Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 2 tháng 2 năm 2021

Giáo sư Carl Thayer nhận định về Việt Nam sau Đại hội 13

Tina Hà Giang

BBC News Tiếng Việt

2/2/2021

https://drive.google.com/file/d/18J5qSgJmtx_26C62u91Hr7wFIW8ttWKl/view?usp=sharing

Giải thích việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư thêm 5 năm nữa, Giáo sư Carl Thayer nói sở dĩ các quy tắc của đảng CSVN về tuổi tác và nhiệm kỳ bị phá vỡ là vì cơ cấu và phe phái.

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, ông Thayer có vẻ không lạc quan lắm về tình hình Biển Đông và nhân quyền cho Việt Nam trong thời gian tới.

GS Carl Thayer: Có hai yếu tố chính giải thích tại sao ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu lại nhiệm kỳ thứ ba, sự kiện chưa từng thấy trong vị trí Tổng Bí thư Đảng CSVN - cơ cấu và phe phái.

Trần Nhật Kim - Văn Hóa Dân Tộc Việt Bị Suy Vong Dưới Chế Độ Cộng Sản

2/2/2021

https://drive.google.com/file/d/12ErBI1N817XuloK624zDcgIgaeHVi6XF/view?usp=sharing

Chưa một quốc gia nào trên thế giới, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn, phải chịu nhiều biến động đau thương như dân tộc Việt Nam. Mỗi biến động xẩy ra dưới hình thức và danh xưng khác nhau, được ngụy trang bằng danh từ “Cách mạng”, mà thực chất chỉ là sự hủy diệt những điều tốt đẹp đang có, để đưa người dân tới đời sống tồi tệ hơn. Tất cả những chiêu bài phản bội này đã gây trở ngại cho viễn ảnh loại bỏ được hoàn cảnh chậm tiến, lạc hậu để hướng tới một đời sống tốt đẹp hơn, vốn là một khát vọng của dân tộc.

Những biến động “Người Việt giết Người Việt”, xuất hiện dưới tên riêng trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhưng để lại hậu quả vô cùng thảm khốc.

Nguyễn Hoài vân – Nói chuyện với Cụ Trần văn Ân mùa xuân 1993

Nguyễn Hoài Vân ghi lại

Ngày 27 tháng 4 năm 1993

https://drive.google.com/file/d/1ddR9fIrwm1rRCzSyGUKDgrpbNa6MK84B/view?usp=sharing
Nhân ngày giỗ "ông già". Khơi lại ngọn lửa từ tro tàn dĩ vãng ...

§§§§§§§§§§ 

Nguyễn Hoài Vân: Mùa xuân 1993 bác có chuyện gì muốn nói ? 

Cụ Trần Văn Ân: Chuyện “hoà hợp hoà giải” càng lúc càng làm người không Cộng Sản lún sâu trong bất hoà, chia rẽ, chuyện Tổng Thống Pháp Mitterrand mới viếng thăm VN, chuyện bầu cử Quốc Hội tại Pháp, chuyện trưng cầu dân ý tại Ý Đại Lợi và tại Nga, chuyện CSVN gian dối trong vấn đề tù binh Mỹ tại cuộc hoà đàm Paris… 

NHV: Sẵn năm nay đánh dấu 20 năm ký kết hiệp định Paris, với 2 quy định chính là chấm dứt chiến tranh Việt Nam và bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN… 

Thanh Phong - Mẹ là Tết của đời con

https://drive.google.com/file/d/1JO5MrujljurRZ9RlCfTGGWSOs0Pk7MdG/view?usp=sharing

Chị Hoài choàng tỉnh dậy, đồng hồ đã chỉ 9h tối. Tối nay là tối 30 Tết. Chị chuẩn bị mọi việc cho mâm cúng Giao Thừa hơi mệt nên ngủ quên. Chị vừa mơ một giấc mơ về hơn 30 năm trước. Giờ đây chị đã là một người đàn bà ngoài bốn mươi, mẹ của ba đứa trẻ. Mẹ chị đã mất hai năm trước. Chị Hoài bước xuống giường, đi ra bàn thờ mẹ. Một khuôn mặt của người phụ nữ đẹp thanh thoát khoảng 70 tuổi đang nhìn chị âu yếm từ trên bức ảnh thờ. Chị thắp nén hương, chắp hai tay vái, nghẹn ngào:

“Mẹ ơi. Con nhớ mẹ lắm. Con mong hồn mẹ nơi chín suối được mát mẻ. Đêm nay là đêm 30 Tết, con mời mẹ về ăn Tết cùng con cháu. Con không bao giờ quên sống theo lời mẹ dạy. Con cũng sẽ giáo dục các cháu giống như mẹ đã dạy con nên người.”

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 2 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1rajI4PaJTYcjP7eFd51c_2tqBfPnIJIn/view?usp=sharing

Hoa Kỳ : Chuyên gia , Biden hãy ngừng đổ lỗi và phải hành động chống lại Covid

Duy Nghĩa

2/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1e0sZTMWxcjWNftItnsCUIozelCfGpN7f/view?usp=sharing

Trong một bài bình luận gần đây đăng trên National Review, ông Robert Zubrin, chủ tịch của Pioneer Astronautics kêu gọi ông Biden ngừng tìm cách đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm và phải hành động chống lại đại dịch Covid19.

Theo ông Zubrin, với tốc độ lây lan hiện tại, chính quyền mới của ông Biden có thể phải đối mặt và chịu trách nhiệm đối với 250.000 ca tử vong nữa do virus Vũ Hán và thêm 15 triệu ca nhiễm bệnh trong vòng 100 ngày đầu tiên của mình.

Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh

Nguồn: “Myanmar coup reverses a fragile democracy”,

Financial Times, 02/02/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1BYL31aGZ4-8oTsh3iGCpO67CxGay6ZDr/view?usp=sharing

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar là một sự đảo ngược đáng buồn đối với con đường dân chủ ở một trong những đất nước nghèo nhất châu Á và toàn cầu. Chắc chắn, quá trình chuyển đổi hướng tới các quyền tự do chính trị lớn hơn trong thập niên qua ở đây còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Hình ảnh quốc tế của lãnh đạo nước này, Aung San Suu Kyi, đã bị làm hoen ố bởi bà bảo vệ cuộc đàn áp quân sự năm 2017 chống lại người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, dường như đi ngược lại xu hướng ở những nơi khác, Myanmar dường như là một trong số ít nơi mà bước tiến của dân chủ vẫn tiếp tục – bao gồm cả trong cuộc bầu cử quốc hội mới nhất diễn ra vào tháng 11 năm ngoái. Nhưng khi năm 2021 mới chỉ trôi qua được một tháng, tiến trình này đã bị chặn đứng.

Đại-Dương - Nhân loại trước nguy cơ chiến tranh nguyên tử

2/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1uOgBl2iHUt5KA4bDJ4PGhgxvzdFlUhn2/view?usp=sharing

Hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả xuống hai Thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945 làm chết khoảng trên dưới 200,000 người mà phần lớn là thường dân. Đó là vụ sử dụng vũ khí nguyên tử duy nhất trong cuộc xung đột vũ trang từ xưa tới nay. Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) đột ngột chấm dứt và cho tới bây giờ mà những cảnh cáo nguy cơ Thế chiến Thứ ba vẫn còn xuất hiện trên giấy.

Mặc dù vậy, nguy cơ chiến tranh nguyên tử vẫn lơ lững trên đầu nhân loại mà chưa có biện pháp nào đủ khả năng trấn an dư luận. Trong khi đó, kho vũ khí nguyên tử không còn độc quyền của Hoa Kỳ và Liên Sô mà nhiều quốc gia khác đã thủ đắc hoặc từ bỏ trên con đường nghiên cứu và chế tạo do quá phức tạp và vô cùng tốn kém.

Aung San Suu Kyi – Vô Úy: “Tự do khỏi nỗi khiếp sợ”

6/1991

https://drive.google.com/file/d/11-SABmPI4CMAiQ-r7LG_CYfVJCuLD3hJ/view?usp=sharing

Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực. Đại đa số người Miến quen thuộc với bốn gati, bốn hình thức của tha hóa. Changda-gati (Tham), sự tha hóa bắt nguồn từ lòng ham muốn, là sự từ bỏ chính đạo để tìm kiếm tặng vật bất chính hay những thứ mình thèm khát. Dosa-gati (Sân) là việc đi vào lạc đạo nhằm trừng phạt những người mà mình ghét bỏ, Moga-gati (Si) là sự sai lầm do si đần. Nhưng có lẽ cái tồi tệ nhất trong bốn hình thức tha hóa là Bhaya-gati (Úy), không phải chỉ vì bhaya (sự khiếp sợ) làm tê cứng và dần phá hủy tất cả các cảm giác về đúng-sai, mà nó thường là nguồn cơn của ba hình thức tha hóa còn lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét