Tưởng Năng Tiến - Vịn
một câu thơ... mà đứng dậy!
https://drive.google.com/file/d/1gS0AlAfHGz_oz2gplRuS4UC5woa_HxKD/view?usp=sharing
Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy!
(Phùng Quán)
Giọng dưới đất lúc này nghe đã có vẻ hết kiên nhẫn:
"Không còn lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn.
'Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi' mà bạn..."
Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang. "Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi."
Chỉ có vậy thôi là đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bom salvo của
mấy chiếc Phantom... Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng
Dakseang đã tung bay khắp nơi rồi rớt xuống lẫn lộn với những bụi, những sắt để
nằm yên trên mặt đất. Cũng trên mặt đất này của quê hương, ở một nơi nào đó, những
vợ, những con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu có biết người
thân mình vừa anh dũng đền xong nợ nước...
Nguyễn Hữu Vinh - Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí
12/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1qVgFzlCtEy21ZOz14DDGecnl104XnIrX/view?usp=sharing
Dân có hiểu biết thì mới đỡ bị áp bức.
Xưa người cộng sản tố cáo "đế quốc thực dân" duy trì "chính sách ngu dân" để dễ bề cai trị. Thế rồi, khi có được chính quyền, dường như họ lại … "học" giỏi hơn cái bài vở sơ đẳng đó.
Không chỉ người dân, mà chính những người trong hệ thống chính quyền cũng cần được trang bị kiến thức từ xã hội bên ngoài Việt Nam, bởi họ cũng bị bưng bít, tự "trói tay".
Lập ra blog từ năm 2007, bản thân nhắm tới mục tiêu đi theo lời dạy của Chí sĩ Phan Châu Trinh, có nâng cao dân trí thì mới hòng "thoát khỏi vòng nô lệ". Tự nghĩ, không chỉ có nô lệ ngoại bang, nô lệ cường quyền, mà người Việt còn bị "nô lệ chính mình" ở sự kém hiểu biết mà không dám làm, mà hành động sai, nhiều căn tính xấu không chịu sửa nó cản trở mình cố kết với nhau, cùng hành động sáng suốt. Trong hơn 10 năm, trang blog đã thu hút được hàng chục ngàn bài viết, bài dịch giá trị, thậm chí nhiều phản hồi của độc giả được sử dụng như một bài viết, đóng góp nhiều cho nâng cao dân trí.
Việt Nam : Sức mạnh trỗi dậy và "hổ giấy"
Thu Hằng
14/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1UA5llCiGcgudrnejkLnqoTx4ybEJV8F3/view?usp=sharing
GS. Eric Mottet : Thuật ngữ « con hổ » muốn nói đến một nhóm nước công nghiệp châu Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và giờ là Việt Nam. Những nước này được gọi là những « con hổ châu Á ». Còn từ « giấy » muốn nói đến những yếu kém dai dẳng của nền kinh tế Việt Nam, cũng như những tồn đọng về vấn đề xã hội, chính trị và môi trường. Những ai sống ở Việt Nam và những người từng đến Việt Nam đều biết là Việt Nam có nhiều điểm yếu, cả về chính trị lẫn xã hội và kinh tế.
Tôi có thể đưa ra một vài dẫn chứng. Trước hết là thiếu cơ sở hạ tầng, cảng biển. Nếu Việt Nam muốn trở thành một quốc gia trỗi dậy, một quốc gia tầm trung thì phải có các cảng biển để xuất khẩu hàng hóa với khối lượng lớn. Thế nhưng, hiện giờ Việt Nam chưa thể làm được. Đúng là Việt Nam có nhiều cảng biển nhưng không có được quy mô như khoảng 10, 15 cảng hàng đầu của Trung Quốc.
Bùi Công Trực - Anh ngữ tại Việt Nam: Lịch sử và các trở ngại của quá trình bình dân hóa một ngôn ngữ toàn cầu
14/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1hfeqy-R16HCE4npD-ra4vh1fUZ0n4i-h/view?usp=sharing
Liên quan đến vốn từ có gốc Anh ngữ, từ giai đoạn trước 1975, “mít-tinh” (meeting), “ti-vi” (TV) hay “top” (top) đều đã được sử dụng như một phần ngôn ngữ bản địa. Cho đến nay, nghiên cứu chỉ ra phải có đến gần 800 từ tiếng Anh xuất hiện thường xuyên trên báo chí địa phương.
“Internet”, “hot boy/girl”, “shop”, “fan”, “fast food”… phổ biến đến mức chúng hoàn toàn thay thế các từ tiếng Việt tương ứng.
Tuy nhiên, thực trạng hiện tại cho thấy mô hình đào tạo không hiệu quả, việc sử dụng Anh ngữ chưa rộng rãi (mà theo người viết có thể dùng cụm “chưa được bình dân hóa”). Ngoài ra, tư duy ưa thích sử dụng tiếng Anh “chính chủ”, “cao cấp” dẫn đến việc người Việt Nam (kể cả các giáo viên) rất khó tiếp cận tiếng Anh như ngôn ngữ đại chúng thứ hai (English as Lingua Franca – ELF). Rất nhiều người Việt chưa chấp nhận sự khác biệt về phương ngữ, ngữ âm, từ vựng hay văn hóa tiếng Anh nằm ngoài hai vùng “rốn” là Anh hay Hoa Kỳ.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 14 tháng 12 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/13mE3QCjfNaCj25PYrPSVBCGq4S_T5d0V/view?usp=sharing
GS Trần Thủy Tiên - Gian lận bầu cử tổng thống và điều tra về Hunter Biden tham nhũng với Tầu cộng
14/12/2020
https://drive.google.com/file/d/16XMHlZMi-omw3LLg-u1PA00GGKjchx4Z/view?usp=sharing
Nay December 2020, khi Biden sắp làm TT thì bỗng nhiên, đám truyền thông phe tả này đồng loạt phát tin vụ điều tra Hunter’s lab top, suốt 3 tuần nay. Các nhà bình luận có 3 giả thuyết:
1) để TT gian lận Biden sẽ pardon cho con trai khỏi tội.
2) để Bọn Phản Ngầm (Deep State) lấy cớ gia đình Biden tham nhũng với Tàu Cộng, Biden nay già yếu, mất trí nhớ, nói lầm lẫn nhiều lần, bất lợi cho Dems, và theo Amendment 25th, lấy đi chức vị TT của Biden để Harris thay thế, vì Harris hung ác và thích hợp hơn với tiền sử cha mẹ thân Cộng, chính H. từng xử án bất công do nhận hối lộ khi làm Judge ở CA, không hề xót xa cho các nạn nhân bị lợi dụng tình dục.
3) để họ có thể lấy cớ Harris không hẳn là công dân Mỹ, vì cha mẹ H. không có quốc tịch Mỹ khi sinh ra H. thì H. không thể làm TT, nên sẽ có chủ nhà Pelosi 80 tuổi, làm TT, lão luyện về cách trị dân và hạ đối thủ Republicans với cách ác hiểm.
Mỹ bắt đầu giám sát mực nước của các đập Trung Quốc trên sông Mekong
14/12/2020
VOA Tiếng Việt
https://drive.google.com/file/d/1H76idlpcepMrETjuzIJgltW0cHeT8UeV/view?usp=sharing
Một dự án do Hoa Kỳ tài trợ sử dụng vệ tinh để theo dõi và công bố mực nước tại các đập của Trung Quốc trên sông Mekong vừa được khởi động hôm 14/12, làm tăng thêm tính cạnh tranh giữa các siêu cường trong khu vực Đông Nam Á, Reuters đưa tin.
Là tuyến đường thủy dài 4.350 km, sông Mekong (Trung Quốc gọi là Lan Thương) ảnh hưởng đến một loạt các quốc gia khi chảy xuống phía nam, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Dòng sông hiện đang được xem là “mặt trận đối đầu” mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bắc Kinh từng bác bỏ một nghiên cứu của Mỹ gần đây nói rằng các con đập của Trung Quốc đã giữ nước lại và gây bất lợi cho các quốc gia hạ nguồn, nơi có đến 60 triệu người sống dựa vào dòng sông để đánh cá và canh tác.
Làm cho Thủy điện "xanh hơn"
(Making Hydropower ‘Greener’)
The ASEAN Post Team – Bình Yên Đông lược dịch
The Asean Post - 6 December 2020
https://drive.google.com/file/d/1bQ3hScQeGpSdvAr5J14HBJIqazzzCSCe/view?usp=sharing
Kỹ thuật thủy điện được xem là một nguồn năng lượng tái tạo sạch. Nó được sản xuất bằng cách biến động năng và thế năng của nước chảy xuống từ trên cao thành lực quay để chạy máy phát điện.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu kể cả nghiên cứu trong Tạp chí Quản trị Thủy sản và Sinh Thái (Journal of Fisheries managements and Ecology) đã ghi nhận nguy hại gây ra cho cá khi di chuyển qua công trình thủy điện để xuống hạ lưu.
Các nguy hại gồm có bị thương, mất vảy, rách vây, xuất huyết, bầm, trầy da, mất các bộ phận hay bị nội thương và những thứ khác.
Mai Liêm - Ta Biết Tin Ai Bây Giờ?
14/12/2020
https://drive.google.com/file/d/1mpLgEKXxp4tZQDQKMc4AwrYwyd0guQcD/view?usp=sharing
Theo kinh nghiệm riêng,
1) Với mỗi tin tức các bạn phải xem nhiều nguồn. Với mỗi nguồn đọc xem họ loan tin thế nào và ý kiến ra sao. Chỉ đọc theo một nguồn quen thuộc thì các bạn sẽ bị dẫn dắt nhận định sai lạc.
2) Khi hai hay ba nguồn tin dòng chính loan cùng một tin thì tin đó 99% là đúng. Ý kiến (opinion) cần được người đọc tách biệt với tin (news).
3) Khi chỉ có một tin từ truyền thông lá cải hay dòng phụ thì 99% tin đó là ngụy tạo.
4) Một hình vẽ, một youtube, một lời tuyên bố qua mạng xã hội thì khó là bằng cớ. Càng ngày tin tức có thể làm càng dễ dàng, càng tinh vi, với Thông Minh Nhân Tạo (AI). Trở về với câu hỏi ban đầu “Ta biết tin ai bây giờ”. Câu trả lời của tôi là “Ta chỉ nên tin ở chính ta”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét