Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 23 tháng 12 năm 2020

 

Thân kính chúc Niên Trưởng, Độc Giả, Tác Giả và Thân Hữu một mùa Lễ Hội Vui Vẻ, Ấm Cúng và một năm mới 2021 Sức Khỏe, May Mắn và An Lành.

Hà Trung Liêm

Hoa Lan – Món quà đêm Noel

23/12/2020

https://drive.google.com/file/d/191KyFZtXVT6Vk-xob7PnNJTEYNqTptYk/view?usp=sharing

Mùa giáng sinh năm nay thật đặc biệt, như chưa từng có trong lịch sử mùa giáng sinh. Thông thường đây là mùa của yêu thương, của đoàn tụ. Con cái, cháu chắt đi làm ở phương xa sẽ tìm cách về thăm bố mẹ, ông bà, để tận hưởng những giây phút tuyệt vời ấm áp bên người thân. Không cần biết thuộc về tôn giáo nào, ai cũng được nghỉ ngơi và nghỉ học đến nhiều ngày. 

Sao nhiều nhánh khổ đến thế! Lỗi phải ở đây là do Covid-19 gây ra, nó đến từ đầu năm rồi ở lỳ mãi không đi. Chẳng lẽ lại dùng từ cũ “Sống với lũ” như đồng bào miền Trung hay bị lũ lụt. Nhưng đây lại là “Sống với lũ… dịch“.

Nguyễn Văn Sâm - Chúng Tôi Mất Nước Nhưng Còn Tự Ái

(Nguyễn Văn Sâm  Cựu giáo sư ĐH Văn Khoa Sài Gòn)

23/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1RcpQUBEWC1Sca7Yg4sbx1lI172cPpuC6/view?usp=sharing

“Người Chăm chúng tôi mất quốc gia nhưng không để mất lòng tự trọng, càng không thể để thất bại trong tư cách làm người”.

Từ giả có những bịn rịn đời người chưa dễ được. Xe lăn bánh, trong xe có tiếng xì xào, bàn tán, đánh giá, kẻ mừng hên người chê xui. Có tiếng thở dài cười gượng của người ngồi kế bên tôi!

Biển khổ đời mênh mông vô hạn, biết sống thì cái khổ sẽ ít hơn. Số tiền đó đối với gia đình nàng Chanta thì nhiều, Chanta biết giá trị của mình nên đã biến nó thành nhỏ, quá nhỏ nữa là đằng khác.

“Chúng ta chưa mất quốc gia, nhưng từ lâu một số đông đã mất lòng tự trọng”.
Uể oải, bần thần… Hóa tự hỏi chẳng biết ở vào trường hợp Chanta mình có được hành động đẹp như thế không. Và anh hình như không chắc chắn rằng nàng Chanta có thật hay chỉ là tinh thần của một dân tộc đã mất nước hóa hiện ra cảnh báo người của một dân tộc trên bước đường suy vi.

Dù phải chống đỡ đại dịch, Mỹ vẫn cấp 170 triệu đô la trợ giúp Việt Nam

23/12/2020

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1aBxt-XqtDM3732xLyF1lDOkPFHRgdvSk/view?usp=sharing

Mỹ và Việt Nam ngày càng đẩy mạnh các chương trình khắc phục hậu quả chiến tranh và hòa giải.

Gói cứu trợ đại dịch Covid-19 trị giá 900 tỷ đô la được lưỡng viện quốc hội Mỹ thông qua trong đêm 21/12 có điều khoản về viện trợ gần 170 triệu đô la cho Việt Nam.

Ít giờ trước khi bỏ phiếu, quốc hội Mỹ công bố nội dung đạo luật về gói cứu trợ dài gần 5.600 trang. Trong đó, theo tìm hiểu của VOA, hai trang 1.475 và 1.476 quy định rằng Việt Nam được nhận các khoản viện trợ tổng cộng là 169.739.000 đô la.

Không liệt kê chi tiết từng hạng mục viện trợ mà Việt Nam sẽ được nhận, song điều khoản này nêu bật 3 mục.

Vương Trùng Dương - Nhạc Bất Quần & Lệnh Hồ Xung… Giữa Chốn Cờ Huê

23/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1kWqQfvEkpX5MTMhmO9ydHQac-lD-VPH3/view?usp=sharing

Ngày 26/7/2020 tôi viết bài Nhạc Bất Quần… Giữa Chốn Cờ Huê. Có lẽ vào thời điểm đó trên chính trường Hoa Kỳ chưa lộ diện nhiều khuôn mặt giả nhân giả nghĩa “Quân Tử Kiếm” như Nhạc Bất Quần, Chưởng Môn phái Hoa Sơn, một trong năm chính phái trong chốn võ lâm qua Tiếu Ngạo Giang Hồ của nhà văn Kim Dung.

Bàn về các nhân vật trong tác phẩm Kim Dung, trước đây GS Nguyễn Ngọc Huy (thầy tôi) viết quyển “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”, với sự uyên bác của bậc thức giả, Tiến Sĩ Chính Trị của Đại Học Sorbonne ở Pháp mà đem chuyện võ lâm ra lạm bàn chính trị. Quá tuyệt vời.

Võ Hương An – Cửu Long Giang : ai đã đặt tên cho dòng sông này?

Diện mạo Cửu Long Giang

https://drive.google.com/file/d/1jJKqI6GkYr5pV7m4AEO23IvuDQYZHmqJ/view?usp=sharing

Sông Cửu Long, mà quốc tế gọi là sông Mekong, là con sông lớn vào hàng thứ 7 của châu Á, hàng thứ 12 của thế giới, phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, dài 4,909 km, chảy qua lãnh thổ 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia, và đổ nước ra Biển Đông qua 9 cửa thuộc lãnh thổ Việt Nam, là: Đại, Tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Ba Lai, Định An, Ba Thắc và Trần Đề. Thực ra, nói 9 cửa là nói chuyện đời xưa, chuyện của thế kỷ 20 trở về trước. Ngày nay, Cửu Long chỉ còn chảy ra 8 cửa. Cửa Ba Thắc (Bassac) đã bị phù sa bồi lấp trong thập niên 1970. Trong tương lai không xa, cửa Ba Lai cũng sẽ không còn. Điều này thấy rõ trên bản đồ vệ tinh của Google.

Sơn Nam: Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư

20/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1jAfvcTwz-ezr4Ma5eO4SOF3426RVHKE6/view?usp=sharing

Từ đây tới nhà ông Trần Văn Có gần hay xa vậy thầy?

Thầy xã trưởng đáp:

- Ở xóm Cà Bây Ngọp lận! Ðể tôi ra lịnh cho phó hương ấp đòi tên đó tới công sở...

Thầy phái viên nhà báo “Chim Trời” giựt mình.

- Tôi là phái viên, đâu có quyền hạn đó đối với quý độc giả thân mến gần xa.

Thầy xã hỏi:

- Phái viên là gì vậy thầy?

- Là người thay mặt cho tờ báo đi cổ động và thâu tiền.

“Phút Cuối” của nhạc sĩ Lam Phương

23/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1KHe0mbWI-K5myYyKC0ROX8jYWHuPXGg6/view?usp=sharing

NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG

1937 – 2020

Trăm Nhớ Ngàn Thương… Một vì sao sáng trên bầu trời nghệ thuật đã vừa vụt tắt. Một trong những tên tuổi lớn nhất của âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi. Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6:07pm ngày 22 tháng 12, 2020 tại thành phố Fountain Valley, California. Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937. Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài như thân phận con người, thăng trầm đổi thay của mệnh nước, ca ngợi quê hương, tình mẫu tử, tình lính và tình yêu. Nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, Lam Phương là 1 trong những tác giả có sức ảnh hưởng và được yêu mến nhất với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên…

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 23 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1n3H1jAaQ29ZKJ9QSV2KayrrIHomrkb6d/view?usp=sharing

Nhà Trắng và Thông tin Chính phủ: ai đúng hơn ai?

23/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1YE7hEp_O18Mny7K7Hxjjp8Fnc6ee44_1/view?usp=sharing

Sau khi bị Mỹ gắn mác “Thao túng tiền tệ” hôm 16/12/2020. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuọc điện đàm với Tổng Thống Trump lúc đêm khuya ngày 22.12.2020 từ Việt Nam.

Trang Facebook của chính phủ, Thông tin Chính phủ với hàng triệu người theo dõi, đưa tin quan trọng:

“TỔNG THỐNG DONALD TRUMP RẤT QUÝ TRỌNG ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM”

Trong đó nêu rõ mục đích chính của cuộc điện đàm là động thái gắn mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam từ phía Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ hôm 16/12/2020.

“Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ và Tổng thống Hoa Kỳ đã trao đổi về việc Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo Điều khoản 301 của Luật Thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ.

Đại Dịch Coronavirus 2020: từ cơ chế sinh học phân tử SARS- CoV-2 đến bệnh lý học COVID-19

GS BS TS Đinh Xuân Anh Tuấn

Bệnh Viện Cochin, Đại Học Paris

https://drive.google.com/file/d/1AETjwpAt-THHRwfCjSqWT-jmCjOVaX-4/view?usp=sharing

Tóm tắt

COVID-19 là một bệnh do virus xuất hiện vào năm 2019 liên quan đến vi-rút SARS-CoV-2 thuộc họ coronavirus. Hầu như tất cả các thể bệnh nặng liên quan đến COVID-19 được đặc trưng bởi viêm phổi lan tỏa gây suy hô hấp có thể dẫn đến hội chứng hô hấp cấp (ARDS). Các di chứng trung và dài hạn của viêm phổi chưa được biết đến. Xem xét các nghiên cứu trước đây về Hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (SARS) và những gì chúng ta biết về sinh lý bệnh học của COVID-19, virus mới cũng cùng họ coronavirus ở thế kỷ 21 này, gây lo ngại vì một tỷ lệ lớn (lên đến 25%) bệnh nhân mắc COVID-19 có thể có di chứng hô hấp dài hạn như hội chứng hạn chế liên quan đến rối loạn trao đổi khí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét