Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 19 tháng 2 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Câu Hỏi Đầu Năm

https://drive.google.com/file/d/1vEoVCup4nN-4C_LY3F9u5FC2xO2eaVsH/view?usp=sharing

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời
Trần Đăng Khoa

Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu đồng dao mới :

Việt Nam trước nguy cơ thành nơi trung chuyển hàng hóa Trung Quốc

Thanh Trúc. RFA

18/2/2021

https://drive.google.com/file/d/17nkie3AvBn_tjWhMJftcLfHWfQFd-Tzr/view?usp=sharing

Báo cáo kinh tế vĩ mô Quí IV 2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR),  công bố hôm 11/2/2021, cho thấy thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 84,18 tỷ USD, và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với 77 tỷ USD, tăng 25,6% so với 2019.

Vẫn theo VEPR, bên cạnh mức nhập siêu 35,28 tỷ USD từ Trung Quốc, thì xuất siêu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Mỹ với 63,36 tỷ USD, tăng 34,76%.

Kiều hối đổ về ào ạt  Đảng “mở cờ trong bụng”

17/02/2021

https://drive.google.com/file/d/1pmgYk9VPPWL4SuQMilIMF5uowgya2EY0/view?usp=sharing

Mặc dù đại dịch Covid hoành hành khắp thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu nhưng dường như lại không tác động nhiều đến lượng kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài gửi về trong nước. Việt Nam tiếp tục thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới trong năm 2020.

Truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 18/01 loan tin người Việt Nam ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2020 đã gửi về nước tổng cộng 15,7 tỷ đô la, thấp hơn 7% so với năm trước đó nhưng số tiền này cũng đủ để giúp Việt Nam duy trì tên trong danh sách các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2020.

Khẩu trang y tế đang gây ô nhiễm nghiêm trọng trong đại dịch.

Bạn có thể làm gì?

Ít nhất, hãy biết cách vứt chúng đi.

By Hương 19/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1p8kdVIAQD60tDpPZVjbMdp3QLzUmO8hk/view?usp=sharing

Đeo khẩu trang đã trở thành quy định bắt buộc trong đại dịch COVID-19. Với đặc điểm rẻ tiền và tiện lợi, khẩu trang y tế dùng một lần được nhiều người ưa dùng. Ta nhìn thấy khẩu trang y tế tràn lan khắp nơi, không chỉ trong môi trường y tế. Chuyện này đồng nghĩa với việc có thêm một lượng khổng lồ những chiếc khẩu trang thải ra môi trường mỗi ngày.

Hàng tỷ chiếc khẩu trang mỗi ngày

Theo ước tính của American Chemical Society công bố vào tháng 6/2020, có khoảng 129 tỷ chiếc khẩu trang được dùng mỗi tháng trên toàn cầu trong đại dịch COVID-19. Đó là con số đủ để phủ kín nước Thụy Sĩ trong vòng một năm.

Gs. Valentina Zharkova Cú lừa thế kỷ : Trái Đất không nóng lên mà bước vào Tiểu Băng Hà mới !

Bài đã đăng trên Báo Quốc Dân ngày  10/1/2021. Nay nhân lúc thời tiết lạnh đột biến ở Mỹ và Châu Âu . Quốc Dân xin được đăng lại  để cùng nhau suy ngẫm.

https://drive.google.com/file/d/1lFhQVlnJP1tscpPE7RKw2vrajwFPJbmG/view?usp=sharing

Hiện tượng ấm lên toàn cầu cùng hệ lụy băng ở 2 cực tan ra và nước biển dâng là điều được các nhà khoa học ghi nhận trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, liệu những dẫn chứng đó có cho thấy Trái Đất đang thực sự nóng lên, hay phía sau là một sự thật khác?

Sự thật là chúng ta đang sống trong thời kỳ gian băng (interglacial), tức là thời kỳ xen kẽ giữa 2 thời kỳ băng hà.

Chẳng có gì ngạc nhiên, ngay trong kỷ nguyên của chúng ta, các số liệu lưu trữ đã ghi nhận từng quan sát được những thời kỳ băng giá và không chỉ một lần. Theo dự báo của các nhà khoa học Nga, đây là thời kỳ băng giá thứ năm trong 9 thế kỷ qua. Những hiện tượng băng giá tương tự đã được ghi nhận vào thế kỷ thứ XIII, XV, XVII và XIX.

Theo Phó giám đốc Đài thiên văn vũ trụ Pulkovo thuộc VHLKH Nga Habidullo Abdusamatov cảnh báo, đây chỉ là thời kỳ lạnh giá (mà không phải kỷ băng hà lạnh hơn và kéo dài hơn rất nhiều) nhưng không có nghĩa là nó gây ra ít tác hại. Mỗi chu kỳ lạnh giá luôn luôn kèm theo các đại dịch, mất mùa, gây ra sự di chuyển của nhiều dân tộc trên các vùng địa lý.

Hoàng Hải Vân -  Nhân lạnh đột biến ở Mỹ và Châu Âu . Nói về sự bịp bợm của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu!

19/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1mmmVHWMYi_0YtNLbuYQ_uySAtvzN4iwn/view?usp=sharing

Thế giới đang phải đối mặt với diễn biến đột biến của thời tiết. Nhiều nơi ở Mỹ và châu Âu đang sống trong băng giá như Bắc cực với một đợt lạnh kỷ lục. Một số nơi ở Texas rơi xuống mức thấp chưa từng thấy, âm 18 độ C. Thành phố Lincoln (bang Nebraska), nhiệt độ rơi xuống tới âm 35 độ C ngày 16-2, thấp xa so với mức kỷ lục âm 27 độ C của năm 1978. Những kẻ cổ xúy cho học thuyết “trái đất đang nóng lên” chưa biết sẽ lẻo mép thế nào.

Khí hậu luôn biến đổi, nhưng nó hoàn toàn không diễn ra giống như sự diễn dịch của những người đề xướng Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (Paris Agreement). Gọi giảm phát khí thải nhà kính để hạn chế mức tăng của nhiệt độ toàn cầu, còn định ra các con số nữa chớ, là một thứ khoa học bịp bợm.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 19 tháng 2 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1QInX2Ex9LD9m6auz-gVU2bbE6tJLNAQ-/view?usp=sharing

Trung Quốc, thỏi nam châm hút Thái Lan

Thùy Dương  RFI

19/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1P88RLFY3on-BY1-JLIUoDmxESoUnVSzN/view?usp=sharing

Thái Lan và Trung Quốc bị Lào ngăn cách về địa lý, nhưng không phải vì thế mà hai nước ít hợp tác với nhau và mỗi năm hai nước càng thêm đồng nhất trong việc lựa chọn hợp tác.

Trên đây là nhận định của hai nhà nghiên cứu Pháp Emmanuel Véron và Emmanuel Lincot trên trang trạng nghiên cứu The Conversation ngày 11/02/2021.

Dấu hiệu của sự xích lại gần nhau: Vào năm 2018, trước năm nổ ra đại dịch Covid-19, 10 triệu du khách Trung Quốc đã đến Thái Lan. Ngay từ năm 2003, Bangkok và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận song phương về tự do mậu dịch. Sáu năm sau, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba (sau Nhật Bản và Singapore) tại quốc gia 70 triệu dân, đặc biệt là trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, khai thác quặng mỏ và công nghiệp hóa chất.

Các ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm một nửa, nguyên nhân là gì?

18/2/2021

https://drive.google.com/file/d/1jDb3uMi4NXbEgcXE1XUA4whgmA5koRGf/view?usp=sharing

New Cases of COVID-19 In World Countries

Outbreak evolution for the current 10 most affected countries

https://coronavirus.jhu.edu/data/new-cases

Trong sáu tuần qua, số ca nhiễm coronavirus mới được báo cáo trên toàn cầu đã giảm gần một nửa, từ khoảng 5 triệu ca vào tuần đầu tiên của tháng Giêng xuống còn khoảng 2,7 triệu ca vào tuần trước. (Ảnh minh hoạ: HelenJank/Pixabay)

Số ca nhiễm coronavirus mới ở Canada đang tiếp tục giảm mạnh, hiện tượng tương tự cũng đang xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới. Các chuyên gia hàng đầu đang cố gắng hiểu rõ hơn lý do tại sao các ca nhiễm COVID-19 lại giảm mạnh như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét