Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 26 tháng 12 năm 2020

Chọn được kẻ "truyền ngôi“ – Trọng chốt ngày Đại hội

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1JNegZxFEA7nKJYtZC4CTbDe4AQbftekI/view?usp=sharing

Khi tiếng còi trận chung kết vang lên thì người ta sẽ định ai là người nhận cúp. Đó là quy luật từ xưa đến giờ rồi. Hội nghị trung ương 14 mới vừa kết thúc thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho báo chí đăng tải ngày diễn ra đại hội. Đây thực chất là một kỳ trao quyền cho các kẻ chiến thắng. Đại hội sẽ diền ra trong không khí tưng bừng và mỗi người sẽ nhận cho mình một chức mới.

Ngày 23/12/2020 các tờ báo đồng loạt đưa tin rằng “Tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25-1-2021 đến ngày 2-2-2021 tại Thủ đô Hà Nội”

Ngày 18-12-2020, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng: “Trung ương thống nhất cao cho rằng việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã hoàn thành theo đúng mục đích, yêu cầu, kế hoạch đề ra”. Nói thẳng ra ý ông Trọng là thế này “tranh giành đã xong, bổng lộc đã có, giờ tổ chức kỳ đại hội để phát thưởng”.

Hiếu Chân - Đại Hội 13 đảng CSVN: Đừng hy vọng thay đổi

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1rRCsJXjQFV36AU1TagEvoHAD1yhNvx4j/view?usp=sharing

Chỉ còn chưa tới một tháng nữa đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sẽ tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 13 theo định kỳ năm năm một lần. Mặc dù tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có nhiều thay đổi trong năm năm qua, nhưng đảng CSVN chưa có dấu hiệu chuyển biến theo nhịp điệu, xu hướng của thời đại, theo khát vọng tự do dân chủ của nhân dân.

Cả ba nhân vật đang ở trong “tam trụ” hiện nay, của lãnh đạo đảng và nhà nước, chính phủ, Quốc Hội Việt Nam đều có thể được xem xét là “trường hợp đặc biệt” về mặt lý thuyết, theo ý kiến nhà quan sát.

Tomaya Onishi - Việt Nam trong 5 năm tới sau năm 2020

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1QwS0hCGS_GNCvCjrHIr7PBFCuk9i-lRp/view?usp=sharing

Bản dịch bài  Vietnam's Communists brace for next 5 years after big 2020, Nikkei Asia Review, December 22, 2020

Archivu dịch

Giới lãnh đạo Việt Nam là một trong số ít những người có thể gọi năm 2020 là một năm thành công.

Giờ là lúc họ đặt mục tiêu thúc đẩy đất nước bước vào năm 2021, đại hội Đảng quan trọng nhất lần thứ 13 sắp tới sẽ đặt ra lộ trình cho 5 năm tiếp theo - và có khả năng củng cố hơn nữa sự thành công của họ đối với một quốc gia trẻ, đang phát triển và nền kinh tế sôi động với gần 100 triệu dân.

Jackhammer Nguyễn - Vì sao Đảng Cộng sản VN không thích các hoạt động bảo vệ môi trường?

26/12/2020

https://drive.google.com/file/d/17aoI1d88mOcb92gs71j2s6RbN1wby7Yd/view?usp=sharing

Nhưng những nhóm môi trường độc lập như Cây Xanh lại không được chấp nhận trong xã hội Việt Nam, vì người cộng sản không kiểm soát được họ.

Không chỉ các nhóm độc lập vận động môi trường, mà bất kể hoạt động xã hội nào mà Đảng không có người của họ, không kiểm soát được, là họ tìm mọi cách để ngăn chặn, ví dụ như việc quyên tiền giúp đỡ những nạn nhân bị bão lụt mới đây của ca sĩ Thủy Tiên, một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam.

Hiện nay, đảng Cộng sản đã giải tán được hầu hết những nhóm đối kháng với họ, họ đã và đang bắt giữ những nhân vật có thể gây ảnh hưởng đến dư luận, và bây giờ đến những nhóm hoạt động vì môi trường.

Daniel Yergin - Biển Đông:  Vùng biển quan trọng nhất của thế giới

Bản dịch bài The Ghosts Who Haunt the South China Sea, Atlantic, December 15, 2020

Người dịch: Võ Xuân Quế

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1t1qN2JIs1mV5pG8PuJxfCg1cHS4QBtAY/view?usp=sharing

Biển Đông (South China Sea) là nguồn nước quan trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới - ít nhất một phần ba thương mại toàn cầu luân chuyển qua nó. Đây cũng là vùng biển nguy hiểm nhất trên thế giới, nơi quân đội Mỹ và Trung Quốc có thể dễ dàng va chạm nhất.

Trong vài năm qua các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ gần như không ngăn chặn được một số sự cố ở đó và quân đội Trung Quốc đã cảnh báo về các máy bay phản lực của Mỹ bay phía trên nó. Vào tháng 7, hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh trong vùng biển đó. Với cái được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, bóng ma về một sự cố có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn khiến các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô bận tâm.

Nguyễn Văn Sâm  - Đại cương thi ca Nam Bộ

(Viết năm 1965)

24/12/2020

https://drive.google.com/file/d/16OQxmZ8_e7VAY_REQ3X_DpO7X4QuI05z/view?usp=sharing

Ghi chú của tác giả:  “Những tác giả trong này làm thơ từ khi Việt Minh chưa thành VC cho nên họ ca tụng chuyện lên đường đánh Tây cứu nước. Lỗi không phải ở họ, mà lỗi ở chỗ CS đã cướp công kháng chiến của dân tộc. Tôi gửi theo đây 2 bìa tác phẩm nổi tiếng của 2 người quốc gia có thơ của giai đoạn kêu gọi lên đường chống giặc: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (Đằng Phương) và Thủ tướng Nguyễn VănLộc (Sơn Khanh).”

Để làm tròn nhiệm vụ lịch sử của giai đoạn, thi ca cũng như tản văn ở miền Nam khoảng 1945-1950 đã bắt đầu cựa mình, lớn mạnh và hình thành một khuynh hướng rõ rệt: tranh đấu.

Khuynh hướng nầy mới mẻ đối với nền văn chương cận đại miền Bắc, nhưng đối với quá khứ văn nghệ miền Nam, thì thiệt là quá cũ. Khuynh hướng tranh đấu đã bộc phát từ giữa thế kỷ XIX với những nhà thơ tiền phong miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thần Hiến, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Thủ Khoa Huân…

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 26 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ydzijFoH_93BnoplFchIs_AWhg_PBBXU/view?usp=sharing

Vũ Linh – Nước Mỹ oái ăm

26/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VlkS-8VI2RJyxBrFouhLz_VHbP_3YAvz/view?usp=sharing

Đi khắp thế giới, chỗ nào cũng nghe chê Mỹ, chửi Mỹ, và chống Mỹ, nhất là bên Âu Châu gồm những xứ lúc nào cũng tự phụ là cha đẻ ra văn minh nhân loại, là cha đẻ ra thể chế dân chủ tuyệt hảo nhất cho loài người. Họ chửi Mỹ vô nhân tính chỉ mê tiền, Mỹ ngây thơ làm toàn chuyện ngu, Mỹ chỉ thích làm cha thiên hạ, thích làm tân đế quốc đô hộ cả thế giới,… Tất cả lo chửi, lo chống, mà không ai nhớ cái ơn Mỹ đã hai lần cứu Âu Châu. Chuyện đời là vậy. Có lẽ cay cú đã phải nhờ Mỹ cứu. Mà đến cả dân Việt tỵ nạn cũng lây bệnh ghét Mỹ luôn, thế mới lạ! 

    Ai cũng ghét Mỹ. Thế nhưng đi khắp thế giới lại thấy ai cũng tự nguyện để Mỹ thống trị, cái gì cũng… Mỹ! Nghe nhạc rock rồi rap, coi phim Hollywood, coi đài CNN, mê bóng rổ, thích đánh gôn, mặc T-shirt, quần jean cao bồi, đội mũ baseball, đi giầy Nike, uống coca, mơ du lịch New York,… Trước các tòa đại sứ Mỹ, tại bất cứ xứ nào, lúc nào cũng cả trăm thước dân xếp hàng xin chiếu khán đi Mỹ. 

Ts. Hoàng Anh Tuấn - Một chút tản mạn về nước Anh nhân chuyện Anh và EU chính thức "ly dị"

25/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1VJ-yz9_xj-yaAzCjKDbBzbT1OZX7IOM4/view?usp=sharing

Có thể thấy, người Anh đã có tư duy vượt thời gian, nghĩ trước các nước khác ba, bốn bước, thấy được các nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh toàn cầu từ các bất ổn ở Đông Á, đồng thời cũng thấy được các cơ hội từ việc nước Anh đi tiên phong, xử lý các thách thức này.

Như vậy, nếu chỉ nhìn thấy Anh đi xuống, rút khỏi các cam kết toàn cầu (như giảm cam kết, rút sự có mặt quân sự ở phía Đông Suez kéo dài qua Nam Á tới Đông Nam Á từ sau những năm 1970) rồi tập trung vào Châu Âu là mới chỉ thấy mặt nổi của vấn đề. Việc thực hiện "giấc mơ" Anh bằng "bàn tay" Mỹ mới thể hiện bản chất thực dụng, tư duy chiến lược và tầm nhìn toàn cầu của người Anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét