Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 22 tháng 12 năm 2020

Nguyệt Quỳnh  - Chiếc Khiên của Trần Hoàng Phúc

21/12/2020

https://drive.google.com/file/d/14JYhqi94RyEDRFDDc31EPVN96NrlYJYM/view?usp=sharing

Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.

Nghĩ về Tấm Khiên của Phúc tôi nhớ đến tâm nguyện của các chiến binh thời xưa: “Hãy trở về với chiếc khiên này hoặc nằm trên nó.” Thế hệ chúng ta, những người đã đi qua chiến tranh và đã trở về với nó; nhưng chiếc khiên ngày xưa đang rỉ sét trên gác bếp !? Tâm hồn chúng ta cũng mục ruỗng khi phải chứng kiến lớp người trẻ tuyệt vọng rời bỏ quê hương bằng mọi giá và chết cóng trong những xe đông lạnh ở xứ người. Làm thế nào có thể giải thích được những gì đã xảy ra sau 45 năm. Những bất cập tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi từ thể chế chính trị yếu kém, xã hội bất ổn, giáo dục lạc hậu, cho đến môi trường ô nhiễm, … Nhưng rõ ràng tất cả đều có thể thay đổi nếu chúng ta muốn nó thay đổi. Nếu chúng ta đừng quên lý do vì sao mình có mặt ở đây, như chàng sinh viên khoa luật kia đang gắn những dây kim tuyến trên tường giam của anh.

Điệp Mỹ Linh – Nụ hôn đêm Giáng Sinh

Truyện ngắn

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1HBMroDbZ3hVuq95tlg33SHg0OUOBWfAY/view?usp=sharing

Nhìn thẳng vào mắt Kelly, Mai lắc đầu:

- Bà xử ép tôi. Nếu tình thế đưa đến như bà nói thì tôi xin gặp Sếp của cơ quan này, ngay chiều nay.

Kelly nhấn nút điện thoại. Vì lịch sự, Mai bước ra cửa để khỏi nghe cuộc điện đàm. Chỉ một thoáng thôi, Kelly gọi:

- Cô Nguyen! Ông Lee đang có mặt tại văn phòng của ông ấy; cô có thể gặp ông ấy ngay bây giờ.

- Ông Lee nào? Tôi muốn gặp ông Heinline, Sếp của cơ quan này.

- Ông Heinline đi rồi. Ông Lee vừa thay thế ông Heinline cách nay vài hôm.

EVFTA và RCEP: cơ hội và thách thức cho Việt Nam năm 2021

Thanh Trúc RFA


20/12/2020

 

https://drive.google.com/file/d/1HeR8TWyyHonGDNHY2Qs1NuRQAv0ewgmP/view?usp=sharing

Doanh nhân, cũng là chuyên gia ngành may mặc và da giày xuất khẩu,  ông Diệp Thành Kiệt, chưa thấy rõ tác động của EVFTA trong năm 2020:

 “Các Hiệp Định Thương Mại như cánh cửa mở ra xa lộ, kết nối giữa chúng ta với các thị trường đến. Tuy nhiên nếu phương tiện sử dụng để đi trên xa lộ đó không đẹp, nếu đi trên xa lộ đó bằng những chiếc xe cũ chạy với tốc độ thấp thì còn lâu mới tới điểm đến mà chúng ta mong muốn”.    

Tính đến lúc này, Việt Nam có 13 hiệp định FTA đang có hiệu lực và là quốc gia nằm trong nhóm các nền kinh tế có nhiều mậu dịch tự do nhất trong khu vực và trên thế giới.

Gs. Nguyễn Sĩ Huyên - COVID-19 tại châu Á / Việt Nam : Tại sao lây nhiễm và tử vong thấp ?

NGUỒN : Bài trình bày tại cuộc Hội thảo trực tuyến ngày 19.12.2020 do Ban tổ chức Hội thảo Hè chủ trương.

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1Hx41EROvUiakED3eSrfFgQe5fvBY4gsV/view?usp=sharing

Cập nhập những dữ liệu về COVID-19, xét về mặt lây nhiễm và con số tử vong thấp liên quan đến COVID-19, thì Việt Nam hiện nay đang dẫn đầu trong những nước có mật độ dân số cao tương tự.

Câu hỏi là tại sao, khác hẳn với Châu Âu, một số nước ở Châu Á có số ca lây nhiễm và tử vong thấp, và Việt Nam có gì đặc biệt hơn để có thể giữ vị trí hàng đầu trong các nước hiện nay?

Việt Nam trước chọn lựa "sinh tử’ Hoa Kỳ hay Trung Quốc

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1PrfDU-kKtFNbnBSZ8z5QlQViHZnbpddZ/view?usp=sharing

Báo mạng Asia Times vào ngày 4 tháng 12 đăng bài viết của tác giả David Hutt nói về tình thế của Việt Nam trong mối quan hệ Mỹ – Trung hiện nay với tựa đề “Mỹ, Trung cạnh tranh đặt Việt Nam vào thế khó xử”. Trong bài viết này, ông David Hutt đề cập đến chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay được khẳng định là ‘duy trì hiện trạng’.

Điều đó khiến cả Mỹ và Trung Quốc phải cạnh tranh để giành được ảnh hưởng với Việt Nam, và để các tranh chấp được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán có lợi cho cả đôi bên.

Ts. Phạm Quý Thọ - Đại hội 13:Tiếp tục cải cách như thế nào trong bối cảnh ‘trật tự mới’?

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1w0FRl52prrK2hkoKYbVyYUCyxwfWEShF/view?usp=sharing

Đại hội 13: Tiếp tục cải cách như thế nào trong bối cảnh ‘trật tự mới’?

Một là, trong bối cảnh kinh tế thế giới “u ám” do đại dịch Covid-19 thành tích tăng trưởng GDP “dương” hơn 2% của Việt Nam đạt được nhờ chính sách “thực dụng” và nỗ lực tập trung quyền lực chống tham nhũng, tuy nhiên việc cải cách thể chế chính trị phù hợp với thể chế kinh tế thị trường như thế nào vẫn là câu hỏi lớn. Ví dụ, “lồng cơ chế” để nhốt quyền lực vẫn là ý tưởng phác thảo hơn là một bản thiết kế chi tiết;

Hai là, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài vốn là nội dung của quá trình toàn cầu hoá kinh tế tân tự do, nay đang “sụp đổ”. Bởi vậy, liệu có thể có mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn nếu khống tính đến sự thay đổi này?

...

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 22 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1xTihT6mPn89LgLefnPO7ERsluHP6L4rH/view?usp=sharing

Cựu đại sứ Mỹ khẳng định ĐCSTQ cố tình làm virus lây lan toàn thế giới

Tuyết Mai

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1Nx2Wx-cLiny9K_1gxc63x6hKnWzN539p/view?usp=sharing

Trước đó, tờ New York Times và tổ chức điều tra tin tức ProPublica đã nhận được hàng ngàn chỉ thị bí mật của Chính phủ ĐCSTQ và các tài liệu khác từ một nhóm hacker tự xưng là “C.C.P.Unmasked”.

Tài liệu này cho thấy, ĐCSTQ đã bắt đầu hạn chế thông tin về dịch bệnh từ đầu năm nay. Cơ quan Quản lý Không gian mạng Quốc gia của Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị vào tháng Một rằng, các trang web tin tức chỉ được phép tiếp nhận các yêu cầu từ Chính phủ. Ngay cả khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ ra những điểm tương đồng giữa dịch viêm phổi lần này và dịch SARS ở Trung Quốc năm 2002, các trang web tin tức cũng không được phép thực hiện so sánh tương tự.

Mỹ tiếp tục áp đặt các hạn chế thị thực mới đối với những quan chức vi phạm nhân quyền của ĐCS Trung Quốc

Du Miên

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1JbXhurA8W8Zjs9ooxGQUrJcbkUPTcZpi/view?usp=sharing

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, các hạn chế này tác động trực tiếp đến các quan chức được cho là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc đàn áp các học viên tín ngưỡng, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến ​​và những nhóm khác.

Ngày 21/12, Hoa Kỳ đã ban hành các hạn chế bổ sung về thị thực đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nghi có hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc đàn áp quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, các hạn chế này tác động trực tiếp đến các quan chức được cho là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc đàn áp các học viên tín ngưỡng, các nhóm dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến ​​và những nhóm khác.

Vincente Nguyen  -Tiếng Anh pháp lý về cấu trúc hệ thống tòa án quốc gia

Tên gọi các tòa án mang nhiều ý nghĩa lịch sử đặc trưng hơn là một cái tên đơn thuần.

22/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1N7TD9WNsBC2sU9e2rRCwlHtCrcTiOLsx/view?usp=sharing

Về mặt bản chất, mong muốn chuyển ngữ tên các cơ quan tài phán của một quốc gia ra thứ tiếng của một quốc gia khác là việc làm hơi trái… “luân thường đạo lý”.

Hệ thống cơ quan tài phán của mỗi quốc gia thể hiện những đặc trưng pháp lý và lịch sử phát triển rất riêng. Ngôn ngữ của một quốc gia khác chắc chắn không có cách nào bộc lộ được hết hàm ý và lịch sử của hệ thống đó.

Giả sử như khi nghe thấy hai tên gọi “Queen’s Bench” (hoặc “King’s Bench” nếu nguyên thủ là nam) và “Crown Court” của Vương quốc Anh, rất khó để một người hành nghề luật tại một quốc gia khác nhận biết được rằng “Queen’s Bench” sẽ chủ yếu tiếp nhận các vụ việc dân sự (và cũng chỉ là một nhánh thuộc “High Court”).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét