Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 21 tháng 12 năm 2020

Đỗ Ngà  - Ngày hội của bầy sói

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1vShEehUcUjjZv4oGQ-BOchn62tA9ehm4/view?usp=sharing

“Tập trung dân chủ” là nguyên tắc của ĐCS, nó quy định các thành viên tham gia thảo luận chính sách và bầu cử ở tất cả các cấp phải tuân theo các quyết định của cấp trên. Nguyên bản nó là như vậy, nói tóm lại nguyên tắc “tập trung dân chủ” là cấp dưới phải nghe lời cấp trên trong hoạt động đảng và chính quyền.

Đại hội 13 sắp tới hay đại hội nào khác cũng vậy, ĐCS vẫn vận hành dựa trên cái gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ” ấy. Cho nên việc kiếm chác ghế trong kỳ đại hội này nói một cách đơn giản là tranh giành. Ở đây không phải là sự tranh giành cá nhân mà là tranh giành giữa các phe cánh đối nhịch, trong đó người “chủ soái” của nhóm đóng vai trò quyết định.

Tuấn Khanh - Làm người yêu nước

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/14lKbwdzalxPFpgc9hR_K06rg0ZD8xImD/view?usp=sharing

Xưa và Nay cũng có trích lời của nhà sử học Cộng sản Trần Huy Liệu rằng việc kết án và giết hại Phạm Quỳnh là điều sai lầm và hoàn toàn vô lý. Kết luận của bài nghiên cứu lịch sử rằng việc giết người đó, vô cùng “lạc lõng” trong thời đại cách mạng đang muốn chinh phục lòng người của ông Hồ Chí Minh. Tiếc thay sự thật thì vẫn còn đó, nhưng những câu chuyện để bảo vệ sự thật như ở Xưa và Nay, thì cũng hết sức lạc lõng trong một thời đại thiếu ánh sáng.

Đọc chuyện xưa, mà sợ. Những nỗ lực gây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam với tư cách công dân yêu nước của học giả Phạm Quỳnh chỉ được đổi lại bằng cái chết, và sự thật bị bóp méo.

Nghe chuyện nay, rồi buồn. Tư liệu nghiên cứu công phu với tư cách công dân yêu nước của nhà nghiên cứu Phan Thuận An cũng được đổi lại bằng sự thờ ơ, và lãng quên.

Việt Nam, "công xưởng mới của thế giới"?

Thanh Phương  RFI

21/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1h40GhCTK9MldMr4xtA0KmUFE6tdGfszv/view?usp=sharing

Như vậy, cái gọi là “công xưởng của thế giới », cụm từ mà trước đây chúng ta hay gọi Trung Quốc, cũng là viễn cảnh của Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, điều đó sẽ đặt Việt Nam trước một sự chọn lựa, tức là ta không thể chỉ là một công xưởng, tức là nơi sản xuất, mà phải biết chọn lựa nên sản xuất cái gì, trong ngành nào cho phù hợp với sự phát triển trong tương lai của cả thế giới, chẳng hạn như là không gây ô nhiễm môi trường, hướng về công nghệ cao, tức là hướng về giá trị cao trong chuỗi cung ứng của toàn cầu. Đặc biệt là phải bảo đảm quyền lợi của người lao động, cũng như bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên của Việt Nam.

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch Covid-19, hiệu quả tới đâu?

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1_z7MYPXqMxyD6ETYtRk_hciUGKCmw9yR/view?usp=sharing

NY: Vậy các loại thực phẩm chức năng cho rằng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch phải chăng là nói xạo?

VTT: Họ không nói xạo, nhưng là nói mơ hồ. Nói mơ hồ rồi thêm hiệu ứng âm thanh hình ảnh hỗ trợ vào nữa thì nói cứ như… thật. Quảng cáo bốc lên là thành phần có chứa những hoạt chất được cho là cải thiện hệ miễn dịch được xác nhận bởi các nghiên cứu này nọ, nhưng chắc chắn không có bằng chứng cụ thể, không được cơ quan thẩm quyền xác nhận…  Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không được phép tuyên bố rằng nó trị được bệnh này bệnh nọ, thì phải lách qua thông điệp “tăng cường hệ miễn dịch” để khỏi phải chứng minh hiệu quả. Nghệ thuật quảng cáo là ở chỗ đó.

Nếu cho rằng, chỉ cần uống những viên thần dược chức năng, sau đó yên tâm chờ đợi hệ miễn dịch được tăng cường, là chuyện thần thoại!

Nguyễn Minh Quang  - Nhận xét về dự án " Theo dõi đập Mekong" của Hoa Kỳ

17 tháng 12 năm 2020

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2020/12/nhan-xet-ve-du-theo-doi-ap-mekong-cua.html

Phần giới thiệu

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2020, hãng thông tấn Reuters gởi một bản tin từ Bangkok, Thái Lan loan báo rằng Hoa Kỳ tài trợ cho một dự án sử dụng vệ tinh để theo dõi mực nước hàng tuần của các đập thủy điện trên sông Mekong ở Trung Hoa và phổ biến trên một trang mạng [1].  Lập tức, bản tin đã được giới truyền thông trên thế giới loan tải [2-7].  Riêng ở Việt Nam, mãi đến ngày 16 tháng 12 mới được một tờ báo loan tin [8].  Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Hoa cũng lên tiếng rằng “Trung Hoa hoan nghênh đề nghị xây dựng của các quốc gia ngoài khu vực về việc phát triển và sử dụng nguồn nước sông Lancang-Mekong, nhưng chúng tôi cực lực phản đối những hành động hiểm độc để chia rẽ chúng tôi…  Cộng đồng khoa học quốc tế và Ủy hội sông Mekong tin rằng chuỗi đập thủy điện Lancang sẽ giúp duy trì sự ổn định của dòng chảy Mekong và có ích lợi trong nỗ lực ngừa lụt và cứu trợ hạn hán của các quốc gia Mekong.” [9]

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 21 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1x6C_9t96mNikbdMyc_7rxfK-BaVXLiF6/view?usp=sharing

Tranh chấp Đại cử tri và Phiên họp chung sắp tới của Quốc hội

Explainer: Dueling Electors and the Upcoming Joint Session of Congress

Zachary Stieber
Lê Trường biên dịch

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1bPXt55vUw10i25PqmTRZj1i5gZqOZF8Y/view?usp=sharing

Việc Đại cử tri tranh chấp tay đôi là rất bất thường, nhưng đã từng có tiền lệ. Nếu ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ phản đối bằng văn bản thì phiên họp chung sẽ bị đình chỉ, mỗi viện sẽ họp riêng và tranh luận về ý kiến ​​phản đối để đưa ra quyết định.  Ý kiến ​​phản đối sẽ thất bại nếu lưỡng viện không bỏ phiếu đa số tán thành. Nếu nó được chấp thuận, nó sẽ vô hiệu số phiếu đại cử tri của tiểu bang hoặc có thể dẫn đến việc ứng viên dự phòng được chấp nhận.

Các ứng cử viên tổng thống ở Hoa Kỳ sẽ thắng cử khi giành được nhiều phiếu Đại cử tri nhất.

Lê Hồng Hiệp  - Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc

The depth of China’s influence over South-East Asia.

Le Hong Hiep | Published in History Today Volume 70 Issue 12 December 2020

20/12/2020

 

Song ngữ Việt Anh

 

https://drive.google.com/file/d/1wglgVQbku9W_gJC3IW_kGTjaaK3cD91a/view?usp=sharing

Sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc trong bốn thập niên qua đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thách thức chưa từng có, nhưng không khu vực nào trải nghiệm thực tế địa chính trị mới này một cách sống động như khu vực Đông Nam Á. Mười một quốc gia khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ cũng là những nước đầu tiên cảm nhận được những bước dậm chân mạnh mẽ của người khổng lồ đang tỉnh giấc.

Cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới bối cảnh kinh tế và chiến lược của khu vực, cũng như cách các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn của Trung Quốc đã phải vật lộn như thế nào để đối phó với siêu cường mới nổi.

Hoàng Hải Vân – Để hiểu đúng về tự do, về nước Mỹ và chính quyền Trump

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1Il-nfGWCNK7t-lUqMDZTExjinbUkYLe5/view?usp=sharing

Một chủ tiệm sửa xe hay anh hàng phở người Việt ở Mỹ dễ dàng hiểu Trump đúng như con người ông, nhưng một nhà kinh tế trường phái Keynes đào tạo ở Harvard thì không. Còn người Việt chúng ta ở xa nước Mỹ, phần lớn chúng ta nhìn nước Mỹ qua lăng kính của hệ thống truyền thông giả dối và những tri thức ngụy tạo được phổ cập hết sức rộng rãi trong các trường đại học và trên sách báo. Loại bỏ những định kiến và tri thức ngụy tạo này khỏi đầu óc của “giới có học” là thiên nan vạn nan.

Xin giới thiệu với các bạn trẻ một số sách nên đọc để hiểu như thế nào là tự do và xã hội tự do (chỉ giới thiệu những cuốn đã được dịch ra tiếng Việt dễ tìm). Người xưa nói “tận tín thư bất như vô thư”, nhưng đây là những cuốn sách nền tảng mà sau khi đọc, ta sẽ tự vén được lớp mây mù che lấp sự thật để có thể tự nhìn thế giới bằng cặp mắt của chính ta, chứ không phải qua lăng kính của người khác, ngay cả người khác đó là tác giả của những cuốn sách. Cái này tạm gọi là phương tiện “phá chấp” để nhìn ra sự thật.

Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Beijing Tests Joe Biden

Will the President-elect speak up about China’s jailing of Jimmy Lai?

Người dịch: Trần Hùng

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1MVNVckV5F1d4kJZY42CjVdGmUL0vk1uw/view?usp=sharing

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét