Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 28 tháng 02 năm 2021

Quách Hạo Nhiên - Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay
Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức

26/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1AQHfweljulfR0MnxwFV_7R1zd7ySoYFJ/view?usp=sharing

Mở đầu

Trí thức là tầng lớp “có chữ”, có hiểu biết sâu, rộng về một hay vài lĩnh vực nào đó. Học giả Cao Huy Thuần gọi thành phần trí thức là “lương tâm của thời đại”. Bởi vai trò của trí thức là dẫn dắt, khai mở cho các tầng lớp khác bằng nhận thức, tư tưởng, phát minh, phát kiến của mình nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ, lành mạnh…

“Đa nhân cách” trước hết là vấn đề thuộc về tâm lý phổ biến của con người nhất là trong xã hội hiện đại khi phải chống chọi và ứng phó nhằm thích nghi với những tình huống khác nhau của cuộc sống. Chính do phải luôn tìm cách đối phó và thích nghi đã làm cho nhân cách của con người bị “rối loạn” từ đó chuyển thành bệnh lý. Người bị rối loạn nặng là những bệnh nhân tâm thần buộc phải điều trị và cách ly.

Tuấn Khanh - Áo bà ba: vì sao không là áo bà Tư?

27/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1KyfQJk78fidZtFf4wekPpNHFh6h-IRPi/view?usp=sharing

Trong bối cảnh Trung Quốc đang lấn và chiếm nhiều giá trị văn hóa của Việt Nam, để mô tả tính chất chịu ảnh hưởng của chư hầu, chiếc áo bà ba cũng đang bị dòm ngó, không khác gì kim chi Hàn Quốc đang bị tiếm danh bởi Trung Quốc. Có tài liệu bậc tiến sĩ ở Hà Nội, gần đây còn chứng minh áo bà ba là trang phục từ người Minh hương di cư đến miền Nam nên được lấy lại. Tài liệu gốc chứng minh thì được dẫn từ sách Trung Quốc.

Lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay đang bị nói lại, diễn giải lại hết sức duy ý chí, không thể không gọi làm đau lòng tiền nhân. Nhớ lại, dạy cho con cháu, những thứ đơn giản như tên gọi áo bà ba, cũng là một cách kính trọng tổ tiên Việt đã khai phá, và giữ lòng tự trọng của một người Việt Nam đứng ngoài nạn sính chữ điêu xằng.

Sau ông Trọng, Việt Nam sẽ đi về đâu ?

East Asia Forum

Where to now for Vietnam after Trong?

27 February 2021

Author: Alexander L Vuving, APCSS

Khánh An dịch

28/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1vsoyWHh8iAqznETdUURfMzKQgvERK-wv/view?usp=sharing

Người có khả năng kế nhiệm ông Trọng sẽ là người đầu tiên không thuộc phe bảo thủ để lãnh đạo ĐCSVN kể từ năm 1989.

Các sự kiện trong năm qua đã làm nổi bật những xu hướng dài hạn chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Nước này sẽ ít liên kết với Trung Quốc nhiều hơn. Trong thập kỷ tới, Viẹt Nam có thể sẽ có nhà lãnh đạo không bảo thủ đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng các nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục coi trọng mô hình nhà nước theo chủ nghĩa xã hội.

Mặc dù có mật độ dân số và giao thông với Trung Quốc cao, nhưng tỷ lệ nhiễm COVID-19 của Việt Nam là một trong những tỷ lệ thấp nhất trên thế giới. Việc ngăn chặn vi rút giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ước tính 2,9% vào năm 2020, cao hơn mức ước tính 2,3% của Trung Quốc trong bối cảnh suy thoái toàn cầu trong đó hầu hết các nền kinh tế khác bị ảnh hưởng.

Nhiều Facebooker bị khóa tài khoản do “đụng” đến Vingroup?

RFA News

26/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1KZS-n4SEpL3t9q0pSQRCi6GPTTVP_y6F/view?usp=sharing

Một vài Facebooker cho rằng khi họ dùng mạng xã hội để đặt vấn đề hoặc chỉ trích chất lượng xe của VinFast, thì đã bị Facebook ‘bịt miệng’, khoá tài khoản trong vòng ba mươi ngày. 

“Mượn gió, bẻ măng”

Cụ thể, một nữ tài xế ở TP HCM, hôm 26/2, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng, một status cô viết với tiêu đề “Giải cứu truyền thông tởm lợm”, trong đó cô ví những người biện minh cho sản phẩm của thương hiệu VinFast là “bò Vin”, đã bị FB cảnh cáo và tài khoản FB của cô bị khoá ngay sau đó. 

Nữ tài xế này không muốn nêu tên vì sợ bị chính quyền làm khó dễ, do đó, chúng tôi tạm gọi cô là Thanh và đã đổi giọng nói của cô khi cô chia sẻ về vấn đề liên quan đến VinFast:

Biển Đông: Có nên tin vào lời hứa của Trung Quốc?

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

28/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1E4TDOaPAjdECYvgGEzhhHh1Gdqw27LKH/view?usp=sharing

Ngày 1/2, Luật Cảnh sát biển của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Luật Hải cảnh mới) chính thức có hiệu lực, trong đó quy định thẩm quyền cho phép sử dụng vũ khí đối với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.

Điều này thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới.

Nội dung cụ thể quy định trong Điều 22 Luật Hải cảnh mới viết: “Khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm phi pháp hoặc khi đối diện với mối nguy cấp bách bị xâm phạm phi pháp, theo luật này và các luật liên quan khác, lực lượng Hải cảnh có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, bao gồm cả sử dụng vũ khí, để chặn đứng hành vi xâm phạm và loại trừ mối nguy”.

 

Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần

28/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1gI0HTva_wf_8QJaNYOSAotbBaKMRWY4A/view?usp=sharing

Nguyễn văn Hoa - Chuyện "Điên Nặng" ở Texas : Vì Đâu Nên Nỗi ?

27/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1fDc81wU6XgBTMncZyJFfQrwblRnIZKYP/view?usp=sharing

* Lời giới thiệu của Nguyễn Chính : Ông bạn đồng môn thời Trung học của tôi, Nguyễn Văn Hoa, là người đã gần 40 năm “lăn lộn” trong nghề “điên nặng” sau khi tốt nghiệp Phú Thọ ở Sài Gòn và hiện định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã về hưu và Tết vừa rồi đã phải đón xuân trong một hoàn cảnh “không điện, không nước và cũng không Internet” tại Austin, thủ phủ của tiểu bang Texas ! Điện là “nghề của chàng” nên trong một email viết ngày Mùng 10 Tết Tân Sửu ông vừa “than trời” cũng vừa “than người” về những ngày “điên nặng”. Vì là một kỹ sư điện, ông không chỉ than thở mà còn có những ý kiến chuyên môn phân tích sự kiện để tìm hiểu vấn đề… Thư hơi dài nhưng cũng mời các bạn ráng đọc hết (nếu đủ kiên nhẫn) !

Xem ra, lý do khiến Texas thiếu điện và nạn cúp điện kéo dài hơn mười ngày là lỗi tại... người. “Người” ở đây có thể hiểu là các chính trị gia hay các nhà quản trị điện lực ở cấp cao nhất ; từ năm, mười, hay mười lăm năm nay, họ đã dần dần tạo nên những chính sách và đường lối đưa lại hậu quả chẳng đặng đừng như đã thấy. Ta cũng có thể đổ lỗi cho các kỹ sư thiếu khả năng tìm ra bột để khuấy thành hồ. Nhưng trong một quốc gia dân chủ như Hoa kỳ, trách nhiệm tối hậu là của người dân. Họ đã bỏ phiếu bầu người lãnh đạo, đặt viên chức có thẩm quyền vào những chức vụ quyết định, và chấp thuận các chính sách đề ra. Nếu chưa kể họ đã tận hưởng những lợi lộc phát sinh từ các chính sách đó.

Tôi đã thấy rõ và tiên liệu những gì sẽ xảy đến, và dĩ nhiên không đồng ý với những chủ trương “cấp tiến” đó. Nhưng tôi là thiểu số. Vì vậy mà phe tôi bị thất cử.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 02 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1lHQ7qxWyfJMINtrf8j03mzNbcnqRUnyL/view?usp=sharing

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 27 tháng 02 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Lại Đạp Phải Mìn

https://drive.google.com/file/d/1Ow8Fzeu91uhPt4aBXkuGiUpOzwvzskTt/view?usp=sharing

Nếu không có tài đánh giặc thì miền Bắc chỉ là một vũng nước bùn lộn cứt.

Trần Vàng Sao

Tác giả của câu văn thượng dẫn từ trần vào ngày 9 tháng 5 năm 2018. Qua hôm sau, BBC có bài viết công phu ghi lại nhiều lời phát biểu về cuộc đời bầm dập (và uất hận) của ông – kẻ tự nhận là kẻ người yêu đất nước mình một cách xót xa:

Trần Mạnh Hảo: “Thương anh vô cùng ! Anh một nhà thơ đã bị sự thật cầm tù.”

Điệp Mỹ Linh - Chỉ còn là kỷ niệm

Tùy bút

02/2021

https://drive.google.com/file/d/1i6SbuLjhgdlIfHMvf2rmxTulQYMWT8Tc/view?usp=sharing

Để tưởng nhớ hai em – Nguyễn Phiêu Linh, Hồ Quang Trung – và kính tặng tất cả
Cựu SVSQ/TB/TĐ khóa 6/68 và khóa 4/68

Dù ngày xưa bạn cùng lớp đã “xầm xì” rằng “hắn” hoạt động cho Việt Cộng, tôi cũng không tin; vì – với trí óc non nớt của một nữ sinh trung học cùng với bản tính ngay thẳng, lương thiện – tôi nghĩ, nếu “hắn” thích Việt Cộng thì “hắn” ở lại ngoài Bắc chứ “hắn” theo gia đình di cư vào Nam để làm gì!

Mấy mươi năm sau tôi mới biết, sau khi đỗ Tú Tài II, “hắn” được sang Pháp du học và hiện nay “hắn” đang giữ một chức vụ quan trọng trong guồng máy đầy ác tính của Cộng Sản Việt-Nam.

Luật sư  Phạm Lệ Quyên - Phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: mẫu đơn không cho ghi là kêu oan

27/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1AXJtr7-vrVUS9yOQwzi-xu_W3GTFS1XE/view?usp=sharing

Vụ án Đồng Tâm sẽ được xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội vào 8h00 ngày 08 tháng 3 năm 2021.

6 bị cáo kháng cáo trong phiên phúc thẩm như sau:

1. Bị cáo Lê Đình Công

2. Bị cáo Lê Đình Chức

3. Bị cáo Lê Đình Doanh

4. Bị cáo Bùi Viết Hiểu

5. Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến

6: Bị cáo Bùi Thị Nối

Một số bị cáo kháng cáo với nội dung kêu oan và xin giảm nhẹ. Anh Công kháng cáo kêu oan nhưng nội dung đơn kháng cáo nộp được viết với nội dung kháng cáo là giảm nhẹ hình phạt. Vì bị cáo được giải thích là phải viết đơn kháng cáo theo mẫu chung của trại tạm giam. Bị cáo Công cho hay đã phải viết tới 4 lần đơn kháng cáo.

Việt Nam có là nước thao túng tiền tệ - nhận xét về báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ

 

TS. Đinh Trường Hinh - TS. Nguyễn Tiến Hưng (*)

27/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1A5LUc0sR_0hdrxdePvBocwcj0V6-UwDT/view?usp=sharing

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ tháng 12-2020 trình lên Quốc hội Mỹ đã xếp Việt Nam và Thụy Sỹ là hai quốc gia thao túng tiền tệ. Điều đáng ngạc nhiên là Bộ Tài chính Mỹ lại công khai bày tỏ quan ngại của mình về một quốc gia vừa ra khỏi nhóm các nước thu nhập thấp cách đây vài năm.

Ngoài ra, GDP của Việt Nam chỉ bằng một phần nhỏ của Mỹ, nhưng lại được đánh giá giống như các nước phát triển. Bài viết nhận xét chính sách này nhằm đánh giá giá trị bản báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ và những tác động đối với Việt Nam.

Trân Văn  - Phi cảng : cơ hội mới để chia chác nội lực quốc gia

26/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1EdRDI4PYtXejtwVNaDH7Ql7xd9VR3SXn/view?usp=sharing

Ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam vừa đồng ý giao phi cảng Hớn Quản cho chính quyền tỉnh Bình Phước và chính quyền tỉnh này đã quyết định mở rộng diện tích phi cảng này đến 400 héc ta hoặc 500 héc ta để làm một phi trường lưỡng dụng (1).

Sau vô số phong trào, từ xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy đường, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, nhà máy nhiệt điện, cảng cá, cảng biển quốc tế, khu công nghiệp, khu kinh tế,… đến sân golf, cổng chào, tượng đài,.. giờ là thời của… phi cảng!

 Gs.  Nguyễn Đăng Trúc -  Hòa bình trong văn hóa Việt Nam 

26/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1Di0UMJQimWIFeyWgTFQNWgEt2s9n5zMn/view?usp=sharing

Đạo  an hòa

Lấy hình ảnh bên ngoài, cuộc sống của con người thường được gọi là đi. Trong chuyến đi nầy, con người có nhu cầu muốn biết con đường mình đi có phải là đúng đường hay không. Tiếng Trung hoa gọi là đạo. Và ngôn ngữ Việt-Nam vẫn giữ nguyên chữ nầy.

Kẻ nào bước đi trên đường thật thì được gọi là tuân giữ đạo. Người nào bạo tàn, khinh khi sự thật thì gọi là vô đạo. Chu toàn bản tính của mình, thực thi phẩm giá và bổn phận chính đáng của mình, người Việt chúng ta gọi là sống trọnđạo làm người.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 27 tháng 02 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1BRcaImZsm4tRzGRVvIc5rYUpDi5WoW80/view?usp=sharing

Nguyễn Quang Duy -Vì sao ông Trump vẫn được nhiều người ủng hộ ?

27/02/2021

https://drive.google.com/file/d/195r9EzKZMzf5bQQH-Cs3vXmC5TQ_zDzS/view?usp=sharing

Mặc dù ông Trump thất cử tổng thống 2020, nhưng ngay sau ngày 6/1/2021 đã rộ lên tin đồn ông Trump sẽ bỏ đảng Cộng Hòa thành lập đảng chính trị mới quy tụ những người ủng hộ ông.

Tin đồn được truyền thông chính mạch Mỹ triệt để khai thác, họ cho tổ chức nhiều cuộc thăm dò dẫn đến cùng một kết quả là cử tri đảng Cộng Hòa vẫn nồng nhiệt ủng hộ ông Trump và sẵn sàng gia nhập đảng thứ ba nếu ông thành lập.

Giới truyền thông chính mạch bấy lâu nay tập trung vào phần nổi là cá tính “độc đáo” của ông Trump mà quên đi phần chìm là những thách thức mà hệ thống chính trị Mỹ đang phải đối đầu.

Đại-Dương : Muốn tránh chiến tranh cần phải chuẩn bị chiến tranh

27/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1StDRDQCeZ4twWHHVtvWvTjDDd3b5dN7g/view?usp=sharing

Lục địa Châu Á có hai quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Cộng, Ấn Độ. Lục địa này còn có hai nền kinh tế đứng thứ hai và thứ ba toàn cầu: Trung Cộng, Nhật Bản.

Châu Á vẫn chìm đắm triền miên trong chiến tranh, nghèo khó, áp bức, diệt chủng mà chưa thấy triển vọng thay đổi theo chiều hướng tích cực mặc dù Đệ nhị Thế chiến đã kết thúc do hai quan điểm lỗi thời vẫn ngự trị trong cộng đồng các dân tộc Châu Á.

Thứ nhất, “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” hầu như vẫn tồn tại ở nhiều nước Á Châu: (1) Nếu không sinh ra trong các gia đình cầm quyền thì rất khó tiến thân tại Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cambode, Lào, Thái Lan, Myanmar. (2) Hoàng gia, Quân đội. Đảng phái quyết định số phận dân tộc. (3) Lật đổ ngai vàng để thay ngôi đổi chủ được chấp nhận rộng rãi.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 26 tháng 02 năm 2021

VietTuSaiGon  - Từ Bình Phước tới Hải Dương

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1TnOwRDjI-sVQTC7APFHt_km67eELKSh_/view?usp=sharing

Mấy ngày nay, trên các trang mạng xã hội nổi lên hai hình ảnh, xin nhấn mạnh là hai hình ảnh này diễn ra cùng lúc, giữa mùa dịch Covid-19 của thế giới và giữa đợt bùng phát Covid-19 lần ba của Việt Nam. Hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau, hình ảnh người ta chen chúc, không cần đeo khẩu trang và đi đường chật như nêm, kẹt xe để tranh nhau mua đất (vì nghe đồn đoán sắp xây sân bay) ở Bình Phước và hình ảnh những núi su hào, bắp cải, cà chua, rau củ quả nói chung đổ khắp tỉnh Hải Dương. Hai hình ảnh có chung một thuật ngữ, đó là Kinh Tế, nhưng hai hình ảnh lại có riêng những đặc tính của cá mập, tranh mua tranh bán, bất chấp nguy hiểm với lạnh lùng, buồn tẻ, thất thủ… Và cả hai đều cho thấy chung một thứ đang giết chết người Việt, đó là Vô Cảm. Vì sao?

Nguyễn Quang -  Xã hội dân sự và nhân quyền Việt Nam

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1GCwQCKN9CbCiIk4dJrSnYJyhAOSYHiR7/view?usp=sharing

Một xã hội không thực thi nhân quyền, nghĩa là các quyền cơ bản của người dân không được tôn trọng hà tất chưa thể nói đến xã hội dân sự!

Trước hết phải khẳng định Việt Nam hiện nay chưa có xã hội dân sự vì về phương diện chính trị học, xã hội dân sự chỉ xuất hiện và  tồn tại trên nền tảng các chính phủ không chu toàn trách nhiệm như tham ô, nhũng lạm, bạo quyền, nó đảm nhận vai trò điều hành những vấn đề thường ngày của đời sống các công dân.

Việt Nam - Những kẻ bắt cóc được Hà Nội vinh danh

Bộ Ngoại giao VN trả lời câu hỏi có hay không việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Marina Mai – Taz

Lê Trung Khoa 

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1Wzb9H1oA41_cPZWPvimRlP--OMj574F8/view?usp=sharing

Mười hai người Việt Nam đã bắt cóc một đồng hương từ Berlin về Hà Nội vào năm 2017. Vì điều này, họ vừa nhận được Huân chương cao nhất ở nước của họ.

Họ đã bị trục xuất khỏi Đức hoặc bị truy nã với lệnh bắt giữ. Họ được vinh danh ở Việt Nam: những kẻ đã bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội năm 2017. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một lễ vinh danh cho 12 kẻ bắt cóc đã diễn ra vào mùa hè năm ngoái tại Bộ Công an ở Hà Nội.

Nguyễn Hoài Vân – Nhân trị và Pháp trị

https://drive.google.com/file/d/1EfLw5UK_D6lhbgsxIlKDkXKG8noLNTop/view?usp=sharing

Tuy lý tưởng Nhân trị phản ảnh những ước vọng thâm sâu nhất của con người trong đời sống xã hội, người ta vẫn buộc phải công nhận rằng không phải lúc nào điều kiện thực tế cũng cho phép xây dựng xã hội lý tưởng này. Vì thế, khi suy nghĩ về Nhân và Pháp, người ta cần đặt ra ba vấn đề:

Thứ nhất, trong một thời điểm nhất định, điều kiện thực tế cho phép thi hành một chính trị với bao nhiêu phần « Nhân » bao nhiêu phần « Pháp » ?

Thứ nhì : trong tiến trình quản lý quốc gía, làm sao để một mặt sáng suốt nhận thức những giai đoạn cần phải thi hành Pháp Trị, mặt khác ngăn ngừa những sự lạm dụng việc này ?

Sau hết, người ta có thể tự hỏi : thế nào là dung hòa Nhân và Pháp ?

Có lẽ câu trả lời là : nhìn về những giá trị căn bản của con người mà lập Pháp, với một tinh thần rộng rãi , không cố chấp giáo điều, chủ thuyết, chấp nhận sửa sai, thích nghi với thực tại (Pháp hữu nghị). Nói cách khác, là lấy tinh thần Đạo Nhân mà lập Pháp .

Nguyễn Hoài Vân - Phụ chú và tạp ghi quanh chủ đề Nhân Trị và Pháp Trị                                                                                                                  
https://drive.google.com/file/d/1XNop8CPKbnczqZ_bCo_guSe9cmqfniT7/view?usp=sharing

Một hệ luận đặc biệt khác là việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội, có thể làm suy giảm những liên hệ tình cảm gia đình. Becker cho rằng đầu tư của cha mẹ vào sự học hành của con cái, để chúng giúp đỡ mình lúc về già, đem lại lợi nhuận nhiều hơn các quỹ hưu trí. Tuy nhiên các bậc cha mẹ không thể biết được con mình sẽ cư xử với mình ra sao trong tương lai. Vì thế họ phải làm mọi cách để tiêm vào đầu óc chúng tình gia đình, lòng hiếu thảo, như những đức tính ưu tiên của con người. Con cái được giáo dục để mang mặc cảm tội lỗi nặng nề nếu để bố mẹ sống túng thiếu trong tuổi già. Với sự phát triển an sinh xã hội, các trợ giúp cho người già đủ để họ không phải thiếu thốn, và những yếu tố đạo đức trừu tượng vừa nói sẽ bị đẩy lùi bởi thực tế. Mối dây liên hệ gia đình, cùng với những trách nhiệm đối với che mẹ khi con cái lớn lên sẽ suy giảm.

Covid không biến mất, nhưng cuộc sống sẽ trở lại bình thường

No ‘Covid Zero,’ but Normalcy

And what else you need to know today.

By David Leonhardt / Thục Đoan dịch 

26/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1g_uJrLFte1ibpdrlSz-RaOPpsvQei3sG/view?usp=sharing

“Không còn covid” sẽ không xảy ra – nhưng cuộc sống bình thường vẫn có thể trở lại.

 ‘Loại bỏ rủi ro? Không thể nào.’

Mười năm trước, một căn bệnh truyền nhiễm chết người đã giết chết hơn 36.000 người Mỹ. Năm tiếp theo, nó giết chết thêm 12.000 người. Và trong tám năm sau đó, cùng một căn bệnh đã gây ra từ 22.000 đến 62.000 ca tử vong.

Căn bệnh đó là bệnh cúm – còn được gọi là flu – và nó được xếp hạng trong số 15 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 26 tháng 02 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Vq2x-8YchR-953p8xxhJquF0DVmH-JLX/view?usp=sharing

Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “How American Free Trade Can Outdo China”, WSJ, 22/2/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

https://drive.google.com/file/d/1gaM19blgPB1oeEuYHJqUuoKB0RvXXevO/view?usp=sharing

Tuyên bố của tổng thống Biden rằng nước Mỹ đã trở lại và sẵn sàng tham gia vào các tiến trình ngoại giao là sự trở về với phong cách lãnh đạo đặc trưng của chúng ta suốt nhiều thế hệ. Đây cũng là tin vui cho những người tin rằng sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là cần thiết đối với trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại lại không có tên trong danh sách các ưu tiên ngoại giao của tổng thống. Điều này cần suy nghĩ lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc cạnh tranh chiến lược sẽ định hình bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ này. Tuy vậy trên một mặt trận quan trọng của cuộc cạnh tranh đó là lĩnh vực thương mại thì nước Mỹ lại đang mất dần đi lợi thế.

Lê Vy  - Ivanka Trump bị paparazzi theo sát sau khi rời Nhà Trắng

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1xY0eTUSYRlbqWt_SWWxt0yjDAZqcAuMV/view?usp=sharing

Trong tháng đầu tiên bắt đầu cuộc sống mới ở Florida, nhất cử nhất động của gia đình Ivanka Trump đều được cánh săn ảnh ghi lại.

Ivanka Trump không có bất kỳ cập nhật mới nào trên mạng xã hội kể từ ngày 19/1. Trong khi gia đình Trump đã chuyển khỏi Nhà Trắng để đến Mar-a-Lago, các tài khoản mạng xã hội của Ivanka vẫn giới thiệu cô là "cố vấn cho tổng thống".

 

 

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 25 tháng 02 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Thư gởi cho các tổ chức,  hiệp hội Tâm Thần thế giới

Về việc Lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1- Hà Nội, Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/1KLzcIo1TIk66qMeJ8BNqRf-rIJfIjnM2/view?usp=sharing

Ngày 24 tháng 2, 2021

Gởi đến:

Hiệp hội Tâm thần Thế giới

Quyền Con người trong Sức khỏe Tâm thần - Sáng kiến ​​Toàn cầu của Liên đoàn về Tâm thần

Hiệp hội Tâm thần Indonesia

Hiệp hội Tâm thần Malaysia

Hiệp hội Tâm thần Philippine

Hiệp hội Tâm thần Thái Lan

Hiệp hội Tâm thần Singapore

Hiệp hội Tâm thần học và Thần kinh học Nhật Bản

Hiệp hội Tâm thần và Thần kinh Hàn Quốc

Hiệp hội Tâm thần học Đài Loan

Hiệp hội Tâm thần Châu Âu

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ

Hiệp hội Tâm thần Hoàng gia Anh Quốc

Hiệp hội Tâm thần Hoàng gia Úc và New Zealand

Về việc: Lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi các Ông / Bà:

Chúng tôi muốn tường trình về một trường hợp lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị liên quan đến tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Hà Nội, Việt Nam, theo báo cáo của Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (chi tiết ở trang tiếp theo). Chúng tôi tin rằng cách làm việc của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 với anh Lê Anh Hùng là trái với Tuyên bố Madrid về Tiêu chuẩn đạo đức đối với hành nghề tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Thế giới.

Với tư cách là những người bạn của anh Lê Anh Hùng, chúng tôi rất cảm kích nếu quí Hội có thể đặt những câu hỏi sau đây cho Hội Tâm thần Việt Nam.

Xuân Minh - Phạm Chí Dũng chống hay bảo vệ nhà nước Việt Nam?

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/14syTH6dCL0J07pldGWpjQzE_jhHGQbS3/view?usp=sharing

LTS: Tác giả bài viết này là thân mẫu của ông Phạm Chí Dũng.

Cái tên Phạm Chí Dũng được đặt khi sinh ra đã chứng tỏ và xuyên suốt cả cuộc đời của Phạm Chí Dũng và chắc chắn sẽ không thể nào khác được!

Với gia đình mình, đây là cái Tết thứ 2 thiếu vắng con trong cuộc sum họp, đoàn viên gia đình. Ba mẹ, các em, vợ, con của con buồn, đau tê tái khi nghĩ đến con trong hoàn cảnh nghiệt ngã hiện tại.

Huỳnh Minh Triết  - Các vấn đề trọng tâm trong quan hệ Mỹ – Việt từ góc nhìn của các nhà lập pháp Mỹ

Toàn văn báo cáo tổng hợp về quan hệ Mỹ – Việt do Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ thực hiện.

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1ugyR57DacoDtOARwTCXMYPr1Jgz3W8se/view?usp=sharing

Vào ngày 16/2/2021 vừa qua, Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (Congressional Research Service – CRS) đã đăng tải một báo cáo tổng hợp về quan hệ Mỹ – Việt trên trang web của cơ quan này.

Thành lập vào năm 1914, CRS là một viện nghiên cứu chính sách công thuộc Quốc hội Mỹ, hoạt động theo nguyên tắc phi đảng phái. Viện này có vai trò cung cấp thông tin cần thiết cho các thành viên của Quốc hội, hỗ trợ hoạt động soạn thảo dự luật, các phiên tranh luận để thông qua luật, và giám sát việc thực thi những đạo luật đã thông qua.

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

What Does Vietnam Want from the US in the South China Sea?

Nguồn: Derek Grossman, “What Does Vietnam Want from the US in the South China Sea?”, The Diplomat, 04/01/2021.

Derek Grossman là nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, Hoa Kỳ.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

https://drive.google.com/file/d/1UeNO4ijn-zae70nKa40jKTfjhfNzhjHD/view?usp=sharing

Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.

Khi chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden xây dựng chính sách chiến lược ở khu vực Biển Đông, một đối tác quan trọng ở khu vực mà họ cần quan tâm đến đó là Việt Nam. Nhiều năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đang tranh chấp này. Trong khi chính quyền mới của Biden có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong quan hệ song phương, thì ở chiều ngược lại, việc Hà Nội đang thực sự muốn tìm kiếm điều gì từ Washington trong việc giúp ngăn chặn Trung Quốc một cách hiệu quả vẫn chưa rõ ràng.

Vì sao ông Tập Cận Bình cử người sang “nắn gân” Nguyễn Phú Trọng?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1zemCGcJDv64nKaDF7b5NXGIxatiroIJW/view?usp=sharing

Ông Triệu Khắc Chí, giữ chức Bộ Trưởng Bộ Công an Trung Quốc từ tháng 3/2018, xuất thân là một giáo viên trung học và từng làm công tác Đoàn Thanh niên, nhưng được biết là một trong những người có lập trường cứng rắn trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lần này ông sang thăm Nguyễn Phú Trọng được cho là mang thông điệp của Tập Cận Bình cho Nguyễn Phú Trọng và cũng muốn nhắc nhở ông Trọng phải biết “giữ mối quan hệ tốt” giữa hai đảng và hai lãnh đạo.

Gió Bấc  - Hồi ức học trò thời VNCH Kỳ 1: Nguồn suối yêu thương

Gió Bấc - Hồi ức học trò thời VNCH Kỳ 2: Không gian tự do

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1Ck6-E9JMmXOp2xtkbKH0jHfcvpkRuhnj/view?usp=sharing

Dư luận xôn xao chuyện học trò dánh cô giáo với nhiều bình luận trái chiều, tôi băn khoăn tại sao như vậy? Ôn lai ngày xưa mình đi học thế nào. Hóa mình hạnh phúc được lớn lên trong nền giáo dục miền Nam. Cái triết lý nền giáo dục "nhân bản", "dân tộc", và "khai phóng" là mãi đến sau này tôi mới đươc biết qua sách vỡ, điều xuyên suốt mà tôi nhận đươc trong đời đi học và thành ấn tượng đến bây giờ đó là nền giáo dục thấm đẩm yêu thương.

Điểm tin thế  giới  ngày Thứ năm 25 tháng 02 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1KDOHB4HVIB2n81i-GNwziSmdbMAVjOwd/view?usp=sharing

Trò chơi nguy hiểm với lạm phát của Joe Biden

Thụy My . RFI

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1TPoKZiAPJepGHPBxaQbY_Ebw1RMelBTf/view?usp=sharing

Le Monde phân tích « Trò chơi nguy hiểm của Biden đối với lạm phát ». Theo tác giả bài viết, những sai lầm nghiêm trọng nhất thường xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, khi còn ngây ngất muốn thực hiện những lời hứa tranh cử, bất chấp lý lẽ. Kế hoạch tái thúc đẩy của ông Joe Biden với 1.900 tỉ đô la, tương đương 15% GDP Hoa Kỳ, nằm trong số đó.

Bóng ma lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ »

Hai Thượng Nghị Sĩ thuộc lưỡng đảng đồng đề xuất Dự Luật “TÁI Ủy Quyền Luật Magnitsky Toàn Cầu”

25/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1CyNl_Ddm7S2v1lq18pICQxn1rEBdA_8i/view?usp=sharing

Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam vui mừng được biết trong tháng này hai vị Thượng Nghị Sĩ thuộc lưỡng đảng (Ben Cardin, Dân Chủ, tiểu bang Maryland) và Roger Wicker (Cộng Hòa, tiểu bang Mississippi) đã đồng đề xuất ra trước Thượng Viện dự luật Tái Ủy Quyền Luật Magnitsky Toàn Cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Reauthorization Act), với mã số S.93.

Đạo luật Magnitsky Toàn Cầu được lưỡng viện Quốc Hội thông qua và Tổng Thống Obama ký thành luật vào năm 2016. Từ đó đến nay đã có 266 cá nhân thuộc 33 quốc gia bị chế tài theo đạo luật này.

 

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 24 tháng 2 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Bi Chừ Bên Nớ Ra Răng

https://drive.google.com/file/d/1I4pskErVenyaSC0MacCP4iUK7WybxPvT/view?usp=sharing

Từ lâu, tôi vẫn nghe thiên hạ nói ở đâu có khói ở đó có dân Tầu. Mới đây, tôi mới biết thêm rằng chỗ nào có người Tầu thì cũng có luôn cả người Việt nữa. Hôm rồi, tôi mới gặp một người đồng hương ở Viêng Chăn. Nhìn cái nón lá là biết đúng đồng bào của mình rồi, muốn sáp lại nói chuyện chơi nhưng bà chị ngó bộ không vui (đang “tâm tư” thấy rõ) nên đành thôi vậy.

Rời thủ đô nước Lào, tôi quá giang xe tải xuôi Nam. Tài xế dừng bánh ở Paske – một phố thị đông đúc, nơi giao lưu của sông Xe Don và Mê Kong – và nói tỉnh queo (y như thiệt) rằng “chỉ cần quẹo phải ngay nơi con đường phía trước chút xíu thôi là sẽ thấy khách sạn liền”.

Ts. Phạm Đình Bá  - Góp ý về đổi mới tư duy và sức mạnh để biết những gì bạn không muốn biết

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1mFqwmLqXQhcaMgxu9GM24pBS-KapC92e/view?usp=sharing

Tuy nhiên, không một chế độ độc tài nào có thể loại bỏ được sự đàn áp.(5) Với việc thiếu sự đồng thuận của dân, các chế độ độc tài phải dựa vào công cụ đàn áp từ bộ máy an ninh. Trên thực tế, nhiều nhà độc tài không có nhiều thời gian để quyết định mức độ dựa vào bộ máy an ninh để trấn áp. Trong các chế độ đối mặt với sự chống đối đông đảo, có tổ chức và tiềm ẩn bạo lực, quân đội và an ninh là lực lượng duy nhất có khả năng đánh bại các mối đe dọa như vậy. Đối với các nhà độc tài trong những hoàn cảnh này, sự phụ thuộc chính trị vào quân đội và an ninh là cốt lõi của sự sống còn của lãnh đạo. Ví dụ gần đây nhất là các vụ việc đang xảy ra ở Miến Điện.

Bổ nhiệm tướng quân đội làm tuyên giáo, ông Trọng muốn chiến với ai?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1wG4YBl1JY9ygX-EFAs4AaiE0JenBt68k/view?usp=sharing

Về mặt đảng, ông Trọng là tư lệnh cao nhất trong quân đội với chức chủ tịch quân ủy trung ương. Thông thường, chức trưởng ban tuyên giáo là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng lần này ông Trọng chọn Thượng tướng quân đội VN ông Nguyễn Trọng Nghĩa thay thế ông Võ Văn Thưởng. Ông này chỉ là ủy viên trung ương đảng không phải ủy viên Bộ Chính trị. Đây là câu hỏi lớn về vấn đề bổ nhiệm bất thường này.

Khả năng rất cao là ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu bào Bộ Chính Trị một thời gian nữa. Cũng giống như ông Nguyễn Văn Nên đã từng bổ về làm bí thư thành ủy TP. HCM hồi tháng 10 năm ngoái khi lúc ông này đang là ủy viên Trung Ương Đảng. Và sau đó là ông này chính thức vào Bộ Chính Trị, bởi ai cũng biết vị trí Bí thư TP. HCM phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nay ông Nguyễn Phú Trọng cũng chơi bài y hệt như vậy với ông Nguyễn Trọng Nghĩa thì khả năng cao ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu vào Bộ Chính Trị trong những lần hội nghị trung ương tiếp theo mà thôi.

Trần Công Lân - Tự Do Ngôn Luận?

11/2020

https://drive.google.com/file/d/1oy9sDr-Lm-ZX0QbUJc3SHrWCTgRW6CKu/view?usp=sharing

Trong hiến pháp của các nước dân chủ trên thế giới ắt hẳn quy định quyền tự do ngôn luận cho mọi người dân. Nhưng tại sao ở Mỹ nó trở nên để tài tranh cãi?

Vậy thì thế nào là tự do ngôn luận?

Hiểu đơn giản là: muốn nói gì thì nói.

Nhưng trong ngôn ngữ Mỹ (American English) thì (Freedom speech) có ý nghĩa gì?

Tại sao không phải là “freedom talk” hay “freedom say” hay “freedom speak”?

"Speech" (thường dịch là diễn văn) nghĩa là một bài nói chuyện ngắn có đầu đuôi, mục đích và ý nghĩa. "Speech" thường xảy ra trong các dịp lễ trao giải thưởng, tốt nghiệp, buổi tiệc thân mật của một tổ chức có sinh hoạt thường lệ hàng năm.

Những người Mỹ  tin rằng quyền nói lên suy nghĩ của họ cần được bảo vệ theo Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp. Nhưng như cố Thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes đã chỉ ra, bảo vệ quyền tự do ngôn luận có nghĩa là bảo vệ không chỉ “tư tưởng tự do cho những người đồng ý với chúng tôi mà còn tự do cho tư tưởng mà chúng tôi ghét”.

Gs. Nguyễn Vắn Tuấn - Vaccine có ngăn chận lây nhiễm covid-19?

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1m6DJYgTqVuFlivSL6Yi49bfkz_fXU0Z0/view?usp=sharing

Nghĩ lại thấy nhiều biện pháp trong quá khứ đều có vấn đề. Vaccine thoạt đầu tưởng là giống như các vaccine truyền thống (tức ngăn ngừa lây lan cho người khác và chận sự xâm nhập của virus) nhưng hoá ra thì không hẳn như vậy.

Vậy mà nhiều nơi đã bàn chuyện ra cái gọi là 'vaccine passport' (vì lúc đó họ nghĩ vaccine sẽ bảo vệ 100% chống lây nhiễm). Thành ra, mới đây khi được hỏi về vấn đề vaccine passport, hiệp hội y khoa Úc (AMA) tuyên bố rằng không ủng hộ ý tưởng vaccine passport. Lí do là cho đến nay chưa có chứng cứ nào cho thấy vaccine có hiệu quả ngăn chận lây nhiễm.

Hi vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm chứng cớ tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu để có chứng cớ đó thì lại rất khó, rất lớn, và rất tốn tiền.

Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?

The Economist explains How do different vaccines work?

Nguồn: “How do different vaccines work?”, The Economist, 09/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1SqGrLbLTSeCtPTeVxYH9DT4c7zJ_ICAW/view?usp=sharing

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai” đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại.

Trên thực tế, vắc-xin là chương trình huấn luyện quân sự cho hệ thống miễn dịch. Thay vì buộc hệ thống miễn dịch phải học cách giải quyết vấn đề trong một cuộc tấn công thực sự, vắc-xin thiết lập một cuộc tấn công giả để cơ thể thực hành. Vắc-xin thường sử dụng bốn kiểu tấn công giả, tất cả đều đang được triển khai để chống lại SARS-CoV-2.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 24 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/16PSqpHLH-bzlHbaR34pIWqpSQVEBLA-Q/view?usp=sharing

Ngô Nhân Dụng  - Tất cả chỉ vì chuyện chính trị

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/19BOMxJKjcnogU5yOFhRpfih_kHNh6hh9/view?usp=sharing

Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?

Khó khăn của Trung Quốc trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn

China chases semiconductor self-sufficiency

Author: Yvette To, CityU

Nguồn: Yvette To, “China chases semiconductor self-sufficiency”, East Asia Forum, 22/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1mzQ5tdVB2roKm17xN57TuouMiJgx8pBU/view?usp=sharing

Ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–25) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tăng cường sự tự chủ của Trung Quốc trong sản xuất chip bán dẫn. Điều này là nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế cung cấp chip chứa công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc. Chiến tranh thương mại là một lời nhắc nhở đối với giới lãnh đạo Trung Quốc rằng nước này không thể phụ thuộc vào nhập khẩu nữa mà phải phát triển công nghệ cốt lõi trong nước và theo đuổi các bước nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là trong các ngành thiết yếu như thiết bị bán dẫn.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với các công nghệ hiện đại và mới nổi đang gia tăng. Nhập khẩu chip bán dẫn đã tăng lên hơn 300 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019 và là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này. Trung Quốc chỉ cung cấp 30% chip trong nước.

Biden biện hộ cho chế độ dân chủ, xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh ‘khó khăn’

Biden Defends Democracy at Summits With European Allies, Seeing China as ‘Stiff’ Competition

‘We must demonstrate that democracies can still deliver for our people,’ president says

William Mauldin - Anh Khoa dịch

24/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1DoQs2gONFFKQ18LRj0C1QBve5vVqrdwh/view?usp=sharing

 “Chúng ta phải chứng minh rằng các nền dân chủ vẫn có thể mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta”, tổng thống Biden nói 

WASHINGTON — Tổng thống Biden nói rằng ông tin tưởng vào khả năng đoàn kết vì lợi ích của công dân của các nền dân chủ hàng đầu khi Trung Quốc độc tài đã phục hồi nhanh chóng hơn từ đại dịch Covid-19 và ngày càng khẳng định sức mạnh kinh tế và quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Trung Quốc đối thủ khó khăn

“Cạnh tranh với Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn“, ông Biden nói hôm thứ Sáu tại một cuộc họp ảo của Hội nghị An ninh Munich. “Chúng ta đang ở vào điểm chuyển hướng giữa những người cho rằng — trước tất cả những thách thức mà chúng ta phải đối mặt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thông qua một đại dịch toàn cầu — rằng chế độ chuyên quyền là con đường tốt nhất để tiến lên”.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 23 tháng 02 năm 2021

Tuấn Khanh - Cuộc chiến kim chi giữa Hàn và Trung

Không chỉ là chuyện đấu khẩu

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1AczHSyjTtgV1a41T3fOKZBfWSUiz20I4/view?usp=sharing

Các trang mạng xã hội ở Trung Quốc và Hàn Quốc đang bùng nổ các cuộc tranh cãi, với đề tài là xuất xứ của kimchi, món bắp cải lên men là của sản phẩm truyền thống của nước nào. Lời lẽ tấn công nhau, đang ngày càng dữ dội, không khác gì Trung Quốc và Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam về đường chín đoạn trên biển Đông.

Ở Trung Quốc, truyền thông dân túy cực đoan của nước này đã gây phản ứng sau khi hò reo chuyện món rau muối ngâm của họ được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế [ISO –  International Organization for Standardization]. Đại diện cho luồng ngôn luận đó, tờ Global Times đưa tin, nói đó là “chuẩn quốc tế của ngành công nghiệp kimchi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Tóm lược Bản Tin Biển Đông Số 52

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1qFA3Pb3fwn3HEivtIAyYmOBB2v_mIRb5/view?usp=sharing

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lê Đức Tâm, Trần Phạm Bình Minh, Lưu Việt Hà

Biên tập: Nguyễn Trịnh Đôn

Nguồn tư liệu: Nhóm South China Sea News

Trung Quốc có thể leo thang đến đâu trong vấn đề đài Loan?

Sau những căng thẳng liên tục được gia tăng tại eo biển Đài Loan trong thời gian qua, nhiều câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng đến đâu; liệu sẽ có hành động khiêu khích để cưỡng chế Đài Bắc và thách thức chính quyền Tổng thống Joe Biden của chính quyền Bắc Kinh hay không? Liệu rằng Trung Quốc có dứt khoát tiến tới một cuộc xâm lược quy mô toàn diện, đồng thời thực hiện chiến thuật chống tiếp cận khu vực để nâng cao chi phí quân sự của Mỹ đến mức không thể chấp nhận được hay không? Hay là liệu Trung Quốc có thể sử dụng một chiến lược cưỡng chế gia tăng áp lực quân sự với mục đích buộc chính quyền của bà Thái Anh Văn phải tuân thủ yêu cầu thống nhất với đại lục theo các điều kiện của Bắc Kinh hay không?

Phạm Phú Khải  - Kevin Rudd và truyền thông Murdoch

22/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1QhuqPOQ6FiwpTN4BTbBO1093KFcG8rbm/view?usp=sharing

Rudd quan niệm rằng huyết mạch của các nền dân chủ phụ thuộc vào phương tiện truyền thông công bằng, cân bằng, độc lập, tự do, mà tách biệt hai điều: báo cáo sự kiện (tin tức) và bày tỏ quan điểm. Quả thật, khi nhập nhằng hai thứ lại với nhau, tin tức và quan điểm, thì là lập lờ đánh lận con đen.

Quan hệ giữa dân chủ và truyền thông cũng lắm thú vị: Dân chủ không thể hiện hữu nếu không có truyền thông tự do. Bởi vì thông tin, kiến thức đóng vai trò chủ chốt trong các quyết định của người dân, kể cả lá phiếu. Nhưng dân chủ cũng không thể tồn tại nếu truyền thông tự do hoàn toàn. Nghĩa là không được quy định (regulated) để rồi nó tự do thao túng nền chính trị, hay có khả năng trở thành độc quyền trên thị trường truyền thông. Chẳng hạn, nếu mạng truyền thông xã hội như Facebook tiếp tục hoành hành để các tin giả lan tràn như đã thấy trong những năm qua, hay các cơ quan truyền thống hoàn toàn tự do đưa tin giả hay tuyên truyền, thì sớm muộn gì nó cũng sẽ phá hoại nền dân chủ đó.

Nguyễn Gia Việt - Cái gì là tiền ảo cái gì là tiền thật?

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1zNM5kexW9WAN8isk5TOl4ige_vjkS2e5/view?usp=sharing

Sau hậu bầu cử Mỹ và cũng là tâm trạng "chán chường" trong đại dịch,khi mà cuộc sống khó khăn hơn,miếng ăn khó kiếm hơn ,vậy là nhiều người quay qua xiển dương "tiền ảo" Pi 

Pi như một tiền ảo thông thường khác từ khi ra đời,cũng như bitcoin, ethereum, litecoin, monero, ripple ...là ban đầu "đào" rất dễ ,tạo hiệu ứng như bán hàng đa cấp ,tạo điều kiện và khuyến khích dân nhào vô chơi,sau khi đã "mê" thì thằng "chủ" sẽ ra tiếp những đòn quản lý mà trong đó mức độ sẽ thắt dần,trong đó có đóng phí 

Đổ tiền thật vào tiền ảo

Một trang điện tử,nội bán thông tin cá nhân và lấy phí thôi thì "chủ" nó đã sống khỏe re rồi,còn ra cơm cháo gì thì hạ hồi phân giải .

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 23 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1j0MKlZMH2NhBiKMlN7pJ-YrczDv55mox/view?usp=sharing

Cuộc chiến đổi mới sáng tạo: Nước Mỹ đang thui chột lợi thế công nghệ

Christopher Darby và Sarah Sewall, Foreign Affairs

By US Vietnam Review

22 Tháng Hai, 2021

https://drive.google.com/file/d/1_FRm2Sfs9TpmdVAdClh9Hl1mMtx7TpF2/view?usp=sharing

Kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã dẫn đầu thế giới về công nghệ. Trong suốt thời được coi là “thế kỷ của Hoa Kỳ”, đất nước này đã chinh phục không gian, sáng tạo Internet và sáng tạo ra iPhone cho thế giới. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực ấn tượng để khẳng định vị trí dẫn đầu về công nghệ, đầu tư hàng trăm tỷ đô la vào robot, trí tuệ nhân tạo, vi điện tử, năng lượng xanh, v.v. 

Washington có xu hướng coi các khoản đầu tư công nghệ khổng lồ của Bắc Kinh chủ yếu là về mặt quân sự, nhưng khả năng quốc phòng chỉ là một khía cạnh của sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay. Bắc Kinh đang chơi một trò chơi phức tạp hơn, sử dụng đổi mới công nghệ như một cách để tiến tới các mục tiêu của mình mà không cần phải dùng đến chiến tranh. 

Ts. Vũ Quang Việt - Nhận dạng sự đảo lộn xã hội Mỹ do trí tuệ nhân tạo,  theo nhận định của báo chí Mỹ

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1dmW0zdGBElx0wCAiWcaSMZoSAi8JNqCJ/view?usp=sharing

Thời gian qua, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ngày 6 tháng 1 năm 2021, Trump xách động đám đông hòng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử đã tạo nên sự hoảng loạn chưa từng thấy ở Mỹ sau nội chiến, bất chấp 61 vụ thưa kiện trước tòa án đều đã bị bác bỏ, vì tòa án, trong hệ thống tam quyền phân lập ở Mỹ, đã giữ được tính độc lập, quyết định dựa trên chứng cứ và các nguyên tắc của hiến pháp và luật pháp, không bị áp lực bởi nhiệm kỳ và lá phiếu của người dân bị phe nhóm chính trị xách động bất chấp sự thật.

Các nguy cơ cho nền kinh tế Mỹ từ kế hoạch tái thúc đẩy của Biden

Thụy My  RFI

23/02/2021

https://drive.google.com/file/d/12XW-KwcF4cOo5sPdPBZBvoTkm_5cvdfJ/view?usp=sharing

Theo Le Figaro, điều nghịch lý là kế hoạch tái thúc đẩy của chính quyền Biden với tầm vóc khổng lồ 1.900 tỉ đô la có nguy cơ tạo ra suy thoái nặng nề. Một sự thất bại của kế hoạch Mỹ sẽ gây bất ổn không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, đối với tất cả các nền dân chủ.

Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro lo ngại « Kế hoạch Biden : Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy ». Sự kiện tổng thống tiền nhiệm Donald Trump được tuyên vô tội trong phiên tòa truất phế thứ hai đánh dấu sự khởi đầu thực sự của nhiệm kỳ Joe Biden, ông có thể tiến hành chương trình hòa giải trong nội bộ nước Mỹ và với thế giới. Trọng tâm là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ 1.900 tỉ đô la, mà thành công hay thất bại có thể quyết định vận mệnh của chính quyền Biden.

 

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 22 tháng 2 năm 2021

Việt Nam: Tướng quân đội tràn sang ngành tuyên giáo

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

22/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1l2biVxV2F4tXjLZB2IN5UDwl0E1yHHBW/view?usp=sharing

Trong một động thái kiện toàn nhân sự cho dàn lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Việt Nam hậu Đại hội 13 của đảng này, một tướng lĩnh là Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân VN vừa được Bộ Chính trị đảng Cộng sản cử nắm chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đảng.

Hôm 19/02/2021, cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên quán tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam, được ban lãnh đạo đảng Cộng sản bổ nhiệm vào chức vụ này thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban, người vừa trước đó được cử nắm vị trí Thường trực Ban Bí thư của đảng Cộng sản.

Việt Nam trả lời LHQ về Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm và Phạm Thị Đoan Trang

22/02/2021

Song ngữ.

https://drive.google.com/file/d/1CwieDD5lWmDD3xFtRvd3ebb0tvMaRLzX/view?usp=sharing

Các cáo buộc được đưa ra trong được tiết lộ chủ yếu từ kháng thư là không chính xác và không phản ánh bản chất của những trường hợp này. Ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người nào sẽ do các cơ quan có thẩm quyền xử lý thích đáng nhằm đảm bảo các sự nghiêm khắc của luật. Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tin bắt giữ Trịnh Bá Phương Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm và Phạm Thị Đoan Trang là nhằm mục đích diều tra các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật việt nam; việc bắt giữ họ không phải được tiến hành vì họ là những người bảo vệ nhân quyền hoặc vì họ thực hiện quyền tự do biểu đạt.

NGO Thái Lan tìm cách ngưng dự án đập Mekong ở Lào, vì đe dọa đối với thủy lộ sống còn của ASEAN gia tăng

 (Thailand NGO seeks halt to Mekong dam project in Laos, as threat to Asean’s most vital waterway grows)

Jitsiree Thongnoi – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 19 February 2021

https://drive.google.com/file/d/1DRF3Vw_IoBjgV2KOTnaGsyZK1Uf_dfXh/view?usp=sharing

           Việc xây đập bùng nổ ở Lào trong các thập niên gần đây – được tài trợ một phần bởi Trung Hoa, Malaysia và Thái Lan – khi họ kiếm tiền bằng nguồn năng lượng

           Nhưng các lo ngại về sinh thái, và ảnh hưởng đối với các cộng đồng địa phương, khiến cho những người vận động kêu gọi nghĩ lại việc tài trợ dự án đập Luang Prabang

Một nhóm dân sự Thái Lan đang yêu cầu các tổ chức tài chánh quốc gia ngưng cho vay trong việc xây cất dự án đập Luang Prabang dọc theo sông Mekong ở Lào, giữa các cảnh báo về nguy cơ môi trường tiêu cực của đập và tiềm năng dời cư nhiều gia đình trên sông và mất mát cuộc sống.

Hiếu Chân - Sóng ngầm, sóng nổi ở Biển Đông…

22/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1VH3ta-IQUq6P0nXuk7iAWBG__31MjwiC/view?usp=sharing

Những người đi biển dày dạn kinh nghiệm đều biết, thời gian cuối Đông đầu Xuân là thời điểm nguy hiểm nhất. Lúc này chưa có những cơn bão lớn có sức tàn phá dữ dội bùng lên rồi tan trong vài ngày, nhưng biển có những luồng chảy ngầm, những trận gió Đông Bắc dai dẳng có thể nhấn chìm những con tàu cứng cáp nhất. Trong vài tháng qua, tình hình Biển Đông cũng có những luồng chảy ngầm như vậy, khi các cường quốc tăng cường phô diễn ý chí, làm tăng nguy cơ xung đột, đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải cảnh giác.

Trung Quốc tranh thủ thời cơ

Điểm tin thế giới  ngày Thứ hai 22 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1D6zxDo0GXbImA2xRNaouNjh4pufVZBix/view?usp=sharing

Eduard Steiner - Putin & Bắc Kinh

21/02/2021

Ban Tu Thư –TVVN

Thục Quyên, lược dịch

https://drive.google.com/file/d/15rYDjyEq0Y7zp3vhLjU0miIH_r2HQJRq/view?usp=sharing

Mặc cho sự ngờ vực ngự trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn ngày càng sâu đậm và còn được khẳng định thêm lần nữa trong cuộc khủng hoảng virus corona, một thái độ bất thường của Vladimir Putin cho thấy rõ, Nga đang trình diễn màn quay lưng lại với Âu châu để hướng về Trung Quốc.

Người đứng đầu Điện Kremli thường thích để mọi người chờ đợi. Ông ta có thói quen điển hình là đến trễ – một sự chậm trễ được tính toán kỹ lưỡng. Theo giới quan sát, ngoại lệ lớn và duy nhất trong số các nguyên thủ quốc gia trên thế giới là Tập Cận Bình của Trung Quốc. Và Tập Cận Bình cũng là người duy nhất mà Putin chưa bao giờ đem ra giễu cợt trước công chúng.

Duan Dang - Nếu Kim bước lên Không lực Một thì sao?

Trump offered Kim Jong Un a ride home on Air Force One after their 2nd summit, new series finds

Sophia Ankel

21/02/2021

Song ngữ Việt Anh

https://drive.google.com/file/d/1qFTG_QKJ69W7QU3hgAiLZN0ZkK2M6pxP/view?usp=sharing

BBC vừa có bài viết hé lộ thêm một số chi tiết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội vào tháng 2.2019 và những liên lạc giữa hai phía trước đó.

Tuy nhiên, bài viết dường như hơi chú trọng vào chi tiết Tổng thống Trump đề nghị dùng Không lực Một chở ông Kim Jong-un về Bình Nhưỡng sau khi hội nghị thất bại.

Đây là chi tiết vô thưởng vô phạt mà truyền thông thường nhấn nhá vào kiểu như muốn nói Trump là người thất thường, thích gì nói nấy không lường hậu quả, nhưng hãy nói về nó sau.

Âm u thị trường tiền tệ những ngày đầu năm mới 

Cơn bão lạm phát đang đến gần?

Hữu Nguyên - Tâm Chính

20/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1XnE41NZrVSem-lrkiZdKnsmfMtLAXeu-/view?usp=sharing

Các đồng tiền mạnh mất giá trong khi vàng tăng, tiền ảo tăng kỷ lục... Các bất thường trên thị trường tiền tệ thế giới là chỉ dấu cho thấy bóng ma lạm phát ngày một lớn và đang bao phủ thị trường tài chính toàn cầu bởi hậu quả của nó sẽ là tăng lãi suất, sự tháo chạy của dòng tiền, phân chia lại của cải của giới tài phiệt và tăng trưởng tiêu điều...

USD mất giá kỷ lục, các đồng tiền mạnh khác không khả quan

Trần Hữu Thục -  Canh Tý 2020 : từ đại dịch đến chuyện bầu cử (Tiếp theo và hết)

21/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1UOxAWn2nfSQVmD521m3uvMkWsqUAzHjU/view?usp=sharing

 “Bầu cử tự do, công bằng là máu thịt của nền dân chủ chúng ta. Cáo buộc bất công là điều hệ trọng. Nhưng gọi một cuộc bầu cử là bất công không khiến cho nó thành bất công. Cáo buộc đòi hỏi những luận cứ rõ ràng kèm theo bằng chứng. [Ấy thế mà]Chúng tôi lại chẳng có cái nào ở đây cả.”

Stephanos Bibas (Thẩm Phán Tòa Phúc Thẩm Hoa Kỳ)

Bầu bằng thư

Đảng Dân Chủ và Biden gian lận như thế nào?

Theo phe ôngTrump, gian lận bầu cử 2020 do nhiều nguyên nhân: nhà nước ngầm, đặc biệt là Trung Quốc, ủng hộ Biden; máy bầu phiếu Dominion và Smartmatic được thiết kế một cách đặc biệt để đổi phiếu từ Trump qua Biden; hàng ngàn người chết bỏ phiếu cho Biden; phiếu bầu cho Trump bị chở đi vứt bỏ bằng xe tải; quan sát viên của đảng Cộng Hòa không được tiếp cận khu vực đếm phiếu, vân vân và vân vân.

 

 

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 21 tháng 2 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Góp ý cho đổi mới kinh tế qua chín điểm

21/2/2021

https://drive.google.com/file/d/17Ko9-DMixOYVropreiKbzr1iX7Lpe2uR/view?usp=sharing

Nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền sở hữu – Trong nhà nước pháp quyền, nhà nước hoạt động dựa trên các nguyên tắc của luật pháp chứ không phải hoạt động theo lợi ích nhóm. Theo định nghĩa nầy, đảng là một lợi ích nhóm lớn. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối cao và trên hết mọi lợi ích nhóm và cá nhân, ví dụ như cán bộ, đảng viên và lãnh đạo. Quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của con người. Chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ cũng như có quyền. Ba dạng tài sản chính bao gồm: tài sản tư nhân, tài sản công và tài sản tập thể qua hợp tác (không phải cưỡng ép như cách đảng đang làm).

Triệu Tử Long -Lại loay hoay đi tìm thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

21/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1mO2dIJsaJQ80K9KWW31bbgNyxfnNw2Z_/view?usp=sharing 

 “Quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận đề án về đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thực hiện Nghị quyết Trung ương số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng.

Thông tin báo cáo tóm tắt đề án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, “đề án tập trung vào chức năng quản lý và phát triển kinh tế của Nhà nước thuộc nhóm cơ quan hành pháp và chức năng có tính chất tổng hợp, liên ngành.

Phạm Trần – Tư tưởng đảng đã lâm nguy

21/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1_4TftUe_CdwhWjrCkOz8iaVWWmICpuWc/view?usp=sharing

Không phải vô cớ mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải dằn mặt đảng viên “không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” , mà phải “thật sự vững vàng, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” , vì đó là “vấn đề sống còn đối với chế độ.”

Lời cảnh giác này đã được nói tới 2 lần trong vòng một tháng, trước và trong ngày họp chính thức của Đại hội đảng XIII, ngày 26/01/ (2021).

Lần thứ nhất, ngày 28/12 (2020), ông Trọng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.  Ông nói :”Cần quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Ðại hội XIII, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và hiệu quả hơn công cuộc đổi mới.

Hậu quả nghiêm trọng của Luật Hải cảnh: Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

21/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1usuo7JlX2QH-gojrLwQ9wnG85Y1Ci0Zd/view?usp=sharing

Luật Hải cảnh mới cho phép tàu hải giám bắn tàu bè nước ngoài do Quốc hội Trung Quốc thông qua hôm 22/01/2021, chỉ vài ngày trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội 13, được giới quan sát quốc tế đánh giá là biện pháp mà Trung Quốc dùng vũ lực để khẳng định mình là “ông chủ duy nhất” ở các vùng biển có tranh chấp đặc biệt là Biển Đông.

RFI dẫn lời của nhà nghiên cứu người Pháp Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (ENS de Lyon) nhận định đây là “một mối nguy hiểm cho các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc”.

Học giả này phân tích:

Việt Nam sẽ thế nào khi tiếp tục chính sách ‘đu dây’ giữa Mỹ và Trung Quốc?

RFA
20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1VPV3WLu1QL63JK9uH_Tyq5aZNZfS8nEE/view?usp=sharing

Lợi ích và tác hại của chính sách ‘đu dây’

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS), được phổ biến vào ngày 16/2, đề cập đến các lĩnh vực bao gồm thể chế chính trị của Việt Nam và vấn đề nhân sự lãnh đạo vừa được bầu chọn trong Đại hội Đảng CSVN lần thứ XIII, Việt Nam đối phó với đại dịch COVID-19, Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam, mối quan hệ Việt-Trung và vấn đề căng thẳng ở Biển Đông, kinh tế và thương mại và vấn đề nhân quyền.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 21 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1AAscDaWNVgTBSHmRp5buwdGuRUxqA-__/view?usp=sharing

Trần Hữu Thục - Canh Tý 2020 : từ đại dịch đến chuyện bầu cử (Kỳ 1)

20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/12zCRxWBfxdzFQcRjliVVBjueuU0SxVd3/view?usp=sharing

“Bầu cử tự do, công bằng là máu thịt của nền dân chủ chúng ta. Cáo buộc bất công là điều hệ trọng. Nhưng gọi một cuộc bầu cử là bất công không khiến cho nó thành bất công. Cáo buộc đòi hỏi những luận cứ rõ ràng kèm theo bằng chứng. [Ấy thế mà]Chúng tôi lại chẳng có cái nào ở đây cả.”

Stephanos Bibas (Thẩm Phán Tòa Phúc Thẩm Hoa Kỳ)

Nước Mỹ thường hay có những sự kiện đánh dấu cho những thay đổi có tính cách toàn cầu.

Ngô Nhân Dụng  - Dân Myanmar đáng được sống hạnh phúc

21/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1KHf2RoG8VpGw1YFwWAvtyPWGKqw0x8Ap/view?usp=sharing

Cô Mya Thwet Thwet Khine đi biểu tình ngày 9 tháng Hai ở Naypyitaw, thủ đô nước Myanmar. Cô bị bắn trúng đầu. Ngày 18 tháng Giêng, cô qua đời trong bệnh viện.

Thường cảnh sát Myanmar không bắn vào dân biểu tình. Có lẽ vì họ không muốn bắn vào đám đông với những vị sư mặc áo màu đỏ. Cô Mya Thwet Thwet Khine sẽ trở thành một biểu tượng cho phong trào đòi tái lập chế độ tự do dân chủ.

Dân Myanmar vẫn tiếp tục xuống đường ở khắp nước chống cuộc đảo chính ở Myanmar hôm đầu tháng. Không thể đoán được Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội sẽ đàn áp những người dân phản đối bất bạo động hay không! Năm 2012, các ông tướng đã rút lui, trả lại quyền tự do bầu cử cho dân.

Anh Nguyễn - Mar-a-Lago của Donald Trump:  kiếm ra tiền trong mọi hoàn cảnh

2/2021

https://drive.google.com/file/d/1bRzPxYd38C2NZWRqGyK1DUCmoS1tnPjM/view?usp=sharing

Đã là Tổng thống Mỹ thì cơ ngơi cũng phải khác người thường. Nhà Reagan có Rancho del Cielo (trang trại trên mây), tên là vậy vì nằm tít trên dãy núi ở California. Nhà Bush con lại có trang trại ở Texas, ở một nơi hẻo lánh đến mức cả thị trấn khoảng 800 dân chỉ có một cột đèn giao thông (màu đỏ màu vàng thôi chứ màu xanh cũng không có). Nhà Nixon lại có một khu nhà ba căn ở Florida, cũng là nơi quay bộ phim nổi tiếng Scarface. Dù có biệt lập và giản dị hơn nhiều so với Nhà Trắng nhưng vị thế của những dinh thự này cũng không thể đùa được: trang trại của Reagan và Bush đều là nơi tiếp đãi những nguyên thủ quốc gia và hoàng thân quốc thích, còn nhà của Nixon chính là nơi lần đầu chạm mặt giữa Nixon và John F. Kennedy.

 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 20 tháng 2 năm 2021

Lý do Trung Quốc xây tường biên giới với Việt Nam?

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

19/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1BFMTTsRrmBG5ifwtXFd-ctnFXV8jHdnl/view?usp=sharing

Trung Quốc đã và đang cho xây dựng các bức tường biên giới với hai nước láng giềng là Việt Nam và Myanmar với mục đích được Chính phủ nước này giải thích trên tờ Global Times vào cuối tháng 1/2021 là cần thiết để ngăn chặn những người vượt biên trái phép trong đại dịch COVID-19.

Bức tường phía biên giới với Việt Nam là một hàng rào sắt cao 4,5 mét, dài 12 km, trên đầu là hàng rào thép gai, dọc theo sông Bắc Luân (Beilun) mà phía Việt Nam gọi là Ka Long.

Được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017, trị giá 29 triệu đô la.

Lê Tự Do - Thấy gì ở ổ dịch Hải Dương?

20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1vv7yqwbas1LfTqKcsLIirUAlcsKhGyNn/view?usp=sharing

 Theo nhận định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Hải Dương, đây là ổ dịch có tính chất phức tạp.

Hiện Hải Dương có 5 ổ dịch lớn gồm: TP Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và TP Hải Dương.

Trong thời gian diễn ra đại hội Đảng thứ 13, Việt Nam xuất hiện một vài ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Tưởng rằng sẽ dừng lại ở một vài ca, nhưng không, vì là chủng mới biến thể ở Anh, tốc độ lây lan nhanh, liên tục trong những ngày kế tiếp có những ca nhiễm trong cộng đồng.

Càng gần Tết Tân Sửu, tin tức về những ca nhiễm cộng đồng càng làm cho nhiều người phải lo lắng. Lo hơn nữa, các ca nhiễm tiến dần vào Nam. Từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương rồi Hà Nội, Gia Lai, sau đó là Bình Dương, TP.HCM.

Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Nguồn gốc virus nCoV & Chiến dịch đổ tội của Trung Quốc

Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

 20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1NgW4EDVmpLncBZs9_nt-b5lsK4ERDfxA/view?usp=sharing

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, thì ngoài việc tìm ra thuốc, vaccine để điều trị và phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này thì việc tìm ra nguồn gốc của virus cũng rất quan trọng. Hiểu rõ được virus nCoV (SARS-CoV-2) đã xuất hiện “từ đâu”, “bao giờ” và “tại sao” sẽ giúp được việc ngăn chặn những đại dịch tương tự như vậy xảy ra trong tương lai.

Tóm lại, câu trả lời cho “nguồn gốc virus nCoV” đến nay vẫn chưa rõ ràng, cần nhiều nỗ lực và thời gian hơn nữa, không những từ phía các nhà khoa học chân chính mà còn là những nhà lãnh đạo trên thế giới vì vấn đề này quá phức tạp khi chính trị và khoa học bị đan xen lẫn lộn. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, chúng ta hãy luôn cần đề phòng và tỉnh táo đối phó với chiến dịch “đổ tội” mà Trung Quốc đã và đang “điên cuồng” thực hiện trong suốt thời gian qua.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 20 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ikFKedAXLip7PmTQ-abxrYcHGOiRUfWt/view?usp=sharing

Gs. David Williams  - Tầm quan trọng của hiến pháp dân chủ

Giáo sư David Williams, Đại học Indiana, Hoa Kỳ

Trần Duy Nguyên & Nguyễn Thị Hường dịch

20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1iS6M-KTYwOEn0PM9SuLsFcte3D7mfKKX/view?usp=sharing

Người dân có quyền lựa chọn chính quyền của họ

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chính thể. Mỗi nước cần một cơ chế chính quyền phù hợp với hoàn cảnh riêng biệt và truyền thống của nước họ. Vì vậy, nhân dân của một nước cần có cơ hội chọn một cơ chế nhà nước mà họ nghĩ là phù hợp với đất nước họ, nếu không, dân chủ không tồn tại. Dân chủ không chỉ là bầu cử các lãnh đạo chính trị, mà còn là quyền chọn lựa chính thể phù hợp. Nhân dân minh định sự lựa chọn này trong một bản hiến pháp. Những người cầm quyền không có quyền áp đặt một chính thể khác biệt với những gì chính người dân đã chọn.

Người dân có quyền quy định những giới hạn bền vững cho quyền lực nhà nước

Vũ Linh – Đàn hặc: nhìn lui, nhìn tới

20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1XFmFOky7GkfZz6Md-ce3TcwDlgr2iUCa/view?usp=sharing

    Như mọi người đều biết, tấn tuồng đàn hặc cuội đã hạ màn đúng như tất cả mọi người đều đã đoán biết trước, với kết quả không đủ phiếu để có bất cứ biện pháp nào với TT Trump.

    Trên căn bản, Hiến Pháp ghi rõ đàn hặc có mục đích truất phế một tổng thống đương nhiệm và có thể kèm theo biện pháp cấm không cho ông này tham gia vào chính trường mãn đời. Nhưng ông Trump đã hết còn làm tổng thống, trong khi Hiến Pháp lại không viết gì về việc đàn hặc một cựu tổng thống.

Hoa Kỳ - Thời tiết Texas :Tổng thống Biden sẽ tuyên bố thảm họa

20/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1lDSyBqfZjciJrn3T_26gajnm53IPi6Xj/view?usp=sharing

Nhiều nơi, như ở Pflugerville, đã trải qua nhiều giờ không có điện trong thời tiết băng giá

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ tuyên bố thảm họa đối với Texas, dọn đường cho nhiều quỹ liên bang hơn được chi cho các nỗ lực cứu trợ.

Điện đã có trở lại, nhiệt độ đang tăng lên nhưng khoảng 13 triệu người vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nước sạch.

Ông Biden cho biết ông sẽ thăm Texas miễn là sự hiện diện của ông không phải là gánh nặng cho các nỗ lực cứu trợ.

Châu Âu thiếu linh kiện bán dẫn, Đài Loan sẵn sàng đánh đổi lấy vac-xin

Mai Vân - RFI

19/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZthrWKL86moIGRFyekf7_mQhYNl7_hPW/view?usp=sharing

Mất bò mới lo làm chuồng, Mỹ và Châu Âu hiện đang tìm giải pháp với việc chính quyền Biden được yêu cầu có biện pháp cụ thể để khôi phục ngành sản xuất bán dẫn trong nước, trong lúc Đức, cường quốc công nghiệp hàng đầu châu Âu thì đã nhờ Đài Loan giúp đỡ.

Ví dụ rõ nhất về tầm quan trọng của linh kiện bán dẫn đối với các ngành công nghiệp phương Tây được thấy qua những khó khăn mà ngành sản xuất ô tô phương Tây đang gặp phải vì không được cung cấp đủ các thành tố thiết yếu này.

Ngành sản xuất xe hơi bị điêu đứng vì thiếu chip

Tập đoàn Ford của Mỹ chẳng hạn, đã phải quyết định giảm mạnh việc sản xuất kiểu xe tiện ích được chuộng nhất của họ là dòng xe bán tải pickup F-150. Tập đoàn General Motors, cũng của Mỹ, sẽ tạm ngừng sản xuất tại ba nhà máy ở Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô.