Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Số Đặc biệt kỷ niệm 93 năm ngày Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Trần Trung Đạo - Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của Ông đã hy sinh trong khởi nghĩa Yên Bái 1930

19/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1az9lKKEhyfV4BJdLejwqmdNQrsFbvPYU/view?usp=sharing

Đối với VNQDĐ, CS chủ trương để lại gốc nhưng đốn sát thân, tỉa ngọn và chặt cành. Đó là lý do tại sao trong lúc ca ngợi Nguyễn Thái Học, CSVN tận diệt VNQDĐ thuộc thế hệ thứ hai như đã diễn ra trong vụ Ôn Như Hầu với hàng trăm đảng viên các cấp VNQDĐ bị giết.

CSVN cũng không tha cho những người đã cùng Nguyễn Thái Học lập nên VNQDĐ như trường hợp Nhượng Tống. Nhượng Tống tên thật là Hoàng Phạm Trân, thành viên của Nam Đồng Thư Xã và là một trong những người sáng lập ra VNQDĐ. Ông bị công an mật tên Nguyễn Văn Kịch ám sát tại Hà Nội ngày 8 tháng 11, 1949.  (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch sử Đấu tranh Cận Đại 1927-1954)

Không chỉ giết người may mắn còn sống sau Khởi Nghĩa Yên Bái, CSVN còn chủ trương che giấu tên tuổi của những người đã chết một cách anh hùng trong Khởi Nghĩa Yên Bái.

Rất ít sinh viên học sinh Việt Nam ngày nay biết Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp, Phó Đức Chính là ai. Nếu có nhắc đến VNQDĐ trong chương trình học cũng chỉ để phê bình và so sánh với “đường lối khoa học, sáng tạo và thời đại của đảng CS.”

Cuộc phỏng vấn của báo Tri-Tân: Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc Dân Đảng

https://drive.google.com/file/d/1C18_EtTmhF4rpnu9PzDSCJOSMHXI9dYT/view?usp=sharing

Phạm Mạnh Phan

Cuộc phỏng vấn của Tri-Tân

Việc tước khí giới quân đội Pháp đêm mồng 9 tháng ba dương lịch 1945 đã đem lại nền độc lập cho nước nhà. Trong khi quốc gia được giải phóng, các đảng chính trị đã thấy công nhiên xuất đầu lộ diện để làm việc cho tổ quốc.

Nhiều người nhắc nhở đến Việt nam quốc dân đảng, một đảng chính trị đã gây nên bao vụ đổ máu ghê hồn để chống lại với kẻ thù chung.

Muốn biết về Việt nam quốc dân đảng, không gì bằng hỏi ngay một yếu nhân của đảng đó, ông Nhượng Tống, người đã trung thành với đảng ngay từ lúc khai sơ.

Nam Đồng Thư Xã

https://drive.google.com/file/d/1s9x8UqkNAm4q0yoYpy9CTrSdVZhWnIOO/view?usp=sharing

Trong vòng nhiều năm cho tới nay, muốn tìm hiểu về Nam Đồng thư xã, tài liệu khả tín nhất là cuốn sách này của Nhượng Tống

(Nguyễn Thái Học (1902-1930), Việt Nam thư xã, 1945, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 15 năm vụ Yên Bái; tác phẩm này về sau đã có vài lần tái bản)

Trích Chương IV..Sách Nguyễn Thái Học, tác giả Nhượng Tống

CHƯƠNG IV

Nam Đồng Thư Xã

Thư xã ở số 6 đường 96, bờ hồ Trúc Bạch, gần đối diện với chùa Châu Long. Nó là một nhà xuất  bản do tôi và hai anh Phạm Tuấn Lâm (Dật Công), Phạm Tuấn Tài (Mộng Tiên) lập nên vào cuối năm 1926. Nguyên hồi ấy, phong trào chính trị đương bùng bộc. Tuy vậy, trình  độ  trí thức của dân  mình còn thấp kém! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục. Chúng tôi lập ra thư xã  là mong làm việc ấy. Nghĩa là dạy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ Quốc, biết thế nào là nghĩa vụ và quyền lợi của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi  chút thường thức  về  các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp,  các chủ nghĩa. Tất cả công việc ấy sẽ  làm bằng cách xuất bản và phát hành các sách. Sách chúng tôi bán rất rẻ, chỉ mỗi cuốn một, hai hào mà thôi! Sách hồi ấy còn được xuất bản tự do, không phải kiểm duyệt trước như các báo. Những bài bị xóa ở các báo, có thể đem in thành sách. Cố nhiên là có thể bị cấm. Nhưng, với cái gọi là “chậm trễ hành chính” của nhà cầm quyền Pháp, khi họ ra được cái nghị định cấm thì sách mình đã bán hết rồi!

Sở dĩ nói cuốn sách khả tín là vì tác giả là Nhượng Tống, vừa là thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã vừa là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (trong khi đó, Nguyễn Thái Học không phải thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã).

Chương IV cuốn sách mang tên "Nam Đồng thư xã" cho biết Nam Đồng thư xã "lập nên vào cuối năm 1926", vì "trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém quá! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục", thế nên tôn chỉ của Nam Đồng thư xã là "dậy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa".

Nguyễn Thái Học

Tác giả: Nhượng Tống

https://drive.google.com/file/d/1jOZZMXOJ_jeDDR82UInmonnFOXD8veFU/view?usp=sharing 

Các Bạn,

Dù sao thì ba chữ Nguyễn Thái Học tới nay cũng đã là một cái tên trên lịch sử.

Không phải trên lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xiềng xích!

Mà là trên lịch sử của cả nhân loại, hiện nay còn quằn quại đau thương!

Đó không phải là ý riêng tôi, một bạn cùng thề với Anh.

Nhưng là ý chung hết thảy những kẻ hữu tâm ở thế gian này, chẳng hạn như những nhà văn Nhật Bản, khi họ viết cuốn “An Nam Lê Minh Ký” hay “Nam Phương Dân Tộc Vận Động Sử”.

Trong các cuốn sách ấy, người ta đã vì công lý, vì nhân đạo mà nói nhiều về Nguyễn Thái Học.    Vậy mà Quốc Dân ta, các đồng bào Anh, đối với thân thế Anh, nhiều người mong được biết qua loa mà không thể được!

Thư của Nguyễn Thái Học viết cho Hạ Viện Pháp

https://drive.google.com/file/d/1D7tROf2m9e88aDJuFplD2Dry1QFGb5-0/view?usp=sharing

Các ông Nghị Viện!

Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thái Học, người Việt Nam, 26 tuổi, chủ tịch và sáng lập viên của   Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị bắt và giam ở ngục Yên Báy, Bắc kỳ, Đông Dương, trân trọng  bày  tỏ như sau này:

Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc mình khi bị các nước khác xâm lược, và theo    nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu vãn đồng bào trong vòng nguy hiểm, khó khăn. Như tôi,  tôi  thấy rằng Tổ quốc tôi bị người Pháp các ông chiếm lĩnh hơn sáu mươi năm nay; tôi  thấy rằng,  dưới ách chuyên chế của các ông, đồng bào tôi khốn khổ vô cùng, và dân tộc tôi dần dần sẽ bị  tiêu  diệt  hoàn toàn, theo luật tự nhiên đào thải. Bởi vậy, quyền lợi và nghĩa vụ đã thúc giục tôi phải tìm hết    cách để bênh vực Tổ quốc tôi đương bị người chiếm lĩnh, và dân tộc đương ở cảnh gian nguy. Trước  hết, tôi định cùng với các người Pháp ở Đông Dương mà làm việc mở mang trí thức và kimh tế. Về phương diện kinh tế, năm 1925, tôi đã gởi cho viên Toàn Quyền Va-ren một bức thư, gồm có những nguyện vọng xin bênh vực che chở nền công, thương bản xứ, và nhất là lập một trường Cao  Đẳng  Công Nghệ ở Bắc kỳ. Năm 1926, tôi lại gởi một bức thư nữa cho viên Toàn Quyền Đông Dương, trong có một dự án giúp cho dân nghèo có thể dễ sống. Năm 1927, tôi lại gửi cho Thống Sứ Bắc kỳ một bức thư, xin ra một tập Tuần báo, mục đích là bênh vực và khuyến khích cho nền công, thương bản xứ. Về phương diện trí thức, năm 1925, tôi gửi thư cho Toàn Quyền Đông Dương, yêu cầu:

Nguyễn Thái Học : Thư gửi cho tên Toàn Quyền Đông Dương

https://drive.google.com/file/d/1Ei323uJIIfXi9248YWK1JlIcpubnOtg2/view?usp=sharing

Khi bị bắt, và bị giam ở Yên Bái, Nguyễn Thái Học có gửi hai lá thư cho các nghị sĩ Quốc hội Pháp và Toàn Quyền Đông Dương là Pierre Pasquier, nhưng lá thư ấy, bị trại giam chơi đòn hèn hạ giấu lại, không đến được nơi. Sau này, ký giả Louis Roubaud tìm thấy và đăng lại trên báo chí Pháp. Tờ Xưa & Nay của nhà nước hiện nay cũng có đăng lại bản tiếng Việt trên số 332 tháng 5/2009, với bản dịch có chút khác biệt (xin xem bản tiếng Pháp đi kèm theo bài). Nội dung được dịch như sau:

“Thưa các ông Nghị,

Theo lẽ công bằng, quyền của mọi công dân là muốn giải phóng dân tộc. Theo nhân bản luận, bổn phận mọi cá nhân là cứu trợ đồng bào cực khổ. Tôi đã trông thấy gì? Đã 60 năm tổ quốc tôi bị đặt vào vòng nô lệ của các ông. Giòng giống tôi bị đe doạ bởi cuộc sinh tồn. Tôi có quyền, vậy thế, là bổn phận bảo vệ xứ sở đồng bào tôi.

Khởi đầu, ý nghĩ của tôi là muốn đi đến mục đích hợp tác với các ông. Những thế cờ ấy nhắc lại, cho tôi biết rõ rằng những người Pháp không muốn thành thật trong công cuộc hợp tác ấy. Và như thế tôi không thể phục vụ cho đồng bào tôi dài lâu, nếu các ông vẫn làm chủ trên xứ sở này. Năm 1927, tôi lập đảng phái quốc gia An Nam và hành động về  1/ đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ  2/ thành lập một chính phủ cộng hòa An Nam trên căn bản thành thật dân chủ.   

Phan Bội Châu : Mười thang thuốc chữa bệnh cho Dân tộc Việt

https://drive.google.com/file/d/1rN_9eKG61faA-bVj3i5OGki0Y_B7JQhf/view?usp=sharing

Dẫn ngôn

Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...

Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy.

Quyết nghị Đại Hội Thống Nhất VNQDĐ

https://drive.google.com/file/d/1zEuET6x8l3rKtoFXuR_kqzT4c7VQLIGw/view?usp=sharing

Đại Hội Toàn Đảng thống nhất VNQDĐ trong ba ngày 1,2 và 3 tháng 4 năm 2016 tại Orange County, tiểu bang California, Hoa Kỳ với sự tham dự của các đảng viên đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu và Á Châu.

Nhận định rằng:

1. Vào cuối thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa Cộng Sản đã phá sản toàn diện, hầu hết các nước cộng sản trên thế giới đã từ bỏ chủ nghĩa vô sản chuyên chính. Thế giới đã chuyển hướng đến hoà bình hợp tác, cổ xúy nền chính trị tự do dân chủ, trong trật tự mới toàn cầu hóa để đem lại tự do hạnh phúc cho nhân loại. Tuy nhiên, vẫn còn một ít quốc gia theo chế độ cộng sản, một số tổ chức theo chủ nghĩa khủng bố tôn giáo cực đoan, một số nước còn tham vọng bá quyền, xâm lăng các quốc gia lân bang bằng quân sự phá hoại nền hoà bình toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét