Trung Quốc.

Nguyên Sa  - 2020 là một năm cám cảnh của báo chí Việt Nam

Một năm báo chí buồn. Năm sau sợ là còn buồn hơn nữa.

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/199KEacdJfiyCJRzD-m7zSmr031Xw_qPv/view?usp=sharing

Giữa lúc phiên tòa Đồng Tâm còn đang diễn ra, họ mau mắn kết tội các bị can là “cop killers” (kẻ giết cảnh sát), là “chủ mưu vụ án”. Họ gọi vụ án không phải là cuộc đụng độ giữa hai phía, mà là “vụ tẩm xăng thiêu chết ba chiến sĩ công an”, tức là gián tiếp kết tội người dân. Họ bỏ qua những mâu thuẫn hiển hiện trong cáo trạng. Họ không cho bất kỳ thân nhân bị cáo nào cất tiếng nói.

Vòng vây kiểm duyệt sớm hay muộn cũng sẽ làm xói mòn các chuẩn mực báo chí. Tôi thấy ở đây những bằng chứng đáng buồn. Thử đặt mình vào vị thế một độc giả còn nặng lòng với báo chí Việt Nam mà suy xét, trước tình cảnh đó, lựa chọn khôn ngoan của bạn đọc ấy chắc sẽ là bỏ đọc báo, tắt tivi, thôi khỏi nói chuyện chính trị làm gì.

Chuyện đó chẳng phải là hết sức cám cảnh cho đất nước hay sao?

Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần

26/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1DJfhJrLvctm-_nmZZGclh4ikM1138TDK/view?usp=sharing

Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật ủng hộ Tây Tạng

Anh Khoa tổng hợp

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1-MxOEe9ff7ELrte86LqI3E9AZZ01cY4E/view?usp=sharing

Người Tây Tạng lưu vong hoan nghênh việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật lên án sự can thiệp của Bắc Kinh trong việc lựa chọn Đạt Lai Lạt Ma và kêu gọi các nước khác noi gương Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ người Tây Tạng hiện đang bị Trung Quốc đàn áp.

Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách về Tây Tạng đã được thông qua vào ngày 21 tháng 12 như là một phần của dự luật chi tiêu gồm nhiều hạng mục năm 2021, trong đó sẽ dành 1,4 nghìn tỷ đô la chi tiêu cho các cơ quan chính phủ và 900 tỷ đô la cho viện trợ COVID-19.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 27 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/13tYo8UyD_Dm6jspzXjOIdt-CY6oon8-U/view?usp=sharing

Lê Ngọc Châu - 5G Của Huawei Nguy Hiểm Như Thế Nào?

27/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1s92Wid2M6vxEHpiQrKf95gWQHYbdcTN1/view?usp=sharing

++ Donald Trump là một đối thủ kiên quyết của Huawei.

Cuộc đấu tranh của ông chống lại công ty China là một phần của cuộc chiến thương mại lớn của Hoa Kỳ chống lại Trung Cộng. Nhưng vị tổng thống gây tranh cãi được đa số trong Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ trong vấn đề này. Kinh doanh làm ăn với Huawei bị cấm ở Mỹ do lo ngại về an ninh, và các quốc gia như Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng đã làm theo.

Hiệu quả: Huawei đã bán được ít điện thoại thông minh hơn 40% trong vòng vài tháng. Mặc dù vậy, vẫn còn có khoảng ba tỷ người sử dụng các sản phẩm của Huawei. Một vũ khí sắc bén trong cuộc chiến thương mại của Mỹ chống lại Huawei là việc ngăn chặn “Big Five” của Mỹ trên smartphone China. Các sản phẩm của Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft không chạy trên đó – vì vậy sẽ không có video YouTube nào được xem, kể cả Google Maps mà bạn có thể yêu cầu chỉ đường. Nhà báo công nghệ Scott Tong nói trong bộ phim tài liệu: “Ở China, điều này không có tác động lớn.”

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 26 tháng 12 năm 2020

Chọn được kẻ "truyền ngôi“ – Trọng chốt ngày Đại hội

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1JNegZxFEA7nKJYtZC4CTbDe4AQbftekI/view?usp=sharing

Khi tiếng còi trận chung kết vang lên thì người ta sẽ định ai là người nhận cúp. Đó là quy luật từ xưa đến giờ rồi. Hội nghị trung ương 14 mới vừa kết thúc thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho báo chí đăng tải ngày diễn ra đại hội. Đây thực chất là một kỳ trao quyền cho các kẻ chiến thắng. Đại hội sẽ diền ra trong không khí tưng bừng và mỗi người sẽ nhận cho mình một chức mới.

Ngày 23/12/2020 các tờ báo đồng loạt đưa tin rằng “Tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25-1-2021 đến ngày 2-2-2021 tại Thủ đô Hà Nội”

Ngày 18-12-2020, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng: “Trung ương thống nhất cao cho rằng việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã hoàn thành theo đúng mục đích, yêu cầu, kế hoạch đề ra”. Nói thẳng ra ý ông Trọng là thế này “tranh giành đã xong, bổng lộc đã có, giờ tổ chức kỳ đại hội để phát thưởng”.

Hiếu Chân - Đại Hội 13 đảng CSVN: Đừng hy vọng thay đổi

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1rRCsJXjQFV36AU1TagEvoHAD1yhNvx4j/view?usp=sharing

Chỉ còn chưa tới một tháng nữa đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sẽ tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 13 theo định kỳ năm năm một lần. Mặc dù tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có nhiều thay đổi trong năm năm qua, nhưng đảng CSVN chưa có dấu hiệu chuyển biến theo nhịp điệu, xu hướng của thời đại, theo khát vọng tự do dân chủ của nhân dân.

Cả ba nhân vật đang ở trong “tam trụ” hiện nay, của lãnh đạo đảng và nhà nước, chính phủ, Quốc Hội Việt Nam đều có thể được xem xét là “trường hợp đặc biệt” về mặt lý thuyết, theo ý kiến nhà quan sát.

Tomaya Onishi - Việt Nam trong 5 năm tới sau năm 2020

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1QwS0hCGS_GNCvCjrHIr7PBFCuk9i-lRp/view?usp=sharing

Bản dịch bài  Vietnam's Communists brace for next 5 years after big 2020, Nikkei Asia Review, December 22, 2020

Archivu dịch

Giới lãnh đạo Việt Nam là một trong số ít những người có thể gọi năm 2020 là một năm thành công.

Giờ là lúc họ đặt mục tiêu thúc đẩy đất nước bước vào năm 2021, đại hội Đảng quan trọng nhất lần thứ 13 sắp tới sẽ đặt ra lộ trình cho 5 năm tiếp theo - và có khả năng củng cố hơn nữa sự thành công của họ đối với một quốc gia trẻ, đang phát triển và nền kinh tế sôi động với gần 100 triệu dân.

Jackhammer Nguyễn - Vì sao Đảng Cộng sản VN không thích các hoạt động bảo vệ môi trường?

26/12/2020

https://drive.google.com/file/d/17aoI1d88mOcb92gs71j2s6RbN1wby7Yd/view?usp=sharing

Nhưng những nhóm môi trường độc lập như Cây Xanh lại không được chấp nhận trong xã hội Việt Nam, vì người cộng sản không kiểm soát được họ.

Không chỉ các nhóm độc lập vận động môi trường, mà bất kể hoạt động xã hội nào mà Đảng không có người của họ, không kiểm soát được, là họ tìm mọi cách để ngăn chặn, ví dụ như việc quyên tiền giúp đỡ những nạn nhân bị bão lụt mới đây của ca sĩ Thủy Tiên, một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam.

Hiện nay, đảng Cộng sản đã giải tán được hầu hết những nhóm đối kháng với họ, họ đã và đang bắt giữ những nhân vật có thể gây ảnh hưởng đến dư luận, và bây giờ đến những nhóm hoạt động vì môi trường.

Daniel Yergin - Biển Đông:  Vùng biển quan trọng nhất của thế giới

Bản dịch bài The Ghosts Who Haunt the South China Sea, Atlantic, December 15, 2020

Người dịch: Võ Xuân Quế

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1t1qN2JIs1mV5pG8PuJxfCg1cHS4QBtAY/view?usp=sharing

Biển Đông (South China Sea) là nguồn nước quan trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới - ít nhất một phần ba thương mại toàn cầu luân chuyển qua nó. Đây cũng là vùng biển nguy hiểm nhất trên thế giới, nơi quân đội Mỹ và Trung Quốc có thể dễ dàng va chạm nhất.

Trong vài năm qua các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ gần như không ngăn chặn được một số sự cố ở đó và quân đội Trung Quốc đã cảnh báo về các máy bay phản lực của Mỹ bay phía trên nó. Vào tháng 7, hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh trong vùng biển đó. Với cái được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, bóng ma về một sự cố có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn khiến các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô bận tâm.

Nguyễn Văn Sâm  - Đại cương thi ca Nam Bộ

(Viết năm 1965)

24/12/2020

https://drive.google.com/file/d/16OQxmZ8_e7VAY_REQ3X_DpO7X4QuI05z/view?usp=sharing

Ghi chú của tác giả:  “Những tác giả trong này làm thơ từ khi Việt Minh chưa thành VC cho nên họ ca tụng chuyện lên đường đánh Tây cứu nước. Lỗi không phải ở họ, mà lỗi ở chỗ CS đã cướp công kháng chiến của dân tộc. Tôi gửi theo đây 2 bìa tác phẩm nổi tiếng của 2 người quốc gia có thơ của giai đoạn kêu gọi lên đường chống giặc: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (Đằng Phương) và Thủ tướng Nguyễn VănLộc (Sơn Khanh).”

Để làm tròn nhiệm vụ lịch sử của giai đoạn, thi ca cũng như tản văn ở miền Nam khoảng 1945-1950 đã bắt đầu cựa mình, lớn mạnh và hình thành một khuynh hướng rõ rệt: tranh đấu.

Khuynh hướng nầy mới mẻ đối với nền văn chương cận đại miền Bắc, nhưng đối với quá khứ văn nghệ miền Nam, thì thiệt là quá cũ. Khuynh hướng tranh đấu đã bộc phát từ giữa thế kỷ XIX với những nhà thơ tiền phong miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thần Hiến, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Thủ Khoa Huân…

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 26 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ydzijFoH_93BnoplFchIs_AWhg_PBBXU/view?usp=sharing

Vũ Linh – Nước Mỹ oái ăm

26/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VlkS-8VI2RJyxBrFouhLz_VHbP_3YAvz/view?usp=sharing

Đi khắp thế giới, chỗ nào cũng nghe chê Mỹ, chửi Mỹ, và chống Mỹ, nhất là bên Âu Châu gồm những xứ lúc nào cũng tự phụ là cha đẻ ra văn minh nhân loại, là cha đẻ ra thể chế dân chủ tuyệt hảo nhất cho loài người. Họ chửi Mỹ vô nhân tính chỉ mê tiền, Mỹ ngây thơ làm toàn chuyện ngu, Mỹ chỉ thích làm cha thiên hạ, thích làm tân đế quốc đô hộ cả thế giới,… Tất cả lo chửi, lo chống, mà không ai nhớ cái ơn Mỹ đã hai lần cứu Âu Châu. Chuyện đời là vậy. Có lẽ cay cú đã phải nhờ Mỹ cứu. Mà đến cả dân Việt tỵ nạn cũng lây bệnh ghét Mỹ luôn, thế mới lạ! 

    Ai cũng ghét Mỹ. Thế nhưng đi khắp thế giới lại thấy ai cũng tự nguyện để Mỹ thống trị, cái gì cũng… Mỹ! Nghe nhạc rock rồi rap, coi phim Hollywood, coi đài CNN, mê bóng rổ, thích đánh gôn, mặc T-shirt, quần jean cao bồi, đội mũ baseball, đi giầy Nike, uống coca, mơ du lịch New York,… Trước các tòa đại sứ Mỹ, tại bất cứ xứ nào, lúc nào cũng cả trăm thước dân xếp hàng xin chiếu khán đi Mỹ. 

Ts. Hoàng Anh Tuấn - Một chút tản mạn về nước Anh nhân chuyện Anh và EU chính thức "ly dị"

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VJ-yz9_xj-yaAzCjKDbBzbT1OZX7IOM4/view?usp=sharing

Có thể thấy, người Anh đã có tư duy vượt thời gian, nghĩ trước các nước khác ba, bốn bước, thấy được các nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh toàn cầu từ các bất ổn ở Đông Á, đồng thời cũng thấy được các cơ hội từ việc nước Anh đi tiên phong, xử lý các thách thức này.

Như vậy, nếu chỉ nhìn thấy Anh đi xuống, rút khỏi các cam kết toàn cầu (như giảm cam kết, rút sự có mặt quân sự ở phía Đông Suez kéo dài qua Nam Á tới Đông Nam Á từ sau những năm 1970) rồi tập trung vào Châu Âu là mới chỉ thấy mặt nổi của vấn đề. Việc thực hiện "giấc mơ" Anh bằng "bàn tay" Mỹ mới thể hiện bản chất thực dụng, tư duy chiến lược và tầm nhìn toàn cầu của người Anh.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 25 tháng 12 năm 2020

Chia ghế cho đảng viên bằng giả và tham nhũng – Đại hội 13 quy tụ nhóm "bất tài“

24/12/2020

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

https://drive.google.com/file/d/1WCgJfS5vPNsUlJLF6_fjHE_5O3LxfBtU/view?usp=sharing

Gần một tháng trước khi Đại hội toàn quốc 13 của đảng Cộng sản Việt Nam theo dự kiến sẽ khai mạc, một lãnh đạo cấp cao là thường trực Ban Bí thư của đảng này nêu quyết tâm của đảng.

Hôm 22/12/2020, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, được các báo chính thống của nhà nước Việt Nam dẫn lời bày tỏ quyết tâm làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền.

“Kiên quyết loại những người không đủ tiêu chuẩn, không để lọt vào khóa mới. Rút kinh nghiệm vừa rồi có những người không đủ tiêu chuẩn sau đó phải xử lý“, ông Trần Quốc Vượng được báo VietnamNet hôm thứ ba dẫn lời phát biểu tại cuộc Hội nghị thứ ba của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng ngày.

Phạm Phú Khải  - Độc tài, nhân quyền và tin giả

24/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1u5_YKfvHfj_0fDYH62wMdmFzezo_jRQe/view?usp=sharing

Để nhân phẩm được tôn trọng, đấu tranh cho nhân quyền phải bao gồm mục tiêu tôn trọng sự thật. Mục tiêu sâu xa nhất của nhân quyền và dân chủ là tự do. Như Timothy Snyder viết trong tác phẩm “Về chế độ chuyên chế” (On Tyranny), “Từ bỏ sự thật/chứng cớ là từ bỏ tự do” (To abandon facts is to abandon freedom). Cho nên những người đấu tranh phải tôn trọng sự thật, và tất cả những câu chuyện, dữ liệu, về các vi phạm nhân quyền phải khả tín, xác thực và bắt nguồn từ chứng cớ thật. Nếu xem việc sử dụng tin giả, dựng ra các dữ kiện không thật, là để đạt được mục tiêu lật đổ chuyên chế, thì đâu khác gì những chế độ chuyên chế đã làm. Như chủ trương “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, hay hành động đổi trắng thành đen, xuyên tạc bôi nhọ những người có uy tín, v.v… hay giết hàng nghìn người trong các mồ chôn tập thể trong Tết Mậu Thân 1968.

Trần Trung Đạo – Việt Nam có thể là một Romania trong chiến tranh lạnh Á Châu

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1gpsCyDtx9KfJt0lbYycFqujrgPwL-5_3/view?usp=sharing

Tháng 12 Dương lịch là tháng có những ngày lễ lớn nhưng cũng là tháng đánh dấu nhiều biến cố quan trọng đã xảy ra trong lịch sử nhân loại hiện đại. Ngày 25 tháng 12 là ngày Liên Sô chính thức cáo chung (1991) và ngày 25 tháng 12 cũng là ngày chế độ CS Romania sụp đổ (1989)

Ai lật đổ Nicolae Ceausescu?

Không ai khác hơn là nhân dân Romania. Họ là những người đã viết nên trang sử cách mạng đầu tiên ở thành phố Timisoara vào ngày 16 và những trang sử đẫm máu nhưng quyết định ở thủ đô Bucharest từ ngày 21 đến 25.

Khoảng trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển Đông

RFA
25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/16EgLpa6pDJdtkHtRIeoiKBjWjJwaRG4K/view?usp=sharing

Trung Quốc rất có thể sẽ lợi dụng “Khoảng trống quyền lực” trong nền chính trị Mỹ để tranh thủ ra tay tại biển Đông. Và Việt Nam đang bận bịu với Đại hội Đảng lần thứ XIII - vốn sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, điều này sẽ dẫn tới khả năng Việt Nam lơ là  với biển Đông.

Chính vì vậy, Việt Nam đang đứng trước những vận hội quan trọng. Một mặt, cần giữ gìn và phát triển quan hệ với Mỹ. Mặt khác, giữ cho quan hệ với Trung Quốc không xấu đi, để bảo đảm cho môi trường an ninh được yên ổn. Tuy nhiên, điều này thực sự không dễ dàng.

Đỗ Trường  - Song Vũ:  Người Vẫn Chưa Thể Bước Ra Khỏi Cuộc Chiến

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/13xAY0GBYuo4Ccc8iWemMcgOMDxSMslPH/view?usp=sharing

“… Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, phe thắng trận ít nhất cũng phải có được một yếu tố nổi bật: Một nhóm chỉ đạo chíến lược thật sự tài năng hơn kẻ thù. Từ yếu tố này sẽ mang đến những hệ quả tất nhiên – sự tổng hợp sức mạnh cần thiết để đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi sau cùng. Dân tộc Do Thái có yếu tố ấy còn chúng ta thì không. Các tướng lãnh, sĩ quan Do Thái sống chết với lính, còn hơn thế nữa, các lãnh tụ chính trị của họ đồng kham cộng khổ với dân, sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng tư cho lợi ích chung của đất nước. Tôi không chia sẻ quan điểm của một số người khác cho rằng, một ngày nào đó khi Do Thái không còn cần thiết cho lợi ích của Hoa Kỳ, họ sẽ bị bỏ rơi, nhưng tôi tin chắc rằng, chính phủ Hoa Kỳ không thể bắt một dân tộc đồng minh diệt vong khi dân tộc ấy có đủ tài trí và khả năng để tự sinh tồn. Thực tâm tôi không muốn khơi dậy một vết thương chưa lành trong nỗi đau chung của những thế hệ trong trang lứa chúng tôi, một thế hệ đã lãnh đủ mọi tai ách, hy sinh mà không hoàn thành được sứ mạng bảo vệ đất nước, dân tộc mình. Nhưng nếu cứ mãi đổ vấy cho sự thất bại ấy là do sự tráo trở của đồng minh, tự coi mình là một thứ lính đánh thuê thì theo tôi, sự hy sinh của thế hệ chúng tôi trong cuộc chiến vừa qua là một điều rất đáng buồn!…” (trang 498)

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 25 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1cpxtYPfJgVHZS3lExqSgiHXnd2B5f9IB/view?usp=sharing

Chuyện Có Thật Vào Đêm Giáng Sinh Năm 1944: Đêm Hòa Bình Kỳ Diệu Giữa Chiến Tranh

25/12/2020

Phương Tôn viết lại

Mùa Giáng Sinh 2020

https://drive.google.com/file/d/1XuteWoviPpLMMgPJGmuKtdMlqPEV4wg-/view?usp=sharing

Lời người viết: Câu chuyện có thật được dịch và viết lại theo lời kể của Fritz Vincken, người gốc thành phố Aachen-Đức lúc đó 12 tuổi, đã trải qua một đêm Giáng sinh rất đặc biệt trong một lán gỗ tại khu rừng Ardennes ở Bỉ. Có lẻ đây là một đêm Giáng Sinh không thể nào quên được trong cuộc đời của gia đình Vincken. Câu chuyện của Fritz Vincken nổi tiếng một phần cũng do được Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Ronald Reagen, đã đọc khi ông đến thăm binh sĩ ở Bitburg vào những năm 1980. Câu chuyện Giáng sinh “kỳ diệu” do Fritz Vincken kể lại sau đó được phổ thành phim vào năm 2002 tại Canada với tựa đề “Silent Night” (Đêm Yên Bình).

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, mang đầy tính nhân văn. Câu chuyện thật thích hợp khi được đọc và kể cho cháu nhỏ về tình người, giá trị cuộc sống dù đứng ở chiến tuyến nào.

Nguyễn thị Cỏ May  - Bạn có gặp ông Già Noël bao giờ chưa?

24/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1O1oZi4bzgJnTv8oyxqeTXqgubyfPzDpJ/view?usp=sharing

Một bé khác viết:

«Ông  Già Noël thân,

Cháu thấy Ông rất đẹp vì ông mặc toàn màu đỏ. Cháu muốn hôn ông một cái nhưng coi chừng coronavirus, ông đừng quên mang mặt nạ nghen»!

Một bé khác nữa viết:

Ông Già Noël thân, Ông  gởi cho cháu thuốc chủng nhanh đi để giết con virus mau.

Đọc thư của trẻ con gởi  Ông Già Noël, có khi người đọc không khỏi cảm thấy tim mình bỗng se lại hoặc nhói lên. Như thư này:

 Ông Già Noël thân,

 Năm nay, cháu viết thư cho ông, là năm thứ năm không có cha cháu bên cạnh từ khi cha cháu lên ở trên trời. Năm nay, cháu rất ngoan nhưng cháu thấy dường như cháu không được thưởng. Cháu hi vọng là cháu lầm.

Di Minardi - Trí Tuệ Nhân Tạo Sẽ Biến Cả Loài Người Thành Nô Lệ Của Độc Tài?

12/25/2020

https://drive.google.com/file/d/17ff28NNmZgfyMUIPAmjhunNt0Y7JDwKy/view?usp=sharing

Phúc trình Sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Một Cách Dộc Hại, do Belfield và 25 tác giả từ 14 tổ chức viết, dự báo rằng các xu hướng như thế này sẽ mở rộng các mối đe dọa hiện có đến an ninh chính trị của chúng ta và đem đến những mối đe dọa mới trong những năm tới.

Tuy nhiên, Belfield cho biết công việc của ông khiến ông có hy vọng rằng những xu hướng tích cực, như các cuộc thảo luận dân chủ hơn về AI và hành động của các nhà hoạch định chính sách (chẳng hạn như việc EU đang xem xét tạm dừng nhận dạng khuôn mặt ở nơi công cộng), khiến ông lạc quan rằng chúng ta có thể tránh được số phận thảm khốc .

Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

The Brexit deal is just the end of the beginning

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/155XyLRsYx6Et5_axB84X3VP2j6mbsMqu/view?usp=sharing

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Số Đặc biệt kỷ niệm 93 năm ngày Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Trần Trung Đạo - Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của Ông đã hy sinh trong khởi nghĩa Yên Bái 1930

19/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1az9lKKEhyfV4BJdLejwqmdNQrsFbvPYU/view?usp=sharing

Đối với VNQDĐ, CS chủ trương để lại gốc nhưng đốn sát thân, tỉa ngọn và chặt cành. Đó là lý do tại sao trong lúc ca ngợi Nguyễn Thái Học, CSVN tận diệt VNQDĐ thuộc thế hệ thứ hai như đã diễn ra trong vụ Ôn Như Hầu với hàng trăm đảng viên các cấp VNQDĐ bị giết.

CSVN cũng không tha cho những người đã cùng Nguyễn Thái Học lập nên VNQDĐ như trường hợp Nhượng Tống. Nhượng Tống tên thật là Hoàng Phạm Trân, thành viên của Nam Đồng Thư Xã và là một trong những người sáng lập ra VNQDĐ. Ông bị công an mật tên Nguyễn Văn Kịch ám sát tại Hà Nội ngày 8 tháng 11, 1949.  (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch sử Đấu tranh Cận Đại 1927-1954)

Không chỉ giết người may mắn còn sống sau Khởi Nghĩa Yên Bái, CSVN còn chủ trương che giấu tên tuổi của những người đã chết một cách anh hùng trong Khởi Nghĩa Yên Bái.

Rất ít sinh viên học sinh Việt Nam ngày nay biết Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp, Phó Đức Chính là ai. Nếu có nhắc đến VNQDĐ trong chương trình học cũng chỉ để phê bình và so sánh với “đường lối khoa học, sáng tạo và thời đại của đảng CS.”

Cuộc phỏng vấn của báo Tri-Tân: Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc Dân Đảng

https://drive.google.com/file/d/1C18_EtTmhF4rpnu9PzDSCJOSMHXI9dYT/view?usp=sharing

Phạm Mạnh Phan

Cuộc phỏng vấn của Tri-Tân

Việc tước khí giới quân đội Pháp đêm mồng 9 tháng ba dương lịch 1945 đã đem lại nền độc lập cho nước nhà. Trong khi quốc gia được giải phóng, các đảng chính trị đã thấy công nhiên xuất đầu lộ diện để làm việc cho tổ quốc.

Nhiều người nhắc nhở đến Việt nam quốc dân đảng, một đảng chính trị đã gây nên bao vụ đổ máu ghê hồn để chống lại với kẻ thù chung.

Muốn biết về Việt nam quốc dân đảng, không gì bằng hỏi ngay một yếu nhân của đảng đó, ông Nhượng Tống, người đã trung thành với đảng ngay từ lúc khai sơ.

Nam Đồng Thư Xã

https://drive.google.com/file/d/1s9x8UqkNAm4q0yoYpy9CTrSdVZhWnIOO/view?usp=sharing

Trong vòng nhiều năm cho tới nay, muốn tìm hiểu về Nam Đồng thư xã, tài liệu khả tín nhất là cuốn sách này của Nhượng Tống

(Nguyễn Thái Học (1902-1930), Việt Nam thư xã, 1945, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 15 năm vụ Yên Bái; tác phẩm này về sau đã có vài lần tái bản)

Trích Chương IV..Sách Nguyễn Thái Học, tác giả Nhượng Tống

CHƯƠNG IV

Nam Đồng Thư Xã

Thư xã ở số 6 đường 96, bờ hồ Trúc Bạch, gần đối diện với chùa Châu Long. Nó là một nhà xuất  bản do tôi và hai anh Phạm Tuấn Lâm (Dật Công), Phạm Tuấn Tài (Mộng Tiên) lập nên vào cuối năm 1926. Nguyên hồi ấy, phong trào chính trị đương bùng bộc. Tuy vậy, trình  độ  trí thức của dân  mình còn thấp kém! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục. Chúng tôi lập ra thư xã  là mong làm việc ấy. Nghĩa là dạy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ Quốc, biết thế nào là nghĩa vụ và quyền lợi của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi  chút thường thức  về  các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp,  các chủ nghĩa. Tất cả công việc ấy sẽ  làm bằng cách xuất bản và phát hành các sách. Sách chúng tôi bán rất rẻ, chỉ mỗi cuốn một, hai hào mà thôi! Sách hồi ấy còn được xuất bản tự do, không phải kiểm duyệt trước như các báo. Những bài bị xóa ở các báo, có thể đem in thành sách. Cố nhiên là có thể bị cấm. Nhưng, với cái gọi là “chậm trễ hành chính” của nhà cầm quyền Pháp, khi họ ra được cái nghị định cấm thì sách mình đã bán hết rồi!

Sở dĩ nói cuốn sách khả tín là vì tác giả là Nhượng Tống, vừa là thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã vừa là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (trong khi đó, Nguyễn Thái Học không phải thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã).

Chương IV cuốn sách mang tên "Nam Đồng thư xã" cho biết Nam Đồng thư xã "lập nên vào cuối năm 1926", vì "trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém quá! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục", thế nên tôn chỉ của Nam Đồng thư xã là "dậy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa".

Nguyễn Thái Học

Tác giả: Nhượng Tống

https://drive.google.com/file/d/1jOZZMXOJ_jeDDR82UInmonnFOXD8veFU/view?usp=sharing 

Các Bạn,

Dù sao thì ba chữ Nguyễn Thái Học tới nay cũng đã là một cái tên trên lịch sử.

Không phải trên lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xiềng xích!

Mà là trên lịch sử của cả nhân loại, hiện nay còn quằn quại đau thương!

Đó không phải là ý riêng tôi, một bạn cùng thề với Anh.

Nhưng là ý chung hết thảy những kẻ hữu tâm ở thế gian này, chẳng hạn như những nhà văn Nhật Bản, khi họ viết cuốn “An Nam Lê Minh Ký” hay “Nam Phương Dân Tộc Vận Động Sử”.

Trong các cuốn sách ấy, người ta đã vì công lý, vì nhân đạo mà nói nhiều về Nguyễn Thái Học.    Vậy mà Quốc Dân ta, các đồng bào Anh, đối với thân thế Anh, nhiều người mong được biết qua loa mà không thể được!

Thư của Nguyễn Thái Học viết cho Hạ Viện Pháp

https://drive.google.com/file/d/1D7tROf2m9e88aDJuFplD2Dry1QFGb5-0/view?usp=sharing

Các ông Nghị Viện!

Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thái Học, người Việt Nam, 26 tuổi, chủ tịch và sáng lập viên của   Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị bắt và giam ở ngục Yên Báy, Bắc kỳ, Đông Dương, trân trọng  bày  tỏ như sau này:

Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc mình khi bị các nước khác xâm lược, và theo    nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu vãn đồng bào trong vòng nguy hiểm, khó khăn. Như tôi,  tôi  thấy rằng Tổ quốc tôi bị người Pháp các ông chiếm lĩnh hơn sáu mươi năm nay; tôi  thấy rằng,  dưới ách chuyên chế của các ông, đồng bào tôi khốn khổ vô cùng, và dân tộc tôi dần dần sẽ bị  tiêu  diệt  hoàn toàn, theo luật tự nhiên đào thải. Bởi vậy, quyền lợi và nghĩa vụ đã thúc giục tôi phải tìm hết    cách để bênh vực Tổ quốc tôi đương bị người chiếm lĩnh, và dân tộc đương ở cảnh gian nguy. Trước  hết, tôi định cùng với các người Pháp ở Đông Dương mà làm việc mở mang trí thức và kimh tế. Về phương diện kinh tế, năm 1925, tôi đã gởi cho viên Toàn Quyền Va-ren một bức thư, gồm có những nguyện vọng xin bênh vực che chở nền công, thương bản xứ, và nhất là lập một trường Cao  Đẳng  Công Nghệ ở Bắc kỳ. Năm 1926, tôi lại gởi một bức thư nữa cho viên Toàn Quyền Đông Dương, trong có một dự án giúp cho dân nghèo có thể dễ sống. Năm 1927, tôi lại gửi cho Thống Sứ Bắc kỳ một bức thư, xin ra một tập Tuần báo, mục đích là bênh vực và khuyến khích cho nền công, thương bản xứ. Về phương diện trí thức, năm 1925, tôi gửi thư cho Toàn Quyền Đông Dương, yêu cầu:

Nguyễn Thái Học : Thư gửi cho tên Toàn Quyền Đông Dương

https://drive.google.com/file/d/1Ei323uJIIfXi9248YWK1JlIcpubnOtg2/view?usp=sharing

Khi bị bắt, và bị giam ở Yên Bái, Nguyễn Thái Học có gửi hai lá thư cho các nghị sĩ Quốc hội Pháp và Toàn Quyền Đông Dương là Pierre Pasquier, nhưng lá thư ấy, bị trại giam chơi đòn hèn hạ giấu lại, không đến được nơi. Sau này, ký giả Louis Roubaud tìm thấy và đăng lại trên báo chí Pháp. Tờ Xưa & Nay của nhà nước hiện nay cũng có đăng lại bản tiếng Việt trên số 332 tháng 5/2009, với bản dịch có chút khác biệt (xin xem bản tiếng Pháp đi kèm theo bài). Nội dung được dịch như sau:

“Thưa các ông Nghị,

Theo lẽ công bằng, quyền của mọi công dân là muốn giải phóng dân tộc. Theo nhân bản luận, bổn phận mọi cá nhân là cứu trợ đồng bào cực khổ. Tôi đã trông thấy gì? Đã 60 năm tổ quốc tôi bị đặt vào vòng nô lệ của các ông. Giòng giống tôi bị đe doạ bởi cuộc sinh tồn. Tôi có quyền, vậy thế, là bổn phận bảo vệ xứ sở đồng bào tôi.

Khởi đầu, ý nghĩ của tôi là muốn đi đến mục đích hợp tác với các ông. Những thế cờ ấy nhắc lại, cho tôi biết rõ rằng những người Pháp không muốn thành thật trong công cuộc hợp tác ấy. Và như thế tôi không thể phục vụ cho đồng bào tôi dài lâu, nếu các ông vẫn làm chủ trên xứ sở này. Năm 1927, tôi lập đảng phái quốc gia An Nam và hành động về  1/ đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ  2/ thành lập một chính phủ cộng hòa An Nam trên căn bản thành thật dân chủ.   

Phan Bội Châu : Mười thang thuốc chữa bệnh cho Dân tộc Việt

https://drive.google.com/file/d/1rN_9eKG61faA-bVj3i5OGki0Y_B7JQhf/view?usp=sharing

Dẫn ngôn

Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...

Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy.

Quyết nghị Đại Hội Thống Nhất VNQDĐ

https://drive.google.com/file/d/1zEuET6x8l3rKtoFXuR_kqzT4c7VQLIGw/view?usp=sharing

Đại Hội Toàn Đảng thống nhất VNQDĐ trong ba ngày 1,2 và 3 tháng 4 năm 2016 tại Orange County, tiểu bang California, Hoa Kỳ với sự tham dự của các đảng viên đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu và Á Châu.

Nhận định rằng:

1. Vào cuối thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa Cộng Sản đã phá sản toàn diện, hầu hết các nước cộng sản trên thế giới đã từ bỏ chủ nghĩa vô sản chuyên chính. Thế giới đã chuyển hướng đến hoà bình hợp tác, cổ xúy nền chính trị tự do dân chủ, trong trật tự mới toàn cầu hóa để đem lại tự do hạnh phúc cho nhân loại. Tuy nhiên, vẫn còn một ít quốc gia theo chế độ cộng sản, một số tổ chức theo chủ nghĩa khủng bố tôn giáo cực đoan, một số nước còn tham vọng bá quyền, xâm lăng các quốc gia lân bang bằng quân sự phá hoại nền hoà bình toàn cầu.