Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 8 tháng 12 năm 2020

Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12: Việt Nam gia tăng đàn áp năm 2020

Thanh Trúc RFA
8/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1su1rHXYsGgYt5JR_wfFLZ4E-3AXi7_Rx/view?usp=sharing

 “Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, có số tù chính trị cao hơn bất cứ nước nào khác”

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân Quyền Quốc tế - HRW đã phát biểu với RFA như vậy nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 năm nay.

Họ (chính quyền) áp những án tù nặng nề từ 12 đến 14 năm đối với những ai muốn thực hiện quyền dân sự và quyền chính trị cơ bản của con người như tự do ngôn luận, tự do  biểu đạt, quyền lập hội và quyền tụ tập không cần được chính quyền cho phép”

“Đây là những quyền được ghi rõ trong Công Ước Quốc Tế Về Dân Sự Và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết nhưng lại Việt Nam cố tình không công nhận, không tôn trọng và không thực hiện bao lâu nay”. 

Thư chung gửi chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển

7/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1R7Pc38y-l1YExPzC0byKEzY5kIVqTRi8/view?usp=sharing

Như đã thông báo vào tuần trước, Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ đã chuyển tiếp thư chung do Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam soạn thảo để lấy chữ ký của các tổ chức và cá nhân sẵn lòng góp tiếng nói nêu vấn đề với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến việc tù nhân tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển cùng một số tù nhân lương tâm khác tuyệt thực tập thể ở trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Vào cuối ngày làm việc thứ Hai, 7 tháng 12 năm 2020, lá thư đã nhận được chữ ký của 28 tổ chức trên 7 quốc gia và 42 cá nhân, thành viên nhiều tổ chức và cộng đồng tại 5 quốc gia. Thư chung này sẽ được gửi đến văn phòng Thủ Tướng Việt Nam và chuyển đến văn phòng đại diện các tổ chức tham gia để tùy nghi công bố.

Bản dịch tiếng Việt do Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam cung cấp sau đây.

Tuyên bố của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức

Thông cáo báo chí, ngày 08/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1X5dOgIHo7gySJajutZ7_RV6uUULygIQr/view?usp=sharing

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) về tội danh nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999, đã tuyệt thực từ ngày 24/11 và ông tuyên bố sẽ tuyệt thực đến cùng cho đến khi Toà án Nhân dân Tối cao và các cơ quan của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xem xét lại bản án của ông.

Năm 2018, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực, thay thế Bộ luật Hình sự 1999. Theo Điều 7 và Điều 109 của luật này thì tội danh “Người chuẩn bị phạm tội này [hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân] thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Đây chính là cơ sở để ông Trần Huỳnh Duy Thức có đơn kháng án từ tháng 7 năm 2018 yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho ông sau khi ông đã thụ án liên tục từ năm 2010.

Liệu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa có thoát được lệnh truy nã đỏ?

7/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1tSN9MH79arZ3oYejVGEhcCqXmD3wP4Tu/view?usp=sharing

Nhiệm vụ tóm được bà Hồ Thị Kim Thoa trong vòng 3 tháng trước đại hội 13 có thể nói đó là nhiệm vụ bất khả thi đối với ông Tô Lâm và Tô Ân Xô. Lời giới thiệu của Nguyễn Phú Trọng vào vị trí tứ trụ triều đình cho Tô Lâm là một cơ hội lớn, khả năng thành công rất cao. Áp lực các vụ án mà ông Nguyễn Phú trọng đổ lên vai ông Tô Lâm không phải là nhỏ, nếu không làm xong thì khó mà có sự tưởng thưởng từ phía Nguyễn Phú Trọng. Nhiều vụ đã được Tô Lâm hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đưa ra xét xử, nhưng với vụ Hồ Thị Kim Thoa thì đây quả là khúc xương khó nuốt.

Tô Lâm đã tận tụy giúp Nguyễn Phú Trọng trong 4 năm qua, đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh. Lúc đó ông Lâm chấp nhận tai tiếng bắt cóc và quỵt tiền máy bay phía Slovakia để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho Nguyễn Phú trọng giao, nhưng nay thì xem ra nhiệm vụ tóm được Hồ Thị Kim Thoa có vẻ như là bất khả thi với Tô Lâm. Nắm Bộ Công An mà đợi mất bò mới lo làm chuồng thì có thể nói, ông Tô Lâm đã tự làm khổ mình. Giờ khắc phục không kịp nữa rồi.

Nguyễn Lương Tuyền - Phải Tiêu Diệt Văn Hóa Của Giống Lạc Hồng

8/12/2020

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/1DrLlDfi-GJIQN45or5x6Ji5Gfbq8C5L2/view?usp=sharing

Khi chiếm được Miền Nam, Cộng Sản đã cho hơn 1 triệu người vào các nhà tù. Tất cả các văn nghệ sĩ đều bị bắt, giam giữ. CS coi họ là những phần tử nguy hiểm cho chế độ nên cần phải vô hiệu hóa hay loại trừ. Không ai được phép sáng tác ở ngoài khuôn khổ được Đảng và Nhà Nước cho phép. Có người bị tù rất lâu như nhà thơ lãng mạn Cung Trầm Tưởng, thi sỹ Thanh Tâm Tuyền Dư Văn Tâm, Ca sĩ Duy Trác….Nhiều người đã bỏ mình trong trại tù như Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương (chỉ được thả ra lúc đang hấp hối), các nhà văn, nhà báo như Hiếu Chân, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường, nhạc sĩ nổi tiếng Minh Kỳ ….. Các bài nhạc lãng mạn của một thuở nhạc tình của Miền Nam bị CS gọi là ”nhạc vàng” đều bị cấm đoán.

Vương Trùng Dương – Nhà Văn Điệp Mỹ Linh & Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975

8/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1i0PIj5mNhMfvy8Zoh-tqHtpPYIiF_FUc/view?usp=sharing

Hầu hết các tác phẩm viết về Quân Binh Chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QL/VNCH) xưa nay đều do những tác giả đã từng phục vụ trong đơn vị mới am tường để ghi vào trang Quân Sử… Tác phẩm Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 của nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh được coi là tài liệu lịch sử rất đáng quý.

Những tác phẩm khác của nhà văn ĐML đã ấn hành: Dáng Xưa, Chỉ Còn Là Kỷ Niệm, Trăng Lạnh, Tìm Vết Chân Xưa, Sau Cuộc Chiến, Một Đọan Đường, Đưa Tiễn, Cuồng Lưu, Bước Chân Non, … Còn nhiều bài viết chưa in thành sách trong thời gian qua.

Nhà văn Điệp Mỹ Linh ở Nha Trang là phu nhân của cố Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh, khóa 8 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Cựu Trung Tá Minh qua đời năm 2014 tại Texas.

Trân Văn - ‘Ba không’ và thắc mắc có cần giữ không?

07/12/2020

https://drive.google.com/file/d/14dr-27xb3cl0JwQKrVD1R0FzzDnYvNZ0/view?usp=sharing

Song Việt Nam vẫn chủ động kềm giữ quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ ở mức: Nhận viện trợ. Nhờ đào tạo… Đỉnh của quan hệ hợp tác vẫn chỉ là… duy trì giao lưu thường niên giữa lực lượng hải quân hai bên… Đồng thời liên tục khẳng định, muốn “làm bạn với tất cả các nước”, cương quyết duy trì “chính sách ba không”: Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác...

“Chính sách ba không” có đem lại gì không, phụ thuộc vào quan điểm của từng người nhưng chắc chắn “ba không” sẽ khiến lợi ích mà Việt Nam nhận được từ Chính sách Răn đe tại Thái Bình Dương mà Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm tới thông qua những NDAA… không đáng kể. Không phải tự nhiên mà nhiều quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bận tâm đến việc Mỹ sẽ chọn nơi nào làm chỗ trú đóng cho Hạm đội 1 của Hải quân Mỹ.

Vac-xin Covid-19: Thách thức về sản xuất và phân phối

Thanh Hà  RFI

8/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1hiHyvZ7z71vsRJr7vjuDHiZmh3Tkqlja/view?usp=sharing

Tại Pháp, chích ngừa chống SARCoV-2 không mang tính bắt buộc, nhưng từ tháng 7/2020, Cơ quan y tế cao cấp (Haute Autorité de Santé) đã lên kế hoạch theo nhiều giai đoạn. Paris dự trù bắt đầu chích ngừa Covid-19 sau Tết Dương lịch.

Tại Hoa Kỳ, chính phủ đề ra mục tiêu tiêm chủng cho 20 triệu dân ngay từ ngày 17/12/2020 và kể từ tháng 01/2021, mỗi tháng, các cơ quan y tế có khả năng chích ngừa cho 25 triệu dân Mỹ nhờ vac-xin của Pfizer BioNTech và Moderna.

Nhưng bên cạnh những mục tiêu đầy tham vọng đó, vấn đề đầu tiên là các nhà sản xuất phải có đủ vac-xin để cung ứng cho thị trường.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 8 tháng 12 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1uxrCMwsKOyTL08WWYIKyUrU7lS4jdUGC/view?usp=sharing

Tòa án Tối cao Arizona tiếp nhận vụ kiện khiếu nại kết quả bầu cử của đảng Cộng hòa

Du Miên

8/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1d45GE8IzBeNdhFimiSSI8bMFFgT91s3N/view?usp=sharing

Bản kiến ​​nghị đang yêu cầu tòa án bang Arizona xem xét lại 28.000 lá phiếu trùng, cũng như những lá phiếu đã được xét duyệt kỹ thuật số ở hạt Maricopa; ước tính con số có thể lên đến hơn 100.000 lá phiếu.

Chủ tịch đảng Cộng hòa tại bang Arizona là bà Kelli Ward cho biết, bà đang đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao của tiểu bang để phản đối việc xác nhận kết quả bầu cử ngày 3/11 của bang này.

Nguyên Vũ -Đi tìm câu trả lời thế kỷ cho hiện tượng nước Mỹ đỏ (Kỳ 2)

8/12/2020

https://drive.google.com/file/d/1ZZ8Dt9Jffpe-oiwrfRp-7Iy2_RwtRexj/view?usp=sharing

Những “kẻ ngốc hữu dụng” ấy là sản phẩm của “Cuộc trường chinh bên trong thể chế” đang hiện diện ở mọi vị trí của xã hội Hoa Kỳ hiện đại, từ những chính trị gia cánh tả, đến giới truyền thông cánh tả, đến giới giáo sư đại học cánh tả, đến các ngôi sao ca nhạc và các minh tinh Hollywood, các tỷ phú truyền thông và công nghệ…

Kỳ 2: Cuộc trường chinh bên trong thể chế

Nước Mỹ trong cuộc vận động phản văn hóa thập kỷ 60 trời long đất lở

Những linh hồn lạc lối

“America - nước Mỹ” là một ca khúc nổi tiếng của nhóm nhạc lừng danh Simon & Garfulken. Ca nhạc sĩ Paul Simon đã sáng tác ca khúc này nhờ cảm hứng từ chuyến đi xuyên nước Mỹ trong 5 ngày của anh với cô bạn gái Kathy vào năm 1964, chuyến đi để giúp anh tìm nước Mỹ - “I’ve gone to look for America”, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét