Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 17 tháng 2 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Đảng CSVN & Chuyến Tầu Vét Tốc Hành

https://drive.google.com/file/d/1UiHV-HH9GM4kzMQCswSXB5y8ig7ZryZm/view?usp=sharing

Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.

Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.

Trần Trung Đạo - Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

16/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1pxuthvDJEGwcm2r74S7JAVZmdWoQIyOI/view?usp=sharing

Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”.

Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Cộng phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

Cánh Cò - Những tấm bia ngày 17 tháng Hai

16/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1VNdclAssSdYGknfSu8TSSj3T8h5BfOL6/view?usp=sharing

Tôi đã viết về ngày 17 tháng Hai hơn 10 năm liên tục, bởi khi nhớ tới nó bất cứ người Việt Nam nào có chút thương cảm về thân phận của đồng bào mình đều trăn trở, khó ngủ yên đôi khi dẫn đến quặn đau vì bất lực. Cứ nghĩ đến những thanh niên nam nữ bộ đội còn rất trẻ ngã xuống một cách đau thương bên cạnh người dân vùng chiến trận là đau đớn đến quặn lòng.

Kể từ năm 2009 có lẽ bài báo đầu tiên của nhà báo Huy Đức đã đánh thức nhiều người về cuộc chiến phía Bắc, nơi mà suốt một thời gian dài người ta không ai dám nhắc tới. Huy Đức đã miêu tả cặn kẽ qua ngòi bút của anh những cái chết thương tâm của dân chúng, những câu chuyện về các anh bộ đội ra trận khi còn rất trẻ chưa hề ấn tượng gì về chiến tranh với quân thù. Những khuôn mặt khắc khổ của cán bộ chỉ huy cũng như của đồng bào vùng Lạng Sơn, Hà Giang…đã khắc họa cho người dân miền Nam biết được rằng có một trận chiến khác đã xảy ra tại 6 tình phía Bắc mà người chết là đồng bào mình, mặc dù khi ấy người miền Nam không tha thiết gì lắm khi biết bộ đội và đồng bào miền Bắc hy sinh, bởi chính họ cũng đang bị bao vây giữa trùng trùng khó khăn, đau đớn

Việt Nam thuộc gì từ bài học đắt giá 'cuộc chiến biên giới 1979'?

Diễm Thi, RFA
16/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1MOQ5KTjSdtD2HnVry_KKT49LW-Or_dQw/view?usp=sharing

Ký ức chiến tranh

Ngày này 42 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh ‘hai người anh em cộng sản’, Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáu trăm ngàn quân Trung Quốc với chín quân đoàn chủ lực cùng hơn 2.500 khẩu pháo, năm trăm xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

Jimmy Carter Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Ghi nhớ về chiến tranh Trung Quốc Việt Nam năm 1979

Ngô Bắc dịch

***

https://drive.google.com/file/d/1sLhkgL5z8q3XrCyAuZvT5Ur84SoCGfWP/view?usp=sharing

Phần 1

Trích dịch từ hồi ký của Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, 254-259 rải rác.   

       …Ngoài chuyện giải quyết vấn đề các quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, tôi đã phải quyết định về phương cách đối xử với các sự mở đường thân thiện được đưa ra với chúng tôi bởi phía Việt Nam.  Trong khoảng đầu năm 1978, phía Trung Quốc có nhắn lời với tôi rằng họ sẽ hoan nghênh sự chuyển động của chúng tôi đối với Việt Nam ngỏ hầu điều tiết các chính sách của nước đó và giữ nó nằm ngoài phe Sô Viết.  Bộ Ngoại Giao nghiêng về sự thương thảo của chúng ta với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cùng một lúc, nhưng nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và một số các thân hữu của chúng tôi tại Quốc Hội lại nghĩ rằng sẽ có một cơn bão lửa bất kỳ khi nào chúng tôi phải đối phó với vấn đề Trung Quốc – Đài Loan, và rằng vấn đề này tự bản thân sẽ là một nghị trình bận rộn.  Sự chuyển động về Trung Quốc đã có một tầm quan trọng tối thượng, vì thế sau một vài tuần lễ lượng định, tôi đã quyết định đình hoãn nỗ lực về Việt Nam cho đến sau khi chúng tôi ký kết xong thỏa ước của chúng tôi tại Bắc Kinh. 

Henry Kissinger Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ  "Sờ mông con hổ"

Cuộc chiến tranh Việt nam thứ ba

Ngô Bắc dịch

https://drive.google.com/file/d/1a1lJV9bleeJhRECtwSTDjbygt3euZ9Bl/view?usp=sharing

       Trong Tháng Tư 1979, Hoa Quốc Phong, vẫn còn là Thủ Tướng Trung Quốc, đã tóm tắt các kết quả của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam Thứ Ba, trong đó Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam và đã triệt thoái sau sáu tuần lễ, trong một sự châm chọc khinh thường vai trò của Sô Viết: “Họ đã không dám cử động.  Như thế sau hết chúng tôi vẫn còn có thể sờ vào mông của con hổ.” 1

       Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam để”dạy cho nó một bài học” sau khi các binh sĩ Việt Nam đã chiếm đóng Căm Bốt trong sự đáp ứng với một chuỗi các vụ đụng độ biên giới với Khmer Đỏ, phe đã kiểm soát Căm Bốt trong năm 1975, và trong sự theo đuổi tối hậu mục đích của Hà Nội nhằm tạo lập một Liên Bang Đông Dương.  Trung Quốc đã làm như thế trong sự thách đố một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Hà Nội và Mạc Tư Khoa, được ký kết chưa đầy một thàng trước đó [sic, hiệp ước được ký kết vào ngày 3 Tháng Mười Một, 1978, tức gần bốn tháng trước ngày Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, chú của người dịch]. 

Quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền tại Việt Nam từ 1991 đến nay .

Thang văn Phúc và Nguyễn Thị Doan

https://drive.google.com/file/d/1XcXp-Y-ZTmRtbC5sN3-NFuz1nHP_9Gk0/view?usp=sharing

1. Nhận thức chung 

Ngày nay, khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức  xã hội phát triển, các nhà khoa học và chính trị ở Việt Nam đã nhận thức được rằng: xã hội nào cũng được cơ cấu bởi ba bộ phận như ba chân kiềng được gọi là tam giác phát triển (hay 3 trụ cột phát triển trong “Báo cáo Việt Nam 2035” đã xác định ) bao gồm: Kinh tế, nhà nước và khu vực phi nhà nước (khu vực xã hội theo nghĩa hẹp). Theo đó, trong một xã hội hiện đại văn minh và dân chủ thì: (i) thể chế kinh tế phải là kinh tế thị trường; (ii) Nhà nước phải được tổ chức và vận hành theo các nguyên tắc pháp quyền (nhà nước pháp quyền) và (iii) khu vực xã hội phải được thừa nhận, bảo vệ với  vai trò tích cực của chúng là khu vực xã hội dân sự.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 17 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1HoA7t4h2tk1gpOPibsZY-efEQ6i_6Q8X/view?usp=sharing

Dựa vào nguồn cung đất hiếm của Myanmar, Bắc Kinh rơi vào tình thế ‘chao đảo’

17/2/2021

Tâm Thanh

https://drive.google.com/file/d/1KG00NWpMPad2fhWBclV7ucL3TlpKgtju/view?usp=sharing

Với nhu cầu lớn về tài nguyên khoáng sản thiếc và đất hiếm, cộng thêm tình hình hỗn loạn hiện nay ở Myanmar, Trung Quốc – với sản lượng lớn nhập khẩu từ Myanmar – liệu có chịu tác động?

Là nhà sản xuất thiếc lớn thứ 3 thế giới, nhà sản xuất đồng lớn thứ 18 và nhà xuất khẩu đất hiếm quan trọng, Myanmar đã làm dấy lên lo ngại của thị trường thế giới khi quân đội nước này ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 1 năm vào đầu tháng. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên khoáng sản của Myanmar, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tác động của sự việc này đối với các lĩnh vực liên quan, theo Vision Times.

Biểu tình lớn chưa từng có nổ ra khắp Myanmar

Miến Điện : Hàng chục ngàn người lại xuống đường chống chính quyền quân sự

17/02/2021

AP

https://drive.google.com/file/d/1u5BMKjeOM37S5PTFwig8XGzCe8-tTLYo/view?usp=sharing

Những người biểu tình ở Myanmar tập hợp hôm thứ Tư 17/2 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay để phản đối việc quân đội tiếm quyền bằng cuộc đảo chính hôm 1/2.

Ngoài Yangon ra, các cuộc biểu tình mới cũng diễn ra ở thành phố lớn thứ hai của Myanmar là Mandalay và thủ đô Naypyitaw, bất chấp lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên. Đến tối 17/2, chưa có tin tức nào cho thấy có bạo lực lớn xảy ra hay không.

Lượng người đổ xuống đường biểu tình hôm 17/2 ở Yangon dường như là một trong những cuộc tập hợp lớn nhất cho đến nay ở thành phố. Những người biểu tình áp dụng chiến thuật chặn đường của lực lượng an ninh bằng cách mở nắp ca-pô xe và đỗ ở giữa đường với lý do hỏng máy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét