Giải tốt bài toán nguyên liệu sẽ giúp Việt Nam thoát phận làm thuê
Thanh Trúc RFA
30/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1wOL0d_mbsSjl6e0Sn5XKdjTPDc2UjxSe/view?usp=sharing
Cái gì cũng nhập, nguy cơ thành quốc gia làm thuê là cản báo được đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Khoa Học Công Nghệ và Đổi Mới Sáng Tạo” nhằm phục vụ phát triển công nghệ vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Sự kiện do Ban Kinh tế Trung ương, phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tổ chức hôm 25/11.
Ân Xá Quốc Tế: Những gã khổng lồ công nghệ đồng lõa với đàn áp quy mô công nghiệp ở Việt Nam
RFA
1/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1t7x4pBSmPtXUsxQutYJd-R81vVVEFjwS/view?usp=sharing
Ân Xá Quốc tế - tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi vấn đề nhân quyền, hôm 1-12-2020 công bố báo cáo dài 78 trang với tiêu đề "HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI THỞ" qua đó phơi bày tình trạng bắt tay kiểm duyệt ngày càng khắt khe của chính phủ Việt Nam cùng với các mạng xã hội lớn như Facebook và Google.
Thông cáo báo chí nêu rõ ‘Các đại công ty này "đang tự cho phép mình trở thành công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của chính quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng báo động về việc các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các quốc gia hà khắc."
Báo cáo có cả tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền trong và ngoài Việt Nam, bao gồm các cựu tù nhân lương tâm, luật sư, nhà báo và nhà văn, ngoài thông tin do Facebook và Google cung cấp.
Báo cáo của tổ chức ÂN XÁ QUỐC TẾ (Amnesty International)
Ngày 01.12.2020
Bản Việt ngữ
Doc file
https://drive.google.com/file/d/1EyEHp5QX09zcynHvd7yn9XwegFhaLSY-/view?usp=sharing
PDF file
https://drive.google.com/file/d/1LLcwdYI4I2p4qDFWp5Lzw3CQGblQxRTv/view?usp=sharing
Xử kín nhưng tuyên án thì công khai
Hoài Nguyễn
1/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1RQLxUeEdRWtmTc-fRdrEoEDKeP7rYPZH/view?usp=sharing
Ngày 11-12, dự kiến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 3 đồng phạm trong vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Đây là phiên xử kín.
Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung cùng các bị cáo bị truy tố về tội danh liên quan đến tài liệu bí mật nhà nước. Việc tòa quyết định xử kín có lẽ xuất phát từ yêu cầu cần giữ kín các bí mật này.
Trong đó, ông Dũng đã chuyển cho ông Chung hai lần gồm sáu tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”. Đối với Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, hai bị cáo này tham gia in, chỉnh sửa ba tài liệu “Mật” cho ông Chung.
Ông Chung và ông Dũng cùng bị truy tố về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo khoản 3 điều 337 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt từ 10 đến 15 năm tù. Trong đó, ông Chung được xác định có vai trò chủ mưu.
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden
1/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1hFouYxbWkminK9ws4I5qg0CQ3WP06Djq/view?usp=sharing
Giới lãnh đạo Việt Nam gửi điện chúc mừng ông Joe Biden và bà Kamala Harris thắng cử và mời họ sang thăm Việt Nam.
Truyền thông nhà nước đưa tin điện chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được gửi vào ngày 30/11/2020.
Nội dung bức điện được mô tả là bày tỏ sự tin tưởng của Tổng bí thư Trọng và Thủ tướng Phúc rằng "với nền tảng quan hệ đã được xây dựng trong 25 năm qua, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, góp phần mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nguyễn Quang Duy - Huyền thoại TPP: Đừng “chính trị hóa” thương mại.
1/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1eQxJzqwrPLvOfDUnGdqO0Xizf5tsfjhA/view?usp=sharing
Năm 2012, 8 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang cùng Hoa Kỳ thương lượng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì cũng bắt đầu thương thuyết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với Trung cộng.
Như vậy về mặt đối ngoại, chiến lược Xoay trục Châu Á Thái Bình Dương sử dụng TPP như đòn bẫy kinh tế gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ với 11 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao vây và giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh đã thất bại ngay trong trứng nước.
Mỗi quốc gia có lý do khác nhau để một mặt thương lượng với Hoa Kỳ còn mặt khác thương thuyết với Trung cộng, bài viết này về trường hợp của Úc một quốc gia đồng minh chiến lược vào bậc nhất của Hoa Kỳ.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 1 tháng 12 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1pM-xU7LB3Y16Eb3sMy_x08lkK8qzrj_e/view?usp=sharing
TS Hoàng Anh Tuấn - Bầu cử TT và chính trị Mỹ: Một góc nhìn khác
Phần 3
1/12/2020
https://drive.google.com/file/d/17xl8NsuQc4cIzvktk84K-8dBUbe4XLRn/view?usp=sharing
Sau buổi nói chuyện "khá căng thẳng" liên quan đến việc con gái chọn "bạn đời" tương lai, hai vợ chồng "ông lão" quyết định "làm lơ", nghe thêm "giải thích" của con gái chứ chưa vội làm căng quá có khi lại "mất con" vì thực tế trong XH bây giờ là "con cái đặt đâu, bố mẹ ngồi đấy" chứ không phải ngược lại!
DAD: Ba đang sốt ruột muốn nghe Cô nói về chiến lược theo kiện quyết liệt của TT Trump cùng nhóm cố vấn và đội ngũ luật sư của ông ta, chủ yếu tại 6 bang chiến trường là Michigan (MI), Wisconsin (WI), Pennsylvania (PA), Georgia (GA), Nevada (NV) và Arizona (AZ) diễn ra như thế nào?
DAUGHTER: Khi ở ngôi vị lãnh đạo quốc gia hùng mạnh số 1 thế giới như Trump hoặc Obama hay Clinton thì tư duy của họ luôn khác thường và đi trước mọi người.
Hai Ba, con mình ngồi đây giỏi lắm chỉ nhìn thấy những chuyện xảy ra trước mắt, nhưng vẫn "phán" linh tinh, họ mà "nghe được" chắc không chỉ thấy ngô nghê mà thậm chí còn rất khôi hài. Còn ông Trump, con chắc ông ta và bộ sậu phải tính ít nhất trước 5-7 bước với các kịch bản khác nhau.
Con so sánh có thể hơi khập khiễng và khiên cưỡng, nhưng nghĩ rằng viêc mình "hiểu" ông Trump, nội tình của Đảng CH, rồi nước Mỹ... chắc cũng chẳng khác mấy chuyện mấy ông, bà thổ dân sống trong các khu rừng nguyên sinh ở Amazon bàn chuyện chính trị Brazil đương đại diễn ra ở Brasilia cách đó chỉ vài trăm dặm!
Nguyễn Hoàng Dũng – Hoa Kỳ trước thời khắc lịch sử
1/2/2020
(Lược trận giữa TT Donald Trump và ƯCV Joe Biden)
https://drive.google.com/file/d/1OZaz4aoT2v3tW5gXnM0Ebf78VEqHiFej/view?usp=sharing
Sau Georgia sẽ là tiểu bang nào? Người viết tin rằng, ông Trump và các cộng sự sẽ “đem chuông” đi “đánh xứ người” ở tận bang California, thành trì của Đảng DC, với 52 phiếu DCT. Thiệt vậy không? Chắc chắn là vậy. Vì những gì Tổng thống Trump đang nhắm tới không còn là 4 năm tại vị nữa, mà là “Tát Cạn Đầm Lầy”. Như thế, còn nơi nào lý tưởng hơn để tát nữa nếu không là Cali, nơi đã có nhiều dấu hiệu gian lận phiếu mà Giám đốc Phillip Kline của Dự án Amistad, thuộc Hiệp hội Thomas More đang lưu trữ nhiều dữ liệu chứng cứ, ước đoán cả trăm ngàn phiếu gian lận. Cũng bởi vậy, mật vụ Văn phòng FBI New York Young Oh đã liên hệ với Matt Braynard, cựu chiến lược gia trưởng chiến dịch bầu cử của Tổng thống Donald Trump, đang cộng tác với Amistad, để tìm hiểu chứng cứ. Do không tin tưởng CIA và FBI lắm cho nên Matt Braynard chỉ sẽ đưa toàn bộ bản sao. Hy vọng lần này FBI sẽ không làm người Mỹ thất vọng. Trận chiến ở California mới là trận Xích Bích thật sự của ông Trump. Nếu thắng ở đây, có thể nói ít nhất 20 năm sau, sẽ không có tổng thống Mỹ nào thuộc Đảng DC.
Đài Loan – chìa khóa trong xung đột Mỹ – Trung ở Biển Đông
Nose Nobuyuki - Taiwan and Its Radar Capabilities Key to the South China Sea as US-China Conflict Heightens
Đôi nét về tác giả Nose Nobuyuki:
Nose Nobuyuki là một nhà bình luận cao cấp cho kênh Fuji TV. Ông sinh năm 1958 tại Kyoto, tốt nghiệp Đại học Waseda với bằng văn học, và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc theo dõi đưa tin về mảng quốc phòng cho các kênh truyền hình. Năm 1999, ông tác nghiệp tại Belgrade và trụ sở của NATO để đưa tin trực tiếp về cuộc xung đột Kosovo. Ông là tác giả của các quyển sách “Phòng thủ tên lửa”, “Tình hình quân sự ở Đông Á từ giờ sẽ diễn biến thế nào”, đồng tác giả của “Xem xét một cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Nhật Bản”.
Oct 20, 2020
Ánh Hiền Lược dịch
30/11/2020
https://drive.google.com/file/d/1DUUKQ6Oid7dggUYEKC2q_ia04d5GpTxz/view?usp=sharing
Vì sao Mỹ không thể “nhường” Biển Đông cho Trung Quốc và vai trò tối quan trọng của Đài Loan.
Mai Thanh Truyết - “Thế giới sẽ ra sao ngày mai?”
Quyển sách nói về Báo cáo mới của CIA -2009
1/12/2020
Câu chuyện Virus Vũ Hán đã xảy ra ở thành phố Wuhan từ cuối năm 2019, mà mãi cho đến nay vẫn là đề tài hàng ngày cho truyền thông trên thế giới và là mối nguy cơ hàng đầu của hầu hết các quốc gia. Vừa qua, Bà Claire Edwards, bình luận gia và huấn luyện viên của Liên Hiệp Quốc đã kết án Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus đã dùng Covid Wuhan như là một vũ khí giết người hàng loạt để …tiêu diệt toàn cầu. Ông ta đã từng che dấu sự tác hại của coronavirus ngay từ những ngày đầu tiên virus Wuhan nhằm đạo diễn một cuộc diệt chủng toàn cầu và dàn dựng đưa độc tài toàn trị Trung Cộng làm bá chủ thế giới.
Phạm Đức Đồng Hùng - Nước Mỹ không tàn?
1/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1pwfZMV7wrsPYsjUyueGZgjWC4MGwOovR/view?usp=sharing
Túi tiền và nắm đấm Trung Quốc?
Năm 2007 Goldman Sachs dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027. Ngày nay nhiều người vẫn trích dẫn kết quả phân tích này nhưng họ quên rằng chính Goldman Sachs đã không thể “phân tích” được tương lai của mình và chỉ vài tháng sau đó: bị sụp đổ và phải nhờ vào tiền giải cứu của chính phủ trong cuộc khủng hoảng tháng Sáu năm 2008.
Giới nâng bi Trung Quốc như Hugh White tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để chiếm vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một thời điểm nào đó trong hai thập niên đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét