Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 18 tháng 2 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Nguyên tắc “nghĩ khác” trong đổi mới

18/2/2021

https://drive.google.com/file/d/13F_xWidT3qWiqu_LQO4ozLuOil-t2DTc/view?usp=sharing

Tạm kết: Tôi xin lặp lại đoạn đầu ở trên “Những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới, chính là những người thay đổi thế giới”. Những người điên rồ nầy là ai? Họ có trong chúng ta không? Theo cách tôi học được, họ là những tù nhân lương tâm – Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Lê Anh Hùng, Nguyễn Anh Tuấn và hàng ngàn người khác… Những người tôi liệt kê nầy chỉ giới hạn bởi trí nhỏ hạn hẹp của tôi. Nhưng nguyên tắc “nghĩ khác” là cần thiết cho đổi mới bởi vì chúng ta có thể dùng nó để phân tích nhiều điều mà các đại biểu quốc hội như ông Trần Văn cần làm nhưng họ từ chối không làm.

Tuấn Khanh - Chuyện xưa, chuyện nay

17/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1L7bAmfF3LGbPJS7yVeowWmEYiAXwYmaC/view?usp=sharing

Trong phim Forbidden Dream (2019), được các nhà làm phim ghi rõ là kể lại từ câu chuyện lịch sử có thật,  đã mô tả triều đại Joseon của Đại Hàn xoay sở khổ nhục ra sao, để phát triển các ngành khoa học trước sự theo dõi của nhà Minh (Trung Hoa). Câu chuyện xoay quanh chi tiết vua tôi của Cao Ly ngày ấy (thế kỷ 15) bí mật cố gắng tìm ra múi giờ riêng của quốc gia, không muốn bị ép buộc sống theo giờ quy định tập quyền của phương Bắc. Những nỗ lực đầu tiên ấy, bị coi là phản nghịch, sách vở thiên văn bị đốt bỏ, các nhà khoa học bị luận tội, các trụ định hướng sao trên trời bị kéo sập trong sự giám sát của sứ giả Trung Hoa.

Trịnh Hữu Long  - Việt Nam : 9 điều cần biết về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân

Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng lại xuất hiện, nhưng dưới một cái tên khác.

https://drive.google.com/file/d/1EfaIafbFAzSZhuXvVRzobi8RuXpI_bda/view?usp=sharing

Sau khi xuất hiện chóng vánh cuối năm 2018 rồi không thấy được ban hành, một dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng nữa lại mới được Bộ Công an công bố, lần này quy định riêng về dữ liệu cá nhân.

Nghị định này không chỉ hướng dẫn Luật An ninh mạng mà còn cả Bộ luật Dân sự và Luật An ninh Quốc gia.

Xem toàn văn dự thảo nghị định theo link Google Drive ở đây. Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý dự thảo trong vòng hai tháng, từ ngày 9/2 đến ngày 9/4/2021.

Sau Tết, mối nguy Việt Nam vỡ trận vì Covid-19

VietTuSaiGon

17/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1kd7Fm1lrsoajusNOE-ScB7JaPfXCG13l/view?usp=sharing

Việt Nam với Covid-19 cũng giống như một người ngồi dưới chân đập, khi đập tràn thì người ngồi dưới chân đập có thể không bị ướt, nhưng khi vỡ đập thì người ngồi dưới chân đập hết đường chạy, chỉ có một hệ quả duy nhất là chết. Trong suốt gần năm qua, Covid-19 có vẻ như không hề hấn gì với Việt Nam, đến lần báo động thứ ba này thì mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Vì sao?

Ở đây có mấy vấn đề: Vì sao gần một năm qua, tình hình chống dịch tại Việt Nam luôn giữ ngưỡng an toàn? Các số liệu an toàn về chống dịch tại Việt Nam có xác suất bao nhiêu phần trăm đúng, chính xác? Và tại sao đợt bùng phát thứ ba này có thể gây vỡ trận với Việt Nam?

Phan Thuận An  - Tạp chí Đại Học : Đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại Học Huế

18/2/2021

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Huế & 60 năm Khoa Văn Đại học Khoa học Huế

https://drive.google.com/file/d/1vtPpH2fkzr3b72waI9BLcFAkrPsQOsdw/view?usp=sharing

I. Từ Viện Đại học Huế đến mục đích của Tạp chí Đại Học

“Tin tưởng ở hoàn cảnh thuận lợi của đất Huế trước vấn đề nêu cao văn hóa quốc gia, ngày 1/3/1957, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa [Ngô Đình Diệm] đã ban hành sắc lệnh số 45-CD thiết lập tại Huế một Viện Đại học cùng một số trường chuyên môn phụ thuộc Viện, lấy tên là Viện Đại học Huế… Nhờ sự điều khiển tận tụy của Linh mục Viện trưởng Cao Văn Luận với sự cộng tác chặt chẽ của các bậc thức giả Huế, Viện Đại học đã được long trọng khánh thành ngày 12/11/1957”[1].

Ngay từ đầu, những người thành lập Viện đã chủ trương Đại học không phải là một “tháp ngà” chỉ để giáo sư truyền đạt kiến thức cho sinh viên, mà cơ sở giáo dục cao cấp này còn là môi trường dùng để phổ biến và giao lưu tri thức giữa giáo chức và sinh viên của Viện với học giới và các thành phần ưu tú khác trong cộng đồng dân tộc. Nói cách khác, Đại học còn cần phải đảm nhiệm sứ mạng giáo dục sâu rộng trong quần chúng.

Vi Khuê - Thầy Bói Ngày Xưa

Ban Tu Thư/TVVN

17/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1n2zSxEIzK5GaJTsT4k5IXnA0CUB9bdnz/view?usp=sharing

NÓI CHUYỆN THẦY BÓI SÀI GÒN

Mỗi năm, hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở

Chẳng thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ !

Hai đoạn thơ giản dị của Vũ Đình Liên không ngờ ở lại với đời lâu đến thế. Lâu đến nỗi, hầu như mỗi lần Tết đến, có dịp viết bài về xuân, là mỗi lần ‘các nhà văn’ lại nhớ đến hoa đào nở với ông đồ già như biểu tượng một cài gì đẹp đẽ nhất đã đi qua, và không bao giờ trở lại.

Âu Dương Thệ: Đại hội 13 -Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai !

17/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1LaUIqQxHz5cocEFyC5RdFEMuc3mzhhOt/view?usp=sharing

Đại hội 13: Từ chế độ độc đảng biến thành chế độ độc tài cá nhân của Nguyễn Phú Trọng

Đổi mới lần 2? Hay đánh lừa nhân dân lần 2 vẫn theo thủ đoạn „Treo đầu dê, bán thịt chó“?

Toàn dân hãy cảnh báo trước nguy cơ nội gián để bảo vệ quyền lợi độc tài cá nhân sẵn sàng làm thân phận “kim ngưu” cho Bắc triều!

Lloyd: Tàu của PetroVietnam bị phát hiện chở dầu từ Iran và Venezuela, vi phạm cấm vận

18/02/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1HHn2AYN4jPhatv4kUrnm9d2CTuJwTBry/view?usp=sharing

Cả chục tàu dầu của Việt Nam, trong đó có tàu của các công ty thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (còn gọi là PetroVietnam hay PVN), bị phát hiện chở dầu từ Iran và Venezuela trong năm vừa qua nhưng chưa bị Hoa Kỳ trừng phạt, theo tin từ công ty phân tích dữ tình báo hàng hải Lloyd của Anh hôm 18/2.

Trang Lloyd’s List loan tin rằng 8 tàu chở dầu loại aframax và 8 tàu cổ điển nhỏ hơn của Việt Nam được xác định là có tham gia vào các hoạt động trốn tránh và lừa đảo để làm xáo trộn nguồn gốc và điểm đến của hàng hóa vận chuyển là dầu thô.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 18 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1Wj6cqtm6mzL-hICAccZGSB6v9lqC3z2F/view?usp=sharing

Châu Mỹ Latinh : Trận địa đầu tiên cho Biden trong cuộc đọ sức với Trung Quốc

Minh Anh  . RFI

18/2/2021

https://drive.google.com/file/d/17jnq6AUnsk4Mvtpx7Tumw7gMlpEjqW9L/view?usp=sharing

Học thuyết Monroe năm 1823 và chính sách Big Stick của Theodore Roosevelt năm 1904 đã cho phép nước Mỹ tạo dựng một vùng ảnh hưởng rộng lớn từ hơn một thế kỷ qua : Châu Mỹ Latinh. Nhưng từ hai thập niên nay, khu vực này trở thành địa bàn đối đầu chiến lược quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo giới quan sát, Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chận Trung Quốc ngay tại sân sau nhà mình.

Nhà nghiên cứu Christophe Ventura, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trong một chương trình Địa Chính Trị của đài RFI đưa ra một nhận định cay đắng : Đà ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Mỹ Latinh gia tăng « không gì cưỡng lại được » và « không thể lay chuyển được ».

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét